Trịnh Y Thư
Mười nhánh thơ
1.
Qua
sông
tóc đẫm
hơi sương
ngh́n cây trụi lá
cuối đường đổ xiêu
trong đôi mắt có rừng chiều
trong mênh mông có tiếng triều triều dâng.
2.
Mười mấy năm trôi - thân lưu xứ
nước non ngh́n dặm ngập điêu linh.
Đêm mơ thấy chết già một chỗ,
sáng dậy soi gương bỗng giật ḿnh.
3.
Bao kỳ nguyệt lặn
bến chờ - quanh tôi
nước vẫn thờ ơ
chảy hoài. Đứng đây
không biết đón ai -
t́nh tôi nương náu
dưới đài sen non.
4.
Lẩn quẩn ra vào con phố bụi
Dăm câu chuyện phiếm đoạn tháng ngày
Có tin người chết ngoài Đông hải
Giả điếc - ngồi nh́n mây trắng bay.
5.
Tiếng đêm
dao bóng trăng ngàn,
nụ hoa chớm nở đă tàn canh thâu
Buông tay
lỡ nhịp dạ sầu,
bơ vơ một nỗi t́m đâu quê nhà.
6.
Cơn mưa đă tạnh từ chiều qua
Vẫn thấy ngăn tim sũng lệ nḥa
Mười mấy năm trôi như huyễn mộng
Quên hoài giai điệu khúc hoài ca.
7.
Biển sâu vốn
rất vô t́nh -
ba xuân một nấm
cỏ xanh nào ngờ.
Mấy mươi năm
vẫn đứng chờ -
chờ ngày trở lại
bục thờ khói hương.
8.
Từ buổi ra đi bờ nguyệt lạnh
núi sông ch́m khuất, đỏ mầu cờ
Một hôm nhận được tin anh mất,
Mới biết ḿnh c̣n đứa cháu thơ.
9.
Thư em viết có niềm vui
Sao tôi chỉ thấy một trời tang thương
Có em tóc lấm bụi đường
Tay ôm tay xách dặm trường nuôi con.
10.
Tưởng đă quên rồi. Mười năm lẻ
bước chân phiêu bạc mộng trời cao
Đi qua những băi dừa lả ngọn,
vẫn chợt thấy buồn. Không biết sao.
Phế tích của ảo ảnh (2)
Thốt nhiên tôi quay về hướng mặt trời
một ngày thoát thân – xác quạ lót đường đi
những đám mây tích vô tích sự
dửng dưng với bầu trời xanh
bất chợt một góc trời điêu hao thành lũy
giữa muôn trùng cảnh lạ bến nước bủa giăng.
Tôi chờ đợi một tiếng kêu bằn bặt thổ ngơi
ẩn nhẫn như cơn mộng oan khiên phong vận
thoát thai thành một nghĩa cử tầm thường
bốn phía trời căm dù hờn tủi cũng đành.
Trăm lần như một tôi không có chọn lựa nào
hiện hữu những cơ ngơi ảo hoặc thánh hóa
định vị bởi khí hậu nhiệt đới không lối thoát
như một kẻ hành hương lạ thất lạc
trong ngôi đền không có nổi một lư hương.
Đứng dưới rượng hoa già kí ức tràn về khiển trách
không không tôi không chấp nhận
lời nguyền rủa ấy xin đừng trút lên tôi
một mai làm người tôi sẽ gửi lời thâm tạ
như lá chúc thư trần t́nh cho phiên bản cuối.
Dù tôi biết ḿnh không c̣n chỗ chạy
không cả một ṭa án giả h́nh
thu hẹp trong ṿng tṛn định mệnh
trên cả những giao ước biển lận trớ trêu.
Chiều đă xuống quảng trường nhức nhối lói
cho tôi xin một hồi chuông
để làm ǵ tôi chẳng biết
xung quanh người đeo mặt nạ hóa trang
ban nhạc luân xướng hân hoan bước lên đoạn đầu đài
cử chỉ khinh mạn của gă ôm lưỡi hái
khiến tôi thèm một nụ hôn cuối và bữa tiệc giă từ.
Những âm hồn rỉ rén trở về – không không
đây không phải chỗ cho các ngươi khiếu oan
ôi thật kinh khiếp thế chỗ những cảm xúc chết
là kí ức của cảm xúc hoen quẹn da non.
Người con lịch sử khuôn mặt ngươi ở đâu
sau tấm biển quảng cáo nịt vú đàn bà
hay bên kia rừng trảng thâm u
bên dưới những nấm mồ oan khốc.
Vẫn biết sự thật là tiếng vọng thiên thu
nhưng hăy cho tôi ḥa giải
bởi cuộc chiến với kí ức
là cuộc chiến với sự lăng quên.
Kí ức như mộ phần người chết
hăy để nó vĩnh viễn nằm dưới đáy ngục sâu
bởi đào lên chỉ thấy toàn hồn ma và xương xẩu kinh người.
Phế tích của ảo ảnh (3)
Hăy để người chết kể cho người chết nghe chuyện ǵ đă xảy ra.
Czeslaw Milosz (1911-2004)
Tôi trở về đây ṿng quay của đất trời tê tái
thăm hỏi những con người bị lăng quên nằm chen chúc
dưới đám ruộng chiêm trũng lúc giao mùa phất phơ.
Họ là ai tôi tự hỏi những bản văn tự không ấn dấu
xung quanh một bến nước có tiếng hát phù trầm
quay quắt một đêm mưa hàng cau đánh sập
sân từ đường vỡ vụn những viên gạch khép nép ngh́n thu.
Trên nỗi đau phận người là những lời lừa phỉnh
dù bóng tối không bao dung và nỗi khiếp sợ ngập tràn
nhưng hi vọng ngày mai tia rực sáng vui đùa cùng cỏ cây
trong khi sự lừa phỉnh là bóng tối đời đời
nhốt chặt những linh hồn muôn kiếp không cơ may cứu chuộc.
Hồn ma c̣n sợ bóng tối không tôi tự hỏi
nhưng chắc chắn họ không tự biện hộ được
khi lịch sử ḱ oan buộc tội ngay lúc lâm minh
và sự lừa phỉnh phỉnh lừa chính nó.
Nằm đếm sao trời đêm đêm họ gửi chúng ta thông điệp ǵ
gia phả không đủ chỗ viết những lời nhắn nhủ
cựa ḿnh chạm vào rễ gai trợn trừng hai hốc mắt
không họ chẳng nói ǵ bởi tất cả những điều cần nói
đă được nói ra từ trước đó lâu lắm rồi.
Nhưng tôi quả run sợ bởi đó là bước khởi đầu
dù không biết gọi nó là ǵ lịch sử hay ḱ tích
của những con người khổng lồ biết bay
và phủ trùm lên ư thức tội đồ tôi nhận ra
không ai chết cho kẻ khác
kể cả người bị đóng đinh trên núi Sọ.
Phế tích của ảo ảnh (4)
“Quay về một cơi riêng thôi
Liệu trong tấc cỏ kiếm trời ba xuân”
Bùi Giáng
Tôi nh́n thấy ǵ trong đôi mắt lá răm
ở nơi có ánh chiều tháng Chạp
và những quả ổi mơn mởn xanh
rầu rầu liếp mía con dẻ cùi phụ họa
lời ru mái nhà nâu hiu hắt à ơi.
Miệng lúng liếng giọng luyến láy
những điều tôi không hiểu – chẳng sao cô gái ạ
tôi vốn là kẻ lạ khát vọng hoài thai
trên những rui mè ngôi nhà huyền sử
thất lạc trong chuyến đi t́m quá khứ vong thân.
Bóng ma quá khứ không làm cô sợ hăi
miểng bom cắm trên hương thờ trở thành linh thiêng
vẫn nhịp nhàng như điệu chày ba thuở ấy
ngây tạnh một đêm mưa nước trổ đ̣ng đ̣ng.
Gió tây bắc hốt hoảng bữa cơm chiều đạm bạc
như một kẻ dại khờ t́m ánh lửa khoan dung
làn tóc rối che giấu niềm cảm thông vội vă
rồi vụng trộm khép lại ước vọng thuở đầu đời.
Tôi nghe thớ gỗ rung niềm đau của núi
ứa từng giọt lệ từ kẽ nứt ban sơ
ḍng máu đỏ khôn ngăn triền cát lở
hạn trăm năm sao chưa hẹn được một lần.
Con nước chảy hoài bờ biên tái
một thoáng xanh về trong lệ xanh
tan đi giữa cơi mù sương ấy
hoa lê một nụ điểm trên cành.
Thư hương để lại lầm vạt bụi
khấn thầm trên những nẻo chim di
khói chưa tan mộ phần phiếm bạc
mà sao nấm cỏ đă xanh ŕ.
Một mai trở lại với cồn sương
dùng dằng dăm bước ngẫm đoạn trường
phân vân nước chảy hồn nẻo ư
một nhánh phù dung cũng đủ thương.
Đến hạn tôi về trong mây thôn
trống chiêng không gọi đă khua dồn
đếm đi đếm lại chừng năm tháng
điểm tóc tro phai mặt mạc hồn.
Cô gái ạ ước vọng không bao giờ đạt được của tôi là
chỉ một lần nh́n thấy quê hương ḿnh trong
đôi mắt lá răm.