T S 3 của NGƯỜI CHỦ TRƯƠNG 

Tạp chí Phương Trời Cao Rộng

(tháng 8 năm 2006)

 

 

 CHA MẸ VÀ NHỮNG ĐỨA CON BẤT HẠNH

 

Quà tặng của những đứa con trên cuộc đời với hai con người vĩ đại như cha mẹ, thật không ǵ có thể sánh bằng. Cho nên kinh Phật nói “cha mẹ c̣n ở đời chẳng khác chi Phật c̣n tại thế” (phụ mẫu tại tiền như Phật tại thế) không những khẳng định tính cách b́nh đẳng trong lư  thuyết phật-tánh mà c̣n là một sự tôn vinh đầy ư nghĩa dành cho những bậc sinh thành của tất cả mọi nơi chốn và mọi thời đại.

Vu Lan, Mùa Báo Hiếu, quả là chủ đề phong phú và tiếp cận nhân sinh nhất trong tất cả các chủ đề văn học, nhất là văn học Phật giáo. Nhưng thấp thoáng đâu đó đàng sau những bài viết vinh danh ân t́nh cao cả của cha mẹ, người viết vẫn nh́n thấy những thực tế đau ḷng về phía những người con. Hạnh phúc có cha mẹ, không may thiếu cha mẹ; hạnh phúc có cha mẹ hiền đức hiểu đạo, không may có cha mẹ sống không đạo đức. Hạnh phúc có cha mẹ thương con vô điều kiện; không may có cha mẹ chẳng thương con, hoặc thương con với bao điều kiện. Hạnh phúc có cha mẹ chăm lo cho con, thương yêu con hết mực; không may có cha mẹ bỏ bê con, ganh ghét thù hằn với con… Đó là sự thực, chẳng phải là cường điệu hoặc bôi bẩn bức tranh phụ tử, mẫu tử vốn được trân quư từ thuở tạo thiên lập địa.

Trước đây đă có một vài độc giả gửi thư riêng tham khảo ư kiến với người viết sau khi đọc một vài bài văn hay thơ ca tụng ân sâu nghĩa nặng của cha mẹ, nhất là đọc những bài nói về hiếu đạo. Theo những người con trong các trường hợp đặc biệt này, có những cha mẹ sinh dưỡng con cái có vẻ như mong đợi sẽ được con cái nuôi nấng trả ân lại khi ḿnh về già. Mục đích sinh dưỡng con cái như thế nói trắng ra chỉ là một cách đầu tư, có điều kiện. Cũng có những bậc cha mẹ vây chắn hàng rào để giữ con cho đời ḿnh, chỉ muốn con cái học hành, sinh nhai, cưới hỏi theo ư của ḿnh, không quan tâm ư thích và quan niệm sống thật sự của con. Khi con cái làm điều ǵ trái ư cha mẹ, lập tức bị gán cho tội “bất hiếu.” Những đứa con của các bậc cha mẹ như thế, nhất là những đứa con Á-đông được sinh trưởng ở xă hội Âu-Mỹ, đă đặt những câu hỏi nghe rất thương: “Em nghĩ về cha mẹ như vậy có mang tội bất hiếu không?” hoặc “Cha mẹ em làm những điều trái đạo đức, nhưng sao mỗi lúc nghĩ đến điều sai và xấu của cha mẹ, em lại cảm thấy khó chịu và ray rứt trong ḷng, tại sao vậy? Không lẽ con lúc nào cũng sai, cha mẹ lúc nào cũng đúng?”

Những câu hỏi khó trả lời. Làm sao có thể thẳng thắn nói rằng ở đời có những người làm cha mẹ nhưng không xứng đáng làm cha mẹ! Mà không nói ra điều đó, hóa ra toàn bộ hệ thống kinh điển, văn hóa, giáo dục, sách báo, nghệ thuật, v. v… của đông-tây, kim-cổ, đều tế nhị né tránh vấn đề này như cách người ta không bao giờ nói sự thực với trẻ con rằng Santa Claus (ông già Noel) không có thực?

Nếu chúng ta, cộng đồng nhân loại, có chủ trương chỉ ca tụng cha mẹ thôi, không nên lộ ra bất cứ một điều ǵ làm mờ nhạt đi tính cách thiêng liêng cao cả của cha mẹ, có nghĩa là chúng ta bỏ rơi một số những đứa con bất hạnh. Hăy cho một con số ví dụ cụ thể và rất khiêm tốn: trong 100 bậc cha (hoặc mẹ), chỉ có một bậc cha/mẹ không xứng đáng là cha/mẹ. Vậy, trong 100 triệu bậc cha/mẹ cao cả thuần túy, sẽ có 1 triệu bậc cha/mẹ làm khổ con cái. Trong 1 tỉ bậc cha/mẹ tốt, sẽ có khoảng 10 triệu bậc cha/mẹ không tốt. Với 10 triệu bậc cha mẹ không tốt, không thương và chăm lo cho con đúng chức năng làm cha/mẹ, sẽ mang lại khổ đau cho khoảng từ 10 đến 20 triệu đứa con trên hành tinh này. Con số này ít, nhưng không nhỏ. Đó là nói con số của những người hiện tại, chưa tính kể quá khứ và tương lai.

Vậy, hăy trở lại với ư nghĩa của câu dạy trong kinh Phật: “Cha mẹ c̣n ở đời, chẳng khác chi Phật tại thế.” Điều dạy này trao cho những đứa con niềm tin ‘vô điều kiện’ rằng cha mẹ là những vị Phật từ bi, khoan dung, độ lượng, cao cả, sống ngay trong ngôi nhà thế tục của ḿnh, rất gần gũi ḿnh. Cũng từ điều dạy này, khi đứa con không hiểu Phật là ǵ, có thể mượn nhân cách và t́nh cảm của cha mẹ để so sánh và h́nh dung ra một đức Phật trong tâm thức của chúng. Nếu bậc cha/mẹ không sống tốt, tức là đă gieo cho con một h́nh ảnh không đẹp về đức Phật mà ḿnh tôn thờ, qui ngưỡng; như vậy, nh́n qua tư cách của cha/mẹ ḿnh, đứa con cũng không có lư do nào để phát sinh ḷng ngưỡng mộ, tôn kính đức Phật. Đó là so sánh tương đồng, c̣n nếu so sánh dị biệt th́ càng so sánh cha mẹ với Phật, niềm thương quư đối với cha mẹ càng giảm đi. Bài học ư nghĩa rút ra được từ đây là người con Phật, muốn xứng đáng là cha mẹ, xứng đáng để được ca tụng như những vị Phật tại thế, tất phải tu và học để có nhân cách cao đẹp sáng ngời và tâm lượng từ bi không bến bờ, không điều kiện, đối với những đứa con của ḿnh. Hạnh phúc của gia đ́nh và xă hội, và của nhân loại, bắt nguồn từ đây. Khi làm con, hăy làm những người con chí hiếu; khi làm cha mẹ, hăy làm những vị Phật tại thế.

Cho nên, trong mùa Vu Lan, không phải chỉ kêu gọi nhắc nhở những đứa con làm bổn phận báo hiếu, mà cũng chính là dịp để những bậc cha mẹ nh́n lại ḿnh, tu chỉnh nhân cách, bồi dưỡng đạo đức, phát khởi từ tâm vô lượng đối với con cái, cũng như đối với cuộc đời, để không phụ lời dạy vàng ngọc của đức Phật. Xây dựng hạnh phúc gia đ́nh và kiến tạo trật tự xă hội, không phải bắt đầu từ những đứa con, mà chính là từ nơi những bậc cha mẹ, bởi v́ ai cũng biết rằng, không có cha mẹ, làm sao con cái có thể hiện hữu! Trong ư nghĩa cao cả và thiêng liêng nhất mà đứa con có thể nghĩ đến, cha mẹ là tạo hóa. V́ thế, hăy bắt đầu tất cả công tŕnh xây dựng, vun bồi hạnh phúc thế gian, bằng bàn tay và trái tim của cha mẹ.

Hạnh phúc thay có những ơn lớn trên đời để được ghi nhớ và báo đáp: ân cha mẹ, ân thầy dạy, ân chúng sinh và ân Tam Bảo.

Hạnh phúc thay có cha mẹ là suối nguồn thương yêu vô tận, là trời biển mênh mông của nhân từ độ lượng, là chốn trở về cho bầy trẻ vụng dại sau những lầm lỡ khổ đau trong cuộc đời.

Xin hướng về và chia sẻ nỗi bất hạnh với những đứa con mồ côi cha mẹ, những đứa con có cha mẹ hiền đức đă qua đời hoặc phải xa cách ngh́n trùng, cũng như những đứa con có cha mẹ mà không thể đón nhận được t́nh thương yêu và ḷng bao dung.

Xin hướng về cúi lạy cha mẹ hiện tiền và quá văng như những vị Phật cao cả nhất của đời chúng con với niềm tri ân, hănh diện và chia vui cùng tất cả những người con diễm phúc trên khắp thế gian này.

 

 California, ngày 01 tháng 8 năm 2006 

Vĩnh Hảo

 

 

 

Trở lại