Trang chính | Thơ | Văn | Tác phẩm | Đọc thơ | Nhạc chọn lọc | Trang Phật giáo | Liên lạc
NHỮNG BƯỚC CHÂN TRẦN
Thư ṭa soạn số 4, tháng 3.2012
Hành tŕnh của một người hướng về giải thoát, giác ngộ, là hành tŕnh của buông xả.
Buông xả sự chấp chặt vào bản ngă; buông xả những ǵ được cho là thuộc về bản ngă; buông xả luôn cả ư niệm là ḿnh đă buông xả hay đang buông xả… Từ nội tâm đến ngoại giới, đều phải buông xả, không vướng mắc, không trói buộc vào bất cứ điều ǵ.
Đó là công hạnh của người xuất gia, công hạnh của hành giả thực sự mong cầu giải thoát. Đối với đời sống thường nhật, công hạnh này được biểu hiện cụ thể qua việc bố thí, cúng dường. Bố thí tài sản, vật chất, sức lực, thời giờ; bố thí kinh nghiệm, kiến thức và Phật Pháp; bố thí sự an tâm, vô úy.
Nhờ công hạnh buông xả dần dần tự ngă cho đến khi đạt đến vô ngă hoàn toàn, người con Phật sống trong sự khiêm cung, cởi mở, ḥa hợp với tất cả sinh loại. Cho nên không lạ ǵ trong quá khứ, thái tử Siddhartha rời bỏ cung vàng điện ngọc để xuất gia tầm đạo và thành đạo, bao vương tôn công tử thời ấy nối gót ngài, cũng xa ĺa đời sống phú quí xa hoa, làm khất sĩ không nhà. Buông xả tất cả để sống v́ tất cả.
Trong ṿng một vài năm qua, tại hải ngoại đă có nhiều vị cao tăng đạo hạnh và cư sĩ thời danh ra đi, để lại những công tŕnh đáng kể cho nền văn hóa Phật Việt. Sở học, sở tri và sở hành của họ đáng cho người đời sau chiêm nghiệm, tri ân. Trong số những vị trên, Chánh Pháp số này đặc biệt tưởng niệm Ḥa thượng Thích Trí Chơn với hành trạng cao đẹp tuyệt vời, xứng đáng là một bậc tôn sư của thời đại: làm tất cả việc với ḷng chí thành, tận tụy, nhưng đồng thời buông bỏ tất cả, chẳng vướng mắc lưu giữ ǵ cho bản thân, từ vật chất đến tinh thần. Tạo dựng rất nhiều đạo tràng, hướng dẫn hàng ngàn phật tử, nhưng chỉ sống đạm bạc trong một căn pḥng nhỏ chứa đầy sách báo để khảo cứu, trước tác, dịch thuật, giảng dạy. Có bằng cấp học vị mà không bao giờ phô trương; xuất bản bao nhiêu tác phẩm mà chẳng bao giờ khoe khoang, ra mắt. Âm thầm văng lai hành đạo; lặng lẽ du phương hoằng pháp. Độc hành tŕ chí suốt bao năm trường cho việc văn hóa giáo dục. Ở thời đại này, nhất là trong xă hội thực dụng Âu-Mỹ, không dễ ǵ giữ được tâm thái và hành xử khiêm cung, b́nh dị, vô chấp như vậy.
Chúng ta thường đi qua cuộc đời này với những bước chân nặng nề h́nh thức, danh vọng, chức tước, học vị, lợi lộc… Mỗi bước chân của chúng ta đều lưu lại dấu vết lồi lơm trên cát, mà không hề ư thức rằng chẳng bao lâu sau đó, sóng nước vô thường sẽ phả lấp đi, không c̣n ǵ.
Người học Phật tỉnh thức là người đi vào cuộc đời như chim bay ngang trời, như thiên nga bỏ lại hồ nước trong: có thể đến bất cứ nơi đâu, có thể rời xa tất cả chỗ, mà không để lại một vết tích hay gợn sóng nào sau lưng. Chúng ta có thể thực hành được điều này, bằng cách cởi bỏ dần những ǵ chúng ta sở hữu, thủ đắc. Con đường giải thoát là con đường mà hành giả bước đi với hai tay không, với vai không gánh gồng, và với những bước chân trần, nhẹ nhàng, vô tư lự, trong lặng im cô tịch…
Vĩnh Hảo
TRỞ VỀ TRANG THƯ T̉A SOẠN CHÁNH PHÁP