Trang chính | Thơ | Văn | Tác phẩm | Đọc thơ | Nhạc chọn lọc | Trang Phật giáo | Liên lạc
BẮT RẮN MÙA XUÂN
Thư ṭa soạn số 15, tháng 02.2013
Mùa xuân được xem là tiết khởi đầu của một năm. Tựa như trong kinh Phật diễn tả sự sinh diệt biến chuyển của muôn sự muôn vật (nhất thiết hữu-vi pháp) qua sinh, trụ, dị, diệt và thành, trụ, hoại, không. Xuân là mùa của sinh khởi, h́nh thành. Đó là nói trong phạm vi tương đối, trong giới hạn của một năm. Kỳ thực trong chuỗi dài sinh diệt của vũ trụ vạn hữu, không có mùa khởi đầu, cũng chẳng có mùa kết thúc: mùa xuân đi trước mùa đông của năm nay, mà lại đến sau mùa đông của năm ngoái. Đời người cũng vậy: không phải khi sinh ra là bắt đầu cho một cuộc sống, và mất đi là kết thúc vĩnh viễn cuộc sống ấy. Có một chuỗi liên lỉ trùng trùng nối tiếp nhau của những đời sống, những cảm giác, những tư tưởng, những hành nghiệp và tri giác. Cũng như có một trăm mùa xuân mà trong giới hạn một đời người, chúng ta có thể được trải qua. Các mùa xuân có vẻ tờ tợ như nhau, nhưng thực ra th́ rất khác, là do cảm nhận của mỗi chúng ta, thay đổi theo hoàn cảnh, tâm trạng và tuổi tác.
Dẫu sao th́ hăy cứ xem như là xuân năm nay được khởi đầu với h́nh ảnh con rắn, nói theo sự phân chia rạch ṛi cố định của âm lịch. Theo nếp nghĩ thông thường với đời, lật kinh Phật ra, đọc “Kinh Người Bắt Rắn,” (Trung A Hàm, Hán tạng – tương đương Kinh Xà Dụ của Pàli tạng). Trong kinh này, Đức Phật dạy hăy học hỏi giáo pháp để thực hành, để t́m cầu giải thoát, không phải để ba hoa tranh luận; phải khéo léo, cẩn trọng, thông minh, và biết cách thực hành giáo pháp, giống như người bắt rắn. Dụng cụ để bắt rắn là Giới; chú tâm không sơ hở khi bắt rắn là Định; hiểu được vận động của rắn và biết cách nắm bắt là Huệ. Giáo Pháp chỉ mang lại lợi ích cho người thực hành, và trở thành vô dụng đối với kẻ chỉ biết loanh quanh trong chữ nghĩa, lư thuyết suông-nếu không muốn nói là rắn độc, có thể tổn hại ḿnh và người khác. Cũng chính trong kinh này, Đức Phật ví giáo pháp như chiếc bè. Chiếc bè ấy chỉ lợi ích cho người qua sông. Đây là điểm then chốt của Kinh Người Bắt Rắn. Kinh này cũng là nền tảng cho các Kinh Đại Thừa trong thời kỳ Phật giáo phát triển.
Ở một đoạn quan trọng khác trong Kinh Di Giáo mà hầu như ai cũng đọc qua, Đức Phật ví “phiền năo trong tâm” giống như rắn hổ ngủ trong nhà; phải dùng móc sắt giữ giới mà kéo nó ra rồi mới yên tâm ngủ nghỉ.
Qua hai kinh nói trên, chúng ta thấy rắn được ví như kinh điển, giáo pháp, và cũng được ví như phiền năo (tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến…).
Giáo Pháp mà hiểu sai, diễn dịch điên đảo th́ trở thành rắn độc; hoặc đă hiểu nhưng không thực hành và không v́ mục đích giải thoát th́ cũng là rắn độc.
Phiền năo mà không t́m cách giải trừ, chế ngự th́ chẳng khác rắn hổ, có thể mổ chính ḿnh và mổ luôn những người khác bất cứ lúc nào.
Bài học từ hai kinh trên, chỉ có một điều đáng nhớ mà thôi: đó là, thực hành, thực hành, và thực hành.
Và dẫu sao, mùa xuân đang đến bên ngoài. Thời tiết ấm áp hơn. Bầu trời quang đăng hơn. Lá vàng khô đă được dọn quét, và băi cỏ xanh như lóng lánh dưới nắng xuân rực rỡ.
Một mùa xuân an lạc, thanh b́nh đến với tất cả chúng ta.
Vĩnh Hảo
TRỞ VỀ TRANG THƯ T̉A SOẠN CHÁNH PHÁP