Trang chính | Thơ | Văn | Tác phẩm | Đọc thơ | Nhạc chọn lọc | Trang Phật giáo | Liên lạc
TĨNH LẶNG
Thư ṭa soạn số 31, tháng 06.2014
Suốt gần hai tuần đầu tháng Năm, những luồng gió quỷ (1) từ các hốc núi xa, liên tục quét qua rừng, thốc vào đồng bằng và đô thị, rồi tuồn ra đại dương. Những ngọn gió khô khốc, làm biến đổi khí hậu cả một địa vực rộng lớn. Một vài nạn cháy rừng xảy ra, lan vào một số gia cư trên các đồi cao. Trời oi bức. Lá cây co quắp v́ háp nắng. Cỏ hoa khô héo như vừa trải qua một trận lửa dữ.
Gió qua rồi, mặt hồ tĩnh lặng phản chiếu một bầu trời không mây, xanh ngát.
Không phải ai cũng vui thích sự hiếu động, hoạt náo. Ngay cả những người lăng xăng rộn ràng nhất cũng có những lúc muốn t́m sự yên tĩnh. Bởi v́ bản chất của tâm vốn tịch tịnh, vắng lặng.
Sự ồn ào, sôi nổi, chẳng qua là do tác động của bản ngă, của khuynh hướng muốn biểu hiện sự tồn hữu của ḿnh trước những cá ngă dị biệt, cũng như trước sự nhiêu khê phức tạp của xă hội, của cuộc đời.
Bản ngă, như con bạch tuộc, dễ trồi lên mặt nước khi có gió thổi qua. Một khi trồi lên, nó vươn dài những cánh tay trơn láng, mềm mại nhưng rất mạnh mẽ, để tóm thâu, nắm bắt bất cứ thứ ǵ trong tầm hoạt động của nó; thậm chí c̣n cố gắng vươn xa hơn, đến những thứ, những nơi ngoài khả năng của nó. Nhà Phật đặt tên cho những ngọn gió thường lùa qua mặt nước là “bát phong” (2); đặt tên cho những cánh tay vươn dài của bản ngă là Tham, Sân, Si, và những tên gọi phụ thuộc khác (Mạn, Nghi, Ác kiến…). (3)
Thực hành Phật Pháp là học cách kiểm soát sự vươn dậy của bản ngă, của Tham, Sân, Si; nói cách khác là, làm thế nào để giữ cho biển tâm luôn vắng lặng, yên b́nh, không bị khuấy động bởi các phiền năo.
Nhưng để thành tựu điều này một cách rốt ráo—nghĩa là thành Phật, kinh nói phải trải qua 3 a-tăng-kỳ kiếp (vô số kiếp). Dù Thiền sư Bodhidharma giải thích chỉ cần vượt qua Tham, Sân, Si là thành tựu đạo quả bồ-đề, người học Phật cũng nên hiểu rằng sự vượt qua này khó và lâu dài như thể phải thực hành trong 3 a-tăng-kỳ kiếp.
Giữ được tâm bất động như nhiên, không phải việc đơn giản. Gió qua, mặt nước không thể không gợn sóng. Nhưng mặt nước có thể gợn sóng hoặc dao động mạnh mà không nhất thiết phải trồi lên một con bạch tuộc với những cánh tay vươn dài. Bởi v́,
“Tri nhơn pháp vô ngă
Phiền năo cập nhĩ diệm
Thường thanh tịnh vô tướng
Nhi hưng đại bi tâm.” (4)
Giác ngộ rằng bản ngă là không thực, phiền năo và các sở tri chướng (tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến…) cũng không thực; thực tướng của tất cả các pháp vốn thanh tịnh, thường hằng. Từ suy nghiệm và nhận thức sâu xa như thế mà phát khởi ḷng Đại Bi.
Khi tám gió thổi qua, thay v́ để cho phiền năo Tham, Sân, Si vươn dậy, hăy phát khởi ḷng Đại Bi. Tu hành không phải là cắt đứt, tuyệt diệt Tham, Sân, Si (v́ không thể dứt bỏ những cái ǵ không thực có), mà chính là chuyển hóa tất cả phiền năo thành ḷng Đại Bi.
Người con Phật đi vào cuộc đời, tâm không thể không động, nước không thể không gợn sóng. Nhưng tất cả ư nghĩ, lời nói, và hành động của ḿnh phải được phát khởi từ nơi ḷng Đại Bi, không phải v́ bản ngă, không phải v́ Tham, Sân, Si.
Trong tương quan với xă hội, người con Phật không thể từ chối những trách nhiệm liên đới. Có khi phải đánh đổi cả chiếc áo để bảo vệ non sông; có khi phải tự đốt ḿnh để thức tỉnh những kẻ say ngủ trong giấc mơ quyền lực hăo huyền; có khi phải chấp nhận ngục tù và cái chết để mưu cầu phúc lạc cho muôn dân. Tất cả sự đánh đổi, hy sinh này, đều bắt nguồn từ ḷng Đại Bi. Không như vậy th́ đều là những hoang tưởng, manh động của bản ngă.
Một vài chiếc thuyền máy lướt qua, tạo những ṿng sóng từ nhỏ đến lớn, tỏa ra rồi tan biến trên mặt hồ. Bọt trắng lao xao nổi bật trên gịng nước xanh. Gió vi vu thổi qua những hàng thông cao vút dọc bên đường. Càng về chiều, ghe thuyền càng thưa thớt qua lại. Trời phương tây bảng lảng ráng hồng, rơi xuống êm đềm trên mặt hồ yên tĩnh.
Vĩnh Hảo
________________
(1) Santa Ana winds (gió Santa Ana) c̣n được mệnh danh là “devil winds.”
(2) Tám ngọn gió: Lợi, Suy, Vui, Khổ, Vinh, Nhục, Khen, Chê.
(3) Ác kiến gồm Thân kiến, Biên kiến, Kiến thủ, Giới cấm thủ, Tà kiến.
(4) Kinh Lăng Già.
TRỞ VỀ TRANG THƯ T̉A SOẠN CHÁNH PHÁP