Trang chính | Thơ | Văn | Tác phẩm | Đọc thơ | Nhạc chọn lọc | Trang Phật giáo | Liên lạc
CŨ VÀ MỚI - MẤT VÀ ĐƯỢC
Thư ṭa soạn số 61, tháng 12.2016
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nh́n lại, chúng ta không khỏi giật ḿnh, và chạnh ḷng thương tưởng những nạn nhân từ các thảm họa của thiên nhiên, hoặc của con người gây nên. Có ai đă được ǵ sau chiến tranh và thiên tai? Có ai được hả hê sung sướng trên những bệnh tật, đói lạnh, xác người chết cứng, và nước mắt khổ đau của những kẻ sống c̣n sau một cơn hồng thủy, động đất, giông băo… hay sau một vụ oanh kích, nổ bom tự sát…?
Giây phút cũ qua để đón giây phút mới. Giờ cũ qua để đón giờ mới. Ngày cũ qua để đón ngày mới. Tháng cũ qua để đón tháng mới. Năm cũ qua để đón năm mới. Cuối cùng th́ cũng năm tàn tháng tận. Một năm cũ sẽ trôi qua, và một năm mới sắp đến. Thật là dài ḍng để nói chuyện cũ và mới. Mà thực ra cái mới thường chỉ được nhận ra qua những tờ lịch, và những chiếc đồng hồ, trên tường, hay trên máy vi tính, trên điện thoại di động.
Nhưng những ǵ được gọi là mới, có thực sự là mới không? Có cái ǵ hoàn toàn tinh khôi, mới mẻ, chưa từng được thấy, chưa từng được nghe không? — Không có cái mới nào mà lại chẳng liên hệ với cái cũ. Chẳng có tương lai nào mà không liên hệ với hiện tại và quá khứ. Có một sự liên tục sinh ra và hủy diệt trong tất cả mọi sự mọi vật, hữu h́nh và vô h́nh. Cái mất đi làm duyên cho cái được sinh ra, cái được sinh ra lại làm duyên cho cái bị mất đi. Đă có sinh, tất có diệt. Đă có diệt, tất có sinh. Cái bị diệt v́ vậy không hoàn toàn mất đi, mà cái được sinh cũng không hoàn toàn khai sinh mới mẻ. Tất cả đều duyên với nhau mà sinh, duyên với nhau mà diệt. Không có sự mất và được trong vận hành nhân quả và duyên sinh của tất cả mọi sự.
Vậy th́ buồn không, khi một cái ǵ đó không c̣n nữa, và có vui không khi một cái ǵ đó mới xuất hiện? Chúng ta có mất đi cái cũ và được cái mới không? Suy nghiệm điều nầy không phải để vô cảm, thờ ơ với sự sinh-diệt, mà chính là để thấy một cách sâu sắc bản chất của mọi sự vật, để không bị khổ đau hệ lụy từ những hiện tượng vô thường xảy ra chung quanh, trong đời sống thường nhật, và trong tâm thức.
Khi nước lũ qua rồi, những kẻ khốn cùng tiếp tục cúi xuống, dọn dẹp rác rến, chùi rửa nhà cửa, thăm lại vườn rau, thửa ruộng, xem c̣n ǵ, mất ǵ. Người thân, bạn bè, hàng xóm, ai c̣n ai mất. Của cải, vật dụng trong nhà, thứ ǵ vướng kẹt lại trong śnh lầy, thứ ǵ đă trôi đi.
Khi bom đạn ngừng rơi, những người dân vô tội vừa gào khóc, vừa bươi t́m xác người thân trong những đống gạch vụn. Hàng xóm, láng giềng, ai ở lại, ai đă bỏ đi t́m nơi chốn an ổn.
Tai ương nầy, từ đâu, do ai? V́ cớ ǵ người ta đă hủy diệt tất cả những ǵ chúng tôi gầy dựng nên. Nhân danh ai, nhân danh lư tưởng nào mà quư vị bắt chúng tôi phải cam chịu tất cả, từ mất mát tài sản cho đến cả mạng sống của những người thân yêu nhất? Khi quư vị đạt được những ǵ mới, quư vị có biết là chúng tôi đă mất đi những ǵ cũ kỹ mà quư giá nhất hay không?
Quán sát tường tận căn nguyên của sinh-diệt, là để cảm nhận nỗi thống khổ của nhân sinh. Những tai họa giáng xuống đời sống, không phải chỉ từ thiên tai mà c̣n từ những tham vọng của kẻ cầm quyền, từ đất nầy hay nơi nước khác; không phải chỉ từ một vài nguyên nhân, mà c̣n liên hệ đến nhiều yếu tố phụ thuộc khác, trong đó là cả một chuỗi trùng trùng nhân-quả, duyên sinh, duyên diệt, liên tục tiếp nối nhau trong cả ba thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai), tạo nên đời sống đa dạng, chập chùng những cũ và mới, mất mát và thu đạt, khổ đau và hạnh phúc…
Sau những thất bại nặng nề, hay một chiến thắng to lớn, hăy nh́n lại bức tranh đời sống: có những người buồn, có những người vui. Nhưng cái vui sẽ không lâu dài, và cái buồn cũng thế, không vĩnh viễn. Cái mới thực ra chỉ là làm cho sống lại cái cũ trong giai kỳ sắp tới; và muốn cái mới nầy không lăn theo dấu vết thương đau của cái cũ, người ta phải vận dụng, khơi dậy niềm thương yêu ở ngay nơi khoảnh khắc giao thừa, cái cũ chưa qua, cái mới chưa đến. Có nghĩa là phải bắt đầu ngay trong đương hiện, ngay nơi khoảnh khắc hiện tiền; có như vậy, tương lai gần nhất sẽ được vận hành và lưu chuyển bằng niềm thương yêu chứ không phải bằng tham lam, thù hận như người ta đă làm trong quá khứ.
T́nh thương luôn có mặt, không có mới-cũ, được-mất, nhưng sẽ là điều kỳ diệu để vực dậy niềm tin yêu trong đời sống, mang lại an lạc, hạnh phúc thực sự cho chính ḿnh, cho tất cả.
Và dù thời tiết khắc nghiệt băng giá thế nào, hăy vươn ḿnh dậy. Bằng t́nh thương, chúng ta có thể cúi ḿnh xuống chăm sóc vết thương đời khi người cần đến, nhưng luôn luôn, cần phải đứng thẳng với niềm hy vọng, hướng về ngày mai tươi sáng.
California, ngày 28.11.2016
Vĩnh Hảo
TRỞ VỀ TRANG THƯ T̉A SOẠN CHÁNH PHÁP