Trang chính | Thơ | Văn | Tác phẩm | Đọc thơ | Nhạc chọn lọc | Trang Phật giáo | Liên lạc
TA C̉N ĐỂ LẠI G̀ KHÔNG?
Thư ṭa soạn số 72, tháng 11.2017
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương đă mở đầu bài thơ Nguyện Cầu (1) bằng câu hỏi ấy. Hỏi mà không hỏi; v́ trong câu hỏi đă hàm ư trả lời: ta đi không để lại ǵ.
V́ sao? – V́ núi sông c̣n lở, c̣n bồi, th́ một thân bé nhỏ nầy có chi bền chắc mà lưu lại với đời.
“Ta c̣n để lại ǵ không?
Ḱa non đá lở, này sông cát bồi.”
Thân nầy chẳng qua cũng chỉ được trăm năm. Thân không bền, vậy danh bền chăng? – Danh là cái trừu tượng, không có h́nh tướng, hẳn nhiên là có thể bền hơn thân. Nhưng nếu sống ở đời mà không làm nên công danh sự nghiệp ǵ như lập ngôn của Nguyễn Công Trứ “Đă mang tiếng ở trong trời đất / Phải có danh ǵ với núi sông” (2) th́ dù đă có cái tên cha mẹ đặt cho, danh nầy cũng chỉ là cái tên b́nh thường như bao nhiêu người khác: vô danh; và cái thân vô danh cũng sẽ lặng lẽ đi qua cuộc đời trong ṿng trăm năm, rồi để lại một nhúm tro, một nấm mồ, danh c̣n chăng th́ c̣n trên bia mộ dăi nắng phơi sương trong nghĩa trang.
Đến như những người tài hoa trong văn học nghệ thuật, để lại những tác phẩm bất hủ, công danh của họ cũng không thể dài lâu như núi sông, như thiên địa. V́ vậy mà Nguyễn Du tiên sinh đă tự thán, biết ba trăm năm sau c̣n có ai khóc cho Tố Như (3) nầy hay không! Ba trăm năm cũng là kỳ vọng khá cao, v́ lúc ấy Truyện Kiều (Đoạn Trường Tân Thanh) chưa được viết. Kể từ năm 1820, khi tiên sinh nằm xuống, đến nay là 197 năm, người khóc Tố Như dường như đă giảm đi nhiều theo thời gian. Truyện Kiều được lưu truyền, ngâm đọc trong dân gian th́ hăy c̣n người thường xuyên nhớ đến Tố Như. Nhưng khi chỉ c̣n cái tên trong văn liệu, nằm trong văn khố, văn học sử th́ không ai dám chắc sẽ tồn tại bao lâu, và người khóc Tố Như e chỉ c̣n lác đác, năm th́ mười họa mới trích dẫn Truyện Kiều xuống từ một trang mạng nào đó.
Thân như thế, danh như thế, ta đi để lại ǵ không?
Trăm năm sống ở đời, ai cũng để lại một cái ǵ, di sản hay di họa, cho người ở lại. Di sản hay di họa là do nơi lợi ích hay thiệt hại, từ hành nghiệp, sự nghiệp của người ra đi. Di sản có khi lợi ích cho một cá nhân, một gia đ́nh, hay một ḍng họ; có khi là công ích, làm lợi cho số đông xă hội, quốc gia, hay nhân loại. Di họa cũng thế, có khi là nợ nần hay tai tiếng làm tán gia bại sản, phá nát một ḍng họ; có khi sai lầm, hoang tưởng từ chủ thuyết và chính sách, dẫn cả một dân tộc đến chỗ diệt vong.
Sống với nhận thức và chứng nghiệm sâu sắc về nguyên lư nhân-quả, người ta không chỉ tự hỏi, ta đi để lại ǵ không mà c̣n nên tự hỏi, ta đi mang theo ǵ không.
“Để lại ǵ” là dành cho người ở lại, “mang theo ǵ” là nghĩ cho chính ta.
Dành cho người không hẳn là v́ lợi tha – có khi chỉ v́ t́nh thế bắt buộc mà chính ḿnh không hề nghĩ đến. Nghĩ cho ta chưa chắc là vị kỷ, bởi v́ giữa ta và người, trong cuộc tử-sinh nầy, đều có tác động và tương thuộc lẫn nhau bởi nhân-quả. Để lại hay mang theo, là nơi cái “công” mà người ra đi tác tạo trong một đời, cùng với mục đích mà người ấy muốn để lại. Theo quan niệm của người Đông phương, “công” có thể là vật chất hay tinh thần, có thể nhỏ, có thể to lớn, nhưng lợi ích cho đời, cho người, th́ gọi là “đức”; c̣n như chỉ gieo họa dài lâu cho nhiều người, nhiều thế hệ th́ đó là “tội.”
V́ vậy khi lập thân, sống ở đời, người ta cần cân nhắc về nguyên nhân và hậu quả trong cả hành xử, lời nói và ư nghĩ của ḿnh; mục tiêu tạo lập sự nghiệp của ḿnh là ǵ, để lại cho người hay để mang theo?
Một khi ra đi, sang bên kia thế giới, hẳn nhiên là sẽ không mang theo được ǵ. Thân xác nầy c̣n không mang theo được th́ tiền của, sản nghiệp, những người thân yêu… đều sẽ bỏ lại hết. Không một thứ vật chất nào có thể mang theo được (dù nhỏ xíu như viên kim cương, hay mỏng nhẹ như một mảnh bằng).
Không nhất thiết phải để lại ǵ cho đời. Nhưng nếu để lại th́ để cho đáng, và cho đúng người, đúng chỗ. Cũng không nhất thiết phải mang theo ǵ cho nặng nề khi ra đi. Nhưng nếu cần mang theo ǵ, nên nhớ rằng cái có thể mang theo được là công (đức) hay nghiệp (tội) mà ḿnh đă làm trong cuộc sống trăm năm nầy.
Một di sản (tinh thần hay vật chất) để lại cho người vô tích sự, cho người xấu-ác, th́ di sản ấy cũng thành vô dụng, sẽ bị hủy hoại không lâu sau đó; mà nếu kẻ xấu-ác kia sử dụng di sản ấy để làm việc ác, tổn người hại vật, phung phí hưởng lạc cá nhân, th́ “công đức” của người ra đi chẳng những không có ǵ mà c̣n gián tiếp mang theo nghiệt tội.
Ngược lại, di sản được trao đúng người, được sử dụng đúng việc, mang lại lợi ích cho đời, cho người, th́ với tác động dây chuyền của nhân-duyên-quả, di sản ấy không những tăng ích măi, mà công đức của người ra đi cũng vô hạn lượng. (4)
Thu sang rồi.
Đêm về, hơi thu lạnh se sắt. Nhưng khi trời sắp sáng, những luồng gió dữ từ rừng núi thốc về mang hơi nóng hầm hập khô khốc suốt mấy ngày đầu mùa. Khắp nơi, lá chầm chậm chuyển sắc. Lá vàng chen lá xanh. Mai kia lá sẽ khô, rụng. Như bao nhiều đời người đă đến và đi, qua trần gian nầy. Không ai biết có bao nhiêu lá vàng rơi nơi đây, hay lặng lẽ rơi trên rừng thẳm. Cũng không ai quan tâm có những hành giả đến rồi đi, vô tung vô tích trên đỉnh cao mờ bóng mây ngàn. Hạc trắng bay qua tầng không. Không để lại ǵ. Không mang theo ǵ. Có chăng là làn gió thoảng, theo sau đôi cánh vỗ; và một trời xanh biếc, bềnh bồng mây trắng bay.
California, ngày 25.10.2017
Vĩnh Hảo
__________________
(1) Thơ Vũ Hoàng Chương, trích từ thi tập Rừng Phong, do Nhà xuất bản Phạm Văn Tươi ấn hành năm 1954 (theo Nhà thơ Viên Linh trong “Chiêu Niệm Văn Chương,” trang 121-122):
Nguyện cầu
Ta c̣n để lại ǵ không?
Ḱa non đá lở, này sông cát bồi
Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước xa xôi dặm về.
Trông ra bến hoặc bờ mê
Ngh́n thu nửa chớp, bốn bề một phương
Ta van cát bụi bên đường
Dù nhơ dù sạch đừng vương gót này.
Để ta tṛn một kiếp say
Cao xanh liều một cánh tay níu trời.
Nói chi thua-được với đời
Quản chi những tiếng ma cười đêm sâu.
Tâm hương đốt nén linh sầu
Nhớ quê dằng dặc, ta cầu đó thôi!
Đêm nào ta trở về ngôi
Hồn thơ sẽ hết luân hồi thế gian.
Một phen đă nín cung đàn
Nghĩ chi c̣n-mất hơi tàn thanh âm.
(2) Nợ tang bồng, thơ Nguyễn Công Trứ. Nên hiểu rằng đối với Nguyễn Công Trứ và ngữ nghĩa của thời đại ông (hậu bán thế kỷ thứ 18), hai chữ “công danh” không tách rời nhau. Cho nên nói “danh” là nói “công.” Không có công th́ không có danh. Ở đầu bài, hai chữ “công danh” này đă được nhắc đến (Chẳng công danh chi đứng giữa trần hoàn), nên khi nói “danh” ở câu sau, hàm ư công danh, sự nghiệp đóng góp cho non sông, chứ không phải khuyến khích chạy theo danh vọng như một số người thời nay lầm tưởng và thực hiện cho kỳ được.
(3) “Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
Hai câu cuối của bài Độc Tiểu Thanh Kư, trích từ “Thanh Hiên Thi Tập” của Nguyễn Du, tác phẩm được viết vào khoảng 1802 – 1804 (theo Gs. Lê Thước & Gs. Trương Chính trong “Thơ Chữ Hán Nguyễn Du,” nxb Văn Học, 1978). Tố Như là một bút hiệu khác của Nguyễn Du.
(4) Như Nobel Prizes, được thành lập năm 1895, là di sản của nhà phát minh người Thụy Điển, Alfred Nobel (1833-1896), tăng ích mỗi năm trên những giải thưởng dành cho các cá nhân và tổ chức sáng tạo, cống hiến lợi ích cho nhân loại qua các lĩnh vực Vật lư (Physics), Hoá học (Chemistry), Y học (Medicine), Văn học (Literature) và Ḥa b́nh (Peace). Đến năm 1968 th́ Swedish National Bank lập thêm giải Khoa học Kinh tế (Economic Sciences) để tưởng nhớ Alfred Nobel.
TRỞ VỀ TRANG THƯ T̉A SOẠN CHÁNH PHÁP