Thời nay mà c̣n nói đến chữ
“hiếu” sẽ có người cho là cổ
hủ, lỗi thời. Kỳ thực, đạo
hiếu, đạo làm con (1) thời
xưa đă bị chê là lỗi thời
theo sự xuống trào, mất ảnh
hưởng của Việt-Nho từ giữa
thế kỷ 19 rồi, không phải
đợi đến ngày nay.
Nhưng điểm cốt lơi của hiếu
th́ thời nào cũng c̣n giá
trị. Có thể người ta dị ứng
với chữ “hiếu” thôi, chứ đổi
thành “thương,” thành “kính
yêu,” th́ không ai phủ nhận.
Con cái nào lại chẳng thương,
chẳng kính cha mẹ! Vậy, đừng
kêu gọi hiếu nữa, mà hăy lấy
chất liệu thương yêu, kính
trọng đó ra mà tiếp xử với
cha mẹ. Làm được như thế th́
đông phương hay tây phương,
t́nh cảm của con cái dành
cho cha mẹ vẫn luôn là gương
đẹp để soi, đồng thời rọi
chiếu vào gia đ́nh, xă hội
chung quanh.
Chỉ có điều là t́nh cảm kính
yêu ấy được bộc lộ như thế
nào. Thương, không thể chỉ
nói suông bằng lời. Không
thể cứ mơ mộng như con nít
quấn quưt bên cha mẹ, chỉ
cần biết thương là đủ rồi,
không cần phải làm bổn phận
chi hết (2). Thương không
phải là bổn phận, nhưng để
biểu lộ t́nh thương th́ phải
có hành động. Con cái tây
phương hay đông phương khác
ǵ nhau đâu: thương cha mẹ
th́ phải làm điều ǵ đó để
cha mẹ an tâm, hạnh phúc,
hănh diện... về sự trưởng
thành (từ nhân thể đến nhân
cách) của đứa con mà ḿnh
sinh ra và nuôi dạy bao năm
trường. Ở những xứ sở có quỹ
an sinh xă hội dành cho
người già, và trẻ nhỏ đă
được huấn luyện tính tự lập
trước khi đến tuổi thành
niên, có thể cha mẹ chẳng
đ̣i hỏi ǵ nơi sự chu cấp,
phụng dưỡng từ con cái;
nhưng trong tâm lư t́nh cảm
tự nhiên, cha mẹ nào lại
không mong có sự thương yêu,
kính trọng, chăm sóc, thậm
chí chỉ thăm hỏi từ những
đứa con! Thương yêu, chăm
sóc ấy là hành động, không
phải là chữ nghĩa, ngôn từ
suông. Ḷng thương ấy mới có
thể gắn kết t́nh cảm thiêng
liêng của gia đ́nh, làm chất
liệu nền tảng tác động vào
xă hội. Xă hội không có t́nh
thương là một xă hội rời rạc,
phân ră, khó có thể thành
tựu được những mục tiêu công
ích và lư tưởng chung.
Người hành đạo, dù là đạo
nào, đi vào cuộc đời không
phải v́ lợi ích bản thân,
gia đ́nh, mà trên hết phải
v́ lợi ích cho số đông. Có
thể có những trường hợp
ngoại lệ của một cá nhân bất
kính với cha mẹ, không làm
nên tích sự ǵ trong gia
đ́nh, mà lại thành công ở
mặt nào đó ngoài xă hội.
Nhưng sự thành công của một
người thiếu vắng t́nh thương,
thiếu sự tôn kính, biết ơn
đối với cha mẹ, th́ thành
công ấy cũng chỉ là thành
công nhỏ nhoi, tô bồi cho
bản ngă và lợi ích cá nhân,
không thể nào là một sự
thành công vẻ vang, mang lại
an vui, phúc lạc cho toàn
thể. Không thương, không
kính, không một lần nghĩ ơn
cha mẹ, th́ đừng nói chuyện
thương ai, cứu giúp ai.
Cho nên, vẫn cứ phải nói tới
nói lui về một thứ t́nh cảm
thiêng liêng, rất đẹp, không
bao giờ lỗi thời, đó là niềm
thương kính dành cho cha mẹ.
Chữ hiếu: lỗi thời; kêu gọi
con cái phải báo hiếu đền ơn
cha mẹ: lỗi thời; tạm cho là
như vậy. Nhưng t́nh cha,
t́nh mẹ, như suối nguồn từ
non cao chảy về, là bất tận.
Bất tận th́ không bao giờ
lỗi thời.
Chúng ta đă biết phải làm ǵ
đối với cha mẹ, dù có hay
không có sự yêu cầu: hăy
thương kính và làm ǵ đó để
biểu hiện niềm thương kính
ấy khi cha mẹ c̣n sống; đừng
để mai sau, một lúc nào đó
trong đời, ôm ḷng hối hận
đă chưa bày tỏ trọn vẹn t́nh
cảm của ḿnh như bao nhiêu
người con khác trong quá khứ,
v́ cứ nghĩ “hiếu” là lỗi
thời.
California, ngày 22 tháng 8
năm 2020
Vĩnh Hảo
_________
(1) “Công
cha như núi Thái sơn/Nghĩa
mẹ như nước trong nguồn chảy
ra/Một ḷng thờ mẹ kính cha/Cho
tṛn chữ Hiếu mới là đạo
con,”
hoặc “Thờ cha kính mẹ hết
ḷng/Ấy là chữ Hiếu, dạy
trong luân thường...” ca
dao tục ngữ Việt.
(2) “Mà
có t́nh thương là có đủ hết
rồi. Cần chi nói đến bổn
phận. Thương mẹ, như vậy là
đủ. Mà thương mẹ không phải
là một bổn phận. Thương mẹ
là một cái ǵ rất tự nhiên.
Như khát nước th́ uống. Con
th́ phải có mẹ, phải thương
mẹ...”
(Bông Hồng Cài Áo, của Nhất
Hạnh, 1962).