Con trâu già nằm nghỉ bên sông,
miệng vẫn c̣n nhai nhóp nhép.
Nắng chiều lấp loáng trên mặt
nước. Con c̣ trắng vỗ cánh bay
về non tây. Mục tử nghêu ngao
bài đồng dao, phóc lên lưng trâu,
cỡi về. Lều tranh lưng núi un
khói trắng. Lối về trùng điệp cỏ
lau, phất phơ múa nhảy theo gió.
Trâu vốn hiền lành và cũng dễ
huấn luyện nên người đi chăn ở
thôn quê thường khi chỉ là những
đứa trẻ, có khi năm, sáu tuổi
cũng chăn được. Thảng hoặc có
người lớn đi chăn th́ do gia
đ́nh không có con nhỏ, hay v́
bọn nhỏ mắc đi học, sau giờ tan
học mới quẳng tập mà trèo lưng
trâu.
Thiền tông lấy việc chăn trâu vẽ
thành một biểu đồ tu tập, từ
tiệm tu đến đốn ngộ, từ đốn ngộ
vào tiệm tu. Ở đời, không có
việc làm ǵ mà chẳng trải qua
thời gian và kinh nghiệm. Chuyện
nhỏ c̣n vậy huống ǵ là tu luyện
để giác ngộ, giải thoát. Không
có chuyện lập tức thành Phật,
hay chỉ chắp tay niệm nam-mô mà
thành Phật, hoặc “buông đao
xuống là thành Phật,” (1) như
nhiều người suy diễn và ảo tưởng.
“Thành Phật” trong những thành
ngữ trên chỉ có ư nghĩa là gieo
được nhân lành cho con đường
hướng về Phật quả, hoặc chỉ đơn
giản là trở thành người tốt.
Con trâu được huấn luyện từ nhỏ
tất nhiên sẽ thuần thục, dễ xỏ
mũi, dễ sai bảo, dắt đi. Suốt
thời gian được chăn dắt, có khi
trâu cũng bất ngờ nổi điên, báng
húc với trâu khác, hoặc gặp một
sự kiện bất ngờ nào đó làm cho
hoảng sợ, khiến chạy thục mạng
từ làng này qua thôn khác, chạy
từ trưa đến chiều tối mới dụ nó
đem về lại nhà.
Trâu trong Thiền chính là tâm.
Chăn trâu là điều phục tâm. Điều
phục tâm là phương thức căn bản
của Thiền, từ sơ cơ đến thượng
thừa, nhất định là phải kinh
qua. Thời gian nhanh hay chậm là
tùy theo căn cơ. Nhưng tối hậu
của sự chế ngự là vô ngại tự tại,
không cần chế ngự ǵ nữa. Nghĩa
là thấy được con trâu ấy, bản
tâm ấy, không hề bị nhuốm śnh
hoen ố, không hề tổn hao hay
tăng trưởng, mà nó luôn như thế,
thường hằng như thế. Nơi cảnh
giới ấy, không có kẻ chăn trâu,
cũng không có trâu. Người và
trâu bất nhị. Tâm và cảnh nhất
như.
“Người trâu roi vọt đều không
Trời xanh vời vợi mù trông chốc
ṃng
Tuyết khoe trắng giữa than hồng
Cội nguồn quê quán tao phùng một
phen”
(2)
(Tuệ Sỹ dịch)
Tất
nhiên để được thong dong không
cần để mắt đến mà trâu vẫn ngoan
hiền, nằm yên, không quậy phá
th́ cũng phải trải qua một quá
tŕnh huấn dục nhọc nhằn, khó
khăn, mà tự đứa trẻ chăn trâu
phải làm lấy, không thể nhờ cậy
ai, hoặc cướp công của ai để được ngồi lên
lưng con trâu ấy.
Việc nhà, việc nước, văn hóa và
chính trị, cũng cần một tŕnh tự
huấn luyện, giáo dục về đức hạnh,
kiến thức và kinh nghiệm như
chăn trâu. Một con trâu hoang dă
chưa được chế ngự chăn dắt, chắc
chắn sẽ dẫm đạp và gặm hết ruộng
lúa của người (3).
Tu thân như chăn trâu. Dạy người
như chăn trâu. Nói th́ đơn giản,
làm mới thực là khó. Tâm buông
lung th́ tham, sân, si hừng hực,
hại ḿnh hại người, không ǵ
ngăn nổi. Người thiếu đức, vô
hạnh th́ sống nơi đâu cũng chỉ
biết có ḿnh, v́ ḿnh; suốt đời
chạy theo danh vọng quyền lực.
Danh vọng quyền lực càng cao, kẻ
vô đức càng dễ phá nát xă hội,
tàn hại quốc gia; chuốc tiếng
cười chê với thiên hạ mai sau
(4). Chi bằng khiêm cung lo học
bài học căn bản làm người, từng
bước gột rửa bản tâm, không tham
lam của người, không hận thù đố
kỵ, không cuồng si chạy theo
những thần tượng hào nhoáng, xem
danh lợi như không hoa, lấy điều
lợi ích cho người làm lư tưởng
cuộc sống.
Được vậy th́, sáng có thể vắt
vẻo ngồi lưng trâu, chiều có thể
tha hồ thổi sáo thả diều nơi
đồng vắng. Thương người, yêu quê.
Thiết tha sống ḥa với núi sông.
Tâm tư dàn trải với đất trời vô
hạn. Lồng lộng gió rung những
nhành lúa mới. Nội cỏ ngàn hoa
đâu cũng phảng phất hương xuân
theo về.
California, ngày 17 tháng 01 năm
2021
Vĩnh Hảo
www.vinhhao.info
______________
(1)
“Phóng hạ đồ đao lập địa
thành Phật,” tức là từ đồ tễ trở
thành người hiền, người tốt. Chữ
Phật ở đây chỉ cho tánh
thiện.
(2)
“Tiên sách nhân ngưu tận thuộc
không
Bích thiên liêu quách tín nan
thông
Hồng lô diệm thượng tranh dung
tuyết
Đáo thử phương năng hiệp tổ tông.”
(Nhân ngưu câu vong – bài tụng
thi của Thiền sư Quách Am, tranh
số 8)
(3)
“Các
thầy Tỷ
kheo, đă ở trong tịnh
giới th́ phải chế
ngự năm thứ giác
quan, không cho phóng
túng vào trong năm thứ dục
lạc. Như kẻ chăn
trâu, cầm gậy mà coi giữ,
không cho phóng
túng, phạm vào lúa má của
người…”
(Kinh Di Giáo, HT. Thích
Trí Quang dịch).
(4)
“Trong ḍng chảy thế tục, người ngu tham danh
tiếng, không biết giữ đạo tối
thắng. Cái họa của danh vọng hăo
huyền luôn dẫn đến nhiều hối hận
về sau.”
(Chúc Phú, Kinh Tứ Thập Nhị
Chương - Đối Chiếu và Nhận Định,
Chương 19, Danh Vọng Hăo Huyền,
trang 172, nxb Hồng Đức 2014)