TẠP GHI

Trang chínhThơ  |  Văn  |  Tác phẩm  |  Đọc thơ  Nhạc chọn lọc  |  Trang Phật giáo  |  Liên lạc

horizontal rule

 

 

 

NGƯỜI ĐI

 

Thư ṭa soạn số 112, tháng 03.2021

 

 

(Photo: 12019 - Pixabay.com)

 

 

Khi một người ra đi, rời chốn này, hay rời khỏi cuộc đời này, những kỷ niệm để lại từ những h́nh vật cụ thể cho đến tiếng nói giọng cười, chữ viết, h́nh ảnh, thơ văn, ư tưởng, thật và sống động như vẫn c̣n quanh đây. Niềm lưu luyến của người thân ở lại tưởng chừng không có ngày chấm dứt: dùng dằng, dai dẳng, vừa bám víu, vừa đẩy xô; vừa gọi kêu, vừa né tránh; để tim thắt lại, để hồn nhói đau, để nước mắt rơi dài những đêm thâu…

Nhưng rồi mọi thứ cũng qua đi. Nỗi đau trong hồn có khi c̣n phai nhanh hơn ngoại vật. Nỗi đau hay niềm vui, dù đậm hay nhạt, cũng phải đổi thay theo năm tháng. Không có nỗi đau trường cửu, không có niềm vui bất tận. C̣n sống trong cảm giác là c̣n sống với vô thường. Sẽ là ảo giác khi tin rằng cảm giác hay ư niệm không bao giờ đổi thay. Cảm giác hay ư niệm đều là những biểu hiện của tâm thức: liên tục chuyển động. Chính v́ chuyển động không ngừng mà niềm vui đoàn tụ sẽ không bao giờ kéo dài, và nỗi đau ly tán cũng không thể d́m chết một tâm hồn hay làm héo hắt một đời người.

Sau những biến thiên, con người tiếp tục gượng dậy và vươn lên.

Dẫu sao, không thể phủ nhận nỗi bâng khuâng và cái buồn hoang lạnh hắt hiu khi nh́n lại dấu tích đâu đó của người đi để lại. Cái áo hay chiếc gối đầu nằm. Cây bút hay cuốn sách trên bàn. Có khi thương cha nhớ mẹ quắt quay mà không dám t́m lại hơi ấm nơi chiếc giường đơn lạnh; cũng không đủ can đảm lục soạn đống thư từ cũ nằm trong hộc tủ. Nỗi trống trải quặn lên từ kư ức, trùm lấp cả không gian chung quanh. Nước mắt chỉ chực tuôn rơi khi nhớ lại người xưa.

 

Thiền gia có đời sống nhẹ nhàng hơn, nhưng cũng không thiếu những tâm cảnh tương tự. Xâu chuỗi và cây gậy của sư cụ c̣n lưu lại nơi thiền pḥng. Tường rêu như c̣n in bóng thầy sau chiếc ghế gỗ đă ṃn nhẵn lưng dựa. Nhớ ngày nào thầy c̣n ngồi đó, im như núi, tịnh một cơi tâm hư. Thoảng khi hồi tưởng, chỉ nhớ mơ hồ cánh hạc về tây không dấu tích. Thầy từng ngồi đó mà không ngồi đó. Thiền trượng, giày rơm, c̣n đây mà không c̣n đây. Dấu tích, chẳng qua là do nơi người sau giữ lại hoặc khởi họat từ tâm tưởng. Như Tuệ Trung một lần nh́n chiếc thuyền gác mái bên băi cát ven sông mà liên tưởng hành tŕnh vô tung biệt tích của tiền nhân:

“Tạ Tam nay đă không tin tức

Để chiếc thuyền trơ băi cát này.” (1)

Giang hồ một thuở đă phỉ chí b́nh sinh. Lữ khách neo thuyền lên non ẩn tích.

H́nh ảnh chiếc thuyền không, ghếch ḿnh lên cát chính là ẩn dụ “qua sông bỏ bè” được nói trong kinh Phật (2).

Nh́n chiếc thuyền mà man mác hoài niệm cổ nhân một thời. Hoài niệm ở đây không phải là nỗi buồn thông thường của thế nhân. Chỉ là cảm khái về một hành trạng, một tâm thức xả ly siêu tuyệt tương ứng với sở hành sở đắc của tự thân.

Đă lên bờ rồi, c̣n mang thuyền theo làm ǵ!

Lên đường, là để đi đến chỗ tuyệt cùng cao thẳm.

Tiễn người đi, là tiễn đến nơi không bờ không bến.

Không buồn đau, không nuối tiếc. Chỉ là chút u hoài vu vơ trong một thoáng mơ ṃng, chiêm bao.

 

California, ngày 22 tháng 02 năm 2021

Vĩnh Hảo

 

______________

 

 

(1) Bài “Giang hồ tự thích” của Tuệ Trung, được trích từ “Tuệ Trung Ngữ Lục”, bản dịch của Thiền sư Thích Thanh Từ (trong “Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải,” 1996).

(Trích):

VUI THÍCH GIANG HỒ 

Tâm xưa hồ hải chửa từng khuây

Ngày tháng như tên dường tợ thoi.

Gió mát trăng thanh sanh kế đủ

Non xanh nước biếc nếp sống đầy.

Sáng sớm giương buồm băng nước thẳm

Chiều nâng sáo thổi cợt khói mây.

Tạ Tam nay đă không tin tức

Để chiếc thuyền trơ băi cát này. 

Thiền sư Thích Thanh Từ chú thích về nhân vật Tạ Tam như sau:

“Tạ Tam là Tạ Tam Lang, tức Thiền sư Huyền Sa Sư Bị, lúc c̣n cư sĩ ông là một người thả thuyền câu dưới sông, vui thú giang hồ nay đầu ghềnh mai cuối băi. Đến ba mươi tuổi ông đem thuyền lên băi để, rồi bỏ đi tu, sau trở thành một Thiền sư nổi tiếng.” (ngưng trích)

 

Một bản dịch khác rất hay, đă được phổ biến từ đầu thập niên 1970s, của Trúc Thiên, trích từ “Tuệ Trung Ngữ Lục,” xuất bản tại Sài-g̣n năm 1968:

Giang hồ tâm ấy chửa từng lau
Ngày tháng như thoi như bóng câu
Gió mát trăng thanh luôn vẫn đó
Non xanh nước biếc thiếu ǵ đâu
Chiều nghiêng sáo thổi sương lồng khói
Sớm cuốn buồm phăng sóng bạc đầu
Tăm bóng Tạ Tam nay vẫn bặt
Thuyền không bỏ đó gối cồn nâu.

 

(2) “Nhữ đẳng tỳ-kheo, tri ngă thuyết pháp như phiệt dụ giả, pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp.” Dịch: Các thầy tỳ-kheo nên biết rằng pháp của ta như ví dụ về chiếc bè; pháp c̣n nên buông xả, huống ǵ phi pháp. (Kinh Kim Cang, Đoạn 6 – Chánh Tín Hy Hữu). Ở đây chỉ nhắc đến hai chữ “phiệt dụ” (ví dụ về chiếc bè) chứ không nói rơ ư nghĩa của ẩn dụ này; nhưng từ những lần thuyết pháp khác của đức Phật trước đó, người đọc tự hiểu rằng người thực hành chánh pháp không nên cố chấp về sở tri, sở đắc của ḿnh, giống như người qua sông, phải bỏ bè lại, không vác theo ḿnh mọi nơi.

 

 

TRỞ VỀ TRANG THƯ T̉A SOẠN CHÁNH PHÁP

 

 

horizontal rule