TẠP GHI

Trang chínhThơ  |  Văn  |  Tác phẩm  |  Đọc thơ  Nhạc chọn lọc  |  Trang Phật giáo  |  Liên lạc

horizontal rule

 

 

 

THẤY BIẾT NHƯ THẬT

 

Thư ṭa soạn số 114, tháng 05.2021

 

 

 

Photo: TimHill (pixabay.com)

 

 

 

Đêm yên tĩnh. Nh́n ra khung kiếng cửa sổ chỉ thấy một màu đen, đậm đặc. Cây cối, hàng giậu, lẳng hoa, bồn cỏ, ghế đá, và con đường ngoằn ngoèo trong công viên, có thể sẽ khó cho khách bộ hành nhận ra vị trí và thực chất của chúng. Cây bên đường có thể bị nhầm là kẻ trộm đối với cảnh sát, và sẽ là cảnh sát đối với kẻ trộm (1). Giây thừng hay con rắn. Con chim hay con quạ. Con sóc hay con mèo. Người hay quỉ. Mọi vật đều một màu đen.

Trong bóng đêm, mọi thứ đều dễ trở nên ma mị, huyễn hoặc.

Gia thêm trí tưởng tượng và lôi kéo kư ức về những bất tường của cuộc sống, người ta càng dễ hoảng sợ khi đi ngang một khu vườn tối tăm, không đèn không đuốc. Dường như có ma quỉ hay kẻ ác nào đang ẩn nấp, ŕnh ṃ, theo dơi người qua đường.  

Nhưng cũng cảnh vật ấy, khi mặt trời lên, mọi thứ trở lại b́nh thường, chẳng ǵ quan trọng, chẳng ǵ đáng sợ. Dưới ánh ban mai, lá cây vẫn ŕ rào lay động theo gió sớm, chim kêu ríu rít trên nóc nhà, con sóc băng ngang hàng giậu được cắt tỉa thẳng thớm, mùi bánh ḿ nướng đâu đó quyện theo hương thơm từ những gị lan treo lủng lẳng, ghế đá c̣n ướt sương, và con đường ngoằn ngoèo vẫn uốn quanh những bờ cỏ xanh mướt.

Nh́n ra bản chất thực của mọi sự mọi vật, người ta sẽ không c̣n âu lo sợ hăi.

Bản chất thực, hay thực-thể, thể-tánh, là tánh không, là không có tự tánh cá biệt độc lập, mà tất cả đều duyên sinh (nương với nhau mà sinh), duyên khởi (nương với nhau mà xuất hiện). Do duyên sinh mà tất cả các pháp đều vô thường, vô ngă; chứng nghiệm tính chất vô thường, vô ngă này ngay nơi thực tại hiện tiền chính là an trú nơi niết-bàn tịch tịnh (2).

Con đường là như thế. Nhưng trước hết phải nh́n thấy con đường. Thấy, là bước đầu để vén bức màn vô minh, nh́n ra con đường (kiến đạo), sẽ không c̣n lạc lối nữa. Nhưng cái thấy này không đơn giản là hiểu được nguyên lư duyên sinh qua giải thích của kinh sách hay diễn giảng từ những bậc thầy. Cái thấy ấy phải là sự thức ngộ, bừng tỉnh của tri giác sau khi trải qua một quá tŕnh tu tập, quán sát sâu xa.

Thấy biết như thật (như thật tri kiến) là nh́n sự vật như là chính nó, không có sự gán ghép, đặt tên, phân biệt từ nhận thức của ḿnh. Mà để nh́n được như vậy, cái tôi phải biến đi. Để cái tôi biến đi, cần thực tập sâu xa và lâu dài. Vô ngă th́ không c̣n vô minh. Nhưng không vô minh th́ chỉ mới bắt đầu dợm bước lên bậc thềm tiến đến vô ngă.

Đó là đứng trên phương diện lư tánh, nói về tu tập, nội quán, để thực chứng vô ngă, đạt đến niết-bàn. C̣n trên b́nh diện thế gian tương đối, hành giả đi vào cuộc đời thực tế với tri thức thường nghiệm, tất phải hiểu và tiếp xử với con người và xă hội trong cái khung giới hạn của luật tắc, ước lệ. Có nghĩa rằng, khi mặt trời lên, giây thừng đă rơ là giây thừng th́ phải biết nó là giây thừng, không thể v́ thành kiến và ảo tưởng đêm qua mà cứ một mực cho rằng đó là con rắn. Có nghĩa rằng phải-trái, tốt-xấu, đúng-sai cần phân minh, rạch ṛi. Có nghĩa rằng, đây là điều thiện th́ biết là điều thiện nên làm, đây là điều ác th́ biết là điều ác nên tránh. Không v́ cái tôi, người thân của tôi, tổ chức của tôi, đảng phái của tôi… mà lộng giả thành chân, nói trái sự thực, hành động trái lương tâm, giẫm đạp lên quyền lợi và mạng sống của người khác.

Người con Phật, thấy biết như thật trong Chân đế, và thấy biết như thật trong Tục đế. Tục đế là tướng trạng của Chân đế, là hiện tượng rơ ràng trên mặt bản thể thâm sâu u huyền. Cái rơ ràng dễ thấy mà không thấu đạt th́ tri kiến về Tánh Không, về Như Lai thực tướng, cần phải xem xét lại. Huyên thiên, cao đàm về những giáo nghĩa thậm thâm mà nhận thức và hành xử thông thường lại mù mờ thiên lệch, hóa ra theo Phật bao năm thật uổng phí! Tuyên giảng giáo lư như thật mà đầu óc đầy những tà kiến, biên kiến (3): giả cho là thật, thật cho là giả; tà cho là chánh, chánh cho là tà; tôn sùng kẻ ác, hủy báng người thiện; lao tâm khổ nhọc, phí phạm thời gian cho những tṛ huyễn mị hư dối của thế gian, th́ c̣n tâm chí nào để vươn đến chỗ tối thượng siêu nhiên!

 

Như vầng thái dương xuất hiện sau đêm dài huyền hoặc, đạo lư như thật khai mở cho chúng ta tri kiến như thật về tính chất vô thường, vô ngă của thế giới chúng sinh, dẫn chúng ta đi thẳng vào bản thể tịch diệt niết-bàn ở ngay nơi tướng trạng vô thường, vô ngă ấy.

Dưới ánh mặt trời, mọi ảo tượng, ảo ảnh đều tan biến. Mọi thứ đều hiển lộ. Không ǵ khuất tất. Không ǵ có thể gợi lên sự hoài nghi, mộng tưởng. Chim vẫn đậu trên cây. Cây vẫn đứng bên đường. Không có ǵ gọi là vô minh; cũng không có điều gọi là hết vô minh (4). Không có màn đêm nào được vén lên; chỉ là ánh mặt trời xuất hiện, quang minh, rỡ ràng.

Đức Phật đă đi vào thế giới điên đảo này trong thể cách như vậy. Ngh́n năm bóng tối, chỉ trong chớp mắt, tan đi.

 

Mùa Phật Đản, Phật lịch 2565

California, ngày 24 tháng 04 năm 2021

Vĩnh Hảo

 

 

______________

 

 

(1) H́nh ảnh ẩn dụ từ câu chuyện ngụ ngôn tây phương, không nhớ của tác giả, tác phẩm nào.

(2) Vô thường, vô ngă, niết-bàn gọi chung là ba pháp ấn (tam pháp ấn). Đây là ba điều ấn chứng giáo lư đích thực của Phật. Kiến giải về ba pháp ấn này cũng có thể được xem như là nhánh khởi đầu của Bát Chánh Đạo (Chánh kiến - tri kiến chân thực). Lư thuyết nào đi ngược tri kiến này đều là lầm lạc, không phải Phật thuyết.

(3) Tà kiến và biên kiến là 2 trong 5 ác kiến – c̣n gọi là ngũ lợi sử, tức là những loại phiền năo linh lợi, thuộc về nhận thức, dễ dẹp trừ hơn những phiền năo căn bản (ngũ độn sử). 5 ác kiến này gồm 1. Thân kiến: chấp vào sự tồn tại của tự thân, tự ngă; 2. Biên kiến: chấp thiên lệch một bên, như cho rằng ngă là thường c̣n (thường kiến) hoặc mất hẳn (đoạn kiến) sau khi chết; 3. Tà kiến: không tin nhân quả; 4. Kiến thủ: chấp trước sự sai lầm cho là chân thực. 5. Giới cấm thủ: chấp chặt vào những qui luật hay giới cấm phản tự nhiên, không chân chính, cho rằng có thể theo đây mà đạt cứu cánh niết-bàn.

(4) “Vô vô minh, diệc vô vô minh tận,” không có vô minh, cũng không có hết vô minh (Bát Nhă Tâm Kinh).

 

 

 

TRỞ VỀ TRANG THƯ T̉A SOẠN CHÁNH PHÁP

 

 

horizontal rule