TẠP GHI

Trang chínhThơ  |  Văn  |  Tác phẩm  |  Đọc thơ  Nhạc chọn lọc  |  Trang Phật giáo  |  Liên lạc

horizontal rule

 

 

ĐI VỀ HƯỚNG TỰ DO

 

Thư ṭa soạn số 125, tháng 4.2022

 

 

 

Hoa hướng dương trong những ngày tháng gần đây, không chỉ mọc và nở trên đất, mà c̣n được trang trí khắp nơi, trên vải, trên tranh ảnh nghệ thuật, trên những bức tường vôi, khẩu hiệu, và trong cả tâm tư những người yêu chuộng tự do, ḥa b́nh.

Mùa hè năm 1996, hoa hướng dương được các giới chức lănh đạo Mỹ-Nga-Ukraine trồng nơi căn cứ Pervomaysk ở miền Nam nước Ukraine để đánh dấu sự kiện loại bỏ vũ khí hạt nhân khỏi đất nước này sau sự tan ră của Liên bang Xô-viết năm 1991 (1). Từ đó, hoa hướng dương mặc nhiên trở thành quốc huy của đất nước Ukraine với ư nghĩa hướng về tự do, ḥa b́nh (2). Khi quân đội Nga xâm lăng nước Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, hoa hướng dương lại càng nở rộ khắp thế giới trong tâm tư và t́nh cảm của nhân loại, cùng hướng về ủng hộ chính nghĩa bảo vệ tổ quốc của nhân dân Ukraine.

 

Lại chiến tranh. Lại bom đạn. Loài người đă kinh qua hai lần thế chiến, chẳng ai muốn khơi mào cho cuộc chiến thứ ba. Nhưng nếu thế chiến thứ ba xảy ra, người ta sẽ chạy đi đâu để lánh nạn? Không nơi nào an toàn trên trái đất này để tránh hiểm họa bom nguyên tử. Dù vậy, khuynh hướng tị nạn vẫn luôn nghiêng về thế giới tự do, ḥa b́nh. Tránh chiến tranh để t́m ḥa b́nh, tránh độc tài để t́m tự do.

Hàng triệu người dân Ukraine đă lũ lượt rời bỏ quê hương để lánh nạn trong những ngày qua. Hàng triệu người dân miền Nam Việt Nam cũng từng rời bỏ đất nước bằng đường bộ, đường thủy từ cuối tháng Tư cách nay gần nửa thế kỷ. Họ đă bỏ lại tất cả sự nghiệp, gia sản, thân nhân, bạn bè, và trên hết, mảnh đất quê hương, để t́m tự do. Nhiều người trong số họ có thể chấp nhận ở lại để chịu đựng bất cứ hậu quả nào với chính quyền mới, nhưng v́ tương lai của thế hệ sau, họ đành liều chết ra đi, hoặc đau ḷng đẩy con trẻ đi về hướng tự do. Cuộc tị nạn của người Việt năm xưa không giống cuộc tị nạn của người dân Ukraine ngày nay: những chuyến ghe ra biển, mười phần chỉ sống một. Người tị nạn Việt Nam đă đem sinh mệnh của ḿnh ra mà thách đố với thời cuộc: tự do hay là chết (3).

Sống th́ có trăm năm, nhưng chết th́ chỉ một lần. Chọn tự do hay cái chết cho thấy tự do là vô giá.

Trời tháng Tư năm xưa ảm đạm đen tối; trời tháng Tư năm nay cũng u buồn, đầy khói lửa, nơi miền đất xa xôi tận trời Âu. Khóc thương những đoàn người ly hương biệt xứ. Từ xa xin gửi tặng nhành hoa hướng dương để cùng chia sẻ ước vọng tự do khôn nguôi của con người khắp hành tinh, của con người mọi thời đại.

 

Vĩnh Hảo

 www.vinhhao.info

 

 

___________

 

(1)  Ngày 24/8/1991 Ukraine rút ra khỏi Liên bang Xô-viết; ngày 01/12/1991, Ukraine tuyên bố độc lập; ngày 14/01/1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Tổng thống Nga Boris Yeltsin và Tổng thống Ukraine Leonid Kravchuk kư kết tuyên bố giải trừ hạt nhân của Ukraine. Tháng 6/1996, các đầu đạn hạt nhân cuối cùng đă được chuyển cho Nga và các hầm chứa hạt nhân tại Ukraine đă bị hủy bỏ toàn bộ vào cuối năm 2001.

(2)  Theo Jennifer Hassan, trong bài “The sunflower, Ukraine’s national flower, is becoming a global symbol of solidarity,” đăng trên The Washington Post, March 2, 2022: https://www.washingtonpost.com/world/2022/03/02/ukraine-sunflower-solidarity-russia-war/

(3)  “Give me liberty or give me death” (hăy cho tôi tự do, hoặc cho tôi cái chết) là câu nói bất hủ của Patrick Henry trong bài diễn văn “Liberty or Death” năm 1775 tại Virginia Convention. “Tự do hay là chết” về sau trở thành phương châm, tuyên ngôn, hay lời hiệu triệu cho các phong trào đ̣i độc lập tự do của nhân dân và quốc gia trên thế giới. Patrick Henry (1736 – 1799) được coi là một trong những “cha già” (Founding Fathers) thành lập Mỹ quốc.

 

 

 

 

 

TRỞ VỀ TRANG THƯ T̉A SOẠN CHÁNH PHÁP

 

 

horizontal rule