Mặt trời
khi xuất hiện là rạng rỡ, bừng sáng, dứt
khoát xóa tan bóng tối để chiếm lĩnh cả
không gian của thiên địa càn khôn.
Mặt trăng
th́ không như vậy. Sự xuất hiện của
trăng là sự xuất hiện từ từ, nhẹ nhàng,
dịu dàng, êm đềm… và dù có những lúc
được xem là sáng vằng vặc, th́ vẫn cứ
giữ cho đêm vẫn là đêm, buổi tối vẫn là
buổi tối. Trăng không đánh phá, hủy diệt
bóng tối, mà luôn làm ḥa với bóng tối.
Trăng làm cho đêm được sáng lên bằng ánh
sáng huyền diệu, trang nghiêm, lặng lẽ.
Trong bóng tối ngh́n năm ngập phủ với tham
lam, thù hận, si mê, con người càng lúc
càng nhiều cơ tâm, man trá, ích kỷ; chỉ
nghĩ đến lợi ích riêng của ḿnh hay gia
đ́nh, bè phái của ḿnh, không quan tâm
đến đời sống của ai. Vậy mà vẫn có nhiều
người thích sống trong bóng tối, thích
gần gũi, ngợi ca kẻ xấu và điều ác; là
bởi cái mầm xấu-ác ở trong họ tương
thích với bóng tối tham, sân, si kia.
Khi điều xấu-ác, bất thiện được xuề x̣a
chấp nhận và xem là lẽ thường trong đời
sống th́ cơi này đă sa đọa đến tận cùng
của sự thấp kém đạo đức, văn hóa.
Tục ngữ
có câu “Gần mực th́ đen, gần đèn th́
sáng.” Lư này xưa nay rất đúng trong
nhiều trường hợp, được ông bà, cha mẹ
dùng để răn dạy con cháu trong nhà, và
thầy cô giáo dạy học sinh ở trường.
Tránh chơi với bạn xấu, bạn ác, bạn ngu
dốt; nên t́m chơi với bạn ngoan hiền,
thiện lương, học giỏi. Nhưng thực tế
ngày nay cho thấy rất nhiều nhà trí thức,
có danh bằng học vị, cho đến những nhà
lănh đạo chính trị, tôn giáo… không rơ
v́ lẽ ǵ, ồ ạt hùa theo, phù trợ những
kẻ xấu-ác, đánh mất lương tri, che mờ lư
trí, quên bẵng lư tưởng cao xa của ḿnh
là cống hiến tài năng làm đẹp cuộc đời.
Như bầy đom đóm sau giấc ngủ miên đông,
ồn ào trỗi dậy, túa nhau bay khắp nẻo
những đêm đầu hạ. Nh́n sự phát quang lập
ḷe của chúng trong đêm tối như mực th́
thấy đẹp kỳ diệu, nhưng thực ra th́ ánh
sáng sinh học từ thân của chúng rất độc
hại, chính là vũ khí tự vệ để khỏi bị ăn
thịt bởi loài côn trùng khác. Sinh sôi
tràn lan trên cây lá và rơm rạ ủ mục,
chúng rầm rộ kéo nhau bay về hướng bóng
tối, và chỉ sinh hoạt trong bóng tối.
Bầy đàn đom đóm bát nháo, chỉ biết hăm
hở kiếm mồi, tấn công, ăn thịt những
loài sâu bọ, ốc, sên… Ra nông nỗi như
thế là do v́ bẩm chất vị ngă ngủ sâu
trong tâm thức được đánh thức đúng lúc
bóng tối vô minh phủ xuống. Tối t́m đến
tối. Vô minh t́m đến vô minh. Người u mê
chỉ muốn gần mực.
Trong khi
đó, ánh trăng vẫn lặng lẽ, dịu dàng như
muôn thuở nào. Trăng có tṛn, có khuyết,
nhưng muôn đời vẫn vậy, không thêm không
bớt (1). Hành giả đi vào cuộc đời như
vầng trăng khi ẩn khi hiện, đi trong
ngày, đi trong đêm, không nơi nào lúc
nào mà chẳng đến. Thong dong tự tại đi
vào trần gian điên đảo mà lúc nào cũng
tự tỏa sáng. Ánh sáng tự thân không mất
th́ ngại ǵ dấn thân vào những nơi mê
vọng tối tăm! Ai cũng t́m đèn tránh mực
th́ những người u mê đến khi nào mới
được thắp sáng? Ta không vào địa ngục
th́ ai vào! (2)
Có vầng trăng lừng lững
đầu núi. Ánh trăng tưởng chừng như ḍng
suối mát, chảy dài từ đỉnh núi xuống
đồng hoang, loang trong đêm vô tận.
Kỳ thực có khi nào trăng không tỏa sáng.
Trong khi trần gian say
ngủ, đâu đó vẫn có người cùng thức với
trăng tṛn mùa thu.
California, đầu thu 2022
Vĩnh Hảo
___________
(1)
“Nước chảy thế kia mà
chưa từng đi bao giờ, mặt trăng khi tṛn
khi khuyết như vậy mà chưa thêm bớt bao
giờ. Bởi v́ ta tự ở nơi biến đổi mà xem
ra th́ cuộc trời đất cũng chỉ ở trong
một cái chớp mắt, mà nếu tự ở nơi không
biến đổi mà ra th́ muôn vật cùng với ta,
đều không bao giờ hết cả; cần ǵ phải
khen đâu! Vả lại ở trong trời đất, vật
nào có chủ ấy, nếu không phải là của ta
th́ dẫu một li ta cũng không lấy. Chỉ có
ngọn gió mát ở trên sông, cùng vầng
trăng sáng ở trong núi, tai ta nghe nên
tiếng, mắt ta trông nên vẻ, lấy không ai
cấm, dùng không bao giờ hết, đó là kho
vô tận của Tạo hóa mà là cái vui chung
của bác với tôi.”
(Tô Đông Pha, Tiền Xích Bích Phú, Phan
Kế Bính dịch – trích từ tác phẩm Tô Đông
Pha, chương 7: Đông Pha cư sĩ và thanh
phong minh nguyệt, biên khảo của Nguyễn
Hiến Lê)
(2)
Đây là lư tưởng dấn thân
nhập thế qua biểu tượng Bồ-tát Địa Tạng,
với lời nguyện rộng:
“Địa ngục chưa trống
không, thề không thành Phật; chúng sinh
độ hết mới chứng quả vị Bồ-đề.”