Danh
và thực trong đời sống xă
hội là nói cái tên gọi và thực
chất, chức danh và khả năng,
danh vị và tài đức. Danh mà
không đi đôi với thực th́ gọi là
hữu danh vô thực (1). Tổ
chức có nhiều kẻ hữu danh vô
thực rất dễ dẫn đến sự phân ră,
suy yếu, thất bại. Xă hội có quá
nhiều kẻ hữu danh vô thực chắc
chắn sẽ dẫn đến rối loạn, suy
đồi, khó tiến bộ. Ở những địa vị
cao trong giai tầng xă hội, danh
với thực mà quá cách biệt th́
nói không ai nghe, trên dưới
không đồng ḷng, dù có kế sách
ǵ hay cũng không thực hiện được
chu toàn.
Thuyết chính danh (2) của Khổng
Tử là nhằm bổ khuyết cho vấn nạn
ấy, tức là kéo cái thực cho đồng
nhất hoặc gần với cái danh, sao
cho tên gọi phù hợp với tài
năng, đức độ. Nếu cái danh được
trao cho một người không phải do
hiền năng của người ấy, th́
người nhận cái danh phải cố gắng
làm sao cho năng lực tự thân của
ḿnh xứng đáng với cái danh được
trao truyền.
Phật giáo cũng nói về hai chữ
Danh và Thực (Thật) này, nhưng ở
một b́nh diện khác.
Danh
là ngôn ngữ, lư luận; thực
là thực tại, chân lư. Giống
như ngón tay chỉ mặt trăng, danh
chỉ mô tả thực tại, là biểu
tượng của thực tại chứ không
phải là thực tại tuyệt đối.
Nhưng thực tại tuyệt đối nếu
không có danh ngôn biểu thị th́
sẽ không thể tỏ ngộ, không thể
thấy hay nắm bắt được (3). Hơn
nữa, biểu tượng của chân lư
không thể nghĩ bàn, đối với
người thiển trí, nếu không có lư
giải, minh họa tỉ mỉ th́ không
dễ ǵ thấu đạt. Đó là lư do Đức
Phật thuyết pháp suốt 45 năm. Đó
là lư do có tam tạng thánh điển.
Áp dụng vào đời sống thường
nhật, danh và thực của Nho hay
của Phật, đều ít nhiều ảnh
hưởng.
Trong khi ngoài
đời cũng như trong đạo, nhan
nhản những người hữu danh vô
thực, th́ bậc thượng trí nương
nơi trung đạo, vượt ngoài danh
vị và thực tế, vượt khỏi danh
ngôn và thực tại, vượt lên ngôn
ngữ tương đối và sự thật tuyệt
đối, trầm lặng chứng ngộ cảnh
giới bất khả tư ngh́ – và nơi vô
trụ xứ ấy, không ngọn gió thế
gian (4) nào có thể thổi tới.
Sống, không cần danh; th́ chết,
có cầu chi những danh vị hăo
huyền (5). Tán dương hay chỉ
trích, đối với bậc đă đứng ngoài
ba cơi, chẳng khác ǵ rải hoa
hay xả rác vào hư không tịch
tịnh. Nơi hư không vô tận ấy,
chẳng có hoa hay rác nào có thể
bám víu; nơi đại nguyện vô cùng
của bậc trí giả thượng thừa kia,
mọi tốt-xấu khen-chê đều như bụi
tro tan trong
ḷng
biển lớn.
Vĩnh Hảo
_____________
(1)
Hữu
danh vô thực
有名無實:
chỉ có cái tên suông chứ thực
chất không có ǵ.
(2)
Chính danh
正名:
học thuyết quan trọng của Khổng
Tử (551 – 479 trước Tây lịch)
trong việc trị quốc và tổ chức
xă hội. Theo học thuyết này, từ
vua quan đến hàng thứ dân, mỗi
người đều làm đúng địa vị và bổn
phận của ḿnh theo tên gọi
(chính danh) th́ kỷ cương xă
hội, phép tắc quốc gia mới được
thiết lập; không chính danh th́
xă hội sinh hỗn loạn.
(3)
“Thật phi ngôn bất ngộ”
實非言不悟
– chân lư mà
không có ngôn thuyết th́ không
thể nào dẫn đến tỏ ngộ (lời của
Tăng Duệ
[371
– 438], trong bài tựa Trung
Luận).
(4)
Tám ngọn gió thế gian (bát
phong, bát thế phong) thường làm
động tâm người gồm có: lợi
(được), suy (mất), hủy (nhục),
dự (vinh), xưng (khen), cơ
(chê), khổ (buồn), lạc (vui).
(5)
“… Sống, tuy có
danh nhưng không cần, không bám
vào nó. Sống an nhiên với tâm
niệm rồi đây thân và danh này
cũng mục nát với cỏ cây. Nếu có
tài, gặp cơ duyên thích hợp th́
đem ra phụ giúp cho đời, đem khả
năng của ḿnh ra để phục vụ nhân
sinh. Hợp thời thế th́ làm, bằng
không th́ cũng chẳng buồn bă
chi... Chúng ta sống làm sao cho
đến lúc chết không có ǵ hối
hận, không có ǵ sai lầm. Đối
với bạn bè không có sự lường
gạt. Giao tiếp với mọi người
không có sự gian dối. Cho tới
khi ḿnh chết, ḿnh an tâm, an
toàn. Chết đi về đâu, không cần
biết. Chỉ cần biết ḿnh đă làm
những điều chân chánh, hợp đạo
lư th́ khi chết nhất định sẽ đến
những chỗ an toàn…”
(Kinh Kim Cang Giảng Giải - Tuệ
Sỹ)