Nguyện
là lư tưởng, là mục đích, là
định hướng cho cuộc hành tŕnh.
Nó được phát sinh từ quá khứ
(hay chỉ mới phát khởi trong
hiện tại) và khi được quán niệm
trong hiện tiền th́ việc quán
niệm này được gọi là chánh niệm
[1]. Chánh niệm không đơn giản
chỉ là biết hay nắm giữ cái hiện
tại, quán sát cái ǵ ngay bây
giờ (thời gian) và ở đây (không
gian); mà là sự nhận thức hay
chứng thực toàn vẹn về cái đương
hiện, dù đó là nguyện, là danh
hiệu, đề mục, biểu tượng, ấn
tượng hay đối tượng của ư thức
(pháp) [2]. Suy ra, các phương
pháp thiền quán, tŕ danh, tham
công án, khán thoại đầu [3], đều
có thể được xem là Chánh
niệm—một trong Tám chi Thánh Đạo
[4], giai đoạn chuẩn bị để đi
sâu vào thiền định.
Bồ-đề nguyện
là lư tưởng, là chí nguyện cao
đẹp, là mục đích của con đường
Bồ-tát (Bồ-tát đạo). Con
đường ấy dẫn đến mục tiêu tối
hậu là đại giác ngộ (Trí tuệ) và
cứu độ chúng sinh (Từ bi).
Bồ-đề nguyện nếu không được
duy tŕ, trưởng dưỡng hàng ngày
th́ sẽ bị phai nhạt, hoặc tiêu
tăm vùi lấp trong lớp bụi dày
của phiền năo và hành nghiệp.
Bồ-đề nguyện
được đặt trên nền tảng của Trí
tuệ và Từ bi. Không có Trí tuệ
th́ không thể thấu suốt con
đường, và không thể nhận biết
(hoặc quên bẵng) mục đích của
cuộc hành tŕnh là ǵ. Không có
Từ bi th́ không có chất liệu xúc
tác cho đại nguyện lợi ích chúng
sinh; không có tác động mạnh mẽ
phi thường để làm được những
điều khó làm.
Hành giả bước đi trên con đường
Bồ-tát, nếu vô trí, không phân
biệt được đâu là thiện-ác,
đúng-sai, chánh-tà th́ cần phải
quay về, quán sát tự tâm: nếu ư
nghĩ, lời nói và hành động của
ḿnh nghiêng hẳn về phía xấu-ác
th́ chắc chắn đă lạc vào tà
kiến.
Hành giả bước đi trên con đường
Bồ-tát, nếu vô cảm, không rung
động trước nỗi khổ của tha nhân,
của số đông, mà chỉ biết a ṭng
và ủng hộ việc làm của những kẻ
đại ác, quỷ quyệt, ích kỷ, vô
luân... th́ chắc chắn đă lạc vào
tà đạo.
Bồ-đề nguyện
nếu được liên tục nuôi dưỡng,
trong chánh kiến, chánh niệm, sẽ
dẫn hành giả đi suốt con đường
Bồ-tát, đi suốt cuộc hành tŕnh
dài lâu ngang qua cuộc sống này
và nhiều kiếp sống sau. Nhưng
một khi v́ vô minh hoặc phóng
dật [1] mà lăng quên Bồ-đề
nguyện, sẽ dễ lầm lạc, buông
lung, khó có thể quay lại để
tiếp tục cuộc hành tŕnh.
Duy tŕ và trưởng dưỡng Bồ-đề
nguyện bằng sự tu tập miên
mật và tận tụy thực hiện những
điều lợi ích chúng sinh (lợi
hành, Bồ-đề hành); bước
tới, bước tới măi, không thoái
lui. Không cần biết khi nào sẽ
đạt đến mục đích, v́ mục đích
luôn ở ngay trong hiện tiền
(chánh niệm). Ban đầu, thấy mục
đích, con đường và bước đi là
ba; nhưng bước đi liên tục và ở
một giai đoạn nào đó trên cuộc
hành tŕnh, sẽ thấy Bồ-tát
đạo, Bồ-đề nguyện, Bồ-đề hành
là một.
Một pháp, nhất tâm, nhất hướng,
không bến bờ nào mà không chạm
đến, không thời gian nào mà
chẳng vượt qua.
_____________
(1)
“Ta
thường nói 'chánh niệm', với ư
nghĩa 'biết ḿnh đang làm ǵ'. Hiểu như vậy chưa đủ, mà cần
hiểu thêm rằng, việc ta đang làm
nhắm đến
mục đích ǵ.
Mục đích được dựng lên thuộc quá
khứ, nhưng ấn tượng quá khứ ấy
được gắn chặt ngay trước mắt,
nên gọi là chánh niệm. Người
đang đi, dù biết ḿnh đang đi
nhưng không biết ḿnh đang đi từ
đâu đến đâu, đấy không gọi là
chánh niệm, mà là trạng thái
buông lỏng, nó sẽ dẫn đến điều
mà kinh điển thường gọi là
'phóng dật' — buông thả ư không
chịu kiểm soát nó.”
(Tuệ Sỹ [1945 – 2023]
Nguồn: Đạo Sinh)
(2)
“Niệm
(sati) là tưởng niệm hay tùy
niệm (anussati) v́ nó khởi lên
luôn luôn; hoặc niệm thích hợp
(anurūpa) cho một thiện gia nam
tử xuất gia v́ ḷng tin, niệm có
mặt trong những trường hợp cần
thiết gọi là tùy niệm”
(Thanh
Tịnh Đạo
Luận,
Chương VII, Luận sư Phật
Âm/
Buddhaghosa
-
Ni sư Trí Hải dịch).
Có thể t́m đọc thêm về “Một
Pháp” với Thập Niệm (Mười Tùy
Niệm), gồm Niệm Phật, Niệm Pháp,
Niệm Chúng (Tăng), Niệm Giới,
Niệm Thí, Niệm Thiên, Niệm Tịch
Tĩnh, Niệm An Ban, Niệm Thân Vô
Thường, Niệm Sự Chết (Tăng Nhất
A-hàm Quyển 1, Thiên Một Pháp,
Phẩm Thập Niệm, Thanh Văn Tạng
Tập 10, Kinh Bộ X, trang 65 –
70; Hội Đồng Hoằng Pháp ấn hành
2022).
(3)
Tham công án và khán
thoại đầu được khởi xướng từ các
thiền sư Trung Hoa, có thể bắt
đầu từ Lâm Tế Nghĩa Huyền (đời
Đường), truyền xuống Đại Huệ
Tông Cảo (đời Tống); lấy nghi
làm đối tượng quán tưởng, nghi
nhiều ngộ nhiều (đại nghi đại
ngộ). Thời cận đại, việc tham
công án và khán thoại đầu không
c̣n phổ biến, nhưng Tông Lâm Tế
đă được thịnh hành từ đời Tống,
truyền sang cả Nhật Bản và Việt
Nam, duy tŕ đến ngày nay.
(4)
Tám chi Thánh đạo (Bát
Thánh Đạo Phần) hay Bát Chánh
Đạo, gồm: Chánh kiến, Chánh tư
duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp,
Chánh mạng, Chánh tinh tấn,
Chánh niệm và Chánh định.