Chăm Sóc Ngọn Đèn

Tâm Quang

 

Sống ở đời, ai cũng tự vạch cho ḿnh một lư tưởng để theo. Dù nhỏ hay lớn, cạn hay sâu, cá nhân hay tập thể, lư tưởng ắt phải có. Người thế gian sống không lư tưởng là người bỏ đi. Không ai muốn trôi trên ḍng sông đời như bèo, như bọt. Người con Phật cũng thế, khi đă chọn nếp sống đạo, ắt đă chọn một lư tưởng, ắt phải có lư tưởng. Mà lư tưởng của người con Phật th́ thật thâm viễn cao xa. Nó là ngọn đèn soi sáng con đường dẫn đến mục tiêu giải thoát giác ngộ. Lư tưởng không phải là mục tiêu; nhưng không có lư tưởng th́ mục tiêu cũng không thể thành tựu. Đó là nh́n ở mức độ tương đối của tục đế, của nhân và quả.

Nh́n xa hơn, Bồ tát dấn thân hành đạo là thực hiện lư tưởng cứu độ chúng sanh; không thực hiện con đường ấy th́ không viên măn Phật quả. Chính nơi đây, lư tưởng và mục tiêu là một; nhân và quả đồng thời. Không có sự viên măn trước và sau giữa Bồ tát và chúng sanh. Cùng tất cả chúng sanh, đồng lúc chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (Nguyện dữ nhất thiết chúng sanh, nhất thời đồng đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu-tam-bồ-đề).

Và nh́n chung, dù thế nào đi nữa, lư tưởng phải được thắp sáng thường xuyên để không đi chệch mục tiêu tối hậu. Mục tiêu của một đời người, thường th́ có thể nhận biết rơ ràng là có thể đạt được hay không khi nh́n vào cách đương sự theo đuổi và giữ vững được lư tưởng của ḿnh. Bỏ rơi lư tưởng rồi, người ta có thể trôi giạt đến bất kỳ bến bờ nào, ngay cả những bến bờ mà họ chẳng bao giờ nghĩ đến, chẳng bao giờ mong đợi.

Đường hướng sinh hoạt của một tổ chức Phật giáo là một lư tưởng. Mục tiêu nhắm đến của nó không phải trong một đời người (của mỗi thành viên), hay qua vài thế hệ; cũng không phải chỉ giới hạn trong một quốc gia, một dân tộc. Nó vươn đến vô tận không gian, vô cùng thời gian. Dù cố gắng giới hạn cho vừa với tầm mức của ḿnh th́ cũng nhắm vào đại khối dân tộc và nhân loại như Hiến Chương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nêu đặt.

Lư tưởng cao rộng, nhắm đến mục tiêu cao rộng. Cứu độ chúng sanh, thành tựu đạo quả giác ngộ, là phương trời siêu tuyệt mà người con Phật nhắm đến bằng muôn vàn phương tiện; muôn vàn phương tiện mở ra muôn vàn đường hướng, tổ chức, hệ phái, giáo phái. Bằng con đường như thế, hàng xuất gia, trưởng tử Như Lai, từ ngàn xưa đến nay, là những nhân tố tiên phong, tiêu biểu, nêu cao ngọn đèn lư tưởng ấy cho chính ḿnh, cho những người con Phật khác, và cho tất cả chúng sanh.

Các cơ cấu tổ chức Phật giáo, như vậy, rơ ràng chỉ là những ḍng, những nhánh của một ḍng sông, hoặc là những tia sáng tỏa chiếu từ một ngọn đèn. Điều đáng buồn là có khi chúng ta chỉ mải mê chạy theo những tia sáng nhỏ, những nhánh sông nhỏ ấy với bao tranh chấp và bất ḥa, ngờ vực và đố kỵ, hơn thua với nhau ở những địa vị, những danh vọng hăo huyền mà người con Phật, xuất gia hay tại gia, từng coi như đôi dép bỏ.

Hăy cùng đọc lại một câu chuyện Thiền trong “Góp Nhặt Cát Đá” của Thiền sư Muju mà hầu như mọi người ai cũng biết:

Thời xưa ở Nhật, về đêm người ta thường dùng lồng đèn tre với ngọn nến bên trong. Một người mù đến viếng bạn vào ban đêm và được gia chủ biếu cho cây đèn lồng mang về.

“Tôi chẳng cần đèn.” ông ta bảo, “Tối và sáng đối với tôi đều giống nhau.”

“Tôi biết anh không cần đèn để soi đường,” người bạn trả lời, “nhưng nếu anh không mang đèn th́ kẻ khác có thể đâm sầm vào anh. Thôi hăy cầm lấy.”

Người mù ra đi với cây đèn lồng và chẳng bao lâu sau có người va vào ông.

“Hăy xem chừng chứ!” ông nói lớn với người lạ. “Bộ không thấy ngọn đèn sao?”

“Nến của ông đă tắt ngấm rồi, ông bạn ạ,” người lạ trả lời.

Quờ quạng trong cơn mê vọng đă nhiều kiếp, chúng ta có thói quen ù lỳ chấp nhận một đời sống không ánh sáng, không lư tưởng chi cả. Nhưng khi có được chút ánh sáng le lói, chúng ta dương dương tự đắc, nghinh ngang đi lại giữa đời, cho rằng ḿnh đă có ngọn đèn trên tay th́ mọi người phải kiêng dè kính nể; cho rằng mọi người phải thấy, phải tôn trọng người cầm đèn; cho rằng ngọn đèn của ḿnh là nhất hạng; cho rằng mọi người đều mù ḷa tăm tối cả, chỉ ḿnh ta là sáng; cho rằng đèn này tốt hơn đèn kia, so đo bàn căi với nhau về vẻ đẹp của đèn điện, đèn dầu, đèn bạch lạp... Bao điều đáng buồn từ đó nẩy sinh. Người mắt sáng va nhầm người mù th́ cũng chỉ va vào ban đêm một cách vô t́nh, hăy c̣n tha thứ được; c̣n người mù th́ quơ quào, va chạm, đụng độ với mọi người bất kể ngày đêm.

Khổ thay! Ngọn đèn không được bảo vệ, chăm sóc, đă tắt ngấm đi rồi, th́ làm sao thấy đường về nhà? Không lẽ người chột, người đui, người mù, dắt díu nhau, ṃ mẫm lạng quạng giữa những đêm dài mang mang mờ mịt!

Về ngồi bên nhau, lo chăm sóc ngọn đèn của chúng ta. Không phải để vinh danh ngọn đèn; cũng không phải để vinh danh người đốt đèn, người cầm đèn. Mà chính là để thấy được con đường trở về quê xưa.

Tháng 8/2004

 

 

 

 


Trở về trang chính

Trở về trang Văn Học Phật Giáo