SEN NỞ NGÀN MẮT NGÀN TAY

 

Vĩnh Hảo

 

 

HÀNH HƯƠNG

 

Lên đường hướng về một thánh địa, giữ thân miệng ư thanh tịnh, cúng dường, lễ bái, cầu nguyện, thiền định. Đó là những ǵ các tín đồ thuần thành của một tôn giáo thường làm trong các chuyến hành hương của họ. Đôi khi trong ư nghĩa hành hương c̣n mang màu sắc khổ hạnh, thử thách.

Theo ư nghĩa đó, chuyến đi của tôi không phải là một chuyến hành hương, dù rằng trên các thông báo, thư mời, chương tŕnh đều ghi rơ “Lễ Hội Quan Âm – Ngày Hành Hương Cầu Nguyện.”

Tôi chỉ lên đường như lữ khách thăm viếng ngôi chùa của một vị thầy khả kính, mà nơi đó có tổ chức lễ lớn, sẽ có nhiều vị thầy khác từ khắp nơi tựu về. Ư nghĩa chuyến đi chỉ như thế. Chuyến đi chẳng ǵ cực nhọc, gian nan. Cùng ngồi phi cơ với một người bạn đồng hành. Hành trang đơn giản: ngoài một số sách để tặng những người bạn phương xa, chỉ mang theo một tâm ư thảnh thơi, thoải mái của một người được nghỉ ngơi sau nhiều năm tháng làm việc bù đầu, và niềm hy vọng sẽ được đón nhận một lương duyên kỳ ngộ nào đó trong những ngày và đêm có hai vầng nhật nguyệt luân phiên soi sáng trên bầu trời phương lạ.

 

LỄ HỘI QUAN ÂM

 

Nói đến lễ hội là nói đến một hay nhiều ngày với một chủ đề và ư nghĩa nào đó, người ta tập trung đông đảo để tổ chức tưởng niệm, vui chơi, giải trí, ăn uống, ca hát, vũ kịch, v.v... Lễ hội luôn mang tính văn hóa đặc trưng của một cộng đồng, một tôn giáo. Ở Việt Nam, người ta nghe quen các lễ hội truyền thống như lễ hội Chùa Hương, lễ hội Đền Hùng, lễ hội Phật Đản, v.v... Lễ hội Quan Âm th́ dường như chỉ có trong ṿng vài chục năm gần đây. Đặc biệt là tại Trung tâm Phật giáo Chùa Việt Nam, ở Houston, Texas, lễ hội Quan Âm đă được khai lập từ năm 2000, đến nay th́ đúng mười năm.

Nói khai lập là v́ trước đó chưa từng có. Đúng vậy. Trên đất Hoa Kỳ cũng như các quốc gia ngoài Việt Nam, người phật-tử Việt chưa từng tổ chức lễ hội Quan Âm cho đến khi Chùa Việt Nam Houston khai mở đạo tràng tu tập và cầu nguyện nhân lễ vía đức bồ-tát Quan Thế Âm vào 19 tháng 2 âm lịch (rơi vào khoảng cuối tháng 3 dương lịch) hàng năm. Tôn tượng Quan Thế Âm lộ thiên ở Chùa Việt Nam cao đến 72 feet (khoảng 22 mét), là một tác phẩm điêu khắc tuyệt xảo, lồng lộng trang nghiêm trong một quần thể vườn cảnh mỹ thuật của sân Chùa Việt Nam. Tôn tượng này đă được công nhận như là một trong bảy kỳ quan của thành phố Houston. Được biết tác giả của pho tượng này, sau một thời gian dài chay tịnh để thực hiện công tŕnh điêu khắc, đă xuất gia làm sư nữ. Tôi cho rằng, việc xuất gia của vị này lại là một công tŕnh điêu khắc tuyệt đẹp khác mà cô dâng tặng cuộc đời.

Các lễ hội Quan Âm tổ chức mỗi năm tại Chùa Việt Nam đều tập trung hàng trăm tăng ni và hàng chục ngh́n phật-tử từ khắp nơi tụ về. Tính theo thời gian, càng về sau th́ số lượng người tham dự càng lúc càng đông. Hàng năm, ban tổ chức lễ hội không cần đạt thư mời mà chỉ thông báo chung về thời gian và chương tŕnh, cứ thế mọi người từ khắp các tiểu bang, có khi ngoài Hoa Kỳ, tự động thu xếp đến tham dự. Đối với các lễ lớn của các chùa tại hải ngoại, đây không phải là điều đơn giản. Thường th́ phải có thư mời người ta mới đi. Chỉ có một lễ hội truyền thống người ta mới tự động t́m đến. Như vậy, có thể khẳng định rằng lễ hội Quan Âm của Chùa Việt Nam Houston đă trở thành một truyền thống đẹp. Mà để khai lập, duy tŕ và phát huy một truyền thống, tất phải hội đủ các yếu tố: thời gian, địa điểm, sinh hoạt và tâm nguyện.

Thời gian của lễ hội Quan Âm Chùa Việt Nam Houston được chọn lựa một trong ba ngày vía của bồ-tát Quan Thế Âm (ngày 19 tháng 2, tháng 6 và tháng 9 âm lịch). Tháng 2 âm lịch nhằm tháng 3 dương lịch hàng năm, thời tiết tương đối tốt và thường rơi vào tuần nghỉ mùa xuân của các trường (Spring break), rất thuận lợi cho giới trẻ và gia đ́nh. Yếu tố thời gian của một lễ hội cũng cần phải nói đến sự lặp đi lặp lại hàng năm, đúng vào một thời gian nhất định nào đó. Nếu thay đổi bất chừng, năm th́ tổ chức, năm th́ không; năm th́ vào tháng này, năm th́ vào tháng khác, th́ lễ hội sẽ không thành công.

Địa điểm để tổ chức lễ hội Quan Âm th́ chưa có nơi nào thuận lợi như ở Chùa Việt Nam Houston, với cảnh trí thoáng đẹp, trang nghiêm, thơ mộng (hồ Tịnh Tâm, ao sen Hương Thủy, cầu Hương Vân, Phổ Đà Hương Sơn...), khuôn viên rộng răi có thể dung chứa hàng chục ngh́n người, và tất nhiên, phải kể đến một trong bảy kỳ quan vĩ đại của thành phố Houston: pho tượng Quan Âm lộ thiên tuyệt đẹp và cao ngất (Seven Wonders of Houston - xem bài viết của phóng viên Claudia Feldman trên nhật báo Houston Chronicle số ra ngày 13.7.2007).

Sinh hoạt của lễ hội Quan Âm mang sắc thái văn hóa của Phật giáo và tộc Việt. Ư hướng và ước vọng của cộng đồng được biểu hiện nơi đây qua các h́nh thái sinh hoạt dân gian như ca, vũ, nhạc, kịch, múa lân, múa trống, biểu diễn vơ thuật, triển lăm tranh ảnh, nghệ thuật, giới thiệu các đặc sản ẩm thực của nhiều địa phương, v.v... Các sinh hoạt này nặng tính cách văn hóa hơn là tôn giáo, và hiển nhiên lễ hội như thế là một trong những h́nh thức duy tŕ và phát huy ngôn ngữ, văn hóa Việt hữu hiệu nhất nơi xứ người. Tuy nhiên, sinh hoạt cốt lơi của lễ hội Quan Âm Chùa Việt Nam Houston chính là Đạo tràng Linh hiển Ngàn Mắt Ngàn Tay. Ở đạo tràng này, hàng trăm tăng ni và hàng ngh́n phật-tử nhất tâm lễ bái đức Quan Thế Âm bồ-tát và tŕ tụng linh chú Đại Bi (mật ngôn của vị bồ-tát này), và Thiền Quán Từ Bi. Nghi thức tam bộ nhất bái (ba bước lạy một lạy) đă được cử hành những năm qua một cách trang nghiêm, tạo dấu ấn tâm linh sâu sắc đối với tất cả hành giả tham dự. Rất nhiều phật-tử cho biết họ đến dự lễ hội Quan Âm là để được tu tập, lễ bái và hành tŕ kinh chú cùng tăng ni và đồng đạo qua đạo tràng này chứ không phải để vui chơi với lễ hội dân gian. Nói như thế, hàm nghĩa rằng lễ hội dân gian đối với người phật-tử chỉ là phụ thuộc, c̣n đạo tràng tu tập mới là chính yếu. Nhưng dù thế, lễ hội hàng năm vẫn thu hút hàng chục ngh́n người kéo về. Đây là điều hiếm có mà Chùa Việt Nam Houston đă thành tựu.

Tâm nguyện của lễ hội thường được hiểu là tâm thức và nguyện vọng chung của cộng đồng tham dự. Lễ hội Quan Âm tập trung ư nguyện của phật-tử Việt đối với tự thân, gia đ́nh, xă hội, đất nước và nhân loại. Có thể nhiều người đến với lễ hội chỉ v́ hiếu kỳ, hoặc để giải trí, vui chơi. Nhưng ư lực mạnh mẽ của lễ hội được hội tụ từ những người chủ xướng, tác động lên những người hưởng ứng, rồi lan tỏa thành làn sóng nguyện lực, khiến cho một cộng đồng tản mác với nhiều khuynh hướng, nhiều hoàn cảnh khác nhau vô t́nh bị cuốn hút theo, để rồi những giờ phút vui chơi, những tâm trí hiếu kỳ, chỉ trong một vài giây phút nào đó, chuyển thành ư nguyện cao đẹp của người phật-tử Việt Nam đối với trần gian thống khổ. Đây là thành tựu bất khả tư ngh́ của lễ hội Quan Âm.

 

 

TÂM NGUYỆN

 

Nhưng tâm nguyện ấy là ǵ? Đâu là tâm nguyện của những người chủ xướng, khai lập truyền thống lễ hội Quan Âm trên đất Hoa Kỳ?

Hăy lắng nghe diễn từ khai mạc lễ hội Quan Âm của thầy Viện chủ Chùa Việt Nam, Thích Nguyên Hạnh: "Lễ Hội năm nay đánh dấu 10 năm kể từ khi Bảo Tượng Quan Âm hoàn thành; và 20 năm thành lập, xây dựng TTPG-Chùa Việt Nam  này.  Mười năm nh́n lại, nếu có một và chỉ một điều chúng tôi ước nguyện mà thôi, th́ đó là, ước nguyện cho giọt nước Cam Lồ từ Mẹ Hiền Quan Âm vẫn c̣n măi đọng lại trong trái tim của mỗi và mọi người chúng ta để làm tiêu tan tất cả sầu hận, tiêu tan tất cả tâm niệm ích kỷ, ganh ghét, đố kỵ hẹp ḥi, tiêu tan tất cả những hận thù, cố chấp chia rẽ, ngăn cách.  Cũng như 20 năm nh́n lại, cũng nếu có một và cũng chỉ một điều ước nguyện mà thôi - một điều vượt lên trên tất cả mọi h́nh thức hư ảo; th́ đó là, ước nguyện cho ánh sáng Phật Pháp măi măi soi sáng thế gian để cho mặt đất này c̣n có được con đường đi về Thanh B́nh, An Lạc và Chân Lư giữa bao nhiêu trá nguỵ hư ảo, bao nhiêu máu xương và nước mắt đă đổ ra đêm ngày trong lịch sử."

 

 

Tôi đứng từ xa, nơi tháp chuông, chỉ nh́n thấy những bóng hoàng y thấp thoáng quanh lễ đài Quan Âm, và chỉ thấy một rừng người bao quanh, ngăn cách tôi và thầy Viện chủ. Nhưng tiếng nói của thầy, tâm nguyện của thầy, đi thẳng vào tận đáy tim, chấn động cả bản thể tôi. Vâng, chính tâm nguyện tha thiết và cao đẹp ấy, đă thiết lập, khai mở những con đường, những phương tiện, và là tinh hoa của Phật giáo Việt Nam mọi thời đại.

 

PHẬT NGỌC

 

Bảo tượng Phật Ngọc V́ Ḥa B́nh Thế Giới (Jade Buddha for Universal Peace) đă được ban tổ chức lễ hội Quan Âm cung nghinh về Chùa Việt Nam từ tuần trước. Trong khi một số người đến đây để tham dự lễ hội Quan Âm như mọi năm th́ nhiều người khác đă đến đây để được chiêm bái Phật Ngọc. Hai sự kiện lớn được diễn ra trong cùng một thời gian và địa điểm đă tạo duyên lành gấp bội cho những người cũ lẫn mới có mặt nơi đây.

Tôi, lần đầu tiên tham dự lễ hội Quan Âm, và lần thứ hai được chiêm bái Phật Ngọc. Lần này, "gă cùng tử" không c̣n thắc mắc hay tư lự ǵ đối với bảo tượng của bậc từ phụ. Trong tôi chỉ cảm thấy tràn đầy hạnh phúc và niềm biết ơn với ban tổ chức. Tôi đă đảnh lễ Phật Ngọc trước ngày khai mạc, khi bảo tượng hăy c̣n được che phủ bởi một tấm y sẫm màu. Những ngày kế tiếp, tôi vẫn thường lui tới bên cạnh tôn tượng như một đứa con quấn quít bên cạnh cha lành. Quấn quít, gần gũi, đi nhiễu quanh lễ đài thôi, chứ không tâm sự hay ṿi vĩnh chi cả; vậy cũng đủ hạnh phúc rồi. Có khi ngồi từ xa, nh́n ngắm thiên hạ thay nhau lễ bái, chụp h́nh, lấy làm vui. Những khuôn mặt thành kính, những động thái trang nghiêm, những đôi mắt qui ngưỡng... tất cả đều là những bức tranh đẹp và thanh b́nh.

Thanh b́nh, ước mơ chung của nhân loại ngàn đời. Ước mơ xuất phát trên cái nền hoang tàn đổ nát của chiến tranh. Nhân danh những lư tưởng cao cả, những thần linh tột cùng, những tham vọng ngất trời được sơn phết bằng những mỹ từ rỗng tuếch, người ta tạo nên những cuộc chiến, từ gươm giáo bom đạn đến giết hại khủng bố, từ giả dối điêu ngoa đến xuyên tạc vu hăm. Tất cả đều thoát thai từ những mộng tưởng đảo điên, những tham lam, sân hận và cuồng si. Những mộng tưởng ấy bốc thành lửa nghiệp bủa vây thế gian trầm thống. May mắn thay, những người con Phật khắp nơi, từ nhiều chủng tộc và những nền văn hóa khác nhau, đă cùng thức ngộ về sứ mệnh ḥa b́nh của ḿnh, thắp sáng một ngọn lửa khác, bi tráng và hùng lực, qua pháp từ của Đại lăo Ḥa thượng Thích Thắng Hoan trong đêm "Thắp Sáng Ngọn Lửa Từ Bi" như sau:

"Nhưng cũng có ngọn lửa làm cháy ngục vô minh, đốt tan sầu hận, tắt ḷng tham ái.  Đó là ngọn lửa cháy tỏa như vầng hào quang từ Kim Thân Đức Phật đă một lần trong lịch sử loài người soi sáng thế gian.  Đó là ngọn lửa của Bồ Tát Diệm Nhiên Vương - một hóa thân của Mẹ Hiền Quan Âm tỏa sáng trong chỗ tận cùng của đau khổ, dưới ngục tối âm u, và giữa những loài ngạ quỷ đói khát đang kêu gào. Đó là ngọn lửa của Bồ Tát Dược Vương tự thiêu đốt thân ḿnh như thiêu đốt  khối bản ngă vô minh để thành tựu hạnh cúng dường tối thượng lên Như Lai.  Đó cũng là ngọn lửa của Bồ Tát Quảng Đức và của bao vị Bồ Tát vị Pháp thiêu thân đă hơn một lần cháy sáng trên quê hương Việt Nam giữa những tham tàn độc ác của người với người.  Ngọn lửa ấy không kêu gọi hận thù, không làm tổn hại một ai, một chúng sanh nào.  Ngọn lửa ấy chỉ kêu gọi t́nh thương và làm nên sự sống an b́nh cho tất cả.  Ngọn lửa ấy chính là ngọn lửa Trí Tuệ, ngọn lửa Từ Bi."

Chỉ ngọn lửa Trí Tuệ và Từ Bi mới có thể mang lại ḥa b́nh cho nhân loại. Cũng trong ư nghĩa này, Phật Ngọc, một biểu tượng cho ḥa b́nh thế giới, thật cần thiết xuất hiện nơi đời. Do đó, Đại lăo Ḥa thượng Thích Tâm Châu, vị trưởng lăo tỳ kheo chứng minh lễ hội, đă minh thị rằng Phật Ngọc chính là một hóa thân của đức Phật, đang trong cuộc hành tŕnh dài vân du khắp thế giới, để tỏa sáng trí tuệ và từ bi đến với con người và cuộc đời đầy biến động khủng hoảng hôm nay.

 

 

Phật Ngọc, không đơn giản là một pho tượng quí chạm trổ từ ngọc bích. Một vị trưởng lăo tỳ-kheo khác, Đại lăo Ḥa thượng Thích Chơn Điền, đă thật chí lư khai thị trong lễ khai mạc Tôn Kính - Chiêm Bái Bảo Tượng Phật Ngọc rằng: "Vượt lên tất cả các giá trị về nghệ thuật, Bảo Tượng Phật Ngọc là sự kết tinh của những tâm hồn cao quư, xuất hiện như một đáp ứng niềm mơ ước ngàn đời của nhân loại giữa sự tàn khốc của chiến tranh và của bao sức mạnh tàn phá, hủy hoại trên mặt đất này: niềm mơ ước Ḥa B́nh."

Lắng nghe những bậc trưởng lăo, trong tôi đồng vọng tiếng gọi tha thiết của giấc mơ ḥa b́nh từng ấp ủ lúc thiếu thời, qua những năm tháng khói lửa chiến tranh, cũng như những giai đoạn mà con người hừng hực hận thù, nghi kỵ và đày ải nhau trên chính quê hương ḿnh. Rơ ràng là nửa thế kỷ có mặt trên đời, ước mơ của một người trai nước Việt, dù c̣n trong nước hay sống đời ly hương, vẫn chỉ là ḥa b́nh.

 

 

NGÀN MẮT NGÀN TAY

 

Buổi sáng tinh mơ khi vầng trăng tṛn sáng chưa khuất hẳn ở phương tây, và mặt trời chưa kịp ló dạng ở phương đông, th́ hàng ngh́n hành giả, xuất gia và tại gia, y áo chỉnh tề, trang nghiêm, đă vân tập trước lễ đài Quan Âm, thành kính đảnh lễ. Hàng trăm tăng ni tuần tự hướng về tiền đường, trước tôn tượng Phật Ngọc. Hàng ngh́n phật-tử trong áo tràng lam, thứ lớp xếp thành hàng năm, ngồi dọc theo hai bên con đường dẫn về lễ đài Phật Ngọc. Tại đây, nghi thức tŕ tụng linh chú Đại Bi được cử hành thật trang nghiêm, cảm động.

 

 

 

Tôi đến trễ, không tham dự khóa lễ của đạo tràng. Từ góc tháp chuông hướng về phía lễ đài, tôi có thể nghe được những gịng mật ngôn hùng tráng cất lên, như thủy triều, sấm động, có khi như thác nước từ núi cao ́ ầm đổ xuống vực thẳm, có khi như gịng suối ŕ rào, tuôn chảy bất tận. Và khi mặt trời bừng lên phía sau lưng các hành giả, trong tôi cũng bừng lên ánh sáng chói ḷa của tự tâm. Ngay ở giây phút ấy, trong không khí tịch lặng nhất tâm của cả một rừng người, trong động tác khởi thân và cúi lạy thật nhịp nhàng đồng bộ của hàng ngàn hành giả trước tôn tượng Thế Tôn, tôi nh́n ra một đóa sen ngàn cánh đang khép-mở cánh cửa của trí tuệ, từ bi, và diệu dụng. Ngàn mắt trí tuệ soi chiếu trong ngàn tay từ bi. Diệu dụng của bi-trí là như thế. Phổ môn thị hiện của Quan Âm là như thế. Ngàn mắt thương nh́n tất cả cơi giới và chúng sinh. Ngàn tay cứu khổ mở ra tất cả phương tiện huyền môn. Tất cả phương tiện huyền môn, tất cả cánh cửa của trần gian ảo mộng, đều có thể mở ra khung trời của Phật Pháp mầu nhiệm.

Tôi chắp tay, thành kính cúi lạy đóa sen ngàn cánh của hiện tiền đại chúng.

 

 

 

LỜI CẢM TẠ

 

Sau các khóa lễ, chương tŕnh lễ hội bắt đầu với những sinh hoạt văn hóa dân gian. Nào là thư pháp, bói kiều, thả thơ, triển lăm tranh ảnh, tượng Phật, múa vơ, v.v... hầu như không thiếu môn nào. Buổi tối có đêm văn nghệ với nhiều ca sĩ nổi danh cùng với sự đóng góp của các đơn vị Gia Đ́nh Phật Tử thật là đặc sắc. Không khí lễ hội suốt ngày đêm, thật vui tươi, nhộn nhịp. Mà chỗ rộn ràng nhất vẫn là các gian hàng ẩm thực. Người ta có thể thiếu sót thưởng thức một số gian hàng nào đó, nhưng chẳng ai từ chối hoặc quên ghé các gian hàng ăn uống. Tất cả các gian hàng đều bán thực phẩm chay. Nh́n các "thương hiệu" thấy toàn là tên nhà chùa: Chùa Liên Hoa, Tu viện Hương Nghiêm, Quán Giác Ngộ, Tịnh xá Ngọc Nhẫn, Chùa Tây Tạng, Chùa Linh Sơn, Chùa A Di Đà, Chùa Giác Viên, Chùa Đông Hưng, Chùa Thanh Hương, GĐPT Huyền Quang, Chùa Huê Lâm, Tịnh xá Minh Đăng Quang, Chùa Bảo Quang, Chùa Hương Lâm, GĐPT Phổ Đà, Chùa Lâm Tỳ Ni, Chùa Tây Thiên, Tu viện Phước Đức, v.v...

Vui lây niềm vui của đám đông lễ hội, quên mất cả ngày giờ. Mỗi đêm về đến quán trọ đều khuya lắc, và trăng lúc nào cũng đă qua khỏi đầu. Có đêm ngồi ngắm trăng ở thềm tháp chuông đến quá giờ làm việc, ban di chuyển đă nghỉ hết không ai đưa về phải nhờ một thầy địa phương cho quá giang.

Ôn lại những ngày lui tới qua lại giữa quán trọ và chùa, không biết phải nói thế nào cho hết ư cảm ơn ban di chuyển tận t́nh, chu đáo. Cũng không quên tất cả những tăng ni, phật-tử mỗi người một tay góp phần cho sự thành tựu của lễ hội. Thôi th́ mượn lời cảm tạ của Thượng tọa Thích Nguyên Đạt, chân thành gửi đến mọi người:

"Đạo Phật là đạo từ bi. Mẹ Hiền Quan Âm là trái tim từ bi của đạo Phật. Lễ Hội Quan Âm - Ngày Hành Hương và Cầu Nguyện được tổ chức hằng năm, là để làm sống lại một truyền thống tín ngưỡng tâm linh đă có từ lâu đời; để tất cả người con Phật cảm niệm ân đức cứu khổ của Mẹ Hiền; và thiết thực hơn, để tất cả chúng ta cùng trở về tắm gội trong nguồn suối từ bi mà nuôi lớn t́nh thương giữa thế gian đầy hận thù tranh chấp này.  Đó cũng chính là mục đích của việc cung nghinh Bảo Tượng Phật Ngọc cho Ḥa B́nh và tôn trí tại mảnh đất già lam này cho tất cả chúng ta có cơ hội đảnh lễ, chiêm bái.  Chính với mục đích đó mà chúng con xin đem tất cả phước lành có được trong Lễ Hội Quan Âm và trong việc cung nghinh, tôn trí Bảo Tượng Phật Ngọc cho Ḥa B́nh hồi hướng cầu nguyện cho tự do của dân tộc, ḥa b́nh của thế giới và niềm an lạc hạnh phúc của muôn loài."

 

TRỞ VỀ

 

Ngày về, rời khách sạn thật sớm. Xe chở về chùa để cùng ra phi trường với một vị ḥa thượng đă từng quen từ lúc c̣n ở Việt Nam. Người lái xe đưa ra phi trường cũng chính là người đă mua giùm vé máy bay cho chuyến đi lễ hội này. Lại thầm cảm ơn một tín nữ tích cực, tận tâm.

Trên xe, im lặng dơi theo vầng trăng lúc hiện lúc ẩn ở phía tây. Có một nỗi ǵ dường như là ngậm ngùi, luyến tiếc. Những ngày lễ hội đă qua với cảm nghĩ chung của mọi người là thành công mỹ măn. Nhưng trong ḷng, vẫn c̣n vương vất một nỗi buồn. Có vẻ như có một điều ǵ đó muốn thực hiện mà không thành. Năm ngày đêm đến đây, đă không viết một chữ nào. Cũng chưa từng nói một lời nào gọi là trao đổi, tâm sự với ai. Chỉ là một chuyến đi thăm viếng ngôi linh tự và những vị thầy ở phương xa.

Bất chợt, khi mang hành lư khỏi xe, mới nhận ra là hành trang của ḿnh lúc này thật là nhẹ tênh. Hành trang đơn giản khi lên đường cũng không khỏi nặng nề với những cuốn sách đem tặng. Nay buông hết, quả thật là nhẹ nhàng. Chẳng ai có thể hẹn trước một điều ǵ ở phút này hay phút sau, ở kiếp này hay kiếp sau. Nhưng lương duyên của một chuyến viễn hành, chính là tùy duyên. Tất cả duyên sẽ hợp, tất cả duyên sẽ tan. Nhậm vận cuộc thịnh-suy, nắm bắt hay buông bỏ một cách vô tư vô lự. Đó là con đường trở về.

Nghiệm lại mới thấy khi ra đi đă từng nghĩ rằng đây chỉ là một chuyến rong chơi; nhưng kỳ thực, cuộc rong chơi nào trong cơi đời hư ảo, nếu chân t́nh, tha thiết trong từng giây phút hiện tiền, cũng đều là một chuyến hành hương ư vị.

California, ngày 01.4.2010

Kỷ niệm lễ hội Quan Âm lần thứ 10