TÂM THƯ GỞI CHỊ

 

Thảo Lư

 

 

 

 Em viết mấy gịng này cho chị khi mà ngọn gió bấc đang se sắt thổi về. Ngôi chùa nơi vùng ven em ở thời tiết chưa trở lạnh, nhưng khi em về khu Đại Ṭng Lâm thăm má mới hay là mùa đông sắp về rồi. Như vậy cũng đồng nghĩa là ngày giỗ chị sắp đến. Hằng năm em chỉ mỗi phận sự là lo chu toàn cho ngày tưởng niệm của chị. Ngày ấy bạn bè chị cũng có nhiều người hỏi thăm và đến dự. Mọi việc cứ b́nh thường trôi qua như thế mà cũng đă mười năm rồi đó... chị có biết không?

Em nói bạn bè chị hỏi thăm là v́ họ không biết năm nay em sẽ làm đám giỗ chị ở đâu. Cứ mỗi năm... tùy theo hoàn cảnh kinh tế, hoặc đôi khi theo sở thích và yêu cầu của nhiều người mà em tổ chức một nơi khác. Chắc chị cũng không lạ lắm về ư tưởng này phải không? Sinh tiền chị vẫn thích đi đây đó, thích trải ḷng ḿnh với cuộc sống tha nhân, th́ khi trở về cát bụi, được nhiều nơi và nhiều người tưởng nhớ, cũng là niềm hạnh phúc có được cho một kiếp số hữu hạn trong cuộc đời này rồi. Mười năm... thời gian chưa đủ dài cho những đứa cháu chị lớn khôn, nhưng cũng quá lâu cho nỗi ḷng thương tiếc của bao người dành cho chị. Ngày chị mất... bé Uyên Nguyên, Uyên Nhi chỉ mới chào đời. Bây giờ hai đứa cháu mang tên do chị đặt đang học lớp ba và dưới đôi mắt của chúng th́ chị là một bà cô thiên thần luôn được tôn thờ kính ngưỡng, dù chưa một lần cô cháu biết mặt nhau. Đă là thiên thần th́ đâu thể nào chết được, ít nhất là trong tâm niệm của những người thân yêu nhất.

Bây giờ em sẽ kể cho chị nghe về những chuyện đă xảy ra kể từ ngày chị vắng xa cuộc sống. Với ngần ấy năm th́ có bao điều để nói, vô số những lẽ thật điều hư mà chị ắt sẽ không bao giờ nghĩ tới. Nhưng mà thôi đi, chị đă yên vui tự tại trong cảnh giới không sinh diệt rồi th́ c̣n cần biết ǵ đến sự đời nhiêu khê ấy nữa. Cũng có thể chị đă quán xét và nh́n thấu rơ bao chuyện hỉ nộ ái ố nơi cơi nhân gian này rồi. Tuy vậy, em cũng tạm mượn vài ḍng chữ này như tâm t́nh của đứa em nhỏ gởi đến chị nơi phương trời xa xôi ấy. Chuyện đời th́ nhiều, chuyện đạo cũng không ít. Thôi th́ em chỉ nói cho chị nghe về má của chúng ḿnh. Là người con chí hiếu, chị hẳn muốn biết điều đó hơn cả. Mọi người đều nghĩ rằng, dù em có đóng cả hai vai cũng không thể chu toàn bổn phận làm con như hồi chị c̣n tại thế. Bởi đứa em gái của chị mất cha từ thuở lọt ḷng đă quen với sự nuông ch́u của má và anh chị. Khi chị không c̣n, em hụt hẫng chơi vơi, nhưng cũng tự đứng lên được ngay sau đó. Sự cứng rắn đă giúp em vượt qua giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời ḿnh.

Chị mất chưa bao lâu th́ má đi xuất gia rồi thọ giới sa di, cũng trải qua vài ngôi chùa như phần đông người tu ḿnh ở giai đoạn đầu học đạo và hành điệu. Tuổi má đă cao, lại thêm căn bịnh ung thư hành hạ bao năm, thế mà về mặt công phu công quả th́ chưa một ngày giải đăi biếng trễ. Khuya thức chúng, bà lên chùa đóng chuông, công phu xong th́ quét dọn bàn Phật. Sáng sớm sau bữa điểm tâm là má đă có mặt ở ngoài vườn, trồng rau, nhổ cỏ, dọn củi, quét sân, rồi cắt rau xanh vào cho quư cô nấu bữa trưa. Quần quật cả buổi mới vào đóng chuông trưa, cúng ngọ, chiều tối th́ công phu, tịnh độ, không bỏ sót một thời khóa nào. Má cũng siêng lạy sám để nguyện cầu cho quốc thái dân an, và mấy cô vẫn hay kể với em là má hằng ngày đọc tên chị khi phục nguyện cầu siêu... lại cầu an cho em nữa đấy.

Má của ḿnh là vậy đó chị à! Lớn tuổi dù có ham tu nhưng vẫn chưa dứt được tánh cố chấp sĩ diện. Tuy vậy, nhờ má suốt ngày niệm Phật, lại rất mực tin tưởng và tŕ tụng danh hiệu Đức Bồ Tát Quán Âm nên cũng vượt qua mọi bịnh tật khổ hoạn, để vui sống cho đến bây giờ! Hồi mới xuất gia, em gọi má bằng theo pháp trong nhà Phật th́ bà giận suốt mấy ngày liền. Em không được ở gần bên má để phụng dưỡng bà trong buổi xế chiều, chỉ thỉnh thoảng cùng các cháu ra thăm ở lại vài hôm. Nhưng chị biết đó, má vốn sợ phiền lụy đến con cháu, và cũng chỉ ưa một ḿnh tĩnh tu nên cũng không thích ai đến thăm nhiều. Bây giờ th́ má đă yên tu trong chốn Đại Ṭng Lâm, và có vẻ bằng ḷng với cuộc sống như vậy. Nhờ duyên của chị em ḿnh nên má mới xuất gia. Cũng như ngày xưa, người phụ nữ góa bụa trẻ đẹp phải dắt díu mấy đứa con thơ đi hết chùa này đến chùa khác làm công quả để tránh điều nghi kỵ sàm tiếu của bên chồng cùng những cặp mắt si t́nh của bao gă đàn ông. Nhờ những tháng ngày bé thơ đuợc ở chùa mà chúng ḿnh thấm mùi đạo rồi phát tâm xuất gia. Đời má đă khổ nhiều. Má chỉ mong ước các cô con gái đi trọn con đường đạo, dứt hết bao mối ràng buộc nơi cảnh duyên trần. Chị th́ đă sớm rời bỏ cuộc sống, má và em cũng đang hướng trọn ḷng trong ánh đạo yên vui.

Mười năm vắng xa chị, em mới viết lá thư này. Bao niềm nhớ thương đă theo lẽ thường t́nh tan biến. Điều đọng lại trong em chính là giây phút được lắng ḷng để tưởng nhớ đến chị. Những lúc như thế em mới cảm thấy thật sự an lạc và thanh thản hơn cả. Thời gian chị em ḿnh sống bên nhau không lâu, dù cùng chí hướng mà hành điệu ở hai phương trời, chỉ đến khi vào thành phố tu học mới có dịp sống chung một ngôi chùa. Vậy mà chỉ được vài năm th́ chị mất. Cuộc sống ngắn ngủi của chị, hay niềm hạnh phúc có chị bên đời của em chỉ được bấy nhiêu. Khoảnh khắc gặp gỡ nhau đă trở thành niềm thiên thu bất tận. Những vần thơ khóc chị được em viết qua tâm tưởng. Những ṿng hoa bạn bè gởi tặng như lời kính điếu cho một kiếp tài hoa mệnh bạc. Tất cả rồi cũng qua nhanh. Mười năm hay bao nhiêu năm đi nữa, th́ ánh đạo từ bi và niềm tin của em đối với chị vẫn nguyên vẹn như cái thuở chúng ta cùng hiện hữu trên cơi đời này.

Vậy thôi chị nhé! Em viết thư cho chị chính là muốn nhắc nhở với riêng ḿnh. Ḍng đời khác nào con nước chảy xuôi, nhưng lư đạo th́ muôn trùng sáng tỏ. Mười năm... biết bao lần em tự hỏi, phải chăng chị mang tâm hạnh của loài hoa vô ưu nhẹ bước vào đời chỉ để nở rộ lên trong khoảnh khắc rồi tan biến vào hư vô? Nhưng dù sao th́ việc đến đi của đời người trong cuộc thế vẫn có ư nghĩa và giá trị riêng của nó. Nơi cơi miên trường chắc chị cũng trải ḷng ḿnh đón nhận một mùa xuân thế gian sắp trở về. Khi gió đông tàn th́ hương xuân kịp đến, cánh nhạn theo về mặc t́nh ai ghét... ai thương.

 

Mùa đông năm 2006

Thảo Lư

 

 

 

 

 


 

Trở về trang chính

Trở về trang Văn Học Phật Giáo