CHÂN HUYỀN

 

Bút hiệu khác:  Tiểu Huyền, Tiểu Y, Tiểu Linh, Huyễn Kư, v.v...

Sinh năm Canh Th́n tại Hà Nội.

Hiện sống tại California, Hoa Kỳ.

Tác phẩm đă xuất bản:

Thế Giới Ḥa Đồng - Hội Luận giữa H.H. Dalai Lama và Tám nhà Tâm Lư Hoa Kỳ, Chân Huyền dịch Việt

Nghệ Thuật Sống An Vui - Dalai Lama, Chân Huyền dịch Việt

Tự Do Trong Lưu Đày - Dalai Lama, Chân Huyền dịch Việt

Sống Hạnh Phúc, Chết B́nh An - Dalai Lama, Chân Huyền dịch Việt

Chuyển Hóa Tâm - Dalai Lama, Chân Huyền dịch Việt

Không Diệt Không Sinh, Đừng Sợ Hăi -  No Death, No Fear by Thich Nhat Hanh, Chân Huyền dịch.

 

Pháp luận đă đăng trong báo Phật Giáo:

-   Bản chất và chuỗi liên tục của các thức - Đạt Lai Lạt Ma, Chân Huyền dịch Việt.

 

 

a

 

 

 

SỐNG CÓ Ư NGHĨA

 

(trích từ Chương 3, SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT B̀NH AN  - The Joy of Living - Dying in Peace,

Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Chân Huyền dịch)

 

 

Đại sư Gungthang thường dạy rằng: được làm người là một cơ duyên hăn hữu, có khi ta chỉ được làm kiếp người một lần duy nhất mà thôi. Dù chúng ta đă trải qua nhiều kiếp trước đây, ta vẫn chưa biết sống kiếp này sao cho xứng đáng. Hiện nay, chúng ta thật may mắn được sống khỏe mạnh từ thể chất tới tinh thần, lại được tu tập theo Phật pháp. Cuộc đời như vậy thật là độc nhất vô nhị. Giáo pháp của Bụt cũng thật đặc biệt. Khởi thủy là do Bụt Thích Ca Mâu Ni, rồi truyền xuống các vị đại sư người Ấn Độ, sau lan qua Tây Tạng (cùng nhiều xứ khác), và ngày nay truyền thống tu tập theo Phật giáo vẫn c̣n sống động khắp nơi. Tại xứ tuyết băng Tây Tạng, chúng tôi có đủ các truyền thống của đạo Phật. Đời này thật là thời điểm quan trọng để cho chúng ta cố gắng hết ḿnh, đem Phật pháp áp dụng cho chính ḿnh và cho tất cả chúng sanh. 

Dù mỗi người chúng ta đều được làm kiếp người quư báu, nhưng chúng thường hưởng đời mà không nhận biết được sự quư giá này. Hơn nữa, chúng ta cũng không nhận ra giới hạn của những cuộc sống khác trong đó ta không có duyên được học và quư trọng giáo pháp: Chim muông, thú vật là những loài sống bên chúng ta nhưng không có khả năng hiểu được đạo. Dù làm người nhưng nếu chúng ta sanh ra, không để tâm ǵ tới những lời giảng dạy của Phật, th́ cũng như loài vật ta không có hiểu biết. Nhiều người tuy có nghe giảng dạy, nhưng v́ lư do ǵ đó không thực tập th́ cũng không ích lợi ǵ mấy. Chúng ta thực là may mắn vô cùng, chúng ta đă không bị sanh ra trong thế giới sơ khai không có Phật pháp. Chúng ta cũng được tự do, không gặp nhiều trở ngại lớn lao, có được những điều kiện thuận lợi như vậy, ta nên nhận thức được tiềm năng và giá trị của hoàn cảnh ḿnh đang có. 

Ngay các nhà tiểu thương cũng biết rằng làm ăn phải có thời, đúng chỗ. Muốn bán thứ hàng trái mùa th́ chỉ thất bại mà thôi. Tương tự như thế, nhà nông biết về thời tiết đổi thay, họ biết khi nào phải trồng trọt ngay, dù cho có phải làm việc ngày đêm cũng rán làm cho kịp. Là người được tự do và có duyên may, ta phải nắm lấy cơ hội để tận dụng những thuận duyên này. Dĩ nhiên khi nói là chuyện tu tập rất quan trọng, tôi không có ư bắt mọi người ai cũng phải tu. Bó buộc người ta làm chuyện ǵ ngay cả chuyện tu học, cũng là điều không tốt. 

Sự thực tập quan trọng nhất trong đạo Phật là việc chuyển hóa tâm thức. V́ muốn chuyển hóa tâm nên chúng ta mới thiền quán. Thiền là phương tiện giúp ta làm quen với những h́nh thái tích cực của tâm ư. Trong cách thực tập này, ta cũng t́m cách chế ngự cái tâm nổi loạn và vô kỷ luật của ḿnh. Tâm ư cũng được gọi là ư thức (Mind) là thứ có thể huấn luyện được. Giống như khi ta tập luyện cho loài ngựa, lúc đầu nó là một con ngựa hoang khó điều phục, nhưng ta huấn luyện nó dần dần, nó sẽ nghe lệnh ta. 

Thời gian đầu tiên cũng vậy, khi tâm ư ta chưa quen tùng phục, nó thường có nhiều ư nghĩ bất thiện và ta khó kiểm soát được nó. Khi ta thiền quán và làm quen với những ǵ tốt lành, ta có thể huấn luyện và từ từ chuyển hóa tâm ư. Thiền quán là cách để ta hay đổi tâm ư, chuyển đổi nó thành ra tốt đẹp hơn. 

 

1.- CHUYỂN HÓA TÂM THỨC 

Khi ta suy ngẫm về giá trị của đời người, cùng có cơ hội hăn hữu ta đang được hưởng, ta sẽ thấy cần phải chuyển hóa tâm thức của ḿnh, và ta cũng mong tới được bờ giác nữa. Ta cần thiền quán để tập cho tâm ư quen với chủ đề ta quán tưởng, thí dụ quán Từ bi chẳng hạn. Như vậy ta sẽ chuyển hóa tâm ư của ḿnh. Thí dụ như mỗi khi nghĩ tới những đau khổ của chúng sanh, chúng ta nảy sinh tâm trách nhiệm, muốn giúp đở họ. Từ gần gụi, ta trở nên quen thuộc với những hành động tích cực. 

Khi ta gặp một người nào đó lần đầu tiên, ta không nhận biết được những thái độ, thói quen hay cảm xúc của họ. Nhưng khi quen với họ hơn, ta sẽ quen với những cách phản ứng của họ. Chơi với bạn tốt th́ ta sẽ nhiễm tính tốt. Ta cũng có thể giảm bớt được những thói xấu nhờ có bạn tốt, v́ ta cẩn thận không muốn làm ǵ phiền ḷng bạn. Trong tâm thức chúng ta có rất nhiều, không thểâ đếm xuể các loại tâm ư đặc biệt. Tâm ư có ba loại chính: một là trung tính, hai là có ích lợi (thiện) và ba là loại bất thiện. Ta cần phải làm quen với tâm sở thiện cũng giống như ta nên chơi với bạn tốt. Ta cần nuôi dưỡng những tâm sở tích cực, những thứ có lợi lạc cho ta. Giống như khi làm vườn, ta nên trồng hoa và những cây hữu dụng, nhưng ta cũng phải nhổ bỏ cỏ dại đi. 

Khi nói tới chuyện tạo những ǵ có giá trị tinh thần cho tâm, ta phải tự ḿnh cố gắng xử dụng ngay tâm trí ḿnh. Ta phải giảm thiểu những nhận thức bi quan tiêu cực và nuôi dưỡng tăng cường những ǵ tích cực. Trước hết, phải biết phân biệt những nhận thức tích cực với những ǵ tiêu cực có tính cách phá hoại. Ta phải nuôi dưỡng và phát triển những ǵ tốt đẹp. Với những tâm ư phiền năo như giận hờn, ghen tỵ, tranh đua, vướng mắc, ta cần t́m hiểu v́ sao chúng lại có hại, v́ đâu chúng khởi lên trong tâm thức ta để làm cho ta đau khổ, mất hạnh phúc? Hiểu được những trở ngại do chúng mang tới, ta có thể làm cho chúng nhỏ lại được. Ta không thể nói một cách giản dị rằng những nhận thức đó có hại v́ trong kinh điển dạy như thế. Ta phải tự quan sát ḿnh để thấy được chúng có hại ra sao. 

Thí dụ như khi ta nổi giận và biểu lộ cơn giận đó ra một cách mạnh mẽ dữ dằn, ta thường nói những lời khó chịu với người khác. Khi nổi điên lên, ta không c̣n sáng suốt phân biệt ǵ được. Mặt mũi ta xấu xí một cách khủng khiếp, thái độ bất an thấy rơ. Những gia đ́nh liên tục căi nhau có hạnh phúc hơn chăng? Những nơi người ta chống đối, tranh đấu với nhau liệu có ḥa b́nh không? Dĩ nhiên là không. Nếu bất ngờ ta có một người khách hay nóng giận, có lẽ ta không hoan hỷ tiếp đón họ. Nhưng nếu khách là một người vui tính, từ ái th́ ta sẽ mời ngồi chơi và rót trà ngay. Ta có thể dễ dàng nhận ra những tính giận hờn, ganh tỵ, háo thắng nơi người khác. 

Căn bản của tất cả những tính bất thiện nơi ta gồm ba thứ: tham, sân và háo thắng. Khi ta biết được những tai hại của các tâm ư này, ta có thể nhận ra được những dấu hiệu khi chúng sắp phát khởi. Nhận biết được như thế,ta có thể hướng dẫn tâm ư ḿnh về phía thiện. Thực tập theo cách này rất hiệu quả và có ích lợi. Khi nói về thiền, chúng ta thường nghĩ tới chuyện lên núi cao ngồi tĩnh lặng. Phật pháp thực ra là để chuyển hóa tâm thức, cách duy nhất để chuyển hóa là ta phải thiền quán và thực tập liên tục. Dù ở đâu, ta cũng có thể thực hiện được sự chuyển hóa này. 

Mỗi khi ta đạt tới một sự hiểu biết nào đó qua cái nh́n phân tích của thiền quán, ta nên chú tâm vào điều đó một thời gian. Kết hợp thiền quán phân tích với sự chú tâm vào một đối tượng có thể giúp ta chuyển hóa tâm ư ḿnh dần dần. Phương pháp này hữu hiệu hơn là tụng cả trăm lần bài kinh cầu nguyện. Theo phương pháp này, ta có thể làm cho cuộc đời quư giá có ư nghĩa. Thay v́ thực tập ngay, bạn lại hẹn sẽ làm vào ngày mai hay tháng sau hoặc năm tới bạn, sẽ không làm kịp. Nếu bạn nghĩ ḿnh chỉ có thể thực tập sau khi làm xong dự án này hay thu xếp xong công chuyện kia... thời gian tu tập sẽ không bao giờ tới. Ta biết rằng khi vướng vào chuyện đời, càng ngày ta càng có nhiều việc để làm hơn, giống như biển không bao giờ ngưng nổi sóng. Tốt hơn ta nên biết dừng lại và bắt đầu tu tập. 

 

2.- BẮT ĐẦU NGAY 

Khi tôi c̣n nhỏ, tôi chỉ phải học thuộc ḷng và tụng kinh. Tôi có nhiều ngày giờ nhưng không thích tu lắm. Khi tôi vào lứa tuổi hai mươi, tôi cố gắng hơn và có chút hiểu biết về chân lư, Niết bàn. Tôi hy vọng được tĩnh tu dài hạn chừng ba năm hoặc ba tháng, nhưng càng ngày tôi càng bận bịu không có th́ giờ. Hiện tại dù bận rộn, tôi vẫn thường tạo ra th́ giờ để tu tập. 

Dù là tăng ni đă thọ giới sống trong pḥng riêng, họ cũng luôn luôn có chuyện làm. Không bao giờ bạn có thể được tự do, ra khỏi tất cả các sinh hoạt. Vậy nên mỗi ngày bạn phải kiếm cho ra th́ giờ để tu học. Mỗi sáng bạn nên dạy sớm hơn để có thể thiền quán trong ṿng một hai tiếng đồng hồ. Nếu bạn bảo rằng khi hết việc bạn sẽ thực tập, có nghĩa là bạn không thực sự muốn tu học theo Phật pháp. Thầy Gangthung đă nói: "Nếu bạn muốn tu tập, đừng bao giờ để tới ngày mai hay ngày mốt mới bắt đầu". Phải bắt đầu ngay bữa nay, để tới một ngày nào đó có thể khi có th́ giờ th́ bạn đă chết mất rồi. Chết là chuyện chắc chắn, nhưng khi nào chết th́ không ai biết được, nó có thể tới bất kỳ lúc nào, nên ta không thể tŕ hoăn việc tu tập. 

Tu tập khi c̣n trẻ là chuyện quan trọng vô cùng, v́ khi đó thân tâm ta c̣n nhiều năng lực và tươi mát. B́nh thường khi già yếu người ta thường bị bệnh và trí nhớ suy giảm. Những người tu tập từ khi c̣n trẻ, lúc già thường cũng hoạt động nhanh nhẹn, tươi mát và trí tuệ minh mẫn. Khi tu tập lâu, quen với cách chuyển đổi tâm thức rồi, th́ lúc chết ta có thể đưa tâm ư ta vào việc thực tập thiền quán. Thực tập giỏi, bạn sẽ vui vẻ đón chào cái chết. Tu tập vừa vừa, bạn sẽ không sợ chết và dù tu tập kém, sẽ không có ǵ tiếc hận lúc ĺa đời. 

Bắt đầu, chúng ta tịnh hóa các hành nghiệp bằng cách nh́n nhận chúng một cách cởi mở. Thỉnh triệu mười phương chư Bụt và chư Bồ tát, chúng ta sám hối những nghiệp dữ đă phạm v́ vô ḿnh từ bao kiếp. Chúng ta xin nhận lỗi và sám hối. V́ sao ta lại sám hối tất cả các nghiệp xấu? V́ nếu không làm, các nghiệp này sẽ có khả năng chỉ huy ta khi cái chết tới. Vậy nên ta cầu tha lực, nương tựa vào đó để thoát khỏi những quả xấu các các nghiệp ḿnh đă gây. Ta phải nhận ra và tịnh hóa các nghiệp dĩ cho nhanh v́ cái chết không báo trước ngày nào sẽ tới. Nó không đợi cho ta làm xong mọi thứ như định, nó không chờ và cho phép ai sống thêm chỉ v́ người đó chưa thực hiện đủ thiện nghiệp. Dù khỏe mạnh hay đau yếu cũng không khác: cái chết không đợi ai bao giờ. Nó có thể lấy mạng ta khi ta chưa sẵn sàng. 

Cuộc đời qua mau và rất phù du. Ta sẽ phải bỏ lại tất cả của cải và thân quyến. Nếu không hiểu được vậy ta thường hay tạo nghiệp dữ của thân, khẩu, ư đối với những người thân hay sơ. Dù họ có thân t́nh hay không, tất cả rồi sẽ biến đi. Bạn cũng chết. Hơn nữa, chúng ta dù đă tạo nhiều nghiệp xấu hay tốt với họ rồi ta cũng sẽ ra đi. Bạn, thù, bà con, của cải tất cả đều tạm bợ, vô thường và sẽ biến đi hết. Sẽ tới lúc chúng ta không thể nào nh́n thấy hay nghe được tiếng họ nữa. Ta chỉ c̣n thấy họ trong trí nhớ. Ta sẽ thấy mọi chuyện như một giấc mơ. Tất cả đều là hiện tượng và môi trường mà ta đă sống đều chỉ là những kư ức mờ nhạt. 

 

3.- THIỆN NGHIỆP VÀ ÁC NGHIỆP 

Tuy nhiên những nghiệp dữ mà ta đă tích lũy sẽ c̣n đó, dù cho thù và bạn ta đă biến đi, những nghiệp dĩ sai trái đă gây ra sẽ c̣n vướng bận trong tâm ta, làm cho ta phiền năo, nếu ta không t́m cách tịnh hóa và tẩy bỏ chúng. V́ không hiểu được bản chất phù du của ḿnh, chúng ta không biết rằng ḿnh chỉ c̣n sống một thời gian ngắn nữa thôi, nên chúng ta bị tham, sân, si hướng dẫn gây nên bao ác nghiệp. Chúng ta lănh đạm với chúng sanh, quyến luyến bạn bè và hờn giận ganh ghét kẻ thù. Ta tích lũy những nghiệp dĩ như vậy từ lâu đời, trong khi đó cuộc đời ta cứ ngắn dần. Ngày không chờ và đêm cũng không đợi. Từng phút từng giây thời gian trôi qua và cuộc đời ta cứ thu ngắn lại. Đời người tiến tới chung cuộc một cách chắc chắn, không thể thay đổi được. 

Cuối cùng ta chỉ có thể nương tựa vào những nghiệp thiện ta đă làm. Nếu bạn sống có đạo đức, nếu đă thực tập mười điều thiện, phát triển ḷng từ bi tâm bạn có thể có những năng lực mạnh mẽ của thiện nghiệp, th́ đó là những thứ duy nhất giúp được bạn khi cuộc đời chấm dứt. Không ai và không có cái ǵ khác giúp bạn nữa. Lúc đó tâm bạn không c̣n chỗ ẩn náu, và bạn có thể thấy ḿnh đă không tạo nhiều nghiệp thiện. Bạn sẽ than thở: "Chỉ v́ vô minh, không hiểu biết về t́nh trạng dễ sợ lúc này, lại bị lôi cuốn vào ṿng dục lạc của những thú vui nhất thời mà tôi đă tạo nên nhiều nghiệp dữ trong cuộc đời phù du. Tôi đă lăng phí th́ giờ vào những hoạt động vô nghĩa". 

Nơi nương tựa đích thật chính là Phật pháp. Chúng ta cũng quy y với Phật và các vị Bồ tát, nhưng theo trong kinh đă dạy chư Bụt không tẩy sạch được nghiệp ác cho chúng sanh bằng cách dùng tay gở bỏ chúng đi. Chư Bụt cũng không thể hoán chuyển trí tuệ của các ngài vào tâm ư chúng ta được. Chúng sanh chỉ được giải thoát khi thấy được chân lư. Chúng ta phải nương tựa vào pháp là thứ thật sự bảo vệ ta... 

Như vậy, nghĩa là ta phải nương vào sự thực tập Phật pháp. Khi ta bị một chứng bệnh thông thường, ta cũng phải nghe lời y sĩ. Vậy th́ khi đau khổ v́ trăm ngàn phiền năo trong tâm thức, ta nương vào pháp nghĩa là phải nghe lời dạy của đức Thế Tôn, ngài vốn được coi là một lương y. Không có thuốc nào chữa khổ đau tận gốc rễ ngoài lời giảng của Bụt. 

Trong thế kỷ này, hai trận thế chiến I và II đă giết hại nhiều người. Một tập thể đông đảo (khoảng 6 triệu) người Do Thái đă bị Đức Quốc Xả giết hại. Nhiều triệu người chết trong thời Stalin, thời Mao. Nguyên nhân v́ tâm thần những người cầm quyền đó bị nhiễu loạn. Khi chúng ta không biết cách kềm chế những rối loạn trong tâm thức, th́ chúng sẽ tự tung tự tác, kết quả có thể là những tàn phá khủng khiếp. Chúng ta có thể nói rằng một người điên loạn cũng có khả năng hủy diệt cả nhân loại rồi. Tất cả những rắc rối khổ đau, phiền trược của loài người trên thế giới này đều v́ những trạng thái tâm thần bất an, nhiễu loạn. 

Tất cả những tính thiện, hạnh phúc đều do ư muốn làm việc có ích lợi giúp người khác (lợi tha), dù cho các công tŕnh đó thuộc về thế tục hay trong chiều hướng tâm linh. Dù cho ta không theo một tôn giáo nào, tất cả chúng ta ai cũng cần có tấm ḷng thiện. Như vậy ta sẽ thực chứng được ḥa b́nh và an lạc. Khi có người cười với ḿnh, có phải ta sung sướng hơn chăng? Khi người ta nhăn nhó hay cằn nhằn ḿnh, ta cũng khó chịu chứ? Chúng ta là loài sinh vật sống thành xă hội, nguyên tắc căn bản của đời sống là sự hợp tác và sự tương quan mật thiết với nhau. Tinh thần hợp tác được xây dựng trên ḷng từ ái đối với nhau. Nếu chúng ta có ḷng từ ái, th́ chúng ta sẽ có hạnh phúc trong gia đ́nh, với hàng xóm và cộng đồng ḿnh đang sống. 

Ngược lại nếu ta cứ âm mưu chống đối giận dữ nhau, ta sẽ có thể rất giàu sang nhưng không có hạnh phúc. Trong những chế độ độc tài, có những kẻ làm gián điệp theo dơi mọi hành động trong cộng đồng, ngay cả trong gia đ́nh họ nữa. Kết quả là không c̣n ai tin được ai, lúc nào cũng nghi ngờ mọi chuyện. Một khi chúng ta không c̣n tin tưởng, và không biết quư trọng ḷng thành thực của ai khác th́ làm sao ta sống hạnh phúc được? Ta sẽ phải sống trong một xă hội đầy sợ hăi, nghi ngờ và ta sẽ giống như một con quạ, sợ cái bóng của chính nó. 

Vậy nên có tâm ư muốn tạo phúc lạc cho người khác, cho chúng sanh là điều kiện thiết yếu cho một cuộc đời an lạc Ngày nay, tại các nước đă phát triển, có nhiều tiến bộ về kỹ thuật và vật chất. Nhưng v́ con người thiếu b́nh an nội tại và ḷng từ bi trong thâm tâm, các quốc gia này đang phải đối diện với khá nhiều vấn đề. Nếu nghĩ rằng chỉ có tiền là đủ đem lại hài ḷng và hạnh phúc th́ thật quá lầm lẫn. Ḷng vị tha chắc chắn là một điều kiện đáng kể. 

Do sự tiến bộ về kỹ thuật tiềm năng phá hoại của chiến tranh hiện đại lớn không thể tưởng tượng. Dĩ nhiên chúng ta sẽ cho rằng đôi khi phải cần tới chiến tranh để xây dựng ḥa b́nh. Nhưng làm sao ta có ḥa b́nh lâu dài căn cứ nơi chiến tranh, hận thù và bắn giết kẻ khác? Sự hợp tác thực thụ, ḥa b́nh và phúc lạc lâu bền chỉ có thể xây dựng trên tinh thần từ bi bác ái. Khi nào đi ra nước ngoài giảng pháp, tôi cũng nhấn mạnh rằng ḷng từ ái thương người rất là quan trọng. Trong kinh điển đạo Phật điểm chính yếu là phải biết nuôi dưỡng ḷng vị tha. Đó là ḷng mong mỏi phát triển Phật tánh để cứu khổ cho mọi loài.