THÍCH ĐỒNG TRUNG

 

 

 

Thế Danh: Đặng Ngọc Liêm. Pháp Danh: Thích Đồng Trung; pháp Hiệu: Nhất Quán. Bút Hiệu: Nhất Quán. Ngoài ra c̣n có các bút hiệu thường dùng khác là: Trúc Giao,  Bạch Y Thư Sinh, Thông Trí, Hoàng Huân.

Phẩm vị:  Thượng Tọa. Thuộc ḍng Lâm Tế Chánh Tôn, đời thứ 42.

Chánh quán: Quận Hàm Thuận, Tỉnh B́nh Thuận. Thân Phụ: Đặng Ca; thân Mẫu: Nguyễn Thị Đề, pháp danh Diệu Liên.

Thọ Giáo: Tu với ông ngoại là Hoà Thượng Thích Tường Ninh từ thuở nhỏ. Sau khi ông ngoại viên tịch thọ giáo với tổ khai sơn Chùa Pháp Hội, Đại Sư Đại Lăo Ḥa Thượng Thích Hưng Từ.

Giới Pháp: Thọ Sa Di Thập Giới năm 1968. Thọ giới lớn và giới Bồ Tát năm 1977.

 

Thế Học:

- Học hết chương tŕnh Trung Học Phổ Thông Ban Toán.

- Vượt biên đến Úc Châu năm 1978 (có thể là tăng sĩ đầu tiên đến Úc?), và định cư tại Hoa Kỳ tháng 02 năm 1979.

- Tốt nghiệp Cử Nhân Phật Học năm 1981 tại University Of Oriental Studies.

- Tốt nghiệp Tiến Sĩ Triết Học Phật Giáo năm 1984 tại University Of Oriental Studies.

- Tốt nghiệp Bác Sĩ Y Khoa năm 1990 tại Northern University, School Of Medicine.

 

Việc Làm:

- Giáo Thọ của Phật Học Viện Quốc Tế từ năm 1980-1983.

- Trụ Tŕ kiêm giảng sư Chùa Linh Sơn Grand Rapid, Michigan từ 1993-1995.

- Chánh Đại Diện đầu tiên của Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Trúc Lâm, Chùa Trúc Lâm, thành phố Chicago, tiểu bang Illinois từ 1993-1995.

- Cố Vấn Giáo Hạnh Ban Hướng Dẫn GĐPT Miền Thiện Minh từ 1996.

- Khai sáng Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Tại Vùng Tây Bắc, Chùa Dược Sư tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington State tháng 04 năm 1996.

- Cố Vấn Giáo Hạnh GĐPT Dược Sư & Liễu Quán từ năm 1997.

- Phụ tá Tổng Thư Kư Tập San Phật Học Viện Quốc Tế từ 1980-1983.

- Chủ nhiệm kiêm chủ bút Tập San Linh Sơn từ năm 1993-1995.

- Chủ nhiệm kiêm chủ bút Tập San Dược Sư từ năm 1996.

- Chủ nhiệm kiêm chủ bút trang nhà duocsu.org

 

Sáng Tác:

- Trường Ca Biển Thái (thơ), PHVQT xuất bản 1981.

- Phương Trời Viễn Xứ (thơ) TTVHPGVNTHK, Chùa Huệ Quang xuất bản 1985.

- Gặp Nhau Mùa Sen Nở (truyện) TTVHPGVNTHK Chùa Huệ Quang xuất bản 1985.

- Lược Luận Câu Xá Luận (tiểu luận) TTVHPGVNTHK Chùa Huệ Quang xuất bản 1985

- Nghi Thức Tụng Niệm Hằng Ngày (biên soạn) Chùa Dược Sư xuất bản 2004.

 

Cộng Tác:

- Tập San Linh Sơn

- Tập San Đường Sáng

- Tập San Dược Sư.

- Một số Tập San Phật Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại.

 

 

a

 

 

 

XUÂN THA HƯƠNG

 

Hôm nay tôi lại tiếp biên thơ

Gởi trọn niềm đau trong khói mờ

Thương nhớ Mẹ hiền dăm bạn cũ

Sự đời nay đă dệt thành thơ.

 

Rồi đây trong những buổi hoàng hôn

Tiếng súng xa xa mài vọng dồn

Từng tiếng chuông chùa thưa thớt ấy

Có c̣n âm hưởng khắp nẻo thôn?

 

Vạn dặm đường đi tôi măi xa

T́m đâu cho thấy bóng me già

Trăm vạn đường đời chua xót quá

Phương trời con mẹ cứ bôn ba.

 

Phải biết Đông tàn lại đến Xuân

Pháo thay tiếng súng nổ tưng bừng

Con về với mẹ trăm hoa nở

Dưới mái nhà xưa nắng ấm Xuân.

 

 

 

NHỚ MẸ

 

Mẹ đă đi rồi con biết sao!

Bóng h́nh của mẹ những năm nào

Thân thương, tŕu mến, ôi ngọt quá

Đời nói như đường, nhưng ngọt hơn.

                        

Mẹ hởi bây giờ mẹ ở đâu?

Đêm nay trăng khuyết rụng xuống cầu

Trong tâm con thấy chua xót quá

Mẹ biết là con nhớ mẹ không?

 

Mẹ hỡi, mẹ ơi!

Bây giờ mẹ ở đâu?

Thiên Cung, Đao Lợi, hay Cực Lạc?

Đâu Suất Đà Thiên, hay Đông Phương?

 

Con đă biết rồi mẹ ở đâu!

Trong tâm con cũng hết đau sầu

Nhưng con, con muốn nơi trần thế

Mẹ vẫn măi là mẹ của con.

 

 

 

T̀NH QUÊ

 

Tay bưng dĩa muối chấm gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau

Xin thương cho đến ngàn sau

Hăy thương cho đến bạt đầu th́ thôi.

 

Cho dầu cảnh có đổi ngôi

Qua bao thế sự cảnh đời lầm than

Th́ xin nhớ cảnh cơ hàn

Ngày xưa nhà ở dựa hàng tre xanh.

 

Có con sông nhỏ uốn quanh

Hằng đêm có cảnh trăng rằm đồng quê

Nhớ nhau xin hăy cứ về

Thương nhau xin nhớ lời thề ngày xưa.

 

Quê ḿnh nắng gắt mưa thưa

Nhưng thương ta vẫn thấy vừa ḷng nhau

Nhớ khi sương xuống mưa mau

Những khi d́u dắt qua cầu thời gian.

 

Mặc đời cảnh ngộ trái ngang

Th́ ta vẫn nhớ xóm làng quê xưa

Nhớ nhau khi đó khi đưa

Yêu nhau th́ hăy cho vừa ḷng nhau.

 

Đừng v́ danh lợi quên mau

Quên cả lối sỏi nghèo nàn đường quê

Ngày đi có hẹn lời thề

Ngày về xin hăy mang về tặng nhau.

 

Nụ cười xưa đẹp ngàn sau

Ngàn đời e ấp nhớ nhau mặt mừng

Tay bưng dĩa muối chấm gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau.

 

 

oOo

 

 

ĐƯỜNG VỀ NẺO GIÁC

 

 

Tôi đang thay bông, phủi bụi trên bàn điện Phật, chợt nghe tiếng gọi của chú Trúc Tuệ:

- Cô Vân, Hoà Thượng trụ tŕ gọi cô.

Tôi giật ḿnh quay lại:

- Chú Trúc Tuệ, chú làm tôi hết hồn. A, mà chú, thầy gọi tôi có chuyện ǵ vậy ?

- Thưa, tôi không được rơ lắm. Cô cứ lên gặp thầy mọi sự sẽ rơ ràng ngay.

- Được rồi chú làm eo với tôi, rồi coi chú có năn nỉ tôi để nghe chuyện này không cho biết. Chuyện này có liên quan tới chú, và quan trọng lắm đó!

Nghe tôi nói thế, chú Trúc Tuệ đệ tử cưng của Ḥa Thượng trụ tŕ, và cũng là thị giả thường gần gũi hầu hạ ngài, chợt ṭ ṃ hỏi:

- Cô nói chuyện ǵ có liên quan đến tôi. Thiệt hả, quan trọng lắm hả? Cô nói đi, nói cho tôi nghe đi!

- Thiệt hay không th́ chuyện đó cũng đă chắc chắn lắm rồi, c̣n quan trọng không th́ chuyện đó đến đó chú sẽ biết. Hỏi tôi, tôi cũng không được rơ lắm.

Nghe tôi nói thế, chú Trúc Tuệ biềt tôi làm eo để trả thù, chú liền giả lă:

- Cô Vân, thật t́nh tôi không biết thầy gọi cô để làm ǵ. Tôi không biết th́ nói không biết, chứ tôi không biết mà cứ nói bừa rồi cô cho tôi là người vọng ngữ sao? Cô tưởng tôi làm eo thành ra cô làm eo để trả thù tôi phải không?

Đến đây chú Trúc Tuệ chợt cao hứng:

- Cô Vân, cô có biết không? Đức Phật Ngài dạy: Oán thù không bao giờ xóa được oán thù, chỉ có t́nh thương mới xóa được oán thù. Đức Phật Ngài dạy vậy, thầy thường nhắc tới nhắc lui để nhớ, bộ cô không nhớ sao?

- Thấy bộ điệu chú Trúc Tuệ làm mặt nghiêm cho ra vẻ người lớn, trên khuôn mặt non choẹt tôi không nhịn được bật tiếng cười khúc khích:

- Vâng, bạch đại đức con nhớ rồi.

Nghe tôi đùa nghịch, chú Trúc Tuệ không hiểu ư, chú hoảng hốt:

- Ư không được, cô gọi vậy tôi tổn phước lắm đó. Hơn nữa thầy nghe được thầy sẽ rầy đó.

Biết chú Trúc Tuệ thật thà, tôi cũng phụ họa theo:

- Chú có lư, tôi không đùa nữa đâu.

Hai người vừa nói, vừa đi ra khỏi dăy hành lang dài của chánh điện. Và kế đó là trên đường lót sỏi trắng dẫn vào tịnh thất của Ḥa Thượng Trụ Tŕ. Đi đến đây tôi nhớ lại thời gian mấy tháng trước, lần đầu tiên tôi đến Ngọc Ấn Ṭng Lâm theo sự giới thiệu của nhà sư hành khất. Lần đó tôi c̣n nhớ rất rơ là Ḥa Thượng đặc biệt tiếp tôi tại tịnh thất của Ngài, và tôi được chú Giác Tuệ mời tôi dùng chén trà sen thơm phứt. Cũng chính v́ vậy mà tôi có dịp làm quen với chú Trúc Tuệ. Sau đó được Hoà Thượng chấp nhận cho ở lại chùa tập sự để sửa soạn xuống tóc xuất gia tu tập. Từ đó đến nay cũng gần sáu tháng tôi chưa có dịp gặp ngài trở lại. Bởi v́ tất cả mọi Phật sự  trong chùa th́ có Thầy Quảng Chúng, Thầy Sự, Thầy Tri Khách thay nhau để giải quyết. Cho nên việc gặp Ḥa Thượng trụ tŕ cũng hơi khó, hơn nữa ngài cũng bận lo công tác phiên dịch kinh điển cho nên th́ giờ ngài cũng hơi eo hẹp. Đây là lần thứ hai tôi trở lại tịnh thất của ngài. Cảnh trí vẫn đẹp, vẫn tươi thắm như xưa.

Tôi đang miên man thả hồn theo ư tưởng... Chợt chú Trúc Tuệ lên tiếng:

- Cô Vân, cô nói ǵ có liên quan đến tôi?

- Nữa chú nữa, tôi đă nói rồi tôi không biết mà?

Tính trẻ con, khi nghe chuyện ǵ mà có liên quan tới ḿnh là phải biết cho bằng được. Chú Trúc Tuệ mặc dù đi tu nhưng cũng chưa thoát ra ngoài thông lệ đó, chú năn nỉ:

- Chuyện ǵ vậy cô, nói một chút nghe đi.

Biết không dấu được chú, tôi mắng yêu:

- Gớm cái chú này. Thôi được, tôi sẽ kể cho chú nghe.

Chú Trúc Tuệ mừng rỡ.

- Nói đi, nói lẹ đi cô.

- Nghe thầy Quảng Chúng bàn tính với Thầy Sự, Thầy Tri Khách, là theo ư của Ḥa Thượng trụ tŕ, th́ hiện nay Phật Giáo tại Hoa Kỳ cần phát triển và mở rộng Phật Pháp trong xă hội mới. Cho nên tăng ni ở đây ai cũng phải đi học, nhất là Anh ngữ và Hoa ngữ, bởi v́ Ḥa Thượng trụ tŕ cho rằng đây là hai ngôn ngữ chính có thể xử dụng để mở mang hoạt động, hoằng pháp lợi sanh, tạo sự xă giao với Phật Giáo Trung Quốc, Đại Hàn, v.v... Ḥa Thượng có ư định đó là bởi v́ từ trước đến nay có thể nói rằng: Có rất nhiều đoàn thể Phật Giáo du nhập vào Mỹ, nhất là Phật Giáo Trung Quốc, và Phật Giáo Nhật Bản, đă du nhập vào Mỹ hơn cả trăm năm nay, nhưng v́ du nhập vào Hoa Kỳ bằng con đường trí thức cho nên người Mỹ họ chỉ biết t́m hiểu về phương diện học thuật nghiên cứu mà chưa có dịp đi sâu vào phương diện thực hành. Hơn nữa, v́ trở ngại ngôn ngữ cho nên phần lớn các giáo phái Phật Giáo có mặt tại Hoa Kỳ đều rơi vào cái vỏ cứng của màu da, ngôn ngữ. Nghe nói Ḥa Thượng trụ tŕ mới đi dự đại hội về, trong đó có nhiều đại biểu Phật Giáo các nước, và tất cả đều quyết định phải mở rộng phạm vi sinh hoạt. Có nghĩa là mở rộng chương tŕnh tu học khích lệ tăng ni cần phải học thêm ngoại ngữ để đáp ứng cả hai phương diện. Một là chúng ta có thể giới thiệu những nét đặc thù của Phật Giáo Việt Nam cho người Tây Phương. Hai là chúng ta có đủ tiêu chuẩn để hướng dẫn con em Việt Nam sinh và trưởng thành tại Mỹ quên tiếng Việt, điều thiết yếu là chúng ta phải xử dụng cả hai ngôn ngữ để hướng dẫn, mà Anh ngữ và Hoa ngữ chính được chú trọng. Chú và một số tăng ni được Ḥa Thượng trụ tŕ chú ư sẽ gởi ra ngoài để đi học. 

Từ trước tới trước tới giờ chú Trúc Tuệ lắng tai chăm chú nghe tôi "thuyết giảng". Cuối cùng chú mới vỡ lẽ, nhưng lại cố trêu chọc:

- À tưởng chuyện ǵ, chứ chuyện đó, mà cô làm ra vẻ bí mật quá.

- Ừ, th́ chú nghe tôi nói rồi thành ra nó không c̣n bí mật nữa. Chú c̣n... Nói đến đây, tôi định đưa tay nhéo lỗ tai của chú Giác Tuệ, nhưng nh́n lên chợt phát giác ḿnh đă đến trước cửa tịnh thất của Ḥa Thượng. Chú Trúc Tuệ biết thế, vội nhảy chồm về phía trước, tay gơ cửa tay che miệng lộ vẻ cười tinh nghịch.

Tiếng Ḥa Thượng trụ tŕ từ trong vọng ra:

- Cửa đă mở, vào đi.

Gặp lại Ḥa Thượng tôi vội vă qú đảnh lễ dưới chân ngài. Chắp tay chú nguyện, chờ tôi lạy một lạy xong, Ḥa Thượng ôn tồn bảo :

- Thôi con, một lạy đủ rồi.

Chỉ chiếc ghế con bên cạnh, ngài nói tiếp:

- Ngồi đi con.

Tôi chắp tay lễ phép:

- Ḥa Thượng cho phép con ngồi.

Chờ tôi ngồi xong ngài hỏi:

- Vân con, con đến đây được bao lâu rồi?

- Dạ, bạch Ḥa Thượng, con đến đây gần sáu tháng.

- Con thấy không khí cũng như lối sinh hoạt ở đây ra sao?

- Bạch thầy, không khí ở đây thanh tịnh lắm. Lối sinh hoạt ở đây đượm màu thiền vị. Sống ở đây không bon chen như cuộc sống trần tục. Con thấy thoải mái và có cảm giác cuộc đời phiền năo của con như được thay thế bằng lẽ sống từ bi và giải thoát.

Nghe tôi nói thế ngài khe khẽ gật đầu và nói:

- Con nói như vậy có nghĩa là việc thức khuya dậy sớm, sáng kệ tối kinh không làm cho con buồn nản chứ?

Tôi trả lời không do dự:

- Bạch thầy, những điều đó đă không làm cho con buồn nản, trái lại c̣n giúp con hiểu thêm, và giúp con thoát khỏi những phiền lụy ưu tư của kiếp người ...

Ngài khẽ gật đầu và hỏi tiếp:

- Kinh kệ, hôm nay con học được tới đâu rồi?

- Bạch thầy, con đă học thuộc xong hai đường công phu sáng và chiều, cúng ngọ, Tỳ Ni Nhật Dụng, Luật Sa Di, và oai nghi v.v...

- Con giỏi lắm đó, mới mấy tháng mà đă thuộc xong Lăng Nghiêm th́ không phải tệ đâu; vậy ư định xuất gia của con có ǵ thay đổi không?

- Bạch thầy, dạ không, con đang cần nghe sự dạy bảo của thầy.

- Nếu con c̣n có ư định xuất gia th́ thầy sẽ cho xuống tóc vào dịp rằm tháng bảy tới. Con thấy thế nào?

- Bạch thầy, con được sự giới thiệu của nhà sư hành khất đến đây chỉ có mục đích xuất gia tu học, hôm nay thầy đă hứa khả cho con măn nguyện như vậy, th́ c̣n ǵ sung sướng cho bằng. Ân đức tế độ của thầy con luôn luôn ghi nhớ trên bước đường tu tập đạo giải thoát.

- Thôi, con đừng nói vậy. Đó là thói thường của nhân thế, chúng ta là con của Phật, chúng ta phải khác ở điểm này. Thầy muốn con lúc nào cũng giữ tâm niệm tu học cầu tiến là được rồi. Từ đây tới rằm tháng bảy c̣n vào khoảng hai mươi ngày nữa, vậy ngay từ bây giờ con chuẩn bị ít bộ quần áo vạt ḥ. Đồng thời con cũng coi thầy Quảng Chúng, thầy Tri Khách cần con giúp đỡ ǵ th́ con ráng tiếp tay với qúi thầy để cho ngày lễ thêm phần chu đáo nghe con.

Tôi kính cẩn đáp:

- Dạ. Con kính vâng lời.

Từ giă Ḥa Thượng trụ tŕ, tôi trở lại công việc nhiên đăng trên chánh điện. Trong tối hôm nay bỗng dưng có hơi khác lạ. Cảm giác khoan khoái nhẹ nhàng ẩn hiện trong tôi, tôi có cảm giác như tôi đă trở thành một con người mới. Con người phong sương phiền năo của ba mươi năm về trước h́nh như đă tan biến, lẩn trốn ra xa khi nghe lời hứa khả của Ḥa Thượng trụ tŕ:

- Con sẽ được xuống tóc xuất gia vào ngày rằm tháng Bảy tới.

Gần tới ngày rằm tháng Bảy, trong chùa rộn rịp chư thiện tín lui tới tấp nập. Hơn bao giờ hết, tôi cũng cảm thấy nao nao trong tâm tư hơn, dĩ nhiên là tôi vui vẻ v́ tôi sắp được xuất gia, sắp được từ bỏ con người cũ để trở thành con người mới, một người đang tập sự đi vào con đường Chân Thiện Mỹ, và sự mong ước đă đến.

Sáng tinh sương ngày mười lăm tháng Bảy, Phật lịch 2529. Trên đỉnh Thiên Sơn, Ngôi Ngọc Ấn Ṭng Lâm như có một sức sống tràn ngập cả núi đồi và một sức huyền diệu mênh mông khắp cỏ cây đồng nội. Nhiệm vụ của tôi hôm nay là thay bông trái và tắm Đức Quan Âm lộ thiên. Từ dưới nh́n lên Đức Quan Âm ngự tŕ trên núi Phổ Đà Sơn giả, chiếc bàn con, lư nhang nhỏ, cặp chưng đèn, b́nh bông, đĩa quả vẫn ở vị trí cũ như ngày nào, nhưng lại có vẻ tươi thắm hơn.

Chiếc cầu nhỏ leo lên núi Phổ Đà Sơn giả bắc ngang hồ sen, hôm nay như cũng có một sự thay đổi, tươi hẳn lên. Không biết có phải nhờ vào bông sen, bông súng dưới hồ thi nhau đua nở và đă điểm tô cho cảnh sắc hôm nay tươi đẹp? Hay hôm nay là ngày xuất gia của tôi mà cảnh vật chung quanh tôi tự nhiên vui tươi?

Bao sái trên đài Quán Âm Lộ Thiên, lâu lâu nh́n xuống dọc theo con suối thiên nhiên chảy dài từ trên núi uốn ḿnh ra xa là con đường lát sỏi dẫn lên đỉnh Thiên Sơn, Ngọc Ấn Ṭng Lâm. Trời lúc này chưa sáng hẳn, tuy vậy cũng có khách thập phương, nhóm năm, nhóm ba lũ lượt đi lễ chùa. Đoàn người tiếp tục vượt đường đồi, xuyên qua rừng tùng, rừng trúc, đang c̣n tràn ngập sương mai, để tiến vào đại điện. Dáng người đi chập chùng trong sương, dưới ánh nắng ban mai tạo thành sự ẩn hiện trong đồi núi thành một bức tranh thủy mạc vô cùng ngoạn mục.

Xong nhiệm vụ, tôi trở về chánh điện để phụ giúp chú Trúc Tuệ lo sửa soạn trên điện Phật.

Và buổi lễ chính thức của ngày Đại Lễ Vu Lan 2529 đă bắt đầu. Ba hồi chuông trống bát nhă cung đón chư tăng đăng lâm chính điện. Sau phần giới thiệu thành phần tham dự, mở đầu buổi lễ là diễn văn khai mạc của đại đức Trị Sự kiêm trưởng ban tổ chức, kế đó là buổi thuyết pháp về ư nghĩa của ngày đại lễ Vu Lan do đại đức Giảng Sư đảm trách. Sau phần thuyết pháp là phần nghi lễ chính thức, và cuối cùng là thọ trai. Trong lúc chư phật tử gần xa đang vui vẻ dùng cơm chay thân mật tại giảng đường, th́ trên điện Phật buổi lễ xuất gia của tôi cũng bắt đầu long trọng cử hành.

Trong lúc chư đại tăng niệm hương chứng minh dâng lên cúng Phật, quỳ trước điện Phật, mắt nh́n lên Đức Từ Phụ, tôi cũng th́ thầm khấn nguyện:

- Kính lạy thập phương Phật, Pháp, Tăng Bảo thùy từ gia hộ cho con, để con đủ nghị lực tiến tu trên đường đạo hạnh giải thoát, để con tṛn ước nguyện tự cứu ḿnh và độ đời, để tất cả cùng thành Phật đạo.

Sau phần niệm hương chứng minh là phần nghi lễ truyền trao tam quy ngũ giới. Nh́n lên Ḥa Thượng trụ tŕ, thầy tuyên luật sư, thầy điễn lễ, sao thấy oai nghiêm chi lạ. Trong tôi nảy lên một niềm tôn kính vô biên. Chợt thanh âm hiền ḥa nhưng nghiêm nghị của Hoà Thượng trụ tŕ mở đầu cho buổi lễ:

- Vân con, bây giờ đây, là giờ phút quan trọng để con lựa chọn. Con có thể từ bỏ cuộc sống thế tục, để noi theo chân chư Phật, chư tổ trên đường đạo hạnh, hoằng pháp lợi sanh hay không, tất cả đều do tâm ư của con quyết định. Vậy con phải có thái độ dứt khoát trước khi thầy cử hành lễ chính thức để truyền trao tam quy và năm giới xuất gia cho con.

- Kính bạch Hoà Thượng, kính bạch chư đại tăng. Cho tới giờ phút giây này, trong tâm tư của con lúc nào cũng cầu mong lên Hoà Thượng và chư đại tăng thùy từ thương xót hướng dẫn con trên đường về nẻo giác, đó là một tâm niệm duy nhất của con và măi măi không bao giờ thay đổi.

A Di Đà Phật thật là quư hóa quá.

Sau phần Kệ Khai Luật Tạng, là lời khai đạo của Hoà Thượng trụ tŕ. Với giọng hiền ḥa nghiêm nghị, Ḥa Thượng trụ tŕ tiếp:

- Nầy chư thiện nam tín nử! Quư vị hăy lắng nghe cho kỹ: Bể khổ không bờ, nếu không có thuyền từ Bát Nhă th́ không vượt lên bờ giải thoát được. Người muốn chứng Vô Thượng Bồ Đề, cần phải lănh thọ giới Pháp. Tất cả muôn công đức lành đều lấy giới làm nền tảng. Không những chư Phật nhân giới đây mà thành bậc Chánh giác, Đại Thừa, Tiểu Thừa cũng đều phải giữ giới Pháp. Tại gia xuất gia cũng đều thọ giới. Giới như chiếc thuyền bè đưa người qua bể khổ, giới như mặt đất bằng muôn vật đều từ đấy mà phát sanh, giới như ngọn đèn sáng chiếu phá tất cả các chỗ tối tăm, giới là con đường tắt đưa đến cỏi Nhân Thiên, là cửa ngơ vào cảnh Niết Bàn. Cho nên trong Kinh có nói: Nếu có chúng sanh nào muốn dức trừ các khổ, hưởng sự vui vô thượng Niết Bàn th́ phải thọ Tam Quy, tŕ Năm Giới, phát tâm xuất gia. Người nào làm được như vậy, th́ ở đời vị lai sẽ chứng quả vị Bồ Đề.

Sau phần khai đạo là Sám Hối trước khi quy y Tam Bảo, vẫn giọng nói hiền ḥa, Ḥa Thượng Trụ Tŕ dạy tiếp:

- Vừa rồi con đă sám hối, thân tâm được thanh tịnh, bây giờ đây là giây phút quy y Tam Bảo. Trước khi quy y con cần phải biết rơ Quy Y là ǵ con hăy lắng nghe cho kỹ ư nghĩa của Tam Bảo.

- Mô Phật.

- Quy Y nói cho đủ là Quy Y Tam Bảo. Chữ Quy có nghĩa là quay trở về, trở về nương tựa với Phật Pháp Tăng. Nương tựa với Phật là một đấng từ bi b́nh đẳng. Nương với Pháp là một phương pháp giải khổ. Nương tựa với Tăng là bậc đại trí hoằng Pháp Lợi sanh.

Định nghĩa về Tam Bảo xong, Ngài giảng tiếp:

- Thế nào gọi là Phật? chữ Phật tiếng Anh gọi là Buddha, Tàu dịch là Phật Đà, nói tắt là Phật, dịch nghĩa là Giác Giả, là một đấng đă giác ngộ hoàn toàn, toàn năng, toàn trí, toàn Đức. Phật là ông cha lành của chúng sanh, vị đạo sư của mười phương thế giới. Phật là một bảo hiệu chung cho tất cả những bậc tu hành đă giác ngộ. Bây giờ th́ con đă hiểu rơ cái ư nghĩa Phật rồi. Con phải cố gắng mà ghi nhớ.

- Mô Phật.

Chờ cho tiếng chuông ngân nga trong bảo điện chấm dứt, ngài chậm răi giảng tiếp.

- Pháp có nghĩa là muôn Pháp, chính là những lời Đức Phật dạy. Đơn cử một vài Pháp như: Quán Sát Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Bát Chánh Đạo, v.v... Nếu tất cả mọi người ai cũng y theo giáo Pháp mà tu hành, th́ quyết định sẽ thoát ly sinh tử, chứng thành quả Phật. Cho nên trong kinh có nói rằng: Pháp là mẹ sinh ra chư Phật. Giờ đây con đă hiểu rơ chữ Pháp, con phải gắng mà ghi nhớ.

- Mô Phật.

Vẫn giọng nói hiền ḥa nghiêm nghị, ngài giảng tiếp:

- Chữ Tăng, nói cho đủ là Tăng Già, nghĩa là một quần chúng ḥa hợp không chống trái nhau, như nước với sữa. Tăng là người đứng trung gian giữa Phật và chúng sanh, thực hành những Pháp của Phật dạy và thay Phật diễn nói Pháp cho chúng sanh. Hay nói một cách khác, Tăng là cái tên gọi chung cho những đệ tử của Phật. Từ bốn vị Tỳ Kheo trở lên mới được gọi là Đại Tăng. Con đă nghe và hiểu sơ lược ư nghĩa của Tam Bảo rồi, vậy con hăy cố gắng nhớ quy y và lănh thọ.

- Mô Phật.

- Ư nghĩa Tam Bảo thầy đă giảng rồi, bây giờ là phần lănh thọ. Con hăy nghe thầy Điển Lể xướng thế nào th́ lập lại thế ấy.

- Mô Phật.

Âm điệu oai hùng của thầy Điển Lễ vang vọng trong Bảo Điện:

- Đệ tử tên... Xin suốt đời quy y Phật, quy y Pháp , quy y Tăng.

Tôi lập lại lời thầy Điển Lễ và xá ba xá.

Chờ cho tôi lập lại xong, thầy Điển Lễ xướng tiếp:

- Đệ tử chúng con, quy y Phật rồi khỏi đọa vào địa ngục, quy y Pháp rồi khỏi đọa vào ngă quỷ, quy y Tăng rồi khỏi đọa vào bàng sanh.

Chờ tôi lập lại ba lần, thầy Điển Lễ xướng tiếp:

- Chí tâm đảnh lễ Công Đức Lâm Bồ tát ma ha tát.

Sau khi tôi đảnh lễ xong, quỳ lại vị trí cũ, Ḥa Thượng trụ tŕ chứng minh giảng tiếp. Con đă nghe ư nghĩa và Quy Y Tam Bảo rồi, giờ đây thầy lại truyền cho con lời dạy về ba phép quy y không tướng:

- Con đă quy y Phật tức là con đă quay trở về cái giác tánh của chính ḿnh, là phép tôn quư gồm đủ cả hai công đức: (Quy y Giác, Lưỡng Túc Tôn). Con quy y Pháp là quay trở về cái pháp tánh của chính ḿnh, là phép tôn quư ĺa bỏ các điều tà dục. (Quy y Chánh, Ly Dục Tôn). Quy y Tăng là quay trở về bản thể thanh tịnh của chính ḿnh, là phép tôn quư nhất trong các hạnh. (Quy y Tịnh, Chúng Trung Tôn). Vậy từ nay trở đi, con hăy xưng Giác (Bổn tánh giác ngộ) là thầy, chẳng nên quy y tà ma ngoại đạo. Hăy lấy ba phép báu của chính ḿnh mà thường tự chứng tỏ các công đức của ḿnh. Con nay đă quy y với ba Pháp Bảo của tánh ḿnh là: Phật nghĩa là Giác, tánh giác ngộ. Pháp nghĩa là Chánh. tánh chân chánh. Tăng là Tịnh, tánh thanh tịnh.

Như vậy trở về với tánh giác của chính ḿnh th́ tà mê chẳng sanh, ít có sự ham muốn quá độ, thường biết đủ trong công việc làm của ḿnh, xa ĺa được cả tiền tài danh vọng. Quy y với tánh chánh, th́ tâm niệm không tà kiến, nên không có tham ái, cống cao, chấp trước. Quay trở về với tánh thanh tịnh th́ tất cả các cảnh giới trần lao, ái dục, tâm ḿnh chẳng nhiễm chẳng vương.

Tu các hạnh này, là quay trở về bổn tánh của ḿnh. Hôm nay thầy giảng rơ ràng cho con, vậy từ nay trở đi, trong con phải điều ḥa tâm tính, ngoài phải kính nể mọi người. Được như vậy là con đă quy y với Tam Bảo. Quy y với Tam Bảo là quay trở về với chính ḿnh vậy.

Trước kia khi nghe nói đến tam quy: Quy y Phật, quy y Tăng th́ tôi hiểu ngay là đấng đă giác ngộ hoàn toàn đó là Phật Thích Ca Mâu Ni, c̣n Pháp tức là những lời nói phương pháp tu tập do Phật nói ra. Quy y Tăng là những bậc đạo cao đức trọng, là h́nh ảnh tăng già đại diện cho Đức Phật. Nhưng nay th́ lại khác, nghĩa là sau khi nghe Ḥa Thượng trụ tŕ giảng về ư nghĩa sâu xa của lư quy y, tôi cảm thấy chân trời Phật Pháp quả thật vô biên. Bây giờ giác tánh của ḿnh với Phật cũng như tất cả chúng sanh vạn loại hữu t́nh không sai khác, chỉ v́ mê muội mà ta lại lăng quên đi cái tánh giác cao quư của chính ḿnh. Nghĩ vậy tôi vô cùng cảm động, thương chư Phật v́ đời nên thường tận tụy cứu độ chúng sanh.

Chư đại tăng có lẽ đă hiểu được hiện giờ hiện giờ tôi đang nghĩ ǵ, nên các ngài lẳng lặng chờ đợi. Sau khi tôi đảnh lễ Tam Bảo xong, thầy Tuyên luật sư mới bắt đầu giảng về đại ư sơ lược của năm giới xuất gia. Một lần nữa trong tâm tư tôi lại khởi lên nhiều ư nghĩ:

- Từ năm giới cho những cư sĩ tại gia cho đến mười giới cho những bậc xuất gia, quả thật là khuôn vàng thước ngọc. Nếu tất cả mọi người cùng sống y theo lời Phật dạy, th́ chắc chắn thế giới đâu đâu cũng sống một cuộc sống ḥa b́nh an lạc.

Sau khi lănh thụ năm giới xuất gia rồi, Ḥa Thượng trụ tŕ tiếp tục điều khiển buổi lễ:

- Con đă nghe ư nghĩa và đă lănh thọ ba quy y tánh, tướng và năm giới xuất gia rồi, vậy từ nay trở đi con là đệ tử Phật. Pháp danh của con là Trúc Pháp, con phải ghi nhớ.

Tôi sung sướng chắp tay cúi đầu và xá:

- Mô Phật.

Giờ đây thầy nói cho con rơ về nguồn gốc tông phái ḿnh:

Nguồn gốc tông Lâm Tế bắt nguồn từ Trung Hoa, sau đó ḍng Thiền này được ngài Minh Hoàng và ngài Nguyên Thiều truyền sang Việt Nam, về sau đệ tử thầy Minh Hoàng lập ra Thiền Liễu Quán. Hầu hết những vị danh tăng trụ tŕ Viện chủ của các ngôi Tổ Đ́nh như: Tổ Đ́nh Thiên Mụ (Huế), Tổ Đ́nh Thập Tháp (B́nh Định), Tổ Đ́nh Hà Trung ( Phú Lộc Thừa Thiên ), Tổ Đ́nh Quốc An (Huế), Tổ Đ́nh Từ Đàm (Huế), Tổ Đ́nh Chúc Thánh (Quảng Nam), Tổ Đ́nh Bảo Quốc (Nay là Phật Học Đường Bảo Quốc), Tổ Đ́nh Thuyền Lâm (Huế), Tổ Đ́nh Thuyền Tôn (Huế),. Các Ngài nối tiếp trụ tŕ, trùng tu những ngôi Tổ Đ́nh như trên đă nói, và đạo hiệu của các ngài đều bắt đầu bằng ḍng kệ:

- Minh thiệt Pháp toàn chương

Ấn chơn như thị đồng

Trúc* thánh thọ thiên cửu

Kỳ Quốc tô địa trường.

Đắc Chánh luật vi tuyên

Tổ Đạo giải hạnh thông

Giác Hoa Bồ Đề Thọ

Sung măn nhơn trung thiên.

 

Ngài Minh Hoằng là đời thứ ba mươi bốn gịng Lâm Tế tại Trung Hoa. Ngài Nguyên Thiều đứng vào đời ba mươi ba thuộc gịng Lâm Tế tại Trung Hoa. Tuy nhiên cả hai ngài là sư tổ của gịng Thiền Lâm Tế tại Việt Nam. Tổ khai sơn bắt đầu bằng chữ Minh, chữ Minh truyền xuống chữ Thiệt từ đó cứ truyền măi cho đến đời thầy là chữ Đồng, do vậy thầy truyền cho con chữ Trúc. Bây giờ th́ con rơ chữ Trúc là tên của ḍng Lâm Tế và Pháp là cái tên của con?

- Mô Phật.

Buổi lễ kết thúc trong bầu không khí nghiêm tịnh. Tên Vân trần tục của tôi giờ đây không c̣n nữa mà được thay thế bằng Trúc Pháp. Cái tên Trúc Pháp giải thoát đó như có một cái ǵ cao quư. Tôi đă trở thành con người mới thật sự. Tôi vui mừng bởi v́ giờ đây con đường Chân Thiện Mỹ dẫn tôi đến hướng giải thoát sẽ không c̣n xa vời đối với tôi nữa. Bây giờ tôi không c̣n thắc mắc nữa. Thắc mắc bởi lẽ có khi cùng một thầy có lúc lại cho học tṛ chữ Diệu, có lúc cho chữ Minh, có lúc cho chữ Quảng, cho loạn cào cào giống như người không có tông, cây không có gốc. C̣n bây giờ tôi đă biết cây có cội nước có nguồn, con người ở thế gian có tổ tông gia phả, trong đạo giáo có tổ truyền. Hơn bao giờ hết tôi mới thấy giáo Pháp của Đức Phật quả thật cao sâu vi diệu. Nó không phải như những người đời thường ngộ nhận. Ngộ nhận cho rằng Phật giáo là đạo bi quan yếm thế, là đạo cho ông già bà cả chẳng hạn như bài ca có tính cách chế diễu:

- Sở dĩ bần tăng đi tu đấy là v́ ba mươi năm sương gió Cơi trần ai c̣n lở dở mộng công hầu.

Điều nầy cũng có một số người cố t́nh xuyên tạc Phật Giáo họ cho rằng giới xuất gia đi tu là v́ trên đường hoạn lộ không thông, gặp phải những bất đắc chí trong cuộc đời. Hoặc chán đời v́ thất t́nh lục dục mới vào nương náo nơi cửa Thiền để quên đi cái tháng thảm năm sầu, và như vậy th́ Đạo Phật là cái thứ đạo cho những người bệnh hoạn. Nhưng nếu hiểu như thế th́ chứng tỏ chưa hiểu ǵ về Đạo Phật và như thế theo tôi nghĩ cần phải đánh giá lại sự hiểu biết đó trăm ngàn lần mới được. Kinh nghiệm chính bản thân tôi cho thấy, chỉ có Phật Pháp mới có đủ khả năng làm cho cuộc sống buồn thảm chính tôi hồi sinh. Chỉ có Phật Pháp mới có đủ tư cách làm cho tâm hồn tôi cởi mở nhiều hơn. Quá khứ vàng son của tôi đă qua rồi, đă chôn vùi trong khói lửa chiến tranh, trong trận chiến được kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tương lai th́ chưa tới, và hiện tại thời gian luôn luôn liên tục trôi chảy. Buồn thảm lo âu cũng chẳng giải quyết được ǵ. Điều quan trọng là phải làm ǵ cho cuộc sống hiện tại có ư nghĩa. Đức Phật đă dạy như thế. Phật Pháp vi diệu như thế, tôi không c̣n ngạc nhiên khi nghe:

 

Phật Pháp cao sâu rất nhiệm mầu

Trăm ngàn muôn kiếp khó t́m cầu

Con nay nghe thấy chuyên tŕ niệm

Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

 

Nhất Quán