THÍCH GIÁC LƯỢNG

  

 

 

Thế danh:  Đinh Ngọc Thanh. Bút hiệu:  Tuệ Đàm Tử.

Phẩm vị:  Ḥa Thượng.

Sinh năm 1935 tại Đập Đá, An Nhơn, B́nh Định.

Thọ Tỳ Kheo Giới năm 1966.

1970:  Trưởng Ban Hoằng Pháp Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Trung Phần.

1971:  Trị Sự Trưởng Trị Sự Đoàn GHTGKS Trung Phần (Giáo Đoàn III).

1972:  Phó Tổng Thư Kư GHTGKSVN Trung Ương, Sài G̣n.

1978-1980:  Ở tù cộng sản, ra tù và vượt biên.

1981:  Thành lập Chùa Vạn Đức tại trại tỵ nạn Palawan, Philippine.

1982:  Định cư tại Hoa Kỳ và thành lập Pháp Duyên Tịnh Xá, San Jose, California, Hoa Kỳ.

Viện Trưởng Viện Hành Đạo Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới.

Phó Chủ Tịch Đặc Trách Giải Trừ Pháp Nạn GHPGVNTNHNHK.

Giám Đốc Nhà xuất bản Nguồn Sống từ năm 1986 đến nay.

Chủ nhiệm kiêm Chủ bút Tạp chí Pháp Duyên và Nguồn Sống, California, Hoa Kỳ.

 

Tác phẩm đă xuất bản:

Đất Việt Thơ Người Việt – 1970

Cành Hoa Đạo Lư – 1970

Tài Đức Giao Tranh – 1971

Chiếc Phao Người Câu Cá – 1971

Cánh Phượng Non Hồng – 1074

Nguồn Duyên Đạo Lư

Nguồn Thơ Đạo T́nh

Những Cánh Hoa Thơ 1 và 2

-  Đối Thoại Ḥa B́nh Trong Ư Thức

-  Tiểu Thừa Biện Minh Luận

-  Lưu Kư

-  Tràng Chuỗi Vu Lan.

 

 

a

 

 

TINH THẦN THỨC NGỘ

 

 

Phật pháp vô lượng

Giáo lư vô biên

Ta bước lên thuyền

Mong qua khỏi bến

Niết bàn sẽ đến

Chú trọng tinh thần

Suy lư t́m chân

Ấy là thức ngộ

Hành là tự độ

Rồi mới độ tha

Vượt biển ta bà

Về nơi an lạc

Thế nên:

Ta nên biết ḷng ta,

Ta cần đi sâu vào tư tưởng

Để quán xét đời ta

Không v́ thị phi phải quấy,

Hay thói đê hèn của kẻ khác,

Mà làm cho ta phải đi ngược lại lương tâm.

Hoa Sen

Mấy lời trên đây là điều căn bản để khắc ghi vào tâm ư con người, mà nhất là con người được cái may mắn, có chút thông minh, có chút sáng suốt, có chút trí tuệ, mới nhận định, mới làm chủ bản tâm, giữ lấy lập trường và thực hiện đúng với chiều hướng tốt đẹp để mang lại thành quả hữu hiệu cho con người, cho kiếp sống (cho tự thân và cho tha nhân).

Đối tượng của cuộc đời. Chúng ta là vô minh mà vô minh là giặc nghịch, nó hại ta, nó giết ta cả xác lẫn hồn, cả thần lẫn trí. V́ thế mà sự thức ngộ là điểm tinh quang soi rọi, chiếu sáng màn đêm, phá tan bóng tối và tạo một sự nghiệp vĩ đại cho cuộc đời, trước nhất là từ cá thể rồi mới đến đại cuộc (tha nhân).

V́ thế mà Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang đă xác minh rơ ràng cuộc sống của mỗi người đều ở trong guồng máy chuyển xoay của tâm thức, của tư tưởng, của ư hệ, của từng thời gian và từng bản thể nhân tính. Ngài đă soi sáng bằng ngọn đèn chơn lư có chứng minh cụ thể để dẫn đưa con người đi sâu vào nguồn tâm thức mà trực ngộ, mà chứng nhập đạo thể Niết bàn bất diệt. Ngài nói: "Chúng ta ai ai cũng muốn hưởng sự vui sướng bây giờ mà ít ngó lại về sau; chớ chi chúng ta ngó lại về sau (tức là ngó lại trong tâm) th́ xác thân bây giờ có cực nhọc chút ít không nên chán nản mới phải: Cũng v́ thế mà chúng ta khi bị chê bai cho là xấu hổ chớ chẳng biết đó là vinh hạnh. V́ cái tâm chúng ta nó sẽ tăng lên một nấc khá cao và nhờ đó mà về sau sẽ được vẻ vang rực rỡ". Điều nói ấy đă dẫn đưa chúng ta từ hiện hữu trực giác để đi đến chỗ thức ngộ là cái kết quả hữu hiệu về sau. Sự thật nó không phải là xa vời trừu tượng và khó hiểu mà mọi dẫn chứng là mọi hiện hữu chân thực với lư đương nhiên mà đời người chúng ta ai ai cũng đều nhận thấy cả.

Ngài nói: "Trong đời khi chúng ta bị người sai khiến, chúng ta đă vội phản đối, khi bị người ghét khinh chúng ta lại phiền giận mà chúng ta quên mất bài học, phép tu quí báu đó, có ích cho tâm ta, có lợi cho ta về sau." Đó là Ngài đă chỉ cho ta chỗ thức ngộ, thế mà mấy ai được thức ngộ! Trong đời thực là lắm người sợ cái nghèo, cái hèn, cái nhục xấu thấp thỏi. Họ có biết đâu rằng: Họ rất lầm, v́ bởi quên sự tu học chẳng chịu ngó đến các nhà tu học. Ḱa như Đức Thích Ca Mâu Ni bỏ ngôi Vua đi làm kẻ ăn xin mà tu học, vậy mà thiên hạ tôn là Pháp Vương, thầy cả cơi trời người.

Một ông Vua c̣n một chút sân giận th́ nguy nan cho tính mạng ông ấy và hại cho tất cả thần dân. Một ông Vua khi c̣n một chút tham lam th́ nguy nan cho tánh mạng ông ấy và hại cho tất cả thần dân. Một ông Vua cỏn một chút si mê th́ nguy nan cho tính mạng ông ấy và hại cho tất cả thần dân. Ông Vua ấy v́ cao cả quá không ai dạy được nên mới như vậy.

Một ông Vua Thánh kia v́ biết sợ tội lỗi, sợ chết, sợ khổ, sợ cái tự cao bướng bỉnh của ḿnh mà bỏ ngôi Vua hạ ḿnh thấp thỏi xấu xa để tập tâm sửa tánh, vui chịu sự chê bai khó nhọc, là bởi ông Vua ấy xét rằng: Trong đời chúng sanh ai mà không khổ, ai mà không muốn kiếm t́m nuơng dựa theo ông; nhưng nếu tâm ư ông c̣n tham lam, sân giận, si mê, tội lỗi th́ chúng sanh kia ắt lầm lạc ông, chắc là phải chết khổ hết chẳng ai dám theo ông, họ không c̣n tin ông là cội cây che chở họ, chớ đâu phải là hạnh phúc cho họ. Dù ông có quyền thế ép buộc họ theo đi nữa th́ cũng không c̣n sự ích lợi cho ai hết, và chẳng chắc chắn bền lâu tốt đẹp ǵ được cả.

Trong đời, chúng ta ai chẳng mong ước sự thành công, sự vẻ vang bên ngoài. nhưng ít ai chịu ngó lại thâm tâm ḿnh nên phải bị vô thường thất bại, xấu hổ mà chúng ta chẳng biết nguyên nhân ấy từ đâu ra? Khi chúng ta bị ai chửi mắng là chúng ta nổi chứng giận ngay kẻ đó mà không chịu xét tại sao? Tại cặp mắt ḿnh có lỗi, háy nguưt người ta, miệng ḿnh nói xấu người ta; hành động ḿnh đối xấu với người ta, hoặc tâm ḿnh nghĩ xấu đến người ta.

Khi chúng ta bị người đánh đập, th́ chúng ta vội đánh lại họ mà chẳng chịu tự đánh lấy cái nết hạnh của ḿnh, cái nết hạnh xấu xa, cái nết hạnh tật đố, cái nết hạnh tỵ hiềm, ố chọi ngạo khi, cái nết hạnh không nghiêm chỉnh của ḿnh. Chúng ta măi chê người mà chẳng biết t́m kiếm chỗ chê ḿnh, thật là chúng ta hẹp lượng quá, cạn suy quá, sai quấy quá.

Chúng ta quên rằng: Cái trái nó vẫn lo sống lấy nó, cái lẽ sống tự nhiên và ngày càng lớn già, đến khi nó chín th́ ai ai cũng t́m đến cũng xài được tất cả.

Một viên ngọc nó có khoe khoang đâu mà ai cũng t́m kiếm chen đua. Một ngọn đèn kia nào có ngó riêng ai, mà tất cả ai ai cũng nh́n xem và đến gần với nó, bảo vệ sự sáng của nó. Như vậy tại sao chúng ta chẳng trau tâm của chúng ta cho tốt đẹp trước sự thành công vẻ vang. Tại sao chúng ta chẳng lo trau cái Quả tâm của ta, để măi lo việc bên ngoài làm chi cho thất bại tội lỗi về ta. Chúng ta ai cũng sợ người ta xem ḿnh là vô ích, là không quan trọng, nhưng cái hữu ích và quan trọng lại là tâm của chúng ta chớ, v́ ai ai cũng cần ngó lại tâm của ta, tin tâm của ta hơn là việc làm của ta vậy.

Sự thành công vẻ vang là bởi tại tâm; sự thất bại xấu xa cũng bởi tại tâm. Vậy chúng ta nên phải trau tâm, dồi tŕ, tâm quả thành, trí huệ sáng là đạo quả thành; Tâm quả thất là đạo sẽ thất. V́ vậy mà kẻ trí trau tâm chứ chẳng chịu dồi thân, nói ít mà nên, làm ít mà hay, lo ít mà đặng; ấy là bởi nơi tâm đă trọn tốt. Một người địa vị tối cao quan trọng mà tâm tánh xấu xa th́ "cơ thâm họa diệt thâm" chớ có ích chi mà chúng ta vội t́m cầu tham muốn. Tài học sao cho bằng đức hạnh. Đức hạnh mới thật bền dài cao quí.

Tóm lại: Hạnh phúc của ta là ở nơi tâm ta, sướng hay khổ cũng tùy thuộc nơi tâm ta. Đạo quả có đạt không cũng do tâm ta. Bởi thế cho nên Đức Phật dạy rằng: "tâm là chủ, Tâm tạo tác tất cả, nếu ta nói hay làm với tâm trong sạch th́ hạnh phúc sẽ theo ta như bóng với h́nh. Ngược lại nếu ta nói hay làm với tâm ô nhiễm th́ khổ năo sẽ theo ta như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe."

Tinh thần thức ngộ của Đạo Phật là ngọn đuốc, là hào quang để soi rọi cho chúng sanh; chúng ta mọi người đă hướng đạo là thể hiện được tia sáng thức ngộ tự nơi bản tâm của chúng ta, để chúng ta mỗi người ai rồi cũng phải tự tu, tự học, tự tỉnh, tự thức cả, chẳng lo nói làm, chạy nhảy, ḍm ngó lăng xăng mà không ích lợi ǵ cho bản tâm của chúng ta cả thảy.

Tinh thần thức ngộ cũng chẳng phải là lư thuyết suông, mà ngược lại là hành động, là việc làm, là ư thức, biểu lộ từ tấm ḷng, từ ư nguyện, từ sự dấn thân, để đáp ứng những nhu cầu thiết thực trong cuộc sống giữa cơi đời hiện tại của nhân sinh.

Do vậy mà chúng tôi xin được trao gửi bằng tấm ḷng chân thành đến quí vị và tất cả muôn nơi. Mong rằng ai ai cũng sẽ đạt được “Tinh Thần Thức Ngộ” vậy.

Trân trọng

Sa Môn Thích Giác Lượng

30/01/2007