HUỲNH KIM QUANG

 

Pháp danh:  Tâm Huy

Bút hiệu khác:  Ỷ Thu Am

Sinh năm Đinh Dậu, 1957, thôn Vĩnh Phú, xă Ḥa Thắng, quận Tuy Ḥa, tỉnh Phú Yên, Việt Nam.

Quy y với Đại Lăo Ḥa Thượng Thích Vĩnh Lưu, Phương Trượng Tổ đ́nh Sắc Tứ Kim Cang, Tuy Ḥa, Phú Yên.

Tham dự lớp Cao Đẳng Phật Học tại Tu Viện Quảng Hương Già Lamn 1980-1984

Vượt biên qua Mă Lai Á năm 1986.

Định cư tại Hoa Kỳ cuối năm 1987.

Trong Ban Biên Tập của các tạp chí Chân Nguyên và Phật Giáo Hải Ngoại tại Hoa Kỳ. Cùng pháp hữu Tâm Quang (Vĩnh Hảo), chủ trương trang nhà BuddhaHome.net.

Có bài đăng trên các báo chí và websites Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại như Chân Nguyên, Phật Giáo Hải Ngoại, Khánh Anh, Phật Việt, Trúc Lâm, Phương Trời Cao Rộng, Pháp Vân, Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức, Phật Tử Việt Nam, Thân Hữu Già Lam, Chánh Pháp, v.v…

 

Tác phẩm đă xuất bản:

Những Mộng Đàm Về Phật Giáo Thiền Tông - Tác giả: Quốc sư MuSo, Nhật Bản, Huỳnh Kim Quang dịch Việt, 1996

Đức Đạo Kinh - Tác giả:  Lăo Tử, Huỳnh Kim Quang dịch Việt và chú thích, dựa trên bản mới phát hiện năm 1973, tại Tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa, 1994.

Những bài viết khác:

-  Đọc thơ tù chữ Hán của Thầy Tuệ Sỹ

- Sứ mệnh chuyển hóa con người và xă hội của đạo Phật qua người cư sĩ

-  Duyên Khởi

-  Dẫn vào thế giới Thiền học của Thiền sư Liễu Quán

-  Kinh Kim Cang:  Diệu lực của trí Bát nhă

-  Vai tṛ của tánh không trong phương thức trị liệu hư luận

-  Đạo Phật cuối thế kỷ 20

-  Từ diệu lư duyên sinh qua Thông điệp Hướng về thế kỷ 21

-  Ư hướng triết lư trong phương cách hành xử của đạo Phật Việt Nam

-  Bất dung tôn giáo:  Thảm họa của loài người

-  Phật sự

-  Văn hóa duyên sinh

-  T́m hiểu những ngộ nhận chung quanh công cuộc vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền và phục hoạt GHPGVNTN tại quê nhà hiện nay

-  Khương Tăng Hội - Trích dịch từ tác phẩm "The Buddhist Conquest Of China" của E. Zurcher

-  Mâu Tử Lư Hoặc Luận - Trích dịch từ tác phẩm "The Buddhist Conquest Of China" của E. Zurcher

-  Bồ tát Duy Ma Cật và h́nh ảnh đặc thù của người trí thức đạo Phật

-  Người Phật tử tại gia

-  Học Phật

-  Triết lư hành xử của Lăo học

-  Cảm niệm những mùa Đản sanh

-  Từ diệu nghiă duyên khởi của Hoa Nghiêm đến con đường hành đạo của Thiện Tài

-  Khơi lại một chút dĩ văng

-  Phật Giáo đối diện với Cộng sản

-  Từ hiện sinh đến Đản sinh

-  Tuổi trẻ và thời đại

-  Tinh thần xuất nhập thế của đạo Phật

-  Về sự phục hoạt GHPGVNTN tại quê nhà

-  Cuộc xâm lăng của chủ nghiă hư vô trá h́nh trên quê hương Việt Nam

-  Dọn đường vào ư thức dân tộc

-  Đạo Phật và nền văn hóa dân tộc

-  Qua đạo Phật đi t́m nguồn sáng tác văn nghệ

-  Tính phổ quát của nhân quyền

-  Đàn Tràng Chẩn Tế: Cứu độ người chết và cảm hóa người sống, v.v…

 

a

 

 

VAI TR̉ CỦA TÁNH KHÔNG TRONG PHƯƠNG THỨC TRỊ LIỆU HƯ LUẬN 

 

Trong cuộc sống thường nhật của con người, ngôn ngữ đóng vai tṛ vô cùng trọng yếu. Không có ngôn ngữ con người không thể diễn đạt được bất cứ điều ǵ, từ những cảm quan thường nghiệm đến những tư duy siêu việt.

Nhưng cũng chính từ ngôn ngữ, con người biết sử dụng tṛ chơi duy lư dẫn đến những biện giải có tích cách thuần lư hoặc chỉ đưa đẩy con người vào mê lộ của tư tưởng đảo điên. Tự buổi ban sơ, ngôn ngữ là phương tiện truyền thông thực tại trung thực nhất. Rồi lần hồi, con người biến ngôn ngữ thành công cụ đáp ứng những thao tác buông lung của ư thức vọng niệm quay cuồng. Bấy giờ, ngôn ngữ không đơn thuần là biểu thị của thực tại mà trở thành đầu mối cho mọi hành tác vọng động của thức tâm.

Từ đó, vọng niệm và ngôn ngữ như một cặp nhân duyên tương ứng, tương hệ. Từ vọng niệm lưu lộ qua ngôn ngữ. Từ ngôn ngữ mở lối cho vọng niệm phát sinh. Cái thế tương quan, tương duyên này giữa vọng niệm và ngôn ngữ đă đặt thân phận chúng sanh vào trận đồ vô minh và triền phược không biết khởi thủy từ lúc nào.

V́ vọng niệm và ngôn ngữ quyện vào nhau biến thành đám mây mờ che khuất chân tâm, cho nên, con người đă rơi vào thế trận nhị nguyên, đa nguyên, nhất nguyên của tư tưởng và ngôn ngữ mà không có lối thoát. Trong mê lộ này, con người dựng lập các triết thuyết theo quan kiến chủ quan và cục bộ rồi bám chặt vào đó xem như là những chân lư tối hậu. Nào là chủ trương các pháp tự nhiên sinh không do bất cứ tác nhân và trợ duyên nào. Nào là lập thuyết vạn hữu do một đấng thần linh hay thượng đế toàn năng toàn quyền tác tạo, mà đấng siêu nhiên này th́ vượt ra ngoài tất cả mọi tương quan tương đối, là vĩnh hằng bất diệt. Nào là quan điểm cho rằng vạn pháp thường c̣n bất biến không lệ thuộc vào bất cứ quy luật biến thiên nào cả. Nào là chủ trương vạn vật sau khi chết rồi th́ đoạn diệt vĩnh viễn không c̣n tái sanh. Có chỗ th́ cho rằng tổng thể của ngũ uẩn là giả danh nhưng cá biệt từng uẩn là thật thể thường trụ. Có nơi th́ quan niệm rằng các pháp là biểu tượng hiện hành của thức tâm và ngoài thức tâm ra không có ǵ khác.

Dựa vào vô số những luận thuyết, những quan kiến đó, con người suy diễn ra chân thân của thực tại theo vị thế nhận thức mà ḿnh đang đứng. Thực tại, v́ vậy, là cái này mà không là cái kia. Chân lư, v́ thế, chỉ là chân lư của người này, nhóm này, chủ thuyết này mà không là chân lư của người kia, nhóm kia, chủ thuyết kia. Ngôn ngữ bấy giờ không đứng ở vị thế là chức năng thông truyền chân lư mà là hiện thân bất động tỉnh chết của thực tại, v́ chân thân sinh động của thực tại đă bị khái niệm hóa, phạm trù hóa trong ngôn ngữ. Chính v́ lư do này, con người chỉ cần nghe nói đến hai chữ "thực tại" hay "chân lư" là có thể h́nh dung ra cái thực tại hay chân lư như thế nào đó theo ư thức vọng niệm của riêng ḿnh. Nhưng thực ra đó không là thực tại, không là chân lư mà là sản phẩm của thức tâm điên đảo, là con đẻ của đôi phối ngẫu vọng niệm và ngôn ngữ. Làm sao những khái niệm ấy có thể là thực tại hay chân lư trong khi chính khái niệm và ngôn ngữ tự nó biến thiên sinh diệt không ngừng, tự nó chỉ là giả danh? Khái niệm nào là chân lư? Là khái niệm của sát na trước hay của sát na sau? Khái niệm của sát na trước đă diệt rồi và khái niệm của sát na sau th́ chưa đến. Là khái niệm của sát na hiện tiền? Khái niệm của sát na hiện tiền thực ra không là khái niệm v́ nó trôi chảy liên lỉ không ngừng lấy đâu mà bám víu để h́nh tượng khái niệm.

Tất cả chỉ là hư luận, là tṛ đùa của luận thuyết tư tưởng. Bám víu vào đó chỉ dẫn dắt con người đến mê lộ của vô minh và triền phược mà không là giác ngộ giải thoát chân thật. Tai hại này thật không lường! Tất cả những danh ngôn ước lệ đă trở thành thực tại tuyệt đối. Con người không bận tâm khai phát chân lư bị vùi dập sâu dưới bản thể của vạn hữu mà chỉ nổ lực săn đuổi theo quán lệ của vọng niệm và ngôn ngữ ứ đọng ở lớp vỏ bề ngoài. Nhưng càng đi càng không thấy bến bờ, v́ ư thức vọng niệm là ḍng thác lũ không bao giờ dừng lại. Ư niệm sau xô đẩy ư niệm trước tạo thành những chuỗi xích ư niệm chập chùng. Bằng vào ư thức phân biệt vọng chấp, con người nổ lực đào bới trong ngôn ngữ nội dung của thực tại, có khi thậm chí c̣n biện biệt ngôn từ đến mức như sợi tóc bị chẻ làm tư. Trận đồ của ngôn ngữ như vậy đă đạt đến t́nh trạng như tơ tằm rối rắm, càng vùng vẫy càng bị buộc trói nhiều hơn. Hư luận giờ đây đă là chướng ngại lớn lao nhất đối với người t́m cầu giác ngộ.Làm thế nào con người có thể đoạn diệt hư luận để chứng ngộ thực tại? Tánh Không và toàn bộ tư tưởng Bát Nhă đều tập chú vào việc giải quyết vấn nạn thiên nan vạn nan này.Hăy b́nh tâm mà liễu giải lại tất cả nguồn cội của vấn đề may ra có thể nh́n thấy được đâu là đầu mối cần phải tháo gỡ. Vấn đề không là ngôn ngữ, v́ ngôn ngữ chỉ là hoạt dụng tự nhiên của nguồn tâm. Vấn đề cũng không nằm ở nguồn tâm, v́ nguồn tâm vốn không động không tịnh. Vấn đề là ở chỗ vọng niệm, v́ từ vọng niệm đẩy ngôn ngữ thành tṛ chơi hư luận, từ hư luận trở lại làm nhân duyên cho vọng niệm tồn tục. Vậy phương thức trị liệu là ǵ? Phải chăng con người chấm dứt mọi hoạt dụng của ngôn ngữ, ngày đêm câm lặng không mở lấy lời nào th́ có thể tận diệt được hư luận và ngộ chứng thực tại tức khắc? Không, tuyệt đối không! Bởi lẽ sự câm lặng của lời nói không bảo chứng được sự vắng mặt thật sự của ngôn ngữ, hơn nữa nó cũng không có nghĩa là sự câm lặng thật sự của vọng tâm thác loạn không ngừng. Vậy phải chăng con người cần chặt đứt ḍng thác lũ vọng niệm để trả bản tâm về lại thể viên minh? Phải! Nhưng bằng cách nào? Bằng cách ngồi im như gỗ đá để cố gắng diệt trừ từng ư niệm khởi sanh? Không, v́ làm như vậy th́ có khác ǵ là gỗ đá?

Như trước đă nói, ngôn ngữ hiện đang là phương tiện kiến hiệu của tṛ chơi hư luận, ngôn ngữ tự chân thân cũng là biểu thị của thực tại. Vậy hăy bắt tay vào chính ngôn ngữ để thực hiện phương thức trị liệu hư luận này. Tại sao phải là ngôn ngữ? Bởi v́, hư luận đă dựa vào ngôn ngữ như là phương tiện trọng yếu th́ phương thức trị liệu hư luận không thể không nhắm vào ngôn ngữ. Hư luận thực hiện tṛ chơi của nó y cứ trên nền tảng nhận thức rằng ngôn ngữ, và rộng hơn là tất cả các pháp, đều là thật hữu hay là thật không xét như là một thực thể. Nếu không thừa nhận nguyên tắc này, tṛ chơi hư luận không thể thực hiện được. Tại sao? Tại v́ con người trước hết phải tin chắc rằng ngôn ngữ hay các pháp hoàn toàn là thực thể rồi họ mới có thể đặt niềm tin của họ vào những ǵ mà ngôn ngữ diễn bày. Vấn đề là ở đây. Ở chỗ con người bị lừa gạt một cách tinh vi bởi tṛ chơi hư luận, chấp giả làm thật, lấy không làm có. Trong tṛ chơi hư luận, con người bị đánh lừa để ngộ nhận rằng thực tại là cái này hay là cái kia, là sinh hay diệt, là thường hay đoạn, là đồng nhất hay dị biệt, là đến hay đi. Nhưng thực ra, khi con người chưa thể nhập thực tại, chưa giác ngộ chân tâm th́ làm sao biết được nó là cái ǵ. Cho nên, mọi ước định về thực tại khi chưa giác ngộ đều là ảo tưởng, là hư luận. Muốn tháo gỡ cái gút mắc này th́ cần phải mở nó ra từ chính trong ngôn ngữ. Nhưng hăy coi chừng, v́ ngôn ngữ đang là công cụ của hư luận, nếu không khéo con người chỉ chuốc lấy tai họa vào thân giống như người chơi lửa có thể sẽ bị lửa đốt thân. Cái khó khăn tột bực của phương thức trị liệu hư luận là ở chỗ này. Dùng ngôn ngữ mà không để nó trở thành công cụ của hư luận. Đây là chức năng ưu việt bậc nhất của Tánh Không của Bát Nhă.

Chính trong ư nghĩa đó, Tánh Không thận trọng tối đa và đă không để một kẽ hở nào cho hư luận có cơ may đột nhập. Hễ đi qua th́ tức khắc bôi xóa dấu vết như chim nhạn không lưu bóng giữa hư không, như lằn dao rạch xuống nước lấy lên là không c̣n vết tích nào. Sử dụng ngôn ngữ nhưng là thứ ngôn ngữ có công năng tẩy trừ tất cả mọi vướng mắc của tâm thức vọng niệm có thể bám víu. Dưới lằn kiếm của Tánh Không th́ không một ư niệm thiên chấp nào, không một mầm móng khởi sinh hư luận nào mà không bị chặt đứt một cách tận gốc. Xin hăy nghe Bồ Tát Long Thọ dạy trong Trung Quán Luận, phẩm Quán Nhân Duyên thứ nhất của Ngài: 

"Bất sanh diệc bất diệt

Bất thường diệc bất đoạn

Bất nhất diệc bất dị

Bất lai diệc bất khứ

Năng thuyết thị nhân duyên

Thiện diệt chư hư luận."  

 

Không sanh khởi cũng không diệt mất

Không thường hằng cũng không đoạn tuyệt

Không đồng nhất cũng không dị biệt

Không tụ đến cũng không ra đi

Có thể diễn nói pháp nhân duyên như vậy

Để diệt trừ một cách rốt ráo các hư luận. 

Khi thấy các pháp có sanh diệt, thường đoạn, nhất dị, lai khứ là v́ khẳng quyết rằng các pháp có thực thể, rằng các pháp thực hữu. Nhưng các pháp từ một ư niệm vi tế đến sơn hà đại địa đều không có thực thể, không thực hữu. V́ sao? V́ các pháp do duyên khởi. Do duyên hay điều kiện tụ họp mà một pháp được h́nh thành, như cái bàn nhờ các duyên là gỗ, đinh, thợ mộc, bào, đục, vân vân, tụ họp lại mà có. Nếu trả tất cả các duyên ấy về lại bản vị của chúng th́ cái bàn không c̣n hiện hữu. Như thế, cái bàn ngay trong lúc đang hiện hữu ở đó đă là một tập hợp giả tạm của các duyên rồi và tất nhiên nó không thực có tự thể như là thực thể. Rồi từng duyên của cái bàn đó như cái đinh chẳng hạn cũng là một tập hợp giả tạm của nhiều duyên khác như nhân công, kim loại, nhà máy, vân vân, mà hiện hữu, tự nó không có thực thể, nó là giả hợp, là không. Quán chiếu như vậy cho đến khắp cùng vũ trụ pháp giới không có ǵ ra ngoài ư nghĩa của duyên khởi, và do đó, không có ǵ không là giả danh, là không tự thể, là không. Không có tự thể tức là không thực thể, không thực thể tức là không hiện hữu như một pháp, như vậy làm sao c̣n nói đến việc sinh hay không sinh. Đă không sinh làm sao có diệt? Không sinh th́ không tồn tại, như thế làm sao có thể nói là thường hằng. Không diệt th́ làm sao có thể nói là đoạn tuyệt. Pháp không sinh diệt hay thường đoạn, như thế làm sao nói là đồng nhất hay dị biệt. Các pháp đă không sinh tức là không đến và không diệt tức là không đi.

Bốn cặp song quan luận này chính là Bát Bất (bất sanh bất diệt, bất thường bất đoạn, bất nhất bất dị, bất lai bất khứ) là phương thức tinh diệu tối thắng của Tánh Không để trị liệu hư luận. Tâm thức hư luận không c̣n có chỗ khởi phát v́ Bát bất như thanh kiếm sắt bén chặt phăng tất cả những đầu mối của vọng niệm. Khởi ư niệm sanh đă không được mà ư niệm diệt cũng không xong. Quay đầu về lối ngơ thường đoạn th́ cũng bị đốn tận gốc rễ. Trở lui lại nẻo đồng nhất và dị biệt th́ đă bị đốt sạch sành sanh. Dự tính vượt qua sông lai-khứ th́ chiếc cầu duy nhất cũng bị phá sập tự bao giờ.

Vạn pháp mặc dù là không có thực thể, nhưng chính do ở chỗ chúng không thực thể cho nên chúng có thể tụ họp lại với nhau để làm khởi sinh ra pháp. Giống như một hóa chất khi muốn ḥa hợp vào với hóa chất khác th́ tự nó phải hủy thể để cùng với hóa chất kia h́nh thành nên hóa chất mới. Nếu các hóa chất cứ giữ nguyên bản chất của ḿnh th́ chúng không thể ḥa tan vào nhau để sinh khởi một hợp chất mới. Một hóa chất có thể hủy đi bản chất của ḿnh để ḥa nhập vào với hóa chất khác là v́ tự nó hóa chất ấy vốn không có tự thể. Đấy chính là ư nghĩa do không có tự tánh nên các pháp mới có thể duyên sanh. Và cũng do chúng duyên sanh nên cho thấy rằng chúng không có tự tánh, chúng là không. V́ vậy trong Trung Quán Luận , phẩm Quán Tứ Đế thứ 24, Bồ Tát Long Thọ đă dạy:

"Dĩ hữu không nghĩa cố

Nhất thiết pháp đắc thành

Nhược vô không nghĩa giả

Nhất thiết pháp bất thành."  

 

Do có diệu nghĩa Không cho nên

Tất cả các pháp được sinh thành

Nếu không có diệu nghĩa Không th́

Tất cả các pháp không thể sinh thành được. 

 

Đến đây con người không thể nói các pháp là có bởi v́ chúng vốn không có tự tánh. Con người cũng không thể nói các pháp là không v́ chúng do các duyên tụ họp mà sinh thành. Con người lại càng không thể nói các pháp là vừa không có vừa không không bởi v́ không có tức là không, không không tức là có; có và không đă không thể thành lập th́ phi hữu phi không làm sao thành lập được. Con người cũng không thể nói các pháp là không phải phi hữu, không phải phi không, bởi v́ không phải phi hữu tức là cách nói khác của hữu và không phải phi không tức là cách nói khác của không; nhưng phủ định trong ư nghĩa xác lập một thực thể nào đó đều là cách thế vướng kẹt trong ư niệm giữa có và không; như thế đă rơi vào chiều hướng khẳng quyết các pháp có hoặc không, điều này đă không thể được thành lập.

Nói có cũng không được. Nói không cũng chẳng nhằm. Khởi niệm, mở miệng đều sai. Tánh Không quả thật đă đẩy ư thức vọng niệm và tṛ chơi hư luận vào tuyệt lộ! Nhưng có lẽ ngay chính trong t́nh cảnh không bám víu được vào đâu ấy, thức tâm mới có thể rũ sạch tất cả mọi hệ phược, mọi u khuất, mọi vô minh từ vạn kiếp để một lần rồi vĩnh viễn soi chiếu vào tận cùng bản thể viên minh.