LIÊN HOA - LÊ BẢO KỲ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bút hiệu khác:  Liên Hoa Bảo Tịnh.

Tên thật: Lê Xuân Kư. Pháp danh:  Nguyên Kỉnh. Pháp tự:  Đức Hạnh.

Sinh năm 1937 tại làng B́nh Thủy, nay là thôn B́nh Liêm, xă Phan Rí Thành, quận Ḥa Đa, nay là huyện Bắc B́nh, tỉnh B́nh Thuận.

Cựu học Tăng Phật Học Viện Hải Đức, Nha Trang, Quảng Hương Già Lam, Sài G̣n (từ 1952 đến 1975).

Cựu Giáo chức Trung học Bồ Đề.

Cựu Sĩ Quan QLVNCH (Đại Úy Trưởng Pḥng Tuyên Úy Phật Giáo Trường Vơ Bị Quốc Gia và Đại Học Chiến Tranh Chính Trị, Đà Lạt).

Đi tù cải tạo từ 1975 đến 1987 (12 năm 3 tháng).

Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO.

Hành Bồ tát Đạo trên cơ sở văn hóa Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại, trong đó đă và đang là Phó Tổng Thư Kư Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng PGVN, giảng sư đài Hương Sen, Tổng Hội Cư Sĩ PGVN tại Hoa Kỳ và cộng tác văn, thơ với các tập san Phật Giáo:  Trúc Lâm, Phật Giáo Việt Nam, Chân Nguyên, Hoa Sen, Phương Trời Cao Rộng… 

Trong lănh vực văn hóa Việt Nam hải ngoại là Hội viên Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, Phó Chủ Tịch Trung Tâm Văn Bút Nam California (2004-2007), đă và đang góp mắt văn, thơ trên các tập san:  Văn Hữu Nam Cali, Bộ Tập Một Phần Tư Thế Kỷ Thi Ca Việt Nam Hải Ngoại (do nhóm Việt Pháp Paris thực hiện), Cụm Hoa T́nh Yêu (số 9, 10, 11), các Tuyển Tập Thơ T́nh (Canada và Cali), Trăng Viễn Xứ, Tuổi Hạc (Hội Người Việt Cao Niên, San Diego, Cali).

 

Tác phẩm đă xuất bản:

Vị Sư Và Những Đóa Sen Trong Lao Tù – 1999

Hăy Xóa Đi Những Huyền Thoại – Thơ, chung với hai Pháp hữu, 1998

Ánh Sáng Và Bóng Tối – 2000

Đất Nước Cực Lạc Và Người Văng Sanh – 2001, 2003, 2004

Cuốn Kinh Và Ngôi Chùa – 2003

Vén Bức Màn Bên Kia Cơi Chết – 2005

Nhiều Điều Người Phật Tử Cần Biết – 2007

 

Tác phẩm sẽ xuất bản:

-  Vị Đạo Sư Trong Mắt Tôi

-  T́nh Trong Đóa Sen

-  Nữ Vương Về Lại Vườn Hoa

 

 

a

 

 

 

TA TỪ MỘT CƠI TỬ SINH

 

Ta từ một cơi tử sinh

Về đây hội ngộ hết ḿnh tha nhân

Tấm thân ngũ uẩn muôn phần

Phân ra trăm mặt lên ngàn hát ngâm

Trợt chân tắm mát suối trăng

Nghe ḷng của nước bâng khuâng th́ thào

Nghe tim trái đất đập mau

Hành tinh nghiêng ngửa lửa vào b́nh minh

Hồn ta khờ dại làm thinh

Nhận ra thấy lại tóc ḿnh bạc phơ

Ư trong dệt cửi lời thơ

Mắt ngoài góp nhặt đường tơ hao ṃn

Vô thường bản thể cỏn con

Lục căn tịnh mặc, nghiệp c̣n nóng nung

Luân hồi sáu nẻo qua cùng

Đem thơ ghép nhạc t́nh chung đạo, đời

Thuyền từ cập bến mỏi hơi

Neo vào bờ cát ngự đồi thiên thai

Chân thành gửi lại Sao Mai

Để em tỉnh thức Như Lai đường chiều.

 

                                                

 

BỒ ĐỀ

 

Bồ Đề không có ở ngoài tâm

Từ trước đến nay ta tưởng lầm

Cứ ngỡ Bồ Đề nơi điện Phật

Mỗi lần tụng niệm vái lâm râm

Bồ Đề an trú trong tâm định

Có cả không gian lẫn thánh phàm

Nh́n lại mặt xưa ta mới thấy

Bồ Đề nằm đó vạn ngàn năm.

 

 

              

CHÂN BƯỚC NHƯ ĐỨC THẾ TÔN

 

 

Tăng thân thảnh thơi đôi chân vững chăi

Ta chậm răi bước khoan thai

Dù đường dài hay vài thước không xa

Bước chân tịnh giẫm lên mặt đất

Từng bước, từng bước tới

Trong uy nghi chánh niệm độc cư

Tuy lân mẫn giao lưu đối đăi

Mà tâm hành một niệm cô đơn

Không vướng mắc, tâm vô tư b́nh đẳng

Bước nhịp nhàng với hơi thở vào, ra

Từng Sát-na, từng Sát-na

Nghe chánh niệm trải dài  lên đất tịnh

Thấy đất, trời, hoa, lá và sỏi đá… đồng t́nh

Chúng bất động trong an nhiên tĩnh tọa

Thân ngồi thở, miệng mỉm cười như Phật

Suốt quá tŕnh bất diệt như thế từ lâu

Niết Bàn, Cực Lạc chẳng t́m đâu

Có ngay thực tại trong đôi chân tịnh bước

Cùng với tâm tĩnh lặng ch́m sâu

Là kho tàng có Như Lai an trú

Như Lai có trong ta, trong vũ trụ

Không sanh diệt, không bờ bến vô biên

Như Lai không hóa hiện như thần tiên

Thấy trong chánh niệm thân thiền bước chân

Bước chân tịnh là ngọc Bảo Trân

Tuy ngoài Tứ đại nhưng trong rực vàng

Nh́n chân bước của tăng đoàn

Thời xưa Đức Phật, nay hàng xuất gia.

                    

oOo

 

 

MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN PHÁP

VÀ HÀNH PHÁP

 

 

Trong tâm mỗi con người sống trên đời này đều có hai thái cực Phật tánh và vô minh. Cái nào to lớn tràn ngập trong tâm, thân tâm người ấy có lối sống theo cái đó. Phật tánh tràn ngập, lời nói và hành động sống thanh tao, đạo đức, ḥa nhă, chân thật, tỉnh thức… Vô minh tràn ngập, lời nói và hành động sống không thanh tao, thiếu đạo đức và nhiều thứ ngă mạn, ngă si, ngă kiến, ngă chấp, ngă sở…

Theo nguyên lư giải thoát sinh tử luân hồi của đạo Phật, là tâm thanh tịnh trong sáng hoàn toàn vô ngă, gọi là chơn tâm, không c̣n những thứ vô minh, triền phược… Cho nên với tâm đại bi, đại trí, đức Phật đă thị hiện ra nơi đời mà nói giáo pháp tu giải thoát, sinh tử, luân hồi cho chúng sinh theo đó mà tu tập để giải thoát ra khỏi 6 con đường sinh tử.

V́ thế đức Phật đă thuyết ra vô số giáo pháp qua 5 thời suốt 45 năm v́ sự nghiệp cứu khổ chúng sinh được thoát khỏi sinh tử khổ đau. Và cũng v́ sự nghiệp truyền thừa giáo pháp giải thoát của Phật cho chúng sinh ở hậu lai, mà vô số chư tổ, chư tôn đức, cư sĩ trí thức tiền bối và hôm nay đă và đang kết tập, dịch thuật, giảng luận kinh điển, biên soạn thuyết giảng, tu học cho toàn thể Phật tử có căn cơ khác nhau đều có thể tu tập được với giáo pháp thích hợp.

Là Phật tử đích thực đúng danh nghĩa, là người quay về đạo Phật mục đích t́m cầu cho ḿnh con đường giải thoát sinh tử, ai cũng phải quy y Tam Bảo và tiếp nhận giới luật Phật để hành tŕ trang nghiêm thân tâm thanh tịnh trước khi tiếp nhận các pháp môn tu tập.

Quả thật con người đến với đạo Phật v́ mong cầu con đường giải thoát, th́ hăy mở tâm ra mà nhận thức rằng “phương tiện đưa chúng sinh được thoát khỏi sinh tử luân hồi là tâm giác ngộ đạo lư vô ngă qua quá tŕnh tu tập Phật pháp, không c̣n tâm nào khác hơn”. Mà như thế, phải tiếp nhận pháp môn tu tập hợp với căn cơ hoàn cảnh của ḿnh, rồi tích cực thực hành một cách tinh tấn, nhẫn nhục, chứ không thể hời hợt.

Nhận thức rơ nguyên lư giải thoát được nói trên là điều ắt phải có trước khi tiếp nhận giáo pháp.

 

MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN PHẬT PHÁP

 

Môi trường có Phật pháp để tiếp nhận ở hai lănh vực hẹp và rộng.

Môi trường có Phật pháp ở lănh vực hẹp, đó là lời pháp của chư Tăng, Ni thuyết giáo diễn giảng, hướng dẫn cách thức tu tập cho nam, nữ Phật tử mặc áo tràng ngồi nghe pháp tại các đạo tràng Bát Quan Trai, Phật Thất, Thiền Định, Mật Tông, v.v… trong chánh điện chùa hay ở hội trường, ngoài xă hội. Và Phật pháp ở các băng cassette, DVD, CD, Video, cũng như có trong các quyển kinh, các sách giảng luận, tập san Phật giáo được trưng bày tại các chùa và tại các hiệu sách ở phố thị.

Môi trường có Phật pháp ở lănh vực rộng, đó là những việc làm ở nơi công sở, phố xá, pḥng mạch, hiệu buôn, nhà thuốc, bố thí tài vật cho kẻ đói khổ, cho homeless một bữa ăn, quét sân chùa, dọn dẹp vệ sinh, chăm bón cây cối vườn chùa, cúng dường Tam Bảo, dâng cúng một bữa ăn cho chư Tăng, đóng cửa chùa, cắm hoa dâng Phật, trải thảm chánh điện, sắm sửa vật dụng cho chùa, nấu ăn trong bếp, tiếp xúc với mọi người, thỉnh tượng Phật, mua chuông mơ, vai tṛ trưởng phó cơ sở Phật giáo đi thỉnh tăng về chùa để hoằng hóa độ sinh, vân vân và vân vân.

Tất cả việc tại những nơi được kể trên đều là những pháp môn tu tập, v́ trong đó có Phật hiện đúng như kinh Hoa Nghiêm (phẩm 33) nói: “Khắp cả hư không, ở mỗi một chỗ bằng đầu sợi lông đều có vô lượng vô số cơi Phật; ở mỗi cơi Phật như vậy, trong mỗi một niệm, Phật ứng hiện vô số hóa thân nhiều như bụi để chuyển pháp luân…” (Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản – Hạnh Cơ – trang 49). Lục Tổ Huệ Năng cũng có lời tương tợ: “Tất cả pháp ở thế gian đều là Phật pháp. Ĺa khỏi các pháp ở thế gian mà t́m cầu giác ngộ, th́ chẳng khác nào đi t́m lông rùa, sừng thỏ”.

 

MÔI TRƯỜNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HÀNH PHẬT PHÁP

 

Qua hai tư tưởng trên của Hoa Nghiêm và Lục Tổ Huệ Năng chính là kim chỉ nam chỉ rơ cho mọi người thấy môi trường thực hành của Thiền Định, Phật Thất và những pháp môn tu khác, không những tại tư gia, am cốc, thiền viện… mà có cả sự hiện hữu bản thân ra giữa trường đạo, trường đời có nhiều sắc thái khác nhau, một khi đôi tay và mắt tác động vào các vận hành mưu sinh, Phật sự, từ thiện xă hội, v.v… Nhưng tâm ư không bị vọng động, vẫn chánh niệm, tỉnh thức vào thực tại, nói như Bồ Tát Thái Hư Đại Sư: “Đạo tràng thanh tịnh có cả ở cao lâu tửu điếm”. C̣n ngài Trúc Mộc Thiền Sư th́ nói: “Không có Phật trong núi” và Bồ Tát Cư Sĩ Duy Ma Cật thời xưa nhă ư với ngài Xá Lợi Phất: “Này ngài Xá Lợi Phất, tâm vốn đă định rồi, hà tất ǵ phải ngồi im măi nơi b́a rừng này!”

Ư tưởng của các bậc Bồ Tát nói trên là ư tưởng trung đạo dung ḥa hai thái cực động tịnh với nhau, không thể chọn tịnh bỏ động hay chọn động bỏ tịnh. Nếu như vậy là một cực đoan. Đă là cực đoan, đó là tâm c̣n nguyên h́nh bản ngă. Không cực đoan là con đường trung đạo, trung đạo là vô ngă, vô ngă là trung đạo, chủ trương của đạo Phật là tâm vô ngă, con đường giải thoát sinh tử là tâm vô ngă. Hành giả đi t́m cầu phương tiện giải thoát trong Phật giáo không thể c̣n mơ hồ về đạo lư vô ngă nữa!

Những chất liệu kiến tạo tâm vô ngă là giáo pháp 12 nhân duyên và bài pháp vô ngă tưởng (5 uẩn), giáo pháp trợ đạo cho những ai đang tu tập pháp môn Tịnh Độ (Phật Thất niệm Phật), Thiền Định và các pháp môn khác để cầu giải thoát, hăy cần phải thực tập đạo lư 12 nhân duyên là điều bắt buộc. Bởi v́ đó là ch́a khóa mở ra cánh cửa của pháp môn ḿnh đang tu tập để thấy được giá trị thế nào là nhứt tâm bất loạn niệm Phật, thế nào là tỉnh thức và thế nào là định lực tam muội của Thiền Định, v.v… đối với chúng sinh trong thời mạc pháp không có Phật ra đời, nên phải tu tập vào giáo pháp Phật để lại, trong đó pháp 12 nhân duyên là nền tảng cơ bản hàng đầu để đạt đạo vô ngă giải thoát sinh tử, mà đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni đă tu và đă đạt đạo vô ngă từ vô lượng kiếp về trước tại cơi ta bà, đúng như lời Phật đă xác định: “Ta vốn sống tại cơi ta bà từ vô lượng kiếp, chứ không phải mới sinh ra tại vườn Lâm Tỳ Ni”. (Kinh Pháp Hoa – Phẩm Như Lai Thọ Lượng).

V́ vậy người Phật tử đă và đang tiếp nhận những pháp tu và nhiều công việc khác nhau tại hai môi trường rộng, hẹp được nói ở trước là cách tu tập giáo pháp 12 nhân duyên giống như đức Thế Tôn đă từng tu trong vô lượng kiếp để kiến tạo cho ḿnh có tâm vô ngă trước đă, rồi mới nói đến Niết Bàn giải thoát, văng sanh cực lạc. Bởi v́ cửa vào Niết Bàn, Cực Lạc là vô ngă, trống rỗng, cho nên ai muốn được vào, tâm phải vô ngă, trống rỗng như Niết Bàn, Cực Lạc là điều kiện ắt phải, chứ đừng nghĩ rằng hễ có niệm Phật, tu thiền là được giải thoát, văng sanh.

Để có được tâm vô ngă, Phật tử chúng ta phải tích cực thực tập giáo pháp 12 nhân duyên bằng cách đưa mắt và tâm quán niệm thật sâu vào bản thân ḿnh trước, thứ đến người bên cạnh và muôn loài muôn vật lúc thư thái tư duy và lúc giao tiếp với mọi hiện tượng thực tại trên vận hành mưu sinh, Phật sự, từ thiện xă hội, v.v… Bên cạnh quán niệm nh́n sâu vào mọi bản thể hiện hữu, tâm thức ta tự hỏi; hỏi ḿnh trước, hỏi rằng: “ta từ đâu sanh ra? Sanh ra để làm ǵ? Chết sẽ đi về đâu? Ta có linh hồn không? Có Phật tánh không? Cái ǵ làm cho ta biết thương yêu, giận hờn, v.v…?”

Và tiếp tục hỏi về loài vật, cỏ cây, v.v… Hỏi rằng: loài vật từ đâu sanh ra, chúng có linh hồn, chết đi về đâu? Tại sao có cỏ, cây, hoa, trái tại không gian trái đất này, do đâu mà có?

Bạn nên tự hỏi nhiều lần như vậy với thời gian có khoảng cách lâu mau, khi nào là do bạn ấn định. Trước khi hỏi và sau khi hỏi, bạn phải đọc lại giáo pháp 12 nhân duyên và tiếp tục tư duy quán niệm, cho đến một hôm nào đó tâm bạn liền nghe rơ giáo pháp 12 nhân duyên trả lời cho bạn từng chi tiết và rành mạch, đó là Duyên Sinh. Tiếp theo tâm thức bạn thấy ngay thực tướng của tất cả vạn hữu và con người là vô ngă không tự thể, hiện hữu, chỉ là tương quan theo duyên khởi mà có. Từ đó bạn cũng thấy luôn đạo lư vô thường đang gậm nhấm nơi bản thân bạn và muôn loài, muôn vật đang bị hao ṃn, rục ră trong từng sát na, để rồi cuối cùng bị tan ră mất dạng, mất  h́nh, chỉ c̣n lại tuệ giác b́nh đẳng ra đi đến bờ giải thoát.

Sau khi bạn đă tri kiến được lư Duyên Sinh rồi, bạn không cần ngồi nh́n vào người, vào vật nữa, đạo lư vô ngă cứ tự động hiện ra ở bản thể mọi vật, mọi loài khi bạn giao tiếp và làm việc đạo, việc đời hằng ngày, hằng đêm tại bất cứ nơi đâu. Nói theo kinh văn “Phật pháp hiện hữu không có thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai, ở đâu có hữu t́nh giác, ở đó có Phật pháp”.

Hữu t́nh giác là con người phàm phu đă có tâm liễu ngộ (tri kiến) lư duyên sanh, duyên diệt của vạn pháp do vô ngă, không tự thể qua quá tŕnh học và được hành giáo pháp 12 nhân duyên. Tâm tri kiến (ngộ) thực tướng các pháp vô ngă, không tự thể như vậy, được kinh văn gọi bằng cụm từ “khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật”. Cụm từ ấy chính là bản hoài lớn của chư Phật thị hiện vào đời.

Quả thật, nếu bạn đă được tánh tri giác về thực tướng vạn pháp là không, vô ngă b́nh đẳng như vậy, bạn đang có tuệ giác b́nh đẳng. Hay nói cách khác, Phật tánh bạn được vươn hẳn lên như hoa sen lên khỏi nước, cái thấy biết của chư Phật (tri kiến Phật). Thế là bạn đă đáp ứng được bản hoài của chư Phật rồi. Bản hoài của chư Phật đối với hàng Phật tử chỉ bấy nhiêu đó thôi, không ǵ khác hơn nữa. Dù cho Phật có thuyết vô số kinh điển, nhưng cũng không ra ngoài đạo lư vô ngă. Do vậy, bạn tu bất cứ pháp môn nào đúng cách và tích cực, bạn sẽ thấy được dấu đạo vô ngă trong đó. Bạn phải thấy mới được. Khi mà bạn đă thấy được, tâm của bạn từng bước tự động đoạn diệt tâm ái, tâm chấp thủ, tâm tham lam chức vị, trừ diệt mọi ư niệm về ngă chấp, ngă kiến, ngă sở (vật chất), ngă si… sanh tâm chán ghét mọi sắc tướng thế gian dục lạc, chọn Niết Bàn tịch tịnh. Dứt khoát xả ly hẳn lời nói và hành động gây tác hại khổ đau, buồn phiền cho chúng sinh vừa qua, quyết tâm không nói thầm, dán nhăn, giận hờn đối tượng trong giao tế tại bất cứ nơi đâu, luôn giữ ḷng thanh tịnh.

Và cũng là từng bước tự động phát Bồ Đề tâm hành Bồ Tát đạo đối với đời sống bằng vật chất cho những hạng người bị tật nguyền, nghèo đói… Đối với Đạo pháp trên cơ sở giải thoát cho chúng sinh bằng kinh điển trong nhiều cách theo khả năng bạn đang có, vân vân và vân vân… Tất cả đều do lực vô ngă trong tâm bạn khởi lên Bồ Đề tâm, hành Bồ Tát đạo như vậy, chứ không do bắt chước làm theo người  khác, do vậy, dù bản thân bạn đi giữa, đứng giữa thế gian đầy các sắc vọng động, nhưng tâm của bạn vẫn hành trên ḍng vô ngă tịch tịnh. Đó là tri kiến Phật, tuệ giác b́nh đẳng, Phật tánh vươn lên, Bồ Đề tâm phát triển. Vô ngă của bạn là thế đó!

Tâm đă được vô ngă, không thể trong một giờ, một buổi, một ngày là đủ có vô ngă, mà phải liên tục quá khứ vô ngă, hiện tại vô ngă, tương lai vô ngă suốt thời gian ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm, không hạn định là nơi nào. Vô ngă luôn luôn đeo đẳng nơi tâm linh của bạn từ sau giờ phút bạn có, cho đến giờ phút xả bỏ báo thân trần thế và ra đi về cơi Cực Lạc, Niết Bàn. Cho nên tánh tri giác vô ngă được ví như người quản gia trung thành đắc lực, chu toàn mọi việc, nhà sạch, sân sạch, vườn tược xanh tươi nhiều hoa trái, canh chừng nhà cửa cẩn mật không để những tên ăn trộm (phiền năo, vô minh…) len vào nhà, các thú dữ (ác trược) vào vườn quấy phá…

Bạn đang được có tâm vô ngă tuệ giác b́nh đẳng suốt trên vận hành sống, làm việc đạo đời như vậy, chính là bạn đang có một cận tử nghiệp xuất thế gian tối thượng vi diệu hơn tất cả các tận tử nghiệp nào khác vào giờ phút lâm chung của bạn. Chẳng hạn có quá tŕnh mua chùa tạo tượng, cúng dường chư Tăng, bố thí kẻ nghèo, nhiều việc từ thiện khác, mà c̣n tâm chấp tướng, chấp pháp trong đó, th́ không thể bằng cận tử nghiệp vô ngă xuất thế gian là lực đi mau, đi thẳng, trong sáng về Niết Bàn, Cực Lạc. Cho nên đức Phật đă nói: Một công việc từ thiện rất nhỏ cũng dẫn đến giải thoát sinh tử, văng sanh Cực Lạc vốn có gốc vô ngă. Do vậy, đức Phật đă có lời căn dặn cho hàng Phật tử rơ ràng rằng: “Làm công việc từ thiện xă hội trong đạo Phật, từ việc nhỏ, việc lớn, luôn luôn nhớ xây dựng trên tinh thần vô ngă để được giải thoát sinh tử”.

Tâm vô ngă của bạn giống như hạt gạo trắng tươi, không c̣n chất cám đeo đẳng, đă được ra khỏi vỏ trấu bởi lực chà xát, xay giă, nấu lên sẽ thành cơm. Cho nên đă là giống cơm được nấu lên thành cơm, dù một hột gạo được nấu lên cũng thành cơm do gốc là cơm.

Cũng như vậy, tâm bạn vốn có gốc vô ngă rồi, th́ công việc từ thiện rất nhỏ bạn đang làm sẽ dẫn bạn đến thành Phật, giải thoát sinh tử, văng sanh cực lạc ngay trong đời này không đâu xa. Chỉ sợ rằng bạn không có tâm vô ngă, chứ đừng sợ rằng không được văng sanh giải thoát. Và chỉ sợ rằng bạn hiểu lầm giữa các pháp môn niệm Phật, thiền định… với các việc từ thiện, Phật sự… có tính cách riêng lẻ, không liên quan với nhau về vô ngă. Do vậy khi bạn tu thiền, Phật thất, Bát Quan Trai, tâm bạn có thanh tịnh, nhưng trong khi hành Phật sự, từ thiện xă hội, bố thí, cúng dường, … tâm của bạn khởi lên nhiều ư niệm nhân ngă, ngă sở, vọng động, bất an cho ḿnh và người. Như thế công tŕnh tu tập của bạn không có lợi lộc ǵ cả, chỉ huề vốn mà thôi. Nói như kinh Hoa Nghiêm: “Hành động Phật sự, từ thiện xă hội, bố thí cúng dường mà quên phát Bồ Đề tâm là việc làm của Ma vương”.

Ma vương mà kinh Hoa Nghiêm nói, đó chính là tâm chứa đựng nhiều ư niệm về ngă chấp, ngă sở, nhân ngă… Th́ đó là cận tử nghiệp ma vương của bạn đang đeo đẳng trong tâm bạn hôm nay và cho đến lúc xả bỏ báo thân (chết) trần thế. Bởi v́ vốn đă là ma vương, chúng có vô số thiên h́nh vạn trạng ngang dọc lập ḷe, ẩn hiện liên tục giống như tâm nhiều vọng động, ngă chấp của bạn lúc c̣n sống, chúng hiện ra một cách tự động trong giờ phút lâm chung của bạn, làm cho 7 quan năng vô xúc trong thân tử ấm, trung ấm của bạn bị rối ren không nhận ra đâu là ánh sáng của Phật, Bồ Tát, Trời, Người mà hội nhập. Cuối cùng phải chạy theo ánh sáng của Ma vương, dù cho lúc đó tiếng tụng kinh cầu siêu của chư Tăng có trầm bổng, thiền vị đến đâu, nhưng quan năng nhĩ thức ma vương trong thân trung ấm của bạn không thể nghe được lời kinh. Cuối cùng thần thức bạn đi theo nghiệp quả cũ đă tạo!