THÍCH NGUYÊN SIÊU
Sinh năm 1951 tại Nha Trang.
Sơ phát tâm xuất gia với Ḥa Thượng Bổn Sư Thích Chí Tín, Trụ tŕ Chùa Long Sơn, Tỉnh Hội Nha Trang, năm 1961.
1966 học chương tŕnh Phổ thông Trường Bồ Đề, Nha Trang
1968 học chương tŕnh Phổ thông tại Phật Học Viện Huệ Nghiêm, Sài G̣n.
1969 học chương tŕnh Phổ thông tại Tu Viện Nguyên Thiều, Qui Nhơn, B́nh Định.
1970 học chương tŕnh Phổ thông tại Phật Học Viện Hải Đức, Nha Trang.
1971 học Nội Điển Trung Đẳng Chuyên Khoa Phật Học, Phật Học Viện Hải Đức, Nha Trang.
1973 thọ Tỳ Kheo tại Đại Giới Đàn Phước Huệ, Phật Học Viện Hải Đức, Nha Trang.
1974 tốt nghiệp Trung Đẳng Chuyên Khoa Phật Học tại Phật Học Viện Hải Đức, Nha Trang.
1975 học Cao Đẳng Chuyên Khoa Phật Học, Viện Cao Đẳng Phật Học Hải Đức, Nha Trang.
1980 học Cao Cấp Phật Học, Tu Viện Quảng Hương Già Lam, Sài G̣n.
1988 vượt biên đến trại Palawan, Phi Luật Tân.
1990 định cư tại Hoa Kỳ.
1996 khai sơn Chùa Phật Đà, San Diego, California, Hoa Kỳ
1999 khai sơn Tu Viện Pháp Vương, San Diego, Hoa Kỳ.
Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Văn Hóa GHPGVNTNHNHK.
2004 Chủ nhiệm tập san Phật Việt.
Đă có bài đăng trên nhiều báo chí Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại như Chân Nguyên, Phật Giáo Hải Ngoại, Phật Việt, Phương Trời Cao Rộng, Người Việt, Saigon Times, Thế Kỷ 21, Việt Báo, Việt Tide, Chánh Pháp, v.v...
Có bài đăng trên các trang nhà điện toán toàn cầu như Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức, Buddhahome, Thân Hữu Già Lam, Pháp Vân, Hải Triều Âm, v.v…
Tác phẩm đă xuất bản:
- Tư Tưởng Xă Hội Trong Kinh Điển Phật Giáo Nguyên Thủy – 1994
- Ưu Đàm Lướt Băo – 1998
- Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng, tập I – 2001, 2006
- Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng, tập II - 2006
Những bài viết khác:
- Trần Trung Đạo, tuổi thơ, mẹ, quê hương và dân tộc
- Chữ hiếu trong tục ngữ ca dao Việt Nam
- Giới thiệu tổng quát các công tŕnh nghiên cứu sử học của sử gia Lê Mạnh Thát
- Tuệ Sỹ thơ và con đường trung đạo
- Tuệ Sỹ, thái độ của nhà sư nhập thế
- Tuệ Sỹ, thơ và tư tưởng triết học
- Quan điểm về nghiệp
- Văn hóa dân tộc và ḍng sinh mệnh Phật Giáo Việt Nam
- Vô trụ bất thủ hay sử mệnh độ sinh của chư đại Bồ tát
- Bài tựa Kinh Đại Phẩm của Tăng Duệ
- Thượng Tọa Tuệ Sỹ, Trí Siêu những người tù tri thức
- Lư duyên sinh hay tinh thần vô ngă
- Đại cương Kinh Pháp Hoa
- Sơ tâm
- Không sầu chẳng vui
- Niệm Phật
- Mẹ đóa hồng yêu thương
- Thi kệ Thiền và phong thái của người đạt đạo
- Một vài nét biểu trưng của người cư sĩ Phật tử nơi hải ngoại
- Biển cả
- Bồ tát và trú xứ độ sinh
- Chùa Từ Đàm từ quốc nội đến hải ngoại
- Trí tuệ và ḷng từ bi
Phần dịch thuật:
- Bài tựa Kinh An Ban Thủ Ư
- Sự quan hệ giữa Khương Tăng Hội, An Thế Cao và Tam Hiền
- Ư nghiă An Ban Thủ Ư
- Bài tựa Kinh Đại Phẩm
- Quan hệ ba phương diện của Bát Nhă
- Quan điểm của Tăng Duệ về tư tưởng Bát Nhă
- Bài tựa Thành Duy Thức Thuật Kư
- Đại lược về Duy Thức Học
- Căn nguyên Pháp Tướng Tông
- Một triết lư phong phú
- Nhận xét văn chương và tư tưởng của ngài Khuy Cơ
Thơ:
- Bước chân Phật, thơ
- Mẹ là chân thân, thơ
- T́m người trong cơi hà sa, thơ
- Dáng từ đồi Trại Thủy, thơ
- Vu lan nhớ cha, thơ
- Trăng nước giai không, thơ
a
MẸ LÀ CHÂN THÂN
Hôm nay Rằm tháng Bảy
Mẹ dẫn con đi chùa
Dâng hương lên cúng Phật
Lay tay Mẹ xin thưa:
Con cúi đầu lạy Phật
Mẹ thấy con ngoan không?
Mai kia con chóng lớn
Làm cho Mẹ vừa ḷng
Công đức ân sinh trưởng
Cao tợ núi Thái Sơn
Dưỡng dục nghĩa mang nặng
Suối nguồn thật mông mênh
Mẹ ơi ! Con trả hiếu
Cho Mẹ và cho Cha
Hai vị Phật c̣n sống
Chung ở cả một nhà
Con biết ! Con biết rồi
Khi xưa Phật có dạy
Muốn đền đáp ơn sâu
Hiện đời luôn phải thấy
Cha như ánh trăng saoMẹ là giải sông Đào
Luôn phụng dưỡng hôm sớm
Là phước đức từ bao...
C̣n nữa, Phật dạy rằng:
Như thế này, Mẹ nhé !
"Người nào theo thường pháp
Nuôi dưỡng Mẹ và Cha
Chính do công hạnh này
Đối với Cha và Mẹ
Nhờ vậy, bậc Hiền Thánh
Trong đời này tán thán
Sau khi chết được sinh
Hưởng an lạc Chư Thiên."
Mẹ hiền con thờ kính
Cha quư con xin vâng
Đảnh lễ tự song thân
Nam Mô Phụ Mẫu Từ.
VU LAN NHỚ CHA
Tự thuở nằm nôi Cha đâu xa vắng
Ở quanh con như giọt nắng hiên nhà
Ngó trước trông sau vườn rau mướp đắng
Giàn cà non vừa trổ nụ hương hoa
Ngọn gió mùa đông phủ tràn khắp lối
Lạnh thân con Cha đắp tấm chăn êm
Liếp cửa buồng ngăn ấm ḷng chất ngất
Lời ru hời nghe ngọt tận trong con
Vu Lan về con nhớ Cha nhiều lắm
Nhớ thủa sinh tiền đều đặn nén hương
Niệm Phật thắp nhang qua làn khói quyện
Bằng tâm thành Cha kính lễ mười phương
Và như thế ḍng đời trôi chảy măi
Cho đến khi tan vỡ cuộc vô thường
Đường Cha đi ngàn vạn dặm sầu thương
Con ở lại sống đời tương dưa muối
Con học nơi Cha sức người cặm cụi
Bằng đôi tay xây dựng những yêu thương
Từng bước đi trong kiếp sống tha hương
Tưởng nhớ lại đoạn đường thời gian khổ
Vu Lan về lá vàng rơi lỗ đỗ
Như giọt mưa thấm mộ quê hương Cha
Lời ru xưa vang động bóng chiều tà
Con lạy Phật Cha ơi! Về Tịnh Độ
Giấc mộng đời thế gian nhiều giông tố
Bóng Cha già thăm thẳm chốn u linh
Đêm nay đây con khẽ tụng thời kinh
Cầu nguyện khắp nhân sinh nhiều an lạc
Cha ơi! Cha, bóng Cha như cánh hạc
Bay trên cao măi măi ở trên cao
Là cội tùng là vách đá trăng sao
Là bầu trời rộng rạt rào vô tận.
TÂM HIỆN THÀNH NGƯỜI
Chiều nay ngắm áng mây trôi
Nghe từng nhịp thở trong tôi
Băng qua sinh tử luân hồi
Tự thuở nằm nôi đơn côi
Ḍng đời đi về muôn lối
Lang thang từ cơi xa xôi
Kiếp người như vầng mây bạc
Đầu nguồn tự thuở tinh khôi
Ai có nghe hôm nào tôi đến
Ai có nghe hôm nào tôi đi
Đi vào cát bụi
Đi vào núi đồi
Đi vào sương gió
Khỏa lấp thân tôi
Người nằm đó
Để lắng nghe
Lời ru câu hát
Hát cho người
Tự thuở vô minh
Giờ cúi xuống
Ngắm đôi chân ḿnh
Viên đá cuội ngh́n năm nằm trơ trọi
Bọt biển xanh vỡ nát đầu ghềnh
Hiện thành kiếp sống
Kiếp người mong manh
Tâm thức tôi
Hiện thành thân tôi
Tâm thức anh
Hiện thành thân anh
Tâm thức người
Một chuỗi loanh quanh
Kéo nhau đi
Về cơi hư vô
Cùng nhau về
Về miền vô tận
Phù sinh lẽ sống
Tạm dung kiếp người
Vượt thoát tử sinh.
ĐẾN TỪ TIỀN KIẾP
Ta có mặt hôm nay
Là có từ vạn kiếp
Suối nguồn xưa trôi chảy
Kết lại thành đài mây
Mây tan trên bầu trời
Gió lan trên mặt đất
Kiếp sống tự hôm nay
Tiền thân dài chất ngất
Ai hay mang thân này
Trôi lăn ḍng sinh tử
Như viên sỏi đầu nguồn
Trầm luân từ độ ấy
Tiền kiếp ta là chim
Chim bay vào các miền
Nghe lời Kinh Bát Nhă
Siêu sinh được an nhiên
Kiếp này ta là người
Nhặt từng viên đá cuội
Góp bàn tay yếu đuối
Xây dựng đời b́nh yên
Một bông hoa dâng đời
Một Bồ Tát hóa thân
Làm đẹp cho thế nhân
Cúng dường vô lượng Phật
Lời kinh độ hữu t́nh
Như giọt nắng lung linh
Nuôi lớn hồn thảo mộc
Cho vạn loài chúng sinh
Hiện hữu ta là đây
Cưu mang nghiệp lưu đầy
Qua ba ngh́n thế giới
Thoáng chốc trong phút giây
Tâm thường lạc ngă tịnh
Thực tướng luôn hiện bày
Vượt ḍng sông sinh tử
Giác ngộ chơn tâm này
Tiền kiếp hay hôm nay
Chỉ là phương tiện thuyết
Các pháp chẳng sinh diệt
B́nh đẳng trong phút giây.
TRĂNG NƯỚC GIAI KHÔNG
Một đôi nước xôn xao
Lung linh ánh trăng tỏ
Nước chao ánh trăng mờ
Trăng gẫy nát đường tơ
Gánh nước dưới đêm trăng
Qua các tàng cây rậm
Kẽo kẹt đôi vai gầy
Trăng tan làn nước sậm
Trăng rọi qua cành cây
Trăng đầy đôi gánh nước
Nước động trăng lung lay
Đường dây nghe sựt đứt
Đôi tay hờ hững không
Nước tràn trăng tan mất
Hương mùa thu thơm nồng
Qua các nẻo hư không
Thẫn thờ đôi gánh thùng trông
Trăng tan nước mất nghe ḷng thảnh thơi.
oOo
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
CÔNG TR̀NH NGHIÊN CỨU SỬ HỌC
của SỬ GIA LÊ MẠNH THÁT
Thích Nguyên Siêu
Nh́n tổng quát công tŕnh nghiên tầm, khảo cứu các văn kiện, tài liệu cổ để tập thành các tác phẩm qua các bộ môn: Lịch Sử, Văn Hóa, Văn Học, Âm Nhạc, Triết học, Thiền học... của Tiến sĩ Sử gia Lê Mạnh Thát là một công tŕnh liên lũy, lâu dài, qua nhiều thập niên. Đó là những yếu tố mà ít người có được, để lưu lại cho hậu thế những thành quả văn học đồ sộ và chuẩn xác trên ḍng sử mệnh quê hương.
Là đóa hoa ưu tú, tinh ba của dân tộc và Phật Giáo Việt Nam, sử gia Lê Mạnh Thát đă khai quật những nguồn tài liệu vô cùng quư giá mà suốt một ḍng thời gian hơn 2000 năm qua bị tản thất, vùi dập trong sự lăng quên. Thầy đă khám phá những chứng tích lịch sử mà từ trước đến nay chưa được thấy trên diễn đàn văn học nước nhà. Từ đó, Thầy đă cống hiến những tác phẩm dày công sưu khảo, đầy giá trị sử học vào kho tàng Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam ngày thêm phong phú và đa dạng. Chúng tôi kính giới thiệu đến quư vị một số tác phẩm tiêu biểu như sau:
1. Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam - 3 tập.
2. Tổng Tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam - 3 tập.
3. Toàn Tập Minh Châu Hương Hải.
4. Toàn Tập Trần Thái Tông.
5. Toàn Tập Trần Nhân Tông.
6. Toàn Tập Toàn Nhật Quang Đài.
7. Nghiên Cứu Về Mâu Tử - 2 tập.
8. Chân Đạo Chánh Thống.
9. Lịch Sử Âm Nhạc Phật Giáo Việt Nam.
10. Tự Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam - 2 tập.
11. The Philosophy of Vasubandhu.
12. Ngữ Pháp Tiếng Phạn ...
Từ những tác phẩm trên, và qua lời tựa của tác phẩm Tổng Tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam, đă tạo nên những cảm xúc thâm trầm cho thấy Phật giáo Việt Nam và dân tộc Việt Nam đă ḥa quyện với nhau kể từ khi Phật giáo được truyền vào quê hương Việt Nam cho đến ngày hôm nay. Suốt một ḍng lịch sử hơn 2000 năm qua, Phật giáo đă ḥa ḿnh theo vận nước, đă thăng trầm theo thời cuộc. Chưa có một thời gian nào, một triều đại nào mà Phật giáo tách khỏi dân tộc, không cùng chung vai gánh vác sơn hà xă tắc qua những cơn nguy biến.
Trong chiều dài lịch sử đó, chư vị Thiền Sư, quư Phật tử đă thực sự đem tài ba lỗi lạc của ḿnh, đem trí năo tâm linh để tài bồi xây dựng cho kho tàng văn hóa nước nhà có được những tư liệu đồ sộ, giá trị quư báu.
Tuy nhiên, cho đến ngày hôm nay, công tŕnh khảo cứu vẫn chưa hoàn tất trong nguồn tư liệu có được. Chúng ta phải dày công nghiên cứu và đóng góp nhiều hơn nữa để khai triển và hệ thống hóa một cách nghiêm túc trên nền tảng các chứng tích, tư liệu đó. Chúng ta cần gia công bảo tŕ và phát triển nền văn hóa dân tộc ngày thêm lớn mạnh, nhằm góp phần xây dựng đời sống văn minh tiến bộ và thánh thiện cho con người hôm nay và mai sau.
Qua lời đầu sách đă cho chúng ta một ư thức rằng kho tàng tri thức của các Thiền sư và Phật tử c̣n tàng trữ quá nhiều ở các ngôi cổ tự, đại ṭng lâm. Dưới những mái chùa mà thời gian đă hóa thành rêu phong phủ kín đă lưu xuất những bông hoa trí tuệ để cống hiến cho nền văn hóa đặc thù của dân tộc quê hương.
Nội dung của Tổng Tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam quyển I khảo cứu về Mâu Tử, Lư Hoặc Luận và Khương Tăng Hội.
Lời dẫn về Lư Hoặc Luận:
"... Trong cuộc đấu tranh và phát triển đầy cam go gian khổ, nhưng cũng đầy hào hùng hoành tráng của dân tộc, mỗi khi lịch sử bước vào những giây phút thử thách gay gắt quyết liệt, sống mái với kẻ thù, những khuôn mặt anh tài luôn luôn xuất hiện đứng ra gánh vác trách nhiệm, góp sức đưa con thuyền dân tộc đến bến vinh quang. Vào cuối thế kỷ thứ II, sau dương lịch, dân tộc ta đang đối đầu với viễn ảnh có thể bị đồng hóa vào nền văn hóa Trung Quốc, th́ một khuôn mặt anh tài đă ra đời, đó là Mâu Tử cùng tác phẩm Lư Hoặc Luận nổi tiếng của ông."
Qua phần II, tác giả tŕnh bày về Khương Tăng Hội - Cuộc Đời và Sự Nghiệp:
"... Kể từ ngày Trần Văn Giáp giới thiệu Khương Tăng Hội như một trong những nhà truyền giáo đầu tiên của đạo Phật ở nước ta, những người viết sử về sau đă tiếp tục đánh giá vị trí, vai tṛ cũng như những đóng góp của Khương Tăng Hội đối với lịch sử dân tộc Việt, không hơn không kém là một nhà truyền giáo đầu tiên. Việc giới thiệu sai lầm này dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, mà một trong những số đó là việc nghiên cứu Khương Tăng Hội đă không được tiến hành nghiêm túc để khám phá những đóng góp của Khương Tăng Hội không những đối với lĩnh vực lịch sử Phật Giáo Việt Nam, mà c̣n với nhiều lănh vực khác nữa, đặc biệt là lĩnh vực lịch sử với truyền thuyết trăm trứng và lịch sử ngôn ngữ tư tưởng và văn học Việt Nam. Ngày nay, với những thành quả nghiên cứu có được, chúng ta có thể khẳng định Khương Tăng Hội không phải một nhà truyền giáo đầu tiên của Phật Giáo ở Việt Nam, mà là một thành tựu đầu tiên của nền Phật Giáo ấy, để cùng với Mâu Tử h́nh thành một mặt trận văn hóa phản công lại những trận tiến công như vũ băo của nền văn hóa nô dịch Trung Quốc đang xảy ra vào thời đó, và khẳng định sức sống ưu việt của nền văn hóa Việt Nam và Phật Giáo Việt Nam."
Mỗi khi đề cập đến Khương Tăng Hội th́ chúng ta không thể không nói đến Lục Độ Tập Kinh. Đây là tác phẩm nổi tiếng của Ngài. Qua công tŕnh sưu khảo và nghiên cứu Lục Độ Tập Kinh, Thầy viết:
"... Nếu lịch sử văn học và văn hóa thành văn thời Hùng Vương c̣n để lại cho đến nay qua một bài Việt Ca duy nhất c̣n đang bàn căi th́ lịch sử văn học và văn hóa Việt Nam sau thời Hai Bà Trưng và trước Lư Nam Đế có thể được nghiên cứu qua một loạt những tác giả lớn như Mâu Tử, Khương Tăng Hội, Đạo Hinh, Đạo Cao, Pháp Minh và Lư Miễu, trong đó nổi bật nhất là Khương Tăng Hội với Lục Độ Tập Kinh.
Lục Độ Tập Kinh là văn bản đầu tiên và xưa nhất ghi lại t́nh tiết 100 trứng của truyền thuyết khởi dân tộc tính. Lục Độ Tập Kinh cũng là tác phẩm đầu tiên và xưa nhất ngoài bài Việt Ca, c̣n bảo lưu được một số trên 15 trường hợp các cấu trúc ngữ học theo văn pháp tiếng Việt và cung cấp một số lượng đáng kể các tá âm cho việc nghiên cứu tiếng Việt cổ và phục chế lại diện mạo tiếng nói ấy cách đây 2000 năm. Lục Độ Tập Kinh c̣n là nơi tập đại thành những chủ đề tư tưởng lớn của dân tộc như nhân nghĩa, trung hiếu, đất nước, mất nước v.v... làm cột sống cho chủ nghĩa nhân đạo Việt Nam và truyền thống văn hóa Việt Nam. Lục Độ Tập Kinh c̣n là văn bản thiết định những chủ đề tư tưởng lớn của Phật Giáo Việt Nam, làm tiền đề cho những phát triển tư duy Phật Giáo Việt Nam, mà thành quả đầu tiên phát hiện cho đến nay là sáu lá thư trao đổi giữa Lư Miễu, Đạo Cao và Pháp Minh vào khoảng những năm 450.
Lục Độ Tập Kinh v́ thế là một tác phẩm văn học lớn không chỉ của lịch sử Phật Giáo Việt Nam mà c̣n là lịch sử văn học tư tưởng và văn hóa dân tộc."
Để thấy rơ hơn về nội dung tư tưởng Lục Độ Tập Kinh, đủ nguồn cảm hứng và khả năng truyền tải giá trị cao thượng, xây dựng đời sống dân sinh thăng hoa trên giai tầng tâm linh mà c̣n là bản kinh ḷng, lời kinh ruột của Bồ Tát Đạo, Bồ Tát Hạnh và Bồ Tát Nguyện:
"... Lục Độ Tập Kinh như nhan đề chỉ ra, là một tập kinh tŕnh bày sáu hạnh vượt bờ của Bồ Tát, tức bố thí, tŕ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Lư tưởng Bồ Tát trong thời kỳ đầu của Phật Giáo ở nước ta, do thế, đă được xiển dương mạnh mẽ, đề cao những con người có ḷng thương rộng lớn đối với tất cả người vật (bố thí), tự ḿnh kiểm soát lấy ḿnh (tŕ giới), kiên tŕ chịu đựng gian khổ, khó khăn (nhẫn nhục), năng động phấn đấu hoàn thành mục tiêu đă định (tinh tấn), b́nh tĩnh (thiền định) và sáng suốt (trí tuệ). Mẫu người lư tưởng của Phật Giáo, mẫu người có ḷng thương, có kỷ luật, kiên tŕ, năng động, b́nh tĩnh và sáng suốt, được định h́nh và kế hoạch thể hiện mẫu người này trong cuộc sống được vạch ra thông qua khuôn khổ các câu chuyện tiền thân của Đức Phật, cho các Phật tử Việt Nam thời Khương Tăng Hội và trước đó."
Tổng Tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam quyển II, Thầy giới thiệu một số tác dịch phẩm của Khương Tăng Hội như: Cựu Tạp Thí Dụ Kinh, Pháp Kính Kinh Tự, An Ban Thủ Ư Kinh, Tạp Thí Dụ Kinh và sáu lá thư, Lư Miễu, Đạo Cao và Pháp Minh.
Ngang qua các bản dịch của Cựu Tạp Thí Dụ Kinh, Pháp Kính Kinh Tự và An Ban Thủ Ư Kinh Chú Giải... chúng ta thấy nội dung là những truyện cổ tích dân gian hướng con người trên việc hành thiện, trong nhân nghĩa thuần hậu và ư thức tôn vinh phẩm hạnh con người nhằm xây dựng một đời sống chân hạnh phúc trong cuộc đời này. Chính những truyện cổ tích này đă mang một nội dung giáo pháp nhân quả, nghiệp báo...:
"... Truyện một sự tích dưa hấu thực chất là một thuyết giảng về giáo lư nhân quả "ở hiền gặp lành" của Phật giáo dân gian. Nó gồm hai đoạn. Đoạn 1 kể An Tiêm gốc là một nô tỳ, lấy được người con gái nuôi của Vua Hùng, ăn mặc sung sướng, của cải giàu có. Có người khen, An Tiêm nói đó là "vật tiền thân" của An Tiêm. Vua Hùng nổi giận, đày An Tiêm ra đảo. Đoạn 2 kể, Tiêm ở đảo, nhờ chim đem hạt dưa hấu đến, trở nên giàu có và được gọi về..."
Và c̣n rất nhiều những cốt truyện tương tự như vậy được tŕnh bày trong Cựu Tạp Thí Dụ Kinh, một cách khuyến tấn con người phải biết ăn ở hiền lành, có thảo có ngay, sống đời đạo đức.
Về mặt Triết học kinh viện của giai tầng tri thức, của bậc thượng căn, thượng trí chúng ta thấy trong An Ban Thủ Ư Kinh Chú Giải lời văn khúc chiết, rành rơi, âm hưởng trùng điệp vang ngân bất tận, khi định nghĩa về tâm, Khương Tăng Hội đă viết:
"Tâm chi dật đảng, vô vi bất hiệp
hoảng hốt phảng phất, xuất nhập vô gián
thị chi vô h́nh, thính chi vô thanh
nghênh chi vô tiền, tầm chi vô hậu
thâm vi diệu tế, h́nh vô ty phát
Phạm Thích Tiên Thánh, bất năng chiếu minh
mặc chủng vu thử, hóa sinh hồ bỉ
phi phàm sở đổ, vi chi ấm giả..."
Dịch nghĩa:
Tâm tư mở rộng th́ không một vật vi tế nào mà không thể vào,
rỗng nhiên thấu suốt, ra vô không gián đoạn,
nh́n chẳng thấy h́nh, nghe không thấy tiếng,
đoán chẳng ở trước, t́m chẳng có sau,
sâu xa mầu nhiệm, chẳng có bóng dáng h́nh ảnh,
bậc Phạm Thiên Đế Thích hay Tiên Thánh cũng không thể thấy rơ;
âm thầm linh hoạt nơi này, hóa sinh nơi kia,
hàng phàm phu cũng không thể biết được.
như vậy gọi là “ấm”.
Đây là bản kinh cốt lơi, làm chuẩn đích cho ai có ḷng nghiên tầm, khảo cứu để hướng tâm trên con đường đạo. Nhưng đồng thời cũng chú trọng đến các lănh vực như nghệ thuật, âm nhạc, văn học, Phật giáo, chính trị, tư tưởng....
Qua bộ môn âm nhạc, Thầy viết:
".... Về vấn đề âm nhạc, những đóng góp của sáu lá thư ấy lại càng đặc sắc và quư giá hơn. Quư giá, bởi v́ chúng là những văn kiện xưa nhất và duy nhất nói đến sự hiện diện một các không chối căi ở nước ta những "ca tán tụng vịnh".
Từ đó, cho thấy tối thiểu vào đầu thế kỷ thứ V, âm nhạc Việt Nam và âm nhạc Phật giáo Việt Nam gồm những thứ ǵ. Đặc sắc, bởi v́ nếu phối hợp báo cáo âm nhạc vừa nói với những h́nh ảnh nhạc cụ trên những bệ đá của nền nghệ thuật Tiên Sơn, chúng ta có thể rút ra những kết luận rất lôi cuốn về lịch sử âm nhạc Việt Nam và lịch sử âm nhạc Phật giáo Việt Nam, đồng thời giải thích cho thấy, tại sao trên những bệ đá ấy chúng ta chỉ có mười nhạc thần và chín thứ nhạc cụ tấu nhạc, để ca ngợi cúng dường người giác ngộ."
Từ những tư liệu có được của thời gian phôi thai, thuở ban sơ, trên ḍng lịch sử của dân tộc, qua các tác phẩm đă xuất bản, Tiến sĩ Sử gia Lê Mạnh Thát đă công bố một cách minh nhiên và sẽ tiếp tục cống hiến những sưu khảo nhiều hơn nữa để hoàn thành sứ mạng của một Sử gia thời đại.
Công tŕnh khảo cứu ấy, qua Tổng Tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam quyển III, Thầy đă dành trọn quyển để in lại tác phẩm Thiền Uyển Tập Anh, chứng tỏ tác phẩm này đă nói lên vai tṛ vô cùng quan trọng trên lănh vực văn học nước nhà và c̣n mang nhiều sắc thái độc đáo của lịch sử Phật Giáo đời Trần:
"... Thiền Uyển Tập Anh có một cống hiến thật đặc sắc, bởi v́ nó là một tác phẩm đời Trần duy nhất c̣n lại, chứa đựng nhiều tên ấp, tên làng, tên quận, tên phủ và tên châu của đời Lư cũng như đời Trần hơn bất cứ một tác phẩm nào khác, nếu hoàn thành, có thể nói ta đă vẽ lại được một phần bản đồ địa lư chi tiết của nước ta vào thời Lư một cách cụ thể nhờ vào tên các ngôi chùa gắn liền với các tên đất ấy."
Đó là trên b́nh diện địa lư, c̣n trên lănh vực văn học, Thiền Uyển Tập Anh đă đóng một phận vị có tầm vóc ách yếu trên nền học thuật và thiền học ngang qua tinh thần tu chứng của chư vị thiền sư tổ đức:
"... Rơ ràng, đối với lịch sử dân tộc ta, Thiền Uyển Tập Anh đóng một vai tṛ hết sức quan trọng và thiết yếu. Thiếu nó, th́ cả mấy trăm năm lịch sử văn học dân tộc phai mờ thất tán đi không phải ít... và vai tṛ ấy, thực tế, có một tầm quan trọng hơn nhiều, khi ta nhớ rằng nó tự bản chất là một bộ sử chuyên môn về Phật giáo Thiền Tông Việt Nam. Mà Phật Giáo Thiền Tông Việt Nam vào mấy trăm năm ấy, nếu không nói là hệ tư tưởng chiếm ưu thế trong giai đoạn lịch sử đó."
Vạn Hạnh Thiền Sư đă hộ quốc an dân, xây dựng một triều đại vàng son cho dân cho nước, mà tinh thần tu chứng đă thể hiện qua bài kệ:
“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Tùy vận thạnh suy hưu bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.”
Dịch nghĩa:
“Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rời
Thịnh suy suy thịnh việc đời
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành”
Người đọc các văn kiện lịch sử, các chứng tích văn học, các nền văn hóa dân tộc và Phật Giáo Việt Nam qua Tổng Tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam 3 quyển sẽ thấy được sự lịch lăm uyên bác đầy thực nghiệm của một sử gia đương đại, chỉ thu ḿnh trong 3 quyển văn học ấy không thôi cũng đủ để chứng minh cho chúng ta thấy đâu là tri thức không chướng ngại, đâu là tài năng tập thành xuyên suốt thời gian không ngằn mé, và đâu là vượt thắng mọi chướng duyên để kiện toàn nguồn tư tưởng hăn hữu.
Qua bộ Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, bằng cái nh́n tổng thể của một sử gia, Thầy đă phân chia các chặng đường lịch sử không giống các nhà nghiên cứu khác. Trước tiên bằng nhận định xác thực thế nào là lịch sử? Và cấu trúc lịch sử được vận hành như thế nào qua mỗi thời đại, qua từng lớp người của bối cảnh lịch sử đó:
"... Đối với chúng tôi, lịch sử là một vận động có ư thức của con người. Riêng đối với các tư trào văn hóa như Phật Giáo th́ lịch sử như một cuộc vận động có ư thức lại càng rơ nét hơn. Lịch sử vận động trên căn bản tương tác của nhiều cấu trúc khác nhau. Có cấu trúc hạ tầng, có cấu trúc thượng tầng và những cấu trúc hàng ngang, hàng dọc đan xen lẫn nhau, trong đó cấu trúc hạ tầng tất nhiên giữ vai tṛ chủ chốt, nhưng không phải là tuyệt đối. Xuất phát từ một cái nh́n như thế, quan điểm của chúng tôi là nh́n lịch sử Phật Giáo như một bộ phận của cuộc vận động chung của dân tộc."
Từ nhận định và lập trường trên, Thầy đă chia ḍng lịch sử Phật Giáo Việt Nam 2000 năm thành 5 thời kỳ:
"Đó là thời kỳ Phật Giáo quyền năng, thời kỳ Phật Giáo vận động độc lập, thời kỳ Phật Giáo thế sự, thời kỳ Phật Giáo cư trần lạc đạo và thời kỳ Phật Giáo quần chúng... Mỗi thời kỳ này có một nét đặc trưng nổi bật của nó, mà ngay cả sự đổi thay của các triều đại và sự tồn tại những ḍng Thiền khác nhau không có một ảnh hưởng to lớn nào. Lịch sử tuy là một vận động có ư thức của con người, nhưng đồng thời cũng có quy luật của nó. Mà đă nói đến quy luật tức là nói đến tính tất yếu, mà mỗi ư chí của cá nhân không thể cưỡng lại được."
Đọc qua lịch sử Phật Giáo Việt Nam 3 tập dày khoảng 2500 trang, chúng ta thấy hệ thống tư liệu từng niên đại, từng nhân vật, từng cốt truyện được thẩm định rơ nét, chính xác để định vị trí chứng nhân của ḍng lịch sử. Điều này chúng ta thấy trong phần Pháp Thuận và bài thơ Thần Nước Nam Sông Núi. Từ trước đến giờ theo tính truyền khẩu được luân lưu qua từng thế hệ, chúng ta cho rằng bài thơ Thần Nước Nam là của Lư Thường Kiệt trong cuộc chiến chống ngoại xâm năm 1076. Nhưng qua các tư liệu chứng minh thời bấy giờ, bài thơ Thần Nước Nam đó được coi là hiện hữu dưới thời Vua Lê Đại hành, trong cuộc chiến tranh năm 981:
Bài thơ Thần Sông Núi
1. Nam Quốc Sơn Hà Nam đế cư
Tiệt nhiên dĩ định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhử đẳng hành khan thủ bại hư.
2. Nam Quốc Sơn Hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhử đẳng hành khan thủ bại hư.
3. Nam Quốc Sơn Hà Nam đế cư
Hoàng Thiên dĩ định tại thiên thư
Như Kim Bắc lỗ lai xâm phạm
Hội kiến hải trần tận tảo trừ.
4. Nam Quốc Sơn Hà Nam đế cư
Hoàng Thiên dĩ định tại thiên thư
Như Hà Bắc lỗ cảm xâm phạm
Hội kiến phong trần tận tảo trừ.
Dịch nghĩa:
Sông núi của nước Nam người dân Nam ở,
Đó là sự minh định từ nơi sách Trời.
Nếu như ai trái nghịch xâm phạm,
Chắc hẳn phải chuốc lấy sự thất bại tiêu vong.
Qua các luận cứ được thẩm định, để thấy được bài thơ Thần phát xuất từ đâu:
"... Theo chúng tôi, ta nên trả bài thơ Thần trên về cho cuộc chiến tranh 981 và chúng ta có đủ dữ kiện để làm như thế. Đây không phải là một kết luận mới. Hai bộ sử viết bằng tiếng Việt vào thế kỷ thứ 16 và 17, là Việt Sử Diễn Âm và Thiên Nam Ngữ Lục đều thống nhất có cùng một kết luận. Việt Sử Diễn Âm đă dành một đoạn dài nói về lai lịch của bài thơ này."
Đến đây, chúng ta thấy Toàn Tập Toàn Nhật Quang Đài là một tác phẩm sưu khảo và tác biên về cuộc đời và sự nghiệp của Toàn Nhật. Một cách sơ lược về sự nghiệp văn học chúng ta thấy trong phần Tam Giáo Nguyên Lưu Kư, Viên Quang tự Sa Môn Toàn Nhật pháp hiệu Quang Đài, Ngài đă thể hiện tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên qua những vần thơ song thất lục bát:
"Thuở trời Xuân say nhuần mầu đạo
Trót nom theo Tam giáo chân tôn
Am mây gởi dấu thong dong
Tu thân ngày tháng sửa ḷng hôm mai
Trải xưa định vị tam tài
Là trời, người, đất muôn loài nổi sinh."
Qua phần Tống Vương truyện đă thể hiện một nhân sinh quan vô cùng an nhiên tích cực, cho thấy Toàn Nhật là một trong những nhà thơ, nhà văn, nhà tư tưởng lớn của dân tộc Việt.
Tống Vương truyện đă dệt nên một truyện t́nh thơ mộng của một Thái tử, con vua, với người con gái mộc mạc làng chài lưới miền sông nước:
"... Long phi vân hán,
Phụng nhiễu quang minh
Ứng trinh tường xảy gặp điềm lành
Vừng đẩu tú trổ sanh thụy lạ
Có người Giang hạ
Tánh thật ngư ông
Việc vơng la lưới tổ (chài) tôm
Nghề hà hải Giang Tân Sở trú
Kết duyên phu phụ
Hiệp bạn Châu Trần
Vô nam nhi kế tự tôn thân
Sinh nữ tử nối ḍng tổ phụ..."
Và cuối cùng cái hậu của cốt truyện là vua cha đi tu, giao ngôi vua lại cho con:
"... Vua đà cao kỷ
Tác lớn trên đầu
Nhượng vị cho con
Sửa sang chính sự
.........
Hồi đầu Phật Tổ
Thế phát tu hành
Con nối ngôi truyền dơi đạo thanh
Muôn đời để lưu danh thiên hạ."
Những vần thơ ấy đă đề cao tinh thần dân chủ, tôn trọng tinh thần b́nh đẳng giữa loài người, không phân biệt giai cấp, ngôi vị. Giá trị ở đây là tư cách đạo đức nhân luân là nền tảng nhân bản được xây dựng trong tâm tư của mỗi con người. Dù người đó có địa vị, quyền cao, tước trọng nơi triều đ́nh, hay lớp người dân giả b́nh dị vẫn được tôn trọng trong ư niệm hướng thượng. Từ đó, chúng ta thấy Lục Tổ Truyện Diễn Ca, Toàn Nhật đă hướng dẫn con người trên đường t́m cầu chân lư và cuối cùng thành đạt đạo quả giác ngộ. Đó là h́nh ảnh của Lục Tổ Huệ Năng, Người mang đá giă gạo suốt bao năm tháng, nhưng ư vị giác ngộ vẫn miên viễn trường tồn:
"... Đêm ngày chuyên niệm Di Đà
Chịu phần giă gạo vậy ḥa tám thu
Bảo làm cho thấy công phu
Vai mang khối đá chuyên tu đến ngày
Phật Tổ khổ hạnh lắm thay
Sáu năm tuyết lănh mới thành Kim thân."
Đó là giá trị của sự tu tập, mà bằng cái nh́n của Toàn Nhật lao tác là một thể thức của Thiền định - gánh nước, bửa củi, giă gạo. Từ tự tướng của chân tay đă thể hiện được tánh giác ngộ, trong sáng nơi tâm thanh tịnh thuần khiết của Phật tánh thường hằng như nhiên bất động.
"... Ca Sa b́nh bát pháp thiền
Bèn trao phú chúc về miền Thiền Châu
Dặn ḍ y chánh trước sau
Mấy lời Phật Tổ thẳm cao nhiệm mầu
Huệ Năng lễ tạ khấu đầu
Lạy từ Ḥa thượng sẽ hầu lui ra."
Bước sang Toàn Tập Minh Châu Hương Hải được sưu khảo và tác thành qua những tư liệu có được. Thiền Sư là một nhà Văn hóa, Triết gia, Tư tưởng gia của Phật Giáo và dân tộc Việt Nam. Qua tác phẩm này, chúng ta thấy công tŕnh văn học đă được lưu lại qua các tác dịch phẩm, hoặc chú giải như: Giải Kim Cương Kinh Lư Nghĩa, Giải Di Đà Kinh Sớ Sao, Giải Tâm Kinh Ngũ Chỉ, Sự Lư Dung Thông, Giải Pháp Hoa Kinh, Giải Sa Di Giới Luật, Soạn Quán Vô Lượng Thọ Kinh Quốc Ngữ ... tất cả trên 20 tác phẩm, gồm 30 quyển.
Là một nhà tư tưởng lớn của thế kỷ 17, Thiền Sư đă xây dựng một ngữ pháp để giải và dịch kinh mới mẻ nhất, mà không theo lối cổ dịch của những thế kỷ 15, 16. Lối dịch này được diễn tả, giải thích kinh văn phóng khoáng theo cái nh́n và sự hiểu biết của ḿnh mà không dịch sát chữ, sát nghĩa, cựu dịch. Do cách dịch thuật sáng tạo này mà Thiền Sư đă thật sự đóng góp một gia tài văn học đồ sộ cho nền lịch sử văn học tiếng Việt. Một thí dụ điển h́nh qua lối dịch giải đó nơi bài Kệ Kinh Kim Cương:
“Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như lộ diệc như điển
Ứng tác như thị quán”
"Hết thảy pháp hữu vi là trên tự thiên địa tạo hóa, dưới đến nhân gian vạn vật, dầu sanh lăo bệnh tử, giàu có sang hèn, sĩ nông công thương, mọi loài sắc vật, dầu nhẫn xanh vàng thâm trắng thô tế thanh trọc, dầu có dầu không, dầu hư dầu thiệt, sâu cạn, thấp cao, ách thật vọng tâm khởi diệt. Hết thảy thiện ác muôn pháp cũng là hữu vi vậy..."
Tóm lại Toàn tập Minh Châu Hương Hải là một công tŕnh to lớn trong chốn thiền gia và nhân gian, là một nền văn học, tư tưởng lớn cho thế hệ hậu sinh, để có cái nh́n, suy tư chín chắn trên diễn đàn văn học của chư vị Lịch Đại Tổ Sư c̣n lưu truyền đến ngày hôm nay và ngàn sau.
Bằng thực chứng giá trị bề dày lịch sử văn học tư tưởng Phật Giáo và dân tộc Việt Nam xuyên suốt qua tác phẩm Toàn Tập Trần Nhân Tông, một tác phẩm toàn bích, trên hai phạm trù thế gian và xuất thế gian của kẻ sĩ.
Nói đến Vua Trần Nhân Tông là nói đến bậc xuất trần vi thượng sỹ; là nói đến vị Bồ Tát hóa thân vào đời, ḥa quang đồng trần để độ sinh. Nhà Vua đă đem tài danh thật đức của ḿnh để an bang tế thế, xây dựng nước nhà thanh b́nh thạnh trị. Dân tộc được ấm no, quốc gia phú cường để từ đó thăng hoa trong cuộc sống tâm linh là chuyển mê khai ngộ, đổi phàm thành thánh.
Toàn Tập Trần Nhân Tông đă phô bày một cách thật rơ nét qua Vương vị và Thánh vị của nhà Vua. Là Vương vị, nhà Vua là anh hùng dân tộc đă viết nên ḍng sử oai hùng bảo vệ giang sơn gấm vóc, quét sạch ngoại xâm ra khỏi bờ cơi, xây dựng một nền ḥa b́nh chân chính cho dân cho nước. Công cuộc bảo vệ giang sơn này, qua chương III và IV, Vua Trần Nhân Tông và cuộc chiến tranh bảo vệ quốc gia dân tộc năm 1285, 1288 qua các trận Nội Bàng, Vạn Kiếp, B́nh Than, Thăng Long, Hàm Tử, Chương Dương, Như Nguyệt... chúng ta ngưỡng mộ tài thao lược, anh hùng túc trí của nhà Vua hy sinh v́ dân v́ nước. Là Thánh vị nhà Vua đă bỏ ngai vàng điện ngọc để đi tu và thành Tổ Đức. Nhà Vua là Sơ Tổ của Thiền Phái Trúc Lâm, một ḍng Thiền thực thụ của Phật Giáo Việt Nam. Nhà Vua đă đề ra tư tưởng Cư Trần Lạc Đạo và được coi là cốt lơi, yếu chỉ ḍng Thiền:
“Trần tục mà nên, phú ấy càng yêu hết sức,
Sơn lâm chẳng cốc, họa kia thật khá đồ công.”
Hay là:
"Sạch giới ḷng, dồi giới tướng,
Nội ngoại nên Bồ Tát trang nghiêm.
Ngay thờ Chúa, thảo thờ Cha,
Đi đổ mới trượng phu trung hiếu."
Và cuối cùng là Bộ Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam gồm 2 tập. Đây là một công tŕnh khảo cứu tập thể của quư Thầy học tăng trong các Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, Quảng Hương Già Lam. Nhưng phần chủ biên và hoàn thành Từ Điển vẫn là công tŕnh của Thượng Tọa Tuệ Sỹ và Sử Gia Lê Mạnh Thát đồng tác giả.
Bộ Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam được có mặt ngày hôm nay, dù rằng chỉ có được 2 tập là A Tập I, từ A đến A Di Đà và A Tập II, từ A Di Đà đến A Di Đà Tự, chưa hoàn tất toàn bộ Từ Điển Phật Học. Nhưng, rơ thật là một sự nỗ lực vượt bậc để cống hiến cho sự t́m hiểu tra cứu về từ ngữ Phật pháp và cũng nói lên tâm nguyện chí thành của chư vị Tôn Túc có cái nh́n sâu xa, suốt chặng đường lịch sử văn học Phật Giáo Việt Nam hiện đại.
Bằng việc làm của đàn hậu duệ, bằng khả năng hạn hẹp của người học tṛ mông muội, giới thiệu các tác phẩm của Thầy, Sử gia Lê Mạnh Thát, chúng tôi có cảm tưởng như làm công việc vốc muối bỏ biển, đội đá vá trời. Tuy nhiên khi nghĩ đến công ơn của bậc giáo thọ sư tài bồi huấn dục qua bao năm tháng, nên mạo muội tự nhủ ḿnh trải tấm ḷng thành, ngơ hầu có chút phần nào nghĩ về Thầy trong muôn một. Do vậy, nên chỉ có đôi lời b́nh dị để nói lên công tŕnh khảo cứu ngàn đời của ḍng lịch sử văn học nước nhà mà Thầy là một sử gia trác việt anh tài, đă cấu trúc thành những chuỗi chứng tích, tư liệu ḍng lịch sử đó. Trước khung trời kiến văn quảng bác, trí tuệ cao xa của Thầy và những kho tư liệu vô giá của lịch sử văn hóa, chỉ biết ḿnh đang là kẻ ḍ dẫm lần bước. Ngưỡng mong Thầy từ bi lượng thứ.
Kính mong chư Tôn Đức, chư vị thức giả cao minh, rộng ḷng cảm thông, hỷ xả cho những điều thất thố.
Mùa Khánh Đản 2549
California, ngày 11 tháng 06, 2005