THÍCH NGUYÊN TẠNG

 

Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng (bút danh: Tịnh Tuệ, Phổ Trí, Nhân Văn)

Sinh năm 1967 tại thành phố Nha Trang

Xuất gia năm 1980.

Thọ Sa Di năm 1984.

Thọ Cụ Túc năm 1988

Tốt nghiệp cử nhân Anh Văn (1995)

Cử nhân Phật học (1997)

Cử Nhân Xă Hội Học (2005)

Bắt đầu viết báo từ năm 1990 tại Sàig̣n, đặc biệt chuyên phụ trách về trang “ Phật Giáo Thế Giới”.

Từng cộng tác với các báo, tạp chí, đặc san: Giác Ngộ, Pháp Luân (VN); Pháp Bảo (Úc), Viên Giác (Đức), Khánh Anh (Pháp), Pháp Âm (Na-Uy), Giao Điểm, Hoa Sen, Phật Học, Sen Trắng, Phương Trời Cao Rộng (Hoa Kỳ), và các trang nhà Phật Giáo như: lotuspro.net; budsas.org; thuvienhoasen.org; daophatngaynay.com; phatviet.net; buddhahome.net; cusi.free.fr; lien-hoa.net....

Định cư tại Melbourne, Úc châu từ năm 1998

Hiện là Phó Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức, kiêm Chủ biên Trang nhà điện tử Phật giáo www.quangduc.com.

 

Tác phẩm đă in:

Một Tôn Giáo Hiện Đại (xuất bản tại Sàig̣n: 1995

-  Những Thắc Mắc của người phương Tây khi t́m hiểu Đạo Phật (xuất bản tại Sàig̣n: 1998)

Đức Đạt Lai Lạt Ma, Vị Sứ Giả Của Ḥa B́nh (xuất bản tại Sàig̣n: 2000)

Chết và tái Sinh (xuất bản tại Sàig̣n: 2000, tái bản Úc : 2001, tại Mỹ: 2002, tại Sàigon 3 lần: 2002, 2003 và 2004)

Phật Giáo Quốc Tế (xuất bản tại Úc châu: 2001)

Từ Bi và Tự Ngă (xuất bản tại Úc châu: 2002)

Pháp Sư Tịnh Không, Người Truyền Bá Giáo Lư Tịnh Độ qua giáo dục (xuất bản tại Úc châu: 2003)

Ảnh Hưởng của Phật Giáo trong đời sống của người Việt (xuất bản tại Úc châu: 2003) -  Triết Học Phật Giáo Ấn Độ (xuất bản tại Mỹ: 2004)

-  Pháp Ngữ của Ḥa Thượng Tịnh Không (xuất bản tại Úc châu: 2004)

Thuyết Luân Hồi và Phật Giáo Tây Phương (xb tại Úc, 20006)

-  Sức mạnh của ḷng từ (xb tại Úc Châu, 2007).

 

Tác phẩm sẽ in: 

Các Bộ Phái Phật Giáo Ấn Độ

-  Lịch sử Phật Giáo Úc-Đại-Lợi…

 

 

a

  

ĐẠI ĐẾ A DỤC,

MỘT ÔNG VUA HỘ TR̀ PHẬT PHÁP 

 

Chỉ có sự chiến thắng của Đạo Pháp mới thực là một cuộc chiến thắng vô thượng; ai ai cũng nhờ cuộc chiến thắng ấy mà được an cư lạc nghiệp”. Đó là lời tuyên bố của Đại đế A Dục (Asoka) sau khi ông trở về với Phật Giáo. “Trong lịch sử của thế giới có hàng ngàn vị vua và đại đế tự xưng là 'ngôi cao’, 'hoàng đế’, 'quốc vương’ v.v. Họ chỉ bừng sáng trong chốc lát rồi nhanh chóng lụi tàn. Nhưng Vua A Dục vẫn  tỏa sáng và tỏa sáng như một ngôi sao sáng, cho đến tận ngày hôm nay” (In the history of the world there have been thousands of kings and emperors who called themselves 'Their Highnesses', 'Their Majesties' and 'Their Exalted Majesties' and so on. They shone for a brief moment, and as quickly disappeared. But Ashoka shines and shines brightly like a bright star, even unto this day).” [1] Truyền thuyết kể rằng[2], trên đường du hóa, Đức Phật Thích Ca gặp một cậu bé con nhà trâm anh ngồi giữa đường nhồi đất sét nặn giả làm thành tŕ sông núi. Cậu bé đem dâng cúng tất cả thành tŕ này cho Phật bằng cách bỏ hết vào b́nh bát của Ngài và nguyện sau này sẽ được thống trị muôn dân. Đức Phật tiếp nhận lời ước nguyện, và báo trước rằng mai kia mốt nọ cậu sẽ trở thành một vị vua ở Hoa Thị Thành[3] (Pataliputra) và là một ông vua tích cực hộ tŕ Phật Pháp. Kỳ diệu thay, hai trăm năm sau Phật nhập Niết bàn, cậu bé cúng dường đất sét năm xưa, nay tái sinh làm hoàng tử, rồi trở thành Vua A Dục, người về sau chinh phục bằng bàn tay sắt đẫm máu, cuối cùng trở thành đại đế của một cơi Ấn Độ, người đă từng được miêu tả như là "A Dục bạo chúa" (Chandashoka), và cũng là một "A Dục sùng đạo" (Dharmashoka).

Hoàng Đế A Dục, vị vua thứ ba của triều đại Mauryan, Ấn Độ, sinh năm 304 trước Tây Lịch (TTL) tại Thành Hoa Thị, kinh đô Ma Kiệt Đà, ông vốn là con cháu 9 đời của Vua Tần Bà Sa La[4]. Vua A Dục lên ngôi lúc 35 tuổi (năm 269 TTL), trị v́ được 38 năm và mất năm 232 TTL, thọ thế 73 tuổi. Ông được xem là ông vua vĩ đại nhất của quốc gia Ấn Độ, và là vị hoàng đế đầu tiên đă cai trị một đế chế rộng lớn từ 273 đến 232 TTL. Lúc c̣n là một hoàng tử, Vua A Dục luôn xuất sắc cả trong quân sự lẫn các môn học khác. Khi trưởng thành th́ như một vị tướng cầm quân thông minh và chưa bao giờ nếm mùi thất bại. Sau khi lên ngôi, vua A Dục đă mở ra những cuộc xâm lăng và mở rộng bờ cơi của ḿnh trong tám năm sau đó, để rồi sở hữu một đế quốc rộng lớn từ Ấn Độ ngày nay, Pakistan, Bangladesh cho đến các vùng đất Afghanistan và Iran. Cố nhiên, hệ quả của những cuộc chinh phạt này là những cuộc chiến tranh chết chóc và đẫm máu. Cuộc chiến cuối cùng do Vua A Dục cầm quân đă diễn ra tại Kalinga, nằm trên bờ biển phía đông Ấn Độ (ngày nay là Orissa). Kết cuộc là Kalinga bị chiếm đoạt và tiêu diệt, khoảng 10 ngàn quân của vua A Dục thiệt mạng nhưng có đến 100,000 người phía Kalinga đă bị giết một cách dă man và 150.000 người bị bắt làm tù binh. May mắn và kỳ diệu thay, sau cuộc chiến khốc liệt này, dù đang ở trên đỉnh cao của địa vị thống lănh sơn hà đại địa của một cơi Ấn Độ,  nhưng A Dục Vương đă nhận ra sai lầm của ḿnh, ngai vàng này, giang sơn này đă có được từ sự tham lam, hung bạo và tàn sát của ḿnh, chính nó được thiết lập bằng thảm hoạ của  chiến tranh, từ thương vong tang tóc, từ máu đổ thịt rơi cho hàng vạn người dân vô tội, nên ông đă quyết tâm trở về con đường thiện lành như người xưa từng nói “phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật”, quăng bỏ con dao, ngay đó thành Phật. Thật vậy, Vua A Dục đă cải tà quy chánh, trở về con đường thiện lành, quy y Tam Bảo và nhanh chóng trở thành một ông vua hộ tŕ Phật Giáo một cách thành tín trong phần đời c̣n lại của ḿnh. Ông đă lập nhiều bia đá, trụ đá tại những thánh tích nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng đi qua, chính v́ thế mà tên tuổi của ông luôn gắn liền với lịch sử Phật giáo Ấn Độ.

 

Vua A Dục trở về với Phật Giáo [5]  

Vua A Dục tánh t́nh nóng nảy và bạo tàn, đến nỗi giết sạch những vị đại thần và thân quyến trước khi lên ngôi. Mặc khác Vua A Dục c̣n lập ra một chỗ gọi là: “Ái Lạc Viên”, thực ra đó là một “Địa ngục ở trần gian”,  bên ngoài trang trí cực kỳ đẹp đẽ với ao sen, ḥn non bộ, hoa thơm cỏ lạ, để cho nhân dân mặc t́nh đến đó mà thưởng thức giải trí, nhưng bên trong, th́ có non đao rừng kiếm, ḷ lửa vạc dầu, và đủ các món khí cụ để hành h́nh con người một cách ghê gớm. Hễ người nào đi lạc vào bên trong vườn Ái lạc đó, th́ ngục tốt bắt giam và hành h́nh. Những thế nữ ở trong cung mà căi cọ, xung đột với nhau, cũng bị bắt đem vào cho chủ ngục phân xử. Thật là một thảm trạng thống khổ của nhân gian, không thể kể xiết. Rồi một ngày nọ có một vị Tỳ kheo, nhân đi khất thực nơi thành Hoa Thị, v́ không thông thạo đường xá nên lạc vào “Ái Lạc Viên”. Nh́n thấy cảnh tượng bên ngoài th́ tốt đẹp lạ lùng, c̣n phía trong quả là một chốn địa ngục, Tỳ kheo hoảng kinh, toan kiếm đường trở ra, ai ngờ bị ngục tốt đón bắt lại. Thầy van nài mà bọn ấy không dung thứ, nên thầy bèn khóc ̣a. Chủ ngục thấy vậy liền hỏi: “Thầy là người tu hành, sao mà sợ chết đến nỗi khóc như con nít vậy?” Thầy Tỳ kheo đáp: “Tôi chẳng phải sợ chết mà khóc, v́ sợ mất sự lợi ích cả một đời người của tôi, nên mới bi ai như thế?” Chủ ngục lại hỏi “Sự lợi ích ra làm sao, Thầy bày tỏ cho tôi nghe thử?” – “Số là tôi mới xuất gia, chưa chứng đặng đạo quả. Tôi nghĩ lại thân người khó đặng, Phật pháp khó gặp, nay rủi sa vào chỗ ác địa này, thế nào cũng phải hủy bỏ thân mạng, th́ c̣n đâu mà tu học nữa, mà không tu học th́ c̣n biết cơ hội nào để đạt được giải thoát và giác ngộ, do vậy mà tôi mới khóc, chứ tôi nào có sợ chết”. Thầy Tỳ kheo nói rồi, mới khẩn cầu với chủ ngục xin dung thứ cho Thầy sống sót trong bảy ngày, rồi sẽ hành h́nh sau đó cũng không muộn. Chủ ngục thấy người tu hành, cũng động tâm, nên y theo lời của Thầy cầu xin mà đ́nh lại bảy ngày mới toan hạ thủ. Ngày đầu, thầy Tỳ kheo nh́n thấy những h́nh phạt rất độc ác: nào là người phụ nữ thân h́nh tốt đẹp mà bị bỏ vào cối quết, xương tan thịt nát, xem rất ghê sợ; nào là bọn ca nhi nhan sắc tuyệt trần, cũng bị quăng vào ḷ lửa, đứa th́ rút tay co cổ, đứa th́ hả miệng nhăn răng. Thầy Tỳ kheo thấy cảnh tượng ấy th́ sanh ḷng nhàm chán, mới nhớ lời Phật dạy rằng: “Sắc lịch dịu dàng dường như bọt nhóm, dung y đẹp đẽ mà đâu c̣n hoài”. Nhờ quán tưởng đến lời Phật dạy như thế mà Thầy tỏ  ngộ, dứt hết các đều tạp nhiễm, liền chứng đặng quả A La Hán. Đến ngày thứ tám, ngục tốt bèn bắt Thầy đem bỏ vào chảo dầu, rồi chất củi mà đốt. Song khi lửa hạ và củi thành tro mà dầu trong chảo vẫn không nóng. Chủ ngục thấy vậy nổi giận, đánh đập bọn ngục tốt, rồi hối chất thêm củi  và chụm thêm vào măi, nhưng khi xem lại trong chảo dầu vẫn thấy Thầy Tỳ kheo ngồi kiết già trên hoa sen, xem dáng vẻ tự nhiên không hề lay động chút nào cả. Chủ ngục hoảng kinh, lật đật đến tâu tự sự cho vua A Dục rơ. Vua tánh nóng như lửa, khi nghe tin ấy liền tức tốc đi thẳng đến vườn Ái lạc. Vua vào đến nơi, th́ thấy Thầy Tỳ kheo bay lên giữa hư không, biến đủ 18 phép thần thông, trên người phun nước, bên dưới th́ lửa cháy rần rần. Vua A Dục đứng nh́n sửng sốt một hồi, rồi tự nghĩ: “Ḿnh với Thầy Tỳ kheo này cũng đồng là loài người, cớ sao Thầy lại đặng phép thần thông tự tại như thế, c̣n ḿnh th́ lo việc sát hại nhân dân, làm việc đại ác!” Vua nghĩ như thế nên vội vàng quỳ xuống bạch với vị Tỳ kheo ấy rằng: “Ngưỡng mong Thánh giả chiếu cố đến tôi, xin hạ xuống nơi đây, tôi nguyện từ đây về sau bỏ dữ làm lành mà quy y với Ngài”. Vị Tỳ kheo đáp: “Hay thay! Hay thay! Nay đại vương đă tự hối mà biết quy hướng về Tam Bảo th́ đó là phúc đức của muôn dân”. Thầy Tỳ kheo nói xong, liền dùng thần lực của ḿnh mà trở về tịnh xá. Từ đó về sau, Vua trở về quy y Tam Bảo, bỏ ác làm lành, và tâm tánh từ bi, cứu người thương vật, nên được người đời ca tụng là Đạt Ma A Dục Vương. Về sau lại nhờ Tổ Ưu Ba Cúc Đa (Upagupta)[6] giáo hóa thêm, nên vua càng tín ngưỡng Phật pháp hơn nữa, chính vua đă phái 256 vị Cao tăng đi khắp trong xứ để truyền bá Phật giáo.

 

Vua A Dục, nhà chiêm bái Phật tích đầu tiên:

Có thể nói Vua A Dục là nhà chiêm bái Phật tích đầu tiên và là người có công để lại những dấu vết về những Phật tích ấy. Vào năm thứ 20 của triều đại của ḿnh, Vua A Dục đă cầu thỉnh Ngài Ưu Ba Cúc Đa đưa đi chiêm bái hết tất cả những Phật tích tại Ấn Độ. Vua A Dục cùng với hoàng gia Khổng Tước dưới sự hướng dẫn của Ngài Ưu Ba Cúc Đa đă thực hiện chuyến đi chiêm bái này trong ṿng 265 ngày để đến tận nơi và chiêm bái hết tất cả những thánh tích tại Ấn Độ, từ Lâm Tỳ Ni cho đến Câu Thi Na, tại mỗi thánh tích vua A Dục đều cho xây dựng bảo tháp, bia đá và trụ đá để đánh dấu nơi mà Đức Phật đă từng lưu trú và thuyết giảng lúc c̣n tại thế. Chính nhờ những trụ đá, bia đá này mà ngày nay hàng đệ tử Phật mới biết chính xác về các Phật tích. Theo truyền thuyết kể rằng[7] Vua A Dục đă thu nhặt được  xá lợi của Đức Phật từ bảy hoặc tám bảo tháp nguyên thủy, và sau đó được phân chia và cho xây dựng 84.000 bảo tháp nhỏ trên toàn vương quốc để tôn thờ.

 

Trụ đá Vua A Dục:

Nếu như triều đại A Dục đă nhanh chóng lụi tàn và lăng quên trong lịch sử Ấn Độ năm mươi năm sau đó, th́ chính những bia đá, trụ đá của vua A Dục đă để lại những dấu vết không bao giờ bị xóa nḥa.  Những chứng tích của vị vua khôn ngoan này đă được các nhà khảo cổ khai quật và t́m thấy rải rác trên khắp Ấn Độ cũng như ở các quốc gia Nepal, Pakistan và Afghanistan. Những trụ đá này được điêu khắc một cách tinh xảo đầy mỹ thuật; trên đó những lời Phật dạy được ǵn giữ một cách cẩn thận để nhân dân có thể học hỏi và áp dụng vào đời sống của họ. Những ǵ mà Vua A Dục để lại là chữ viết, một đóng góp sớm nhất của nền văn minh thung lũng Ấn hà, một loại cổ ngữ của Harrapa, xưa hơn cả cổ ngữ Sanskrit, loại ngôn ngữ thường thấy ở các trụ đá mà ngày nay gọi là Prakrita. Ngoài những bài kinh Phật, các bản dịch sớm nhất từ các trụ đá, bia đá cho ta thấy nỗ lực của một vị quân vương hùng mạnh đă kiến thiết một quốc gia dựa trên nền tảng đạo đức  Phật Giáo với một chính sách an dân vượt lên trên mọi căn bệnh tham lam, sân hận và si mê của kiếp người. Đặc biệt qua những trụ đá, bia đá này, ta thấy Vua A Dục là một Phật tử thuần thành, thấm nhuần giáo lư Phật Đà, thực hành lời Phật dạy và đạt được những lợi ích thiết thực cho chính bản thân của ông, cuối cùng ông muốn đem sự lợi ích đó để chia sẻ với mọi con dân trong quốc độ của ông, bằng cách ra lệnh cho khắc huấn dụ của ḿnh lên vách đá khắp nơi rằng “nếu quần chúng sau khi nghe được lời Phật dạy, thực hành, sẽ đạt được lợi ích trong Chánh Pháp”.

Quả thật vậy, hầu hết trên những bia kư và trụ đá, vua A Dục đă khuyến tấn người dân nên áp dụng lời Phật dạy vào đời sống hằng ngày của ḿnh th́ sẽ được an lạc và hạnh phúc ngay trong hiện tại. Vua khuyên người dân thực hành “không sát sanh, hiếu kính cha mẹ và các bậc trưởng thượng, tôn trọng thầy cô giáo, cung kính cúng dường các Sa Môn, Bà La Môn, xử sự tốt với thân bằng quyến thuộc, chia sẻ với bạn bè, đối đăi nhân hậu với kẻ làm công, người giúp việc, giúp đỡ người già, người nghèo khó, kẻ khổ đau [8] . Ngoài ra trong một bia kư khác, vua A Dục đă cho khắc bản Kinh Chân Hạnh Phúc (Mahamangala Sutta), đây là một bản kinh mà Phật dạy về đời sống đạo đức của hàng Phật tử tại gia, nếu áp dụng đúng th́ hạnh phúc sẽ đến họ ngay trong đời sống hiện tại này: “Kẻ si mê nên tránh, bậc hiền đức phải gần ; Chọn nơi lành mà ở và luôn giữ ḷng thẳng ngay; Hiểu rộng và khéo tay, giữ tṛn các giới luật, nói lời ḥa ái; Cung dưỡng cha mẹ già, yêu mến vợ /chồng và con, không vương vấn phiền hà; Bố thí, giúp đỡ bà con, hành động không chê trách; Ngăn trừ điều ác xấu, dứt bỏ thói rượu chè, siêng năng trong Chánh Đạo; Kính nhường và khiêm tốn, biết đủ và nhớ ơn, tùy thời học đạo lư; Nhẫn nhục vâng ư lành, viếng thăm bậc tu hành, tùy thời bàn luận đạo;  Trong sạch và siêng năng, suốt thông các chân lư, thực hiện vui Niết Bàn; Tiếp xúc với thế gian, giữ ḷng không sa ngă, không sầu nhiễm b́nh an”  [9].

Tại thánh tích Lâm Tỳ Ni (Lumbini), nơi Đức Phật giáng trần. Vua A Dục đă cho dựng một trụ đá cao 15 mét, hiện nay vẫn c̣n tại thánh tích này, có thể nói đây là trụ đá c̣n nguyên vẹn, được bao bọc bởi một hàng rào sắt để bảo hộ. Trên trụ đá này vẫn c̣n thấy hàng chữ  như sau: "Sau hai mươi năm lên ngôi, vua Priyadarsi (Vương hiệu của Vua A Dục), người được chư thiên yêu mến, đă thân hành viếng thăm và  lễ bái nơi đây, bởi v́ chính tại nơi này Đức Phật Thích Ca đă được ra đời" [10]. (Twenty years after his coronation, King Priyadarsi, Beloved of the Gods, visited this place himself and worshipped here saying, here Buddha Sakyamuni was born).

Tại Vườn Lộc Uyển (Sanarth), nơi Đức Thế Tôn lăn chuyển bánh xe Chánh Pháp đầu tiên, vua A Dục cũng đă đến chiêm bái và cho dựng một trụ đá rất lớn (đường kính 7 tấc, cao 15,25 mét)  để đánh dấu nơi Đức Thế Tôn thiết lập Tam Bảo, mở đầu công cuộc truyền bá Chánh Pháp. Nghiệt ngă thay, trụ đá này đă bị quân Hồi Giáo của Mohammed Ghori xâm lăng và hủy diệt, trụ đá bị xô ngă và găy thành nhiều khúc, chôn vùi dưới ḷng đất cho đến khi nhà khảo cổ Kittoe đào bới lên vào năm 1934. Hiện phần trên của trụ đá với bốn con sư tử c̣n nguyên vẹn, nhưng được chính phủ Ấn Độ cho đem trưng bày trong Viện Bảo Tàng Khảo Cổ Lộc Uyển, c̣n năm khúc găy khác được tôn trí ngay tại địa điểm khai quật (trong khuôn viên Vườn Lộc Uyển) dưới một mái che và bao bọc bởi một hàng rào sắt để ǵn giữ bảo vật vô giá này, phần dưới trụ đá, có khắc hàng chữ bằng tiếng Brahmi: "Đấng Thiên Nhơn sư đă dạy rằng: Giáo hội Tăng Ni không được chia rẽ. Nếu có vị Tỳ-kheo nào phá hoại Giáo hội, vị ấy phải mặc đại y và ở tại một chỗ thanh tịnh chí thành sám hối” … “Hàng cư sĩ tại gia mỗi ngày rằm hay mùng một phải đến dự họp kiểm thảo nhau để thêm phần tinh tấn về đạo nghiệp. Và các ngày lễ Phật, các quan chức phải đến dự lễ để được thêm phần tin tưởng về đạo đức. Các cấp quận, huyện, xă dù xa xôi thế nào, cũng phải truyền rộng chỉ thị này theo đúng nghĩa của nó cho dân chúng tuân theo"[11].

Tại thành Tỳ Xá Ly (Vaishali), một thành phố quan trọng vào buổi đầu Phật giáo, nơi Đức Phật cho phép hàng nữ giới xuất gia, là quê hương của Cư Sĩ Duy Ma Cật, nơi Tôn Giả A Nan nhập niết bàn, hiện là Basarh cách Patna khoảng hơn 20 dặm về phía tây bắc, giữa sông Hằng và rặng Tuyết Sơn. Ngay bên cạnh Bảo Tháp tưởng niệm tôn giả A Nan, c̣n một trụ đá do Vua A Dục dựng lên để tưởng nhớ đến công đức hoằng pháp của Đức Phật tại nơi này. Hiện tại trụ đá tṛn cao khoảng 10 thước, trơn láng, trên đầu có h́nh một con sư tử, dù không đẹp bằng trụ đá sư tử bốn đầu ở Sarnath, Vườn Lộc Uyển, nhưng vẫn c̣n nguyên vẹn trên đầu trụ đá.

Trong khi đó, tại Sanchi, một thành phố miền trung Ấn Độ, cách Bom Bay khoảng 549 dặm, một địa điểm  ít khi được nhắc đến trong văn học Phật giáo, nhưng ngạc nhiên thay, chính Vua A Dục đă cho xây dựng một tu viện và một Đại Bảo Tháp tại nơi này với lối kiến trúc lộng lẫy và đẹp mắt. Đáng chú nhất là trên cổng vào Đại Tháp, có một bản chạm nổi hiếm thấy, mô tả sự chiêm bái của vua A Dục trước cội Bồ Đề ở Bodhgaya. Tại sao Sanchi là nơi Đức Thế Tôn chưa từng đi qua mà lại có thánh tích này? Đơn giản là v́ Sanchi vốn là quê vợ của Vua A Dục. Khi chưa lên ngôi, ông từng làm phó vương ở đây và kết hôn với bà Devi ở Vedisa, một thị trấn cách Sanchi khoảng vài dặm, do vậy mà đức vua muốn biến nơi đây thành một trung tâm sinh hoạt Phật Giáo để mang ánh sáng giác ngộ đến cho người dân ở ngôi làng này. Điều đặc biệt là ở Sanchi có rất nhiều trụ đá do Vua A Dục dựng tại khu thánh tích này. Hiện c̣n một Đại Bảo Tháp và một trụ đá khác do vua A Dục dựng lên tại cửa phía nam của ngôi Đại tháp nhưng chỉ c̣n thân trụ và bảng đá, v́ trụ đá này đă bị một người tên là Semindar phá hủy để làm dụng cụ ép mía đường.

 

Vua A Dục, người  có công tổ chức kết tập kinh điển lần thứ 3:

Vào khoảng 218 năm, sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn tức là năm 254 TTL, Phật Giáo Ấn Độ v́ được ủng hộ nhiệt tâm của Vua A Dục, dành mọi sự ưu đăi, tạo mọi điều kiện dễ dăi đối với tăng ni, từ vật chất đến tinh thần, đến nỗi có quá nhiều kẻ đă lợi dụng thời cơ này để mượn đạo tạo đời,  kẻ ngoại đạo trà trộn vào hàng tăng chúng, tạo ra sự lũng đoạn về mặt sinh hoạt  tu học, gây nhiều mối phân tranh, bất ḥa hợp trong tăng chúng. Vua A Dục muốn chấn chỉnh lại đạo Phật nên ngài đă mở cuộc khảo hạch Tăng già và đuổi ra khỏi giáo đoàn những người không thông thuộc giáo lư.  Đức Vua đă cung thỉnh Ngài Mục Kiền Liên Đế Tu (Moggaliputta Tissa), vốn là người đă đắc tam minh, chứng đạt A la hán, làm chủ tọa và triệu tập 999 Tỳ kheo làu thông Tam Tạng,  để cùng tham dự Đại Hội kết tập Kinh Điển tại Hoa Thị Thành, nên gọi là cuộc kết tập của 1000 vị A La hán. Kỳ kết tập nầy Ngài Mục Kiền Liên Đế Tu đưa ra "Thuyết sự” (Kathàvattnu), do chính ngài biên soạn, để giải thích và phân biệt rơ ràng về luận lư giữa ngoại đạo với Phật giáo, tài liệu này sau đó được đưa vào Luận Tạng. Lần kết tập kỳ III kéo dài trong 9 tháng, kết quả là Phật pháp trở lại thanh tịnh, mọi hỗn loạn, cấu uế đều được dẹp trừ.

 

Vua A Dục, người có công truyền bá Phật giáo qua Tích Lan.

Theo sau cuộc Kết Tập Kinh Điển lần thứ 3 (năm 254 TTL), Vua A Dục đă cử nhiều phái đoàn hoằng pháp ra nước ngoài như Tích Lan, Miến Điện, Mă Lai và Sumatra. Ngoài việc chăm lo đời sống ấm no cho người dân, thương dân như con cái, Vua A Dục c̣n chăm lo truyền bá ánh sáng của Chánh Pháp đến cho dân chúng trong và ngoài xứ Ấn. Vua A Dục đă hướng dẫn hai người con hoàng thái tử Mahinda (Ma Thẩn Đà) và công chúa Singhamiha  xuất gia làm tăng ni, gia nhập tăng đoàn tu học và sau đó được gởi sang Tích Lan để hoằng pháp vào khoảng giữa thế kỷ thứ 3 TTL. Phái đoàn hoằng pháp do ĐĐ Mahinda và Sư Cô Singhamiha  dẫn đầu đến Tích Lan để truyền đạo, đă mang theo ba tạng kinh điển và một cây Bồ Đề để trồng tại Tích Lan, cây Bồ Đề này hiện nay vẫn c̣n và là một biểu tượng thiêng liêng cao quư đối với Phật tử Tích Lan. Phái đoàn hoằng pháp này đă thành công khi cảm hóa được đức vua Tích Lan là Devanampiya Tissa tin theo Phật Pháp và trở thành người hộ tŕ Chánh Pháp tại Tích Lan qua việc phát tâm xây dựng một Đại Tự (Mahavihara) ở thủ đô Anuradhapura, mở đầu cho việc truyền bá ánh sáng Chánh Pháp trên xứ sở này, để rồi sau đó Phật Pháp được lan tỏa đi Miến Điện,Thái Lan và những quốc gia Á Châu khác.

 

Lời kết:

 

Dẫu là một ông vua, cai trị một đế chế rộng lớn, quyền uy sinh sát trong tay, nhưng kỳ thực A Dục Vương vẫn là một đệ tử Phật, một tín đồ thuần thành của Phật giáo, một quân vương hộ tŕ Phật Pháp, ông đă làm hết mọi khả năng của ḿnh để mang ánh sáng của trí tuệ và từ bi của Phật giáo đến cho muôn loài. Việc ông cho xây tám vạn bốn ngàn bảo tháp để thờ xá lợi Phật trên khắp vương quốc để tương xứng với 84.000 pháp môn tu trong giáo lư Phật Đà, là một trong những nỗ lực gây sự chú ư của quần chúng vào Đạo Phật để họ quy ngưỡng về con đường lành, để tu tập, để đạt được giác ngộ và giải thoát.

Tấm gương bảo vệ và phát triển Chánh Pháp của A Dục Vương luôn tỏa chiếu sáng ngời đến khắp thế giới. Nhiều bậc quân vương Phật tử đă tiếp tục đi theo bước chân hào hùng của A Dục Vương, như Lương Vơ Đế của Trung Hoa, Thánh Đức Thái Tử của Nhật Bản, Trần Nhân Tông của Việt Nam, Bhumibol của Thái Lan và hy vọng rằng sẽ có nhiều ông vua khác trong tương lai cũng sẽ kế thừa được công hạnh này.

Một niềm tự hào và hănh diện khác là sau hơn hai ngàn năm trăm năm sau, những đóng góp của Vua A Dục vẫn c̣n ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của người dân Ấn Độ nói riêng và Phật giáo nói chung. Đáng chú ư nhất là quốc huy và quốc kỳ của Ấn Độ. Hiện nay quốc huy của đất nước này chính là bản sao của Trụ đá Vua A Dục tại Vườn Lộc Uyển, c̣n quốc kỳ th́ lấy Bánh Xe Pháp Luân (Dharmachakra) của Phật giáo làm biểu tượng chính. Nếu triều đại của A Dục Vương đă dễ dàng biến mất vào sự lăng quên của lịch sử, th́ chính trụ đá và bánh xe chuyển pháp luân ở vườn Lộc Uyển của Vua A Dục vẫn là biểu tượng quen thuộc đối với một tỷ mốt người dân Ấn kể từ năm 1947. Nguyện cầu cho bánh xe Chánh Pháp sẽ lăn chuyển măi về sau để mang ánh sáng giác ngộ từ bi và trí tuệ của Đức Phật đến cho mọi người mọi nhà.


 

[1] H.G. Wells (1866–1946).  A Short History of the World.  1922.

[2] John S. Strong: The Legend of King Ashoka (Princeton University Press), 1983.

[3] Hoa Thị Thành (Pàtaliputra/ Kusumapura/ Pusapura/ The city of flowers) thuộc Kinh đô của xứ Ma Kiệt Đà, hiện là Patna, nơi kiết tập kinh điển lần thứ ba, cũng là quê hương của Vua A Dục

[4] Bimbisara: Tần Bà Sa La (B́nh Sa Vương): vị vua trị v́ vương quốc cổ Ma Kiệt Đà (543-493 TTL),  cùng thời với Phật Thích Ca. Ông là người đă xây dựng thành Vương Xá, lên vua lúc 15 tuổi, 30 tuổi quy y Phật và tích cực hộ tŕ Phật Pháp. Ông là vị thí chủ đầu tiên của Đức Phật trong hàng vua chúa. Ông đă hiến ngôi Trúc Lâm Tịnh Xá cho Phật và Tăng đoàn.

[5] Lược trích từ Tập Truyện Cổ PG tâp 1 của Thiện Dụng

[6] Upagupta, người về sau trở thành vị tổ thứ tư, một trong 28 vị tổ Phật giáo ở Ấn độ tên gọi khác của ngài là Mục Kiền Liên Đế Tu/Moggaliputta-Tissa)

[7] Tarthang Tulku (1994), Holy Places of the Buddha, Crytal Mirror, Volume Nine, Dharma Press, USA

[8] Thích Tâm Minh (2004) A Dục Vương, cuộc đời và sự nghiệp, NBX Tôn Giáo, VN

[9] Lược theo bản Việt dịch của HT Thích Thiện Châu

[10] Lumbini Development Trust, Genesis Publishing, Kathmandu, Nepal/1988

[11]  Minh Châu, Thiện Châu, Huyền Vi và Pàsadika (1964), Đường về xứ Phật, VN