NHẬT MINH LIÊN HOA

 

 

Tên họ: Nguyễn Hà Minh

Sanh năm 1954 tại Saigon, Việt Nam

Pháp danh: Thiện Pháp

Pháp hiệu: Nhật Minh

Bút hiệu: Cư sĩ Liên Hoa, Thanh Minh, Minh Thanh

Học vấn: Đại học

Vốn là người sống nhiều về nội tâm, nên mặc dù với sự hiểu biết hạn hẹp, tŕnh độ giới hạn, tuy nhiên, vẫn mong muốn đóng góp chút ít ǵ cho Phật giáo với những ǵ khiêm tốn có được của ḿnh, nên thường hay nghiên cứu và tập viết những đề tài về Phật giáo như: thơ, văn, tiểu luận, thi kệ, v.v… và sưu tập thực hiện những slide show chuyên chở văn hoá tâm linh, thực hiện theo 3 tịnh nghiệp: thân-khẩu-ư.

Và v́ là một hành giả về Mật giáo, nên cũng ráng soạn tập để ấn tống những kinh điển về Mật giáo với mong muốn, nếu đủ nhân duyên sẽ hoàn thành Bộ Mật Tạng Phật giáoViệt Nam và do đó, biên soạn  các Tiểu luận Mật giáo như:

-    Tiểu luận Liên Hoa Bộ năm 1982.

-    Tiểu luận  Yết Ma Bộ năm 2000.

-    Tiểu luận  Kim Cang Bộ năm 2001.

-    Tiểu luận Bảo Bộ năm 2004.

-    Tiểu luận Phật Bộ: sẽ hoàn thành khi đủ duyên, để cho đủ Ngũ Bộ của Mật giáo thuộc Thai Tạng Giới.

Ngoài ra, c̣n tập sáng tác những truyện ngắn với đề tài cuộc sống của người con Phật như: Kỷ niệm cuộc giải phẫu bàn tay, Nguời có nghiệp với Phật, Chiếc áo cô đơn, Tuyệt phẩm thiên nhiên v.v… Bên cạnh đó, cũng tập làm thơ và có một số bài thơ tiêu biểu như: Hạnh phúc cô đơn, Ngôi nhà Phật giáo Việt Nam, Truờng ca những cơn giông băo, Độc ẩm, Trần gian một thuở mơ làm Bồ Tát .v.v…

Hiện phụ trách Trang nhà Phật giáo: www.lien-hoa.net như một góp sức nhỏ nhoi trong việc duy tŕ văn hoá và Tâm linh Phật giáo.

 

a

  

MẢNH VỤN KIM CANG

 

Giờ ngồi đây lặng lẽ

mắt ṃn nh́n xa xăm

ôn lại những cuộc t́nh

đả trải qua đời tôi

 

Từ vô lượng kiếp qua

em đă sống cùng tôi

với muôn vàn màu sắc

những buồn vui, giận hờn

 

T́nh trải dài cơn mộng

đớn đau là niềm vui

h́nh bóng em năm tháng

đă là máu tim tôi

 

Ta hôn em ngày tháng

ta hôn em phút giây

bóng em màu thực thể

là hiện hữu của tôi

 

Xưa, đưa em sang sông

ḷng ta cày đau đớn

bật khóc, mặn đầu môi

ch́m sâu trong mất mát

 

Nay, đưa em sang sông

như tiễn đưa vọng tưởng

để em về bến cũ

cùng pháp giới chân như.

 

11.07.2002

 

 

oOo

 

 

NGƯỜI CÓ NGHIỆP VỚI PHẬT

 

Cư sĩ Liên Hoa

 

 

Thành phố Hương Thông (Houston), Texas đẫm ướt trong cơn mưa từ suốt đêm qua đến sáng nay. Từng sớ đất, từng hạt cát như đă nhũn mềm  trong ḍng nước. Sau những ngày nóng bức, nhiệt kế cứ tăng dần lên đến trên 100 độ F, nay đang trên đà đi xuống, khí trời mát lại.

Mỗi giọt mưa tung tăng bay nhảy, cười vang trên bầu trời, rồi lăn ḿnh biến dạng trên mặt đất và như ẩn dấu cho từng cuộc đời mỗi con người. Chợt đến chợt đi, chợt có mặt, xô bồ, náo loạn rồi lặng lẽ mất đạng, dù có thương khóc, níu kéo. Có những cuộc đời êm ả như vô t́nh mọi xung quanh, có những cuộc đời nhiều sóng gió, nhiều khổ đau để kết lên thành những thiên trường hận (Hận đủ thứ, hận mọi người v́ không ai nghĩ đến ḿnh... nhưng không dám tự hận ḿnh)

Mỗi người đều có một cuộc đời và một lựa chọn để sống, một hướng đi cho ḿnh, liên hệ đến công danh, sự nghiệp, sắc đẹp, vinh hoa, phú quư hay bần cùng, thấp kém v.v… do những nghiệp lực đă tạo ra tác động đến. Để rồi sẽ làm ǵ? Sẽ ra sao? Và c̣n những ǵ để lại sau cuộc rong chơi hay chỉ như những giọt mưa đến đi bên cạnh cuộc đời?

Không biết phải nói ra sao hoặc bắt đầu từ đâu để nói về sự kiện cuả “Người có nghiệp với Phật” nầy. Thôi th́ hăy bắt đầu từ cái tôi vậy. Cái tôi là cái mà nếu người có chút hiểu biết, th́ ít dám nói về ḿnh. Chỉ dám nói rằng nào là cái tôi đáng ghét, đáng nầy hay đáng nọ (Nhưng nếu ai đụng tới th́ không được, có chuyện ngay). Tôi cũng không ngoại lệ, nhưng sao nay lại nói về cái tôi.

Các bạn có biết không, dù ǵ th́ nói về ḿnh th́ tốt hơn, dễ hơn, v́ cái “thương tôi” của ai cũng đều quá lớn. Khi nói về ḿnh, th́ khi ḿnh chê ḿnh, th́ sẽ chê nhẹ nhẹ thôi, chứ không th́ tội nghiệp lắm (Ai lại dám chê ḿnh quá đáng, phải không quư vị).  C̣n nếu như lỡ có khen ḿnh, th́ cũng t́m lời hay, tiếng đẹp để đưa ḿnh lên tận mây xanh, mặc  dù trước mọi người th́ cũng làm bộ hạ ḿnh xuống cho có lệ. Hơn nữa, nói về ḿnh sẽ an toàn hơn, chứ nói về người khác, nhất là khi nói xấu về họ, lỡ đến tai người th́ ớn quá, không biết ḿnh sẽ đi về đâu? Ra sao?

Khi quân đội Pháp rời khỏi Việt Nam, để chấm dứt chế độ bảo hộ và rút về căn cứ nhảy dù tại Séno, Laos. Khi đi, họ đem tất cả những ai có dính dáng hay đang làm việc cho quân đội Pháp để đi cùng. Sau quyết định của Ba tôi, ông đă đưa gia đ́nh đă di cư qua Lào và cư trú tại căn cứ Séno- căn cứ quân sự (có trại lính Nhảy dù: Camp parachute) cuối cùng của Pháp tại Đông Dương và cũng dành một khu với nhiều căn nhà để cho gia đ́nh những người Việt Nam làm việc cho Pháp, ở.

Chuyện của người lớn, làm sao ḿnh biết được, nhất là của bậc làm cha mẹ. Làm con, cha mẹ ở đâu th́ con ở đó, nhất là khi chập chững biết đi, tập biết nói. Tôi c̣n quá nhỏ, không biết thế nào là vui hay buồn. Dù vậy, cũng có nước mắt ràn rụa tuôn chảy v́ cuộc ra đi nầy (Không phải v́ có mối t́nh nào c̣n bỏ lại, như “sao anh đành bỏ em để ra đi một ḿnh” v́ mới có 3, 4 tuổi thôi). Tuy nhiên, tôi cũng có bạn bè cùng lứa tuổi, lối xóm, chơi với nhau đă lâu. Có những bạn học cùng trường, và có rất nhiều thứ khác đă xây dựng nên một khoảng không gian tuổi thơ cuả tôi, nhưng nay, tất cả đều phải để lại như phế bỏ những ấn tượng đầy h́nh ảnh dễ thương, dễ mến.

Séno nơi dành cho người Việt tại đây, gồm có hơn 200 gia đ́nh. Bao quanh khu của người Việt ở là những khu trại của quân đội Pháp. Tất cả các đứa trẻ đều được đi học và chỉ học có mỗi chương tŕnh Pháp. Có một số người Việt dạy chữ Việt, nhưng cho có lệ v́ các Thầy cô đều bận việc sinh kế. Séno có một bệnh viện rất lớn, chợ, nhà thờ v.v… và cũng có một rạp chiếu bóng do người Pháp làm chủ. V́ số người Việt cũng khá đông, nên họ thỉnh thoảng cũng có cho chiếu phim Việt Nam - từ Saigon đưa qua. Trong trí nhớ của tôi- một đưá bé c̣n non nớt, ăn chưa no, lo chưa tới- nhưng cũng đă được xem những phim VN như là: Sự tích Phật Thích Ca, Thoại Khanh-Châu Tuấn, Bạch Viên Tôn Các, Ngưu Lang Chức Nữ v.v… Đó là vùng kỷ niệm tuyệt vời, nẩy nở trong tâm hồn đứa bé về những ǵ là của sự tích, văn hoá Việt Nam, v́ thực ra, lúc đó tôi học trường Pháp nói tiếng Pháp; riêng tiếng Việt th́ nói không rành, huống ǵ là chữ Việt.

Xa quê hương, nơi xứ lạ quê người, nên người Việt cũng có nhu cầu tâm linh. Ngoài một ngôi nhà thờ của người Pháp đă có từ lâu, dành cho tín đồ người Pháp và một số người Việt. Nay có thêm một ngôi chùa do vị sư người Việt- từ Saigon qua, xây dựng lên. Vị Sư tên là Thầy Thích Thanh Tuất tự Lương Sơn, c̣n có các Thầy thường vân du, lai văng như Thầy Nhật Liên, Thầy Quảng Thiệp, Thầy Trung Quán, Thầy Minh Lư v.v… Tất cả dữ kiện nầy là do người lớn kể lại, chứ đứa bé như tôi làm sao biết nhiều như vậy.

Thực sự, tôi không biết một ông Sư Việt Nam ra sao, mặc dù cho đến lúc đó, tôi chỉ một lần gặp một vị Sư Lào ôm b́nh bát đi khất thực, lúc tôi đang cắp sách đi đến trường học. Cho đến khi quân đội Pháp rút ra khỏi hoàn toàn ở Vương quốc Lào, những người nào muốn theo Pháp để đi định cư tại Pháp th́ được xúc tiến giấy tờ, c̣n những người Việt nào muốn ở lại xứ Lào làm ăn sinh sống, th́ phải di chuyển ra Séno chợ- cách chỗ ở cũ chừng 4 cây số, v́ căn cứ nầy bị giải toả. Ba tôi một lần nữa quyết định ở lại với những người đồng hương của ḿnh và đưa gia đ́nh ra ngoài Séno chợ, cất nhà để ở, chứ không chịu qua Pháp. Ngay cà ở trường học, thầy cô đều muốn đưa riêng ḿnh tôi- đứa học sinh dở tệ để qua Pháp, ba tôi cũng không chịu? Ở chỗ mới nầy, gia đ́nh tôi lại ở gần ngôi Chùa Hoa Nghiêm tự như vừa được đề cập ở trên, cách khoảng 8 hoặc 9 trăm mét.

Những h́nh ảnh trong phim Sự tích Phật Thích Ca do La thoại Tân đóng vai Thái Tử Sidharta, vai Đức Phật đă nhen nhúm  và để lại trong tôi nhiều chất liệu êm dịu… Do đó, ngoài những lúc đi học và ham chơi tṛ chơi trẻ con của ḿnh, cũng có lúc tôi đến ngôi chùa nầy chơi. Thực ra, chùa th́ có ǵ để mà chơi để mà đến, trừ lúc vào rằm tháng bảy cúng cô hồn, th́ đó là lúc nên đến lắm lắm? Trong chùa lúc nầy chỉ có một vị Sư già, mỗi lần thấy tôi- có lẽ là đứa bé coi cũng không có tệ lắm, nên thường hay xoa đầu và rồi đem chuối sứ cho ăn, thưởng cho việc hay đến Chùa. Không biết tôi có phải gốc của khỉ hay Đạo chuối ǵ hay không, nhưng thấy chuối th́ rất là mê ăn. Một ḿnh ăn 4, 5 trái tỉnh bơ. Hạnh phúc lớn lúc nầy, no tṛn trong tâm tư đứa bé con của tôi là đi chùa để ăn chuối. Có lẽ, vị Sư biết yếu điểm của tôi, nên hay lấy cho ăn để dụ đến chùa chăng? Cứ thấy mặt, là được vài trái chuối để ăn th́ làm sao không khoái cho được.

Ngôi chùa Hoa Nghiêm tự được xây dựng trên khoảng đất rộng lớn. Chùa lợp tôn, rộng có bề thế. Theo trí nhớ của tôi c̣n sót lại, chánh điện chùa có thể chưá khoảng 2, 3 trăm người? Trong chùa, ở Chánh điện có pho tượng Phật thật là to lớn, khổng lồ. Mỗi lần nh́n lên ông Phật nầy, dù có gương mặt rất hiền, môi hơi mỉm cười, tôi vẫn rất sợ và dè dặt. Không biết sao mà Ổng bự dữ vậy, lở đến gần, Ổng chụp ḿnh th́ sao? Cho nên, dù vị Sư nầy đă nhiều lần dẫn tôi lên Chánh điện- chỗ thờ Tượng Ông khổng lồ, dạy chắp tay, nh́n lên Tượng, rồi quỳ gối, cúi lạy cho đầu sát đất, cho có phước, th́ mới cho ăn chuối, tôi đều không chịu. Eo ơi! Tôi run quá và len lén nh́n lên tượng Phật, coi Ông tượng khổng lồ nầy có nh́n ḿnh hay không và đồng thời, thủ thế sẵn để co gị chạy nếu như  Ổng đứng dậy. Nhưng, sao Ổng cứ ngồi im lặng, cứ mỉm cười hoài.

Vị Sư nầy là người Việt Nam, tên là ông Vượng, già hơn ba tôi, nói giọng rất khó nghe. Có người nói ông là người Bắc, trước là công nhân, ít học và đă có gia đ́nh, trước khi đi tu. Chùa hiện giờ chỉ c̣n có ḿnh ông, c̣n những vị Thầy lớn khác lâu lâu mới từ Việt Nam qua một lần. Vị Sư mặc áo màu vàng giống hệt như vị Sư Lào mà tôi đă được nh́n thấy.

- Ông ở một ḿnh không sợ ma sao?

- Con gọi ông là Thầy hay là Sư nhé, đừng gọi bằng Ông, v́ 

Ông đă đi tu rồi. Sư  đâu có sợ, v́ Sư tu th́ ma phải sợ Sư chứ.

- Sao kỳ vậy Sư? Con ma nó biết Sư  tu hả? À, con thấy trên đầu tượng Ông Phật khổng lồ kia có tóc, sao Sư cạo tóc làm ǵ vậy, không sợ bị cảm sao? Ở nhà con có dầu cù là, nếu Sư cần, con sẽ lấy cho nha. Ba má con hay thoa dầu lên mơ ác của em con    lắm, để cho khỏi cảm, sổ mũi đó.

Những câu hỏi và đối đáp rất trẻ con của tôi làm ông cười thật lớn, tôi cũng cười lây theo. Có lẽ ông trả lời không được rồi, nên tha thứ cho ông, đừng hỏi nữa.

Sau lưng ngồi chùa khoảng 4,6 trăm mét là nơi nuôi ḅ, heo v.v.,. để cung cấp thịt cho dân vùng nầy, do ông bà Phán làm chủ. Tôi không hiểu tại sao chùa lại được xây dựng một cách oái ăm, kỳ cục quá?  Nhưng, nó đă hiện diện từ lâu năm như vậy rồi. Phía đằng trước, là ngôi chùa để tu hành, phía sau lưng bên kia hàng rào bao quanh Chùa, là chổ để giết trâu ḅ!

Tuổi c̣n quá nhỏ, chưa có bao giờ tôi giựt ḿnh giữa khuya để mơ mộng, mơ mộng. Ngủ th́ say mê như chết, nếu có bị quăng chỗ nầy hay chỗ nọ, cũng không biết nữa. Nhưng, bỗng nhiên một hôm, tôi bị giựt ḿnh, bị đánh thức v́ tiếng chuông lớn đổ dồn vừa xong của giờ công phu khuya trong chùa, rồi tiếp theo là tiếng mơ vang dội cả khu xóm. Tiếng mơ như xuyên thủng màn đêm, đến tận từng nhà, vang động trong tai mọi người. Không phải ai nấy đều hoan hỷ, hạnh phúc khi nghe tiếng mơ khua vang như vậy, v́ âm thanh của chuông mơ lúc đó, không có một chút ǵ thâm trầm, an tịnh mà mang những tiếng chát chúa, vỡ toang. Nhất là lại ồn ào, phá giấc ngủ của họ vào đêm khuya, nên ai nấy đều thấy nhiều phiền năo, tuy có rất nhiều thông cảm cho vị Sư.  Sau nầy, tôi mới biết được là mỗi khuya, khu xóm đều bị nghe những âm thanh như vậy.

Một ngày, tôi lên chùa chơi để được ăn chuối, những trái chuối chín vàng, ngọt lịm và cũng để thăm  Sư Vượng.

- Chào Sư! Sư khoẻ không? Tối khuya hôm qua, lần đầu tiên con nghe được tiếng mơ của Sư gơ, sao mà gơ mơ lớn quá. Cả     xóm, ai nấy đều nghe hết à. Con nghe ai nấy đều x́ xầm về việc nầy.

Sư Vượng im lặng, không trả lời, không lộ một nét ǵ khác lạ trên gương mặt già nua của Sư.

Sư có thể cho con gơ mơ được không? Con thấy vui quá. Ḿnh lấy cây đánh thật mạnh vào mơ phải không Sư, thử coi mơ bằng gỗ tốt hay không phải không Sư. Hay để tập vơ? À, con biết rồi, chắc Sư luyện tập vơ đó mà.

B́nh thường, với những câu nói ngây thơ nầy, Sư sẽ cười lớn vui đùa với tôi. Nhưng, hôm nay, Sư lại khẽ nói với tôi, với đứa bé mà tâm hồn ngây thơ, chưa hiểu biết ǵ. Sư nói như để tâm sự, chia xẻ hay như  Sư đang nói với ḷng ḿnh.

-  Con biết không? Chùa được xây dựng vào khu đất kỳ quá. Đây là Chùa, chỗ tu hành, nhưng phía sau lưng Chùa không xa lại là chỗ họ giết heo, trâu ḅ… Mỗi buổi khuya khoảng 4 giờ sáng, khi Sư đánh Đại hồng chung (Chuông lớn) xong th́ tụng Kinh. Nhưng sau tiếng chuông ngân nga thanh tịnh, đưa ḷng người vào cơi giải thoát, th́ Sư nghe phía sau Chùa nhộn nhịp lắm. Lúc đầu, Sư tưởng các Phật tử đến Chùa nghe Kinh buổi khuya. Nhưng không phải, v́ một lúc sau, khi tiếng mơ vừa gơ vang lên, th́ phía chỗ đồ tể, họ giết heo, ḅ… Tiếng ḅ rống, tiếng heo hét lên v́ đau đớn, vang dội đến tận Chánh điện thờ Phật, đến tận tai Sư, làm Sư cảm thấy đau xót quá. Sư thật sự không muốn nghe tiếng đau đớn, sợ hăi của những chúng sanh đó, nhưng không biết làm cách nào? Cho nên, Sư đành gơ mơ thật lớn, dù dùi mơ có găy, dù mơ có sờn, có bể th́ cũng đành chịu. Thầy của Sư có về, có la hay ǵ đi nữa, Sư cũng chấp nhận hết. Tiếng kêu nghe đau đớn quá, Sư không muốn nghe. Sư không muốn nghe !!!….

Tiếng Sư nói xen lẫn tiếng nấc nghẹn ngào, giọt nước mắt chợt tuôn rơi, lăn trên đôi má nhăn nheo. Đứa nhỏ nầy hiểu rằng, tiếng nấc thổn thức nầy không phải cho Sư, mà chỉ v́ nghĩ thương đến các loài khốn khổ kia.

Sư dẫn tôi vô chỗ nhà kho của Chùa và chỉ cho tôi thấy những chiếc mơ đă bị bể, và cả những cái dùi mơ bị găy. Nét mặt Sư thật trang nghiêm, ẩn chứa một tấm ḷng, một t́nh thương vô biên. Tôi không thể diễn tả được những xúc cảm của tôi khi nghe Sư kể. Tôi bật lên khóc, khóc thật lớn, thật thỏa thuê như đă lâu rồi không được khóc.

Có một thi sĩ nào đó đă nói, h́nh như là thi sĩ Goethe, rằng: “Truớc một bộ óc vĩ đại, tôi cúi đầu kính phục. Nhưng trước một tấm ḷng từ bi, tôi chỉ biết quỳ xuống…” Vâng, đúng như vậy! Một vị Sư ít học, vào Chùa đi tu một vài năm và cái chất liệu ǵ đă làm cho tấm ḷng kia đă đổi thay, đă ngời sáng như vậy? Tôi không biết ông Phật ra sao cũng như những ǵ mà Ngài hoặc nhà Chùa dạy. Tuy nhiên, qua h́nh ảnh Sư Vượng đă làm cho đứa bé như tôi có cái nh́n khác về Sư. Sư bỗng trở nên to lớn, thánh thiện khác thường. Và cũng từ đó, tôi chợt nhận ra ḿnh có can đảm nh́n thẳng vào tượng Phật khổng lồ trên chỗ thờ kia, chứ không c̣n nh́n một cách lén lút như trước kia nữa. Tượng mỉm cười, tôi cũng cười. Một sự cảm thông vô biên xuất hiện. Thật là vui, hạnh phúc…

Mặc dù với tấm ḷng và t́nh thương to lớn của Sư Vượng và với tiếng mơ rền vang, rộn ră giữa đêm khuya thanh vắng, tôi không biết nó có ảnh hưởng hay tác động ǵ đến người chủ của ḷ đồ tể nầy, hoặc lay động được tâm hồn của người nhân công đang cần mẫn, tận tụy với chủ và làm  công việc giết ḅ, mổ heo kia hay không, để giảm bớt lại sự chết chóc cho các con vật? Chỉ biết rằng trong suốt thời gian dài, khi tôi chớm hiểu sự việc, cho đến lúc rời khỏi Séno, rời khỏi xứ Lào, th́ mọi diển biến thường ngày vẫn xẩy ra đều đặn, không có ǵ thay đổi. Chỉ có nhiều chiếc mơ bị bể, nhiều chiếc dùi bị găy và tất cả khu xóm đều cảm thấy buồn ḷng, dù hiểu được tâm hồn của vị Sư và riêng vị Sư Vượng- người đă cố lấy tiếng mơ để lấn át tiếng kêu thét, giẫy giuạ đau đớn của những sinh vật bị giết, vẫn kiên nhẫn tiếp diễn vai tṛ của ḿnh, không mệt mỏi. Nhưng h́nh ảnh đó lại là ấn tượng ghi sâu đậm trong ḷng một đứa bé như tôi.

Trải qua hơn nửa đời người với những thành bại, vinh nhục, thịnh suy như mọi lẽ thường của kiếp người. Nếu tính sự hơn thiệt của cuộc đời, tôi cảm thấy có quá nhiều hạnh phúc, an lạc khi là người có nghiệp với Phật.

Có nhiều người hỏi tôi “Tại sao lại chọn là đề tựa là: người có nghiệp với Phật”. Theo lư sự cùn của tôi, mong ai đọc được th́ đừng cười, v́ mọi người đều có quyền nói về sự chọn lựa nghề nghiệp của ḿnh. Ví dụ: Khi được hỏi về nghề nghiệp, nhiều người trả lời về nghiệp của nghề mà ḿnh đang có như là: Bác sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư, làm công, công chức hoặc  ca sĩ, tu sĩ v.v… Chữ nghiệp  (Karma) là danh từ của Phật giáo chỉ cho hành động hoặc thói quen đă thâm nhập trong chủng tử của mọi chúng sanh, do thân-miệng-ư phát sanh ra. Cho nên, nghề nghiệp là nghiệp của cái nghề mà ḿnh đang mang. Khi cầm tờ Phái Quy y do Thầy trao truyền, tôi biết tôi là người Phật tử tức là con của Đức Phật, vô h́nh chung tôi đă xé toang cái màn che đậy từ bấy lâu nay của kiếp người, để đi thẳng vào tâm con người có nghiệp với Phật, v́ đă có sẵn chủng tử Phật trong tâm ḿnh. Không biết nói như vậy có đúng không, câu trả lời xin dành cho mọi người đọc tự trả lời cho ḿnh???

Xin hỏi rằng: Có ai trong chúng ta khi cầm tờ Phái quy y mà không vui mừng, hớn hở, nhất là đứa bé 11-12 tuổi. Khi Thầy đọc những ǵ về 3 Quy y (Phật-Pháp--Tăng) và 5 giới (không sát sanh-không trộm cướp-không tà dâm-không nói dối- và không uống rượu hoặc dùng các chất ma túy), tôi thật không hiểu ǵ, cũng như không thấy đó là quan trọng. Tôi chỉ biết rằng ḿnh là con của Phật và lấy làm hănh diện, vui sướng. C̣n lại được đặt cho tên mới nữa. Ông Phật hiền từ, vui vẻ v́ hay mỉm cười. Ông Phật lấy tay đè Tề Thiên Đại Thánh. Ông Phật rất là nhiều phép, giỏi hơn Tề Thiên v́ Tề Thiên đă náo loạn Thiên đ́nh, làm xáo trộn đất trời mà không ai dám làm ǵ hết, nhưng lại thua Phật.

Đức Phật đă là nguyên nhân làm phát khởi, nẩy nở, và trưởng thành của ông Phật (Chủng tử Phật hay tánh giác) trong tôi. Nhờ đó và qua đó, tôi càng ngày - do sự quán chiếu, nh́n lại- mới thấy rơ tâm ḿnh biến chuyển, di động ra sao theo những vọng niệm do tham sân si kết thành. Càng quán chiếu, lại càng thấy nghiệp xuất hiện đầy dẫy nên thấy ḿnh sao kỳ lạ quá, đủ cả thất t́nh, lục dục. Nhiều lần, tôi tự hỏi rằng: Có phải là ḿnh không?  À, mà bảy t́nh- sáu dục nầy là ǵ vậy? Nghe người ta nói, ḿnh cũng bắt chước và lập lại cho vui để ai cũng tưởng ḿnh hiểu nhiều về Phật Pháp? Những thứ nầy sao mà nhiều quá, không tưởng tượng nổi. Sao có nhiều người lại thấy ḿnh rất thánh thiện, c̣n tôi, xin thưa thật, th́ khi nh́n lại ḿnh th́ thấy sợ quá, không giống một trong 12 con giáp nào cả. Ai nói xấu ḿnh th́ ḿnh giận dữ lắm, tuy nhiên khi gặp họ ḿnh lại cười nói là không có ǵ hết, như nước chảy qua cầu, bay đi (không có quay lại). Nhưng lại biết ḿnh đang đóng kịch, nói láo tài t́nh như một diễn viên thứ thiệt, v́ trong tâm đâu có nghĩ như vậy. Có điều, sợ nếu cự lại họ, th́ lại quê v́ lo người ta cười ḿnh v́ họ luôn luôn nghỉ ḿnh ngon lành lắm, chứ đâu có biết rơ ḿnh ra sao? Hơn nữa, nếu cự lại họ, chưa chắc ḿnh yên thân, thôi th́ “tránh voi chẳng xấu mặt nào”, phải không quư vị?

Tuy nhiên, ông Phật trong tôi khởi đầu rất nhỏ nhoi, nhưng cũng lớn dần trong sự cưu mang những tấm ḷng từ bi, hỷ xả… (Mặc dù, tất cả những ǵ đang nói là do tôi cảm nhận về ông Phật trong tôi như vậy, tuy nói hơi quá lố, khoác lác, nhưng xin hiểu cho- đó chỉ là cảm thấy như là ḿnh đang có, nhưng dù sao vẫn chưa qua mọi sự thử thách. Cho nên, nếu ai muốn thử, xin vui ḷng đứng xa ra dùm, v́ đứng gần thấy h́nh như không tốt lắm, sợ nguy hiểm).

Và tôi đă ôm ông Phật vào ḷng, không c̣n sợ hăi khi nh́n đến ông. Nghiệp tôi với Ngài càng ngày càng sâu nặng. Ông Phật được tạo h́nh trong tận sâu cuả tiềm thức tôi, lôi kéo sự có mặt cuả những chất liệu an lành và luôn có mặt trong mọi trường hợp, mọi t́nh huống và lớn dần theo với thời gian.  Do đó, huyền nghĩa của câu chuyện trong phẩm “Như Lai thọ luợng” của Kinh Pháp Hoa, đă nói rơ và xác quyết hơn về Tánh Phật vốn có sẵn trong tâm của muôn loài.

Vẫn biết rằng, như Kinh Kim Cang nói: “Nhược dĩ sắc kiến ngă, dĩ âm thanh cầu ngă, thị nhân hành tà đạọ, bất năng kiến Như Lai”. Tuy nhiên, từ những khởi đầu nầy để nối dài đến sự dấn thân của những con người có nghiệp với Phật, những người đă và đang đưa những tâm niệm, vọng động của tưởng vào cơi Vô dư Niết bàn. Phải có những huyễn tướng để đi, huyễn tướng để tu, huyễn tướng để hành hoạt, huyễn tướng để thể nhập, nhập thể và nhập thế, dùng tất cả huyễn tướng v.v… th́ những trường thiên vân du mới đánh thức được tinh thần của 4 câu kệ của Kinh Hoa Nghiêm:

Nhược nhơn dục liễu tri.

Tam thế nhất thiết Phật.

Ưng quán pháp giới tánh.

Nhất thiết duy tâm tạo

 

Vị sư già đă mất, h́nh bóng không c̣n lưu dấu vết. Tiếng mơ vang dội giữa đêm khuya vào giờ công phu ở chùa, không c̣n nữa. Và đă biết bao là chiếc mơ đă sờn, đă bể nát, lời kinh xưa cũng không c̣n. Tất cả đă bị phai tàn, hủy hoại theo thời gian, nhưng Cái hồn hơi ấm của năm xưa vẫn c̣n in dấu trong tôi. Ấn tượng đầu tiên của đạo Phật đến với tôi là như vậy. Cái tâm đơn thuần của vị Sư già ít học kia, v́ không muốn nghe tiếng kêu thét đau đớn của các con vật trong giờ bị hành h́nh, dưới búa dao của người đồ tể, đă rộn ràng lên cái ánh lửa từ bi, như sự mầu nhiệm làm tràn ngập trong tâm tư của đứa bé như tôi một nỗi niềm sâu lắng nào đó, không nói được. Đây là bài học vỡ ḷng của tôi với Đạo Phật, chính là chất ngọt êm dịu của t́nh thương hay tấm ḷng từ bi.

Từ những thức giấc, bùng vỡ trước h́nh ảnh của Sư Vượng, đưa tôi vào cuộc hành tŕnh vô thường mới lạ. Thật giản dị, b́nh thường, tôi đă tập trang nghiêm cho tự tâm bằng những giờ lắng tâm, cô đơn, im lặng với những ngôn từ Mật chú, quán tưởng v.v.. và cũng tập làm trang nghiêm cho những môi trường chung quanh khi ḿnh tiếp cận đến, bằng khả năng nào ḿnh có thể làm được.

Tôi vẫn tin chắc rằng, v́ đă nh́n thấy rất nhiều, những người Phật tử- dù xuất gia hay tại gia, những người có nghiệp với Đức Phật- rằng rồi họ sẽ từ từ bị rơi rụng hết bản ngă, bỏ lại tất cả những ǵ mà xem như là đă bảo vệ, ôm chắc họ trong những vành đai của tham sân si từ thuở nào đến giờ, dám nh́n rơ lại tâm ḿnh, vui với những “tám cơn gió” để họ đi trên con đường rộng thênh thang mà Đức Từ phụ đă chỉ dẫn và để họ cùng mọi người đều chan hoà trong ánh sáng Giác ngộ

Đức Phật không phải là thần linh, không phải người dùng đầy thần quyền, thần bí, thần thông, toàn năng và muốn được sùng bái quy phục… nhưng sự b́nh thường “Như thật” của Ngài cũng như con đường vạch mở ra cho chúng sanh nhận thấy rơ về Ông Phật của chính ḿnh- Đó chính là những ǵ mà mọi người con Phật đều mong muốn mang lấy nghiệp đó, và thành tựu. Sống với Ông Phật của chính ḿnh là con đường cao thượng nhất.

Tôi cũng chợt nhận thức rằng: Những người con Phật vô h́nh chung đều trở thành con người của xă hội, đi vào đời sống để làm đẹp cho cuộc đời. Sự hiện diện của họ tự nhiên có hương thơm giới-định-tuệ làm chan hoà, ấm ḷng người. Càng thâm nhập vào chủng tử Phật- cái “bổn giác” từ vô thỉ đến nay, hiển lộ rơ “bản lai diện mục” của ḿnh, ánh sáng của Tánh Phật lớn đến đâu do sự trang nghiêm, họ lại càng thấy ḿnh có gánh nặng với tổ quốc, gia đ́nh, xă hội, với mỗi sinh linh. Đi vào đời không phải v́ danh v́ lợi, v́ mở rộng cái bản ngă, nhưng như một chia xẻ, dấn thân, chân chất, mong làm mở rộng ánh sáng trí tuệ cho ḿnh và người.

Họ có 4 ân quá nặng trên đôi vai mà không thể chối bỏ được, v́ mang nghiệp với Đức Phật và v́ nh́n thấy sự liên tương duyên tương sinh của mọi vạn hữu.

-  Trời đất, trăng sao, muôn vật v.v... mọi sự vận hành kỳ diệu, đều v́ sự liên hệ lẫn nhau mà cộng hữu, sinh tồn.

-  Tổ quốc đang ở, nguồn gốc của ḿnh đă sinh ra, những con người mà ḿnh cùng tồn tại v.v... dù có nghịch cảnh, oái ăm. nhưng mỗi giây, mỗi phút đều là môi trường sinh động làm thể hiện sự an lạc, hạnh phúc.

-  Ân của những người sinh thành dưỡng dục, của Thầy, của những người mà ḿnh tiếp cận, đều là những bài học thuộc ḷng để con người thành nhân bản.

- Mọi sự giúp đỡ lẫn nhau giữa con nguời, giữa môi trường chung quanh. Mọi sự hy sinh của mỗi người v́ những người khác để thể hiện sự liên đới, chia xẻ, thương yêu v.v... làm cho cuộc đời có ư nghĩa của con người

Và, những con người mong muốn mang nghiệp với Đức Phật, lại đều nhận thức và thấy rơ Tánh Phạât của ḿnh. Cho nên, họ lại càng muốn thể nhập vào trong sức nghiệp đó để mở tung cơi trời bao la và họ đều là những con người b́nh thường như vậy!

 

Viết xong ngày 09.10.05

(Nguồn www.lien-hoa.net )