PHỔ NGUYỆT

HUỲNH TẤN BAN

 

 

 

Phổ Nguyệt là Pháp Danh của Huỳnh tấn Ban, sanh năm 1937 tại Long An, VN.  

1957-1960: Tốt nghiệp trường QG Sư Phạm Saigon;

1960-1963: Giáo sư trường Trung học Kiến Ḥa;

1968-1975: Giáo sư, Tổng Giám Thị trường Trung học Vũng Tàu;

1972-75 : ĐH Văn Khoa Saigon, Ban Cử Nhân Triết;

1990: Định cư ở Mỹ;

1990-1997: MS, Ph.D in Counseling Psychology tại ĐH Columbia, USA; ( Tư Vấn Tâm lư )

 2002: Tịnh Tâm Dưỡng Tánh, hoạt động trong lănh vực Tâm Linh

Đă sáng tác và đăng bài trên các trang web Phật Giáo Việt Nam như Quảng Đức, Thư Viện Hoa Sen, Người Cư Sĩ, Liên Hoa, Chùa Việt Nam Texas, v.v…

 

Tác phẩm đă xuất bản:

-    Thực Tại Và Chí Đạo

-    Nhất Nguyên Luận

-    Khẳng Định Tính

-    Thiền, Explanation and Analysis:  Prajna Paramita Heart Sutra

-    Zen:  A Cognition to The Mind

 

 

 

a

 

 

 

 

 

CỐT TỦY CỦA KINH KIM CANG

 

Phổ Nguyệt

 

 

Để hiểu rơ ư nghĩa của kinh và nhất là đệ nhất nghĩa, chúng ta cần biết một số từ ngữ về tâm lư hoặc các từ mà Phật dạy về tâm, cấu tạo của tâm (Trí) cũng như sự hoạt động của nó, sự kết hợp của lục căn và lục trần để thành lục thức, sự phân biệt giữa thức và trí ra làm sao, nên chúng ta phải có sự nghiên cứu các đặc điểm về tâm trí như sau.

 

I. Kết Cấu của Tâm Thức

Rất cần thiết khi phân biệt Thức và Trí, quan trọng hơn nữa khi nhận biết thế nào là Vọng Tâm và Chân Tâm. Chúng ta cần biết rơ ràng cách thức cấu kết của Tâm Trí để thực hành đúng các pháp môn của Phật, nhất là ngồi Thiền. Do đó, sự phân biệt Cảm Giác (Sensation), Giác Thức (Perception hay Consciousness) Giác Trí (Cognition) và Giác Trí Tuệ (Pure Cognition) là cần thiết.

 

a). Nhận Diện (Sensation)

Ngũ giác quan là phương tiện tiếp xúc với trần cảnh để nhận diện ảnh hay hay bóng dáng của trần cảnh. Đó là chúng ta cảm giác được h́nh ảnh của sự vật qua ngũ giác quan mà thôi. Thí dụ, khi ta thấy con ḅ là thấy h́nh ảnh con ḅ ở vơng mạc cuả mắt mà thôi. Đó là CẢM GIÁC. Nhắc lại, (về thị giác) khi ta nh́n con ḅ, h́nh ảnh con ḅ hội tụ ở vơng mạc của mắt, truyền dẫn bởi thị giác thần kinh lên năo, lức đó ta mới nhận diện được h́nh ảnh con ḅ. Khi có thời gian th́ sự vật chạy dài trong không gian, với ảnh ta vừa thấy đó không c̣n là ảnh thật nữa (Sắc tức thị không: Sắc lập tức (một sát na) biến thành không thật nữa. Hễ có thời gian th́ có không gian. Sự vật huyễn hóa theo thời gian và ảnh không c̣n thật trong không gian. Vậy, khi nhận diện được h́nh ảnh (thấy), ấn tượng chấn động lực (nghe), không khí hay hơi (ngửi), ấn tượng kích thích (nếm), h́nh ảnh tiếp giáp của da hay cơ thể (xúc) là thể không của đối tượng qua tiền ngũ căn. Thí dụ, như thị giác, sự vật chiếm cứ trong không gian (hư không) một dung thể không: sự vật và dung thể không của nó khắng khít nhau như một, th́ thể không của nó là h́nh ảnh sự vật được hội tụ ở vơng mạc mắt khi mắt nh́n sự vật. Do đó khi thấy sự vật cụ thể ở trong không gian là thấy h́nh ảnh của nó ở vơng mạc của mắt mà thôi.

 

b). Nhận Thức (Perception)

Khi chúng ta cảm giác h́nh ảnh sự vật th́ lúc đó chúng ta mới nhận biết được (perceive) tên sự vật. Sự vật có tên mà ta nhận thức đó là GIÁC THỨC (hay Tâm Thức: Consciousness hay Perception) chạy dài theo thời gian. Khi nhận thức ngay niệm đầu một sát na và không có kéo dài thời gian nữa là ta có giác thức nguyên sơ (niệm đầu) hay là chơn thức (pure perception or true consciousness). H́nh ảnh con ḅ là thể không được nhận thức bởi tâm trí (tâm trí cũng cùng thể không.) Tâm và vật đồng thể không, nên sự nhận thức mới thành h́nh. Lục căn phối hợp với lục trần (thể không) sanh ra lục thức. Lục thức không có thực thể, Phật gọi là lục tặc, v́ thức là nghiệp. Ḍng tâm thức luôn trôi chảy không ngừng nghỉ. Nó không có khởi điểm cũng như kết thúc và nó dính nhiều pháp trần làm cho ḍng tâm thức luôn ô nhiễm và vẩn đục.

 

c). Tri Thức (Cognition)

Trong đời sống hằng ngày, ta thường nhận thức sự vật bằng ngũ giác quan. Khi ta tri nhận (cognize) sự vật đă nhận thức, ta có tri thức (Cognition). Trong quá tŕnh tri nhận sự vật trong hiện tại (với cảm giác), quá khứ hay tương lai (với ư thức), cả ba thời chúng ta tri nhận được sự vật mới có GIÁC TRÍ (hay Tâm Trí). Giác Trí nầy là Tư Tưởng, Suy Nghĩ, Lư Luận v.v... theo thời gian. Nó là sự lập lại của tâm thức hay tri nhận các thức nên nó tạo ra nghiệp thức. Nên ta có thể gọi là tâm duyên ư mă v́ tư tưởng chúng ta lúc nào cũng ẩn hiện trong tâm trí từng giây từng phút liên tục, chỉ trừ có những động lực khác hay pháp môn có khả năng chận dừng được vọng tưởng đó.

 

d). Giác Trí Tuệ (Pure Cognition)

Khi Phật thành đạo là do đạt được Trí Tuệ hay Giác Trí Tuệ th́ các pháp giải thoát được thiết lập thực hành Giác Trí Tuệ trong các thời thiền tập. Thực ra Giác Trí Tuệ có thể thực hiện trong tứ oai nghi. Vậy Giác Trí Tuệ là tri nhận đầu nguồn của Giác Trí và xa ĺa nó ngay. Nói rơ hơn là khi chúng ta nhận thức niệm đầu của Cảm Giác (Sensation) để có Giác Thức nguyên sơ (Pure Perception hay first consciousness), lập tức tri nhận Giác Thức nguyên sơ ấy để được Giác Trí (Cognition là Giác Trí có thời gian) và xa ĺa giác trí ngay mới có Giác Trí Tuệ (Vô thời gian). V́ Giác Trí Tuệ là Tri Thức Nguyên Thủy (Pure Cognition) của Chân Trí (Vô thời không). Thí dụ, chúng ta thấy con voi là giác thức hay tâm thức, v́ thấy h́nh ảnh đối tượng hay con vật trước (Cảm Giác) rồi nhận thức (perceive) con vật đó là con voi (hay biết được là con voi, biết nầy thấy biết của căn, luôn luôn đi kèm theo cảm giác, nên thấy con voi, biết tên đối tượng là cái thức hay tâm thức hay giác thức. Nên thức là thực tại duyên khởi hay giả danh mà thôi). Rồi chúng ta tri nhận (dùng ư trí) giác thức ấy để có giác trí. Vậy khi chúng ta nhận thức niệm đầu của con voi (thấy biết con voi đầu tiên) là ta có giác thức nguyên sơ, lập tức ta tri nhận (Hay Biết: Cognize chớ không phải là perceive) giác thức nguyên sơ ấy để có giác trí tuệ và phải xa ĺa cái biết ấy nữa th́ mới có giác trí tuệ toàn diện.

 

II. Cốt Tủy của Kinh Kim Cang

Cốt tủy hay đệ nhất nghĩa của kinh là quan trọng hơn hết v́ nhờ đó chúng ta hiểu rơ mà thực hành đúng, nên việc ghi lại xuất xứ và h́nh thức cũng như áp dụng được các vị tỳ kheo hoặc trí giả đă giảng giải rất nhiều, nên xin thông qua.

Cương Yếu của Kinh Kim Cang là làm thế nào Hàng Phục Tâm và An Trụ Tâm.

Theo bản dịch của HT Thích Thanh Từ, mà chúng tôi giải thích:

Chánh Tông Đại Thừa (trong đoạn 3):

Phật bảo Tu-bồ-đề: Các vị Bồ-Tát lớn nên như thế hàng phục tâm kia. Có tất cả các loài chúng sanh hoặc loài sanh bằng trứng, hoặc loài sanh bằng thai, hoặc sanh chỗ ẩm ướt, hoặc hóa sanh, hoặc có h́nh sắc, hoặc không có h́nh sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng, ta đều khiến vào chỗ vô vi Niết- bàn mà được diệt độ đó. Diệt độ như thế vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh mà thật không có chúng sanh nào được diệt độ. V́ cớ sao? Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát c̣n có tướng ngă, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức chẳng phải Bồ-tát. (HT. Thích Thanh Từ dịch)

Ư Nghĩa:

Các loài chúng sanh kể trên, nói theo Bồ-tát Long Thọ hay Vô Trước, và Di Lặc, là nhữ ng thực tại gỉả lập, giả danh hay do duyên khởi. Khi ta nhận thức các thực tại giả lập nầy bằng các căn là ta đă có giác thức rồi. V́ thể không của các thực tại giả lập đưa vào (nhận thức bằng ư trí tác động) chỗ không của các căn thành ra giác thức. Ta tri nhận giác thức đó bằng Trí (tri nhận bằng ư trí tác năng) là ta đạt được giác trí. Khi có giác trí th́ ta phải xa lià tứ trướng, nghĩa ĺa ngay đó ta không nghĩ đến nó nữa (không c̣n ngă tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, và thọ giả tướng) là ta có giác trí tuệ hay là tánh giác. Thiệt tánh giác, đứng trên phương diện chân lư tối hậu, hay theo triết lư Duy Thức, th́ tự tính tuyệt đối của sự vật đều có tánh không (hư không). Nhắc lại, tánh hư không, đức Phật giải thích: "A-Nan! Ngươi phải biết trong Tạng Như- Lai, "Tánh Giác" tức là thiệt hư không, ‘hư không’ tức là ‘thiệt Tánh-giác’ thanh tịnh bản nhiên, đầy khắp thế giới..." (Bát Nhă Tâm Kinh Qua Cái Nh́n Của Duy Thức, HT Thích Thắng Hoan, trang 56 [trích trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển 3, dịch giả Thích Chơn Giám]). Vậy thiệt tánh giác hay tự tính tuyệt đối được xét hai khía cạnh sau đây:

1.- Không Gian hay Hư Không: Cái không gian dung chứa sự vật và sự vật chiếm cứ không gian là một. Nói gọn là sự vật và dung thể không của nó là một. Sắc không khác không và không không khác sắc. Vậy độ tất cả chúng sanh vào vô dư niết bàn, mà không thấy chúng sanh nào được độ. Độ là làm cho giác ngộ, giải thoát các vọng tưởng hay các thực tại giả lập để đạt thực tính. Vô vi niết bàn là thực tại tuyệt đối, là chân không hay thiệt hư không.

Vậy cách hàng phục tâm: Đưa tất cả các thực tại giả lập vào thực tại tuyệt đối màkhông c̣n thấy thực tại giả lập đó nữa. Nên muốn hàng phục tâm, hành giả trực nhận thể không của sự vật, ngay đó ĺa tứ tướng (Xa bốn tướng: Ngă, Nhân, Chúng sanh, Thọ giả là không có khái niệm, không lập lại sự vật để có ư tưởng về sự vật). Thí dụ, khi ta thấy con ḅ, ta biết có tánh thấy, khi ta nghĩ tưởng mông lung, ta biết có tưởng thức thôi, không nên nghĩ ǵ nữa,v.v... (ĺa bốn tướng) th́ các chúng sanh hay thực tại giả lập đă biến thành hư không không c̣n thấy chúng sanh nào được độ, hay đă được tri nhận thành tánh giác (hư không) th́ các chúng sanh ấy hay thực tâi gỉả lập đưa vào thực tại tuyệt đối hay vô vi niết bàn (hư không), tức là ḍng tâm thức ta làm sao c̣n vẩn đục (không c̣n chúng sanh đó hay thực tại giả lập nữa); đó là cách Phật dạy hàng phục tâm.

Diệu Hạnh Vô Trụ (trong đoạn 4):

“Lại nữa Tu-bồ-đề, Bồ-tát với pháp nên không có chỗ trụ mà làm việc bố thí, gọi là chẳng trụ nơi sắc để bố thí, chẳng trụ thanh hương vị xúc pháp để bố thí. Này Tu-bồ-đế, nên như thế mà bố thí, chẳng trụ nơi tướng. V́ cớ sao? Nếu Bồ-tát bố thí chẳng trụ tướng th́ phước đức không thể nghĩ lường.

- Tu Bồ-đề, ư ông nghĩ sao? Hư không ở phương Đông có thể nghĩ lường được chăng?

- Bạch Thế Tôn, không vậy.

- Này Tu-bồ-đề, hư không phương Nam, phương Tây, phương Bắc, bốn phía trên dưới có thể nghĩ lường được chăng?

- Bạch Thế tôn, không vậy.

- Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát không trụ tướng mà bố thí, phước đức cũng lại như thế, không thể nghĩ lường. Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát chỉ nên như lời dạy mà trụ.” (HT. Thích Thanh Từ dịch)

Ư Nghĩa:

2.-Thời gian. Ngay khi thể nhận thực tướng của sự vật (các chúng sanh, những thực tại giả lập hay đối tượng), liền ĺa ngay tướng giả lập đó (đối tượng) và cả tứ tướng, tức là không có thời gian kéo dài sự tri nhận ấy. Cho nên trong kinh Kim Cang, Phật bảo Tu-bồ đề cách thức an trụ tâm như sau "Khi chơn tâm hiển bày (hàng phục tâm rồi) th́ phải ǵn giữ chơn tâm ấy bằng cách: Bồ-tát không có chỗ trụ mà bố thí, tức là không trụ vào Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp mà bố thí." Trụ là bám vào, dựa vào, lập lại. Bố thí là ban bố, cho ra cái ḿnh có, cái ḿnh biết, xả bỏ. Muốn an trụ tâm Bồ-tát không bám vào (không lập lại, vô thời gian) tất cả các thực tại giả lập (Sắc thinh hương vị xúc pháp) mà phải xả bỏ cái ḿnh biết đó (dứt ngay sự tri nhận ấy).

Nên nhớ: Tánh thấy, tánh nghe, tánh ngửi, tánh nếm, tánh chạm, và tánh ư là lục thức hay là tâm thức. Biết (Cognize) lại Tâm Thức (Perception) mới có được Giác Trí hay Tâm Trí (Cognition), v́ có thời không nên tâm trí gọi là thường trí (Usual Cognition) hay là tâm phàm t́nh (Common Mind), v́ Thức và Trí liên hợp: Tư Tưởng. Chơn Trí (Pure Cognition) là cái dụng của ChơnTâm (True Mind), vô thời không.

Phật đă chỉ rơ về thân tướng không của "Sắc thinh hương vị xúc pháp” khi tri nhận là đă ḥa nhập vào tánh giác mà tánh giác là thiệt hư không bao la vô giới hạn. Khi ta thể hiện tánh không, ḍng tâm thức không c̣n vẩn đục nghĩa là trong sáng hay c̣n gọi là phước đức. Vậy khi hàng phục tâm và an trụ được tâm là ta đă tạo ra nhiều phước đức không thể nghĩ lường ví như hư không vậy. Tóm lại, ta áp dụng hàng phục tâm và an trụ tâm trong tứ oai nghi nhất lúc ngồi thiền. Thí dụ khi ta thấy con ḅ, biết có tánh thấy rồi xa lià thấy con ḅ đi, tức là không trụ vào sự thấy con ḅ nữa (ĺa sắc ngay: vô thời gian). Khi nghe tiếng chuông, biết có tánh nghe, rồi ĺa nó và tiếp tục những hoạt động khác cũng tri nhận như trên. Riêng ngồi thiền th́ có phần tri nhận trực tiếp hoặc quán tưởng,suy nghĩ hay có vọng tưởng, liền Biết có tưởng thức, thôi! Thực hành theo lời Phật đă dạy cách hàng phục tâm và an trụ tâm, chắc chắn phước đức như hư không, không lường được.

 

Thấy Lẽ Thật Đúng Lư (Đoạn 5)

“Này Tu-bồ-đề, ư ông nghĩ sao? Có thể do thân tướng mà thấy Như Lai chăng? -Bạch Thế Tôn, không phải vậy. Không thể do thân tướng thấy được Như Lai. V́ cớsao? Như Lai đă nói thân tướng tức không phải thân tướng. Phật bảo Tu-bồ-đề: Phàm những ǵ có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai.” (HT. Thích Thanh Từ dịch)

Ư Nghĩa:

Phàm những ǵ có tướng đều là hư vọng, giả lập hay duyên khởi, nên không thể thấy Như Lai bằng thân tướng được. Thân tướng thật không phải thân tướng, v́ khi nhận thức thân tướng của đối tượng nào, ta chỉ thấy thể không của nó ở lục căn mà thôi. Khi tri nhận thể không của Như Lai (Biết được, Tánh Giác), thể không của thân tướng đă ḥa nhập vào hư không, nên thấy các thân tướng không phải là tướng nữa mà là tánh hư không là thật tướng không của Như Lai.

 

III. Kết Luận

Thật vậy, thân tướng các chúng sanh kể trên hay là những đối tượng (Sắc thinh hương vị xúc pháp) là những thực tại giả lập (hay tự tính giả lập.) Nơi nào có thân tướng là nơi đó có sự hư vọng (không thật). Nếu thấy được tính cách không tướng của các tướng là thấy được Như Lai. Đó tức là tri nhận ngay thực tướng hay thể không của thân tướng, là nhận được phước đức không lường bao la như hư không. Hàng phục tâm là sự nhận thức đối tượng với sự tri nhận tánh không của đối tượng mà không trụ vào đối tượng đó nữa, nghĩa là khi tri nhận thực tại giả lập, ngay đó ta không có khái niệm hay ư tưởng ǵ đến thực tại giả lập đó. Muốn an trụ tâm là giữ tâm được an định như đă hàng phục nó được lâu dài, th́ phải "vô sở trụ” tức là không bám vào sắc, thinh.. mà phải xả bỏ sắc thinh... khi ḿnh biết là sắc thinh..., v́ nếu trụ vào sắc thinh... một sát na th́ sắc thinh... ấy không c̣n thật nữa. "Sắc tức thị không” Sắc tức th́ biến thành không... thời gian huyễn hóa sự vật. Chân Trí (hay Chân Tâm) được hiển lộ ngay nơi đối tượng hiện quán. Bồ Đề Đạt Ma nói hiện tại là bồ đề, v́ không có quá khứ đầy đau khổ, không có tương lai để gây thêm tội lỗi, th́ ngay bây giờ (sát na hiện tiền) há không phải bồ đề sao! Trong khoảnh khắc hiện tại, chân lư xuất hiện tại đó (không gian) và lúc đó (thời gian) mà thôi. Thực tướng được hiện bày ở trạng thái vô thời không v́ có thời gian chạy dài trong không gian th́ mọi vật đều trở nên huyễn hóa. Vậy muốn đạt được giác ngộ hay chân tâm th́ phải theo cách dạy của Phật: Hàng Phục Tâm và An Trụ Tâm. Đó là để đạt được chân lư tối hậu, là tự tính tuyệt đối, là chân tâm, là tánh giác hay là thiệt hư không... Nhân: Ưng vô sở trụ, Quả: Vô sở bất tại. (Không trụ vào các chỗ, th́ chỗ nào cũng có thực tại.)

"Nhị bội phủ định Nhận Thức Giác Thức Nguyên Sơ của sự vật để nhận thức Tánh Không của chúng, đó là Nhất Nguyên Tính Tuyệt Đối, Chân Lư Tối Hậu, hay Trung Đạo, là hai giai tầng Hàng Phục Tâm và An Trụ Tâm. (Nhất Nguyên Luận, 2003, Phổ Nguyệt)

"Gặp Biết (Giác Ngộ) được Thực Tính (hư không hay vô vi niết bàn) của Vạn Hữu (chúng sanh hay đối tượng) là Giải Thoát khỏi nhận thức sai lầm về Tự Tính Giả Lập hay Tùy Thuộc của chúng, nghĩa là không c̣n thấy chúng sanh hay thực tại giả lập đó nữa." (Khẳng Định Tính, 2003, Phổ Nguyệt)

"Nắm bắt được thực tướng của vạn hữu là sự vượt khỏi Thời - Không làm cho Tâm trở nên trong sáng, thanh thản, tức là giải thoát khổ đau, nhân quả, luân hồi." (Thực Tại và Chí Đạo, Phổ Nguyệt, 2002)

 

Tham Khảo

Kinh Kim Cang Giảng Giải. HT Thích Thanh Từ, trích bài dịch trong website người cư sĩ: cusi.free.fr/

Thực Tại và Chí Đạo (2002). Phổ Nguyệt. Sách do nhà xuất bản Đường Sáng Printing ở San Jose, CA (USA) ấn hành năm 2002.