QUÁN NHƯ PHẠM VĂN MINH

 

 

Quán Như tham gia phong trào tranh đấu Phật Giáo vào các năm 1963-1966.

Trước 75 viết cho các báo Ư Thức, Hiện Diện, Văn Mới, Hoài Băo và Tŕnh Bày .

Xuất ngoại năm 1973, học về ngành giảng dạy Anh Ngữ và Giáo Dục.

Đă viết cho các tạp chí Phật giáo như Phật Giáo Việt Nam (Mỹ), Phật Giáo Việt Nam (Úc), Pháp Bảo, Chuyển Luân, Giao Điểm.

 

Sách đă xuất bản:

-  A Glossary in Archealogy in South East Asia, viết chung với Giáo Sư Helmut Loofs Winossa và Tôn Thất Phương (ANU Press 1990).

-  Vietnamese Engaged Buddhism: The Struggle Movement in 1963-66 (Văn Nghệ, 2002).

-  Các chương trong sách: Phật Giáo Trong Thề Kỷ Mới I và II (Giao Điểm 1996).

-  Bốn Mươi Năm Nh́n Lại (Giao Điểm 2003).

 

Đang viết: ”Kinh Tế Phật Giáo”

Hiện sống ở Sydney Úc.

 

 

 

a

 

 


 

PHẬT GIÁO TRONG BỐI CẢNH

TOÀN CẦU HÓA

 

Quán Như

 

 

 

Bên Trong & Bên Ngoài

 

Trong khi ảnh hưởng của Phật giáo vào ngành tâm lư càng ngày càng rộng lớn hơn, các nhà nghiên cứu Phật Giáo thế kỷ 19 và đầu 20 vẫn c̣n ngộ nhận và nghi ngờ về mối liên hệ giữa Phật giáo với các ngành xă hội và kinh tế.

Khi thuyết giảng Tứ Diệu Đế, Đức Phật chú ư đến nguyên nhân khổ từ bên trong, tức là ḷng ham muốn vô biên về dục lạc của đời sống. Thỉnh thoảng Phật có thuyết giảng về các giải pháp xă hội, nhưng đây không phải là trọng tâm của con đường thoát khổ.

Các lư thuyết lớn về xă hội, chánh trị và kinh tế và những định chế xă hội như dân chủ, nhân quyền, b́nh đẳng xă hội, phát luật, mô thức kinh tế  đều là sản phẩm của Tây phương, nhất là sau Kỷ Nguyên Khai Sáng.  Phật giáo chỉ quan tâm đến đời sống tâm linh nhưng ít hay hầu như không có nỗ lực nào nhằm cải thiện các định chế xă hội. Nhiều người nghi ngờ Phật giáo có thể h́nh thành lư thuyết về kinh tế và xă hội là điều dễ hiểu. Giáo pháp của Đức Phật thường nhằm giải quyết những vấn đề tâm linh. Đối phó với những khó khăn của ngoại vật b́nh thường là sở trường của triết lư Tây phương. V́ thế phần lớn các nhà Phật học Tây phương trong thế kỷ 18 và 19 thường nghĩ Phật giáo là một tôn giáo ‘tiêu cực’ đối với thế giới bên ngoài, lănh đạm đối với những đau khổ do các định chế xă hội-chính trị và kinh tế gây ra và mục tiêu chính của Phật giáo chỉ là hướng đến một thế giới giải thoát mịt mùng hằng hà sa số kiếp trong tương lai. 

Phân định tâm linh bên trong – xă hội bên ngoài là chủ trương nhị nguyên của Tây phương, theo thuyết duyên khởi của Phật giáo, không có một lằn ranh rơ ràng. Có th́ có tự mảy may. Nhỏ không trong mà lớn cũng không ngoài . Đây không phải chỉ là những câu nói cố t́nh nghịch lư, nhưng phản ảnh nhăn quan bất nhị- không trong/ không ngoài/ không có trong th́ cũng không có ngoài. Tất cả là đầu mối duyên khởi/ cái này có th́ cái kia có. Hay nói cách khác: quan hệ giữa chuyển hóa tâm linh và chuyển hóa xă hội là một quan hệ hữu cơ.

Tăng già Phật Giáo Nguyên Thủy là h́nh ảnh tiêu biểu của nỗ lực chuyển hóa tâm linh cá nhân, sống cuộc đời ẩn dật của những nhà sư ‘trong rừng’, như Phật Giáo Nam Tông thường gọi. Không làm việc để tự lực cánh sinh họ đành phải nhờ vào những cùng dường của tín đồ để dốc ḷng tu hành chuyển hóa theo lư tưởng La Hán hay Độc Giác Phật. Các vị sư Nguyên Thủy v́ thế thường có giới hạnh nghiêm túc. Nhưng đó là con đường lạnh lẽo, khó khăn mà Phật tử b́nh thường khó ḷng theo được.

Đến khi phát triển thành Phật Giáo Đại Thừa, không khí nhà chùa đă có phần nhộn nhịp hơn, nhiều mầu sắc hơn nhưng cũng phức tạp hơn. Nghi lễ càng lúc càng nhiều và yếu tố văn hóa nhiều khi lấn áp cả tinh yếu của đạo Phật. Đại Sư Suzuki đă tác phẩm Shin Buddhism đă xóa lằn ranh giữa Thiền và Tịnh Độ. Niệm Phật, tụng kinh gơ mơ lẽ ra phải đươc xem như là pháp môn thực hành chánh niệm, một số các nhà sư chỉ muốn nhấn mạnh đến h́nh thức nghi lễ và huyền thoại ‘siêu h́nh’ không thua ǵ các tôn giáo độc thần, nhưng nhờ đó hấp dẫn được đông đảo đại chúng. Thiền là pháp môn giản dị hơn, không chấp h́nh thức nghi lễ nhắm tới chuyển hóa tâm linh cá nhân và nhờ đó đă hấp dẫn tầng lớp trí thức và ảnh hưởng rộng răi vào sinh hoạt văn học nghệ thuật. Gần đây trong một bài pháp thoại tại Việt Nam, Nhất Hạnh nhấn mạnh là bất cứ một pháp môn nào không thực hành Niệm, Định và Huệ, không thể gọi là pháp môn Phật giáo.

Phật giáo Việt Nam vào thời Lư Trần dựa trên tinh thần thực tiễn của hoàn cảnh dân tộc thường xuyên bị đe dọa từ phương Bắc, đă h́nh thành ḍng thiền Trúc Lâm, quân b́nh giữa nhu cầu tâm linh và nhu cầu sống c̣n của dân tộc. Cho nên mới có cảnh một ông vua con t́m mọi cách huy động đoàn kết quan quân và dân chúng chống giặc, ông vua cha như h́nh ảnh của Đức Phật ngày trước, lặn lội hành đạo để hoằng hóa đạo lư dân tộc. Những ông vua bồ tát đời Trần sáng bàn luận mưu kế chống quân xâm lược với triều đ́nh, trưa đích thân xông pha ra trận mạc, tối về nghiên cứu kinh Kinh Cương, ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm. Dĩ nhiên đây chỉ là h́nh ảnh ẩn dụ, nhưng chúng ta thấy Phật giáo nhập thế đă là bản sắc của dân tộc hàng ngh́n năm trước: Không có trong th́ không có ngoài.

Quá tŕnh trụ diệt vô thường cũng phản ảnh qua quá tŕnh phát triển của Phật giáo Việt Nam. Dưới thời Pháp thuộc, Phật giáo chỉ c̣n vang bóng một thời. Thực dân và giáo sĩ thừa sai đồng ư giải pháp cải đạo tập thể là biện pháp cần thiết duy tŕ chế độ thực dân và mở rộng nước Chúa, đồng thời không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào bôi bẩn giá trị truyền thống. Các Nho gia trong phong trào Cần Vương và Duy Tân đă phát động phong trào B́nh Tây Sát Tả, tiếp tục bị gán cho danh hiệu hủ nho hay mọt sách, mặc dù Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu là nhà nho ‘cải lương’ nỗ lực mở mang dân trí. Trong Nam Nguyễn Đ́nh Chiểu nghĩa khí ngất trời, các bài văn tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc hay tác phẩm Dương Từ Hà Mậu, hay những bài thơ như “chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” bị bỏ quên trong chương tŕnh văn chương học đường và nhân vật Vân Tiên bị đem ra cười cợt như những người hủ lậu, trung hiếu cứng nhắc ‘khoan khoan ngồi đó chớ ra”. Phong trào dè bĩu Nho giáo tiếp tục đến tận nay (LM Trần Lục gọi phong Trào Cần Vương là bọn Cần Vương), mặc dù những thế lực phản dân tộc biết rằng hiện nay thế lực đứng đầu gió là Phật giáo, chớ không phải Nho giáo. Cuộc khởi nghĩa của Vơ Trứ ờ Phú Yên th́ bị kêu là “giặc thầy chùa” và tên này được đặt thành tựa của một cuốn sách mới xuất bản gần đây cho thấy chiến dịch bôi bẩn giá trị truyền thống vẫn tiếp tục.

Không phải chuyện này chỉ xảy ra ở Việt Nam. Ở các nước theo Phật giáo Tiểu Thừa, nếu tăng già ngoan ngoăn ủng hộ các chánh quyền do thực dân Anh dựng lên th́ được chu cấp tử tế. C̣n nếu vận động chống lại chánh phủ đô hộ th́ bị gọi là các ‘sư chánh trị’ quá khích và dĩ nhiên bị bỏ tù và bị ném bùn bằng nhiều cách, như trường hợp của nhà sư Walpola Rahula ở Sri Lanka. Có một nhà sư Sri Lanka khác bị chết mờ ám trong tù chỉ v́ nhất quyết mặc áo tỳ kheo.

Ở Trung Quốc, từ đầu thế kỷ 20, Thái Hư đại sư kêu gọi chấn hưng Phật giáo, ‘cách mạnh giáo lư, giáo chế và giáo sản” và những người phá hoại phong trào này không ai hơn là các ‘bất lương sư’ Trung Quốc, các thầy cúng sợ mất quyền lợi. Khi Ambedkar dự định quy y cho gần triệu dân Untouchbles ở Ấn, ông đă không thèm nhờ vào tăng già Sri Lanka, lúc đó đang thời kỳ suy thoái, mà ông gọi là “đạo quân làm biếng”. 

Đó cũng là t́nh trạng của phần lớn tăng già ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Nếu không nhờ phong trào chấn hưng Phật giáo từ năm 1932, đào tạo được các “bảy ông Trí”, Phật giáo Việt Nam không có đủ tiềm lực và khả năng để huy động một cuộc đối kháng ngoạn mục trong phong trào vận động tự do tôn giáo và công bằng xă hội chống chánh quyền Ngô Đ́nh Diệm và cuộc đấu tranh đ̣i tự quyết và ḥa b́nh dân tộc do chánh quyền Mỹ và các chánh quyền quân phiệt ủy nhiệm, qua cuộc tranh đấu miền Trung năm 1966. Tất cả chi tiết và diễn biến tôi đă ghi lại trong quyển Vietnamese Engaged Buddhism: The Struggle Movement of 1963 and 1966 do Văn Nghệ xuất bản tại Mỹ năm 2002.  

 

Đạo Phật Nhập Thế

 

Trong tác phẩm Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời xuất bản vào năm 1964, Nhất Hạnh không nói ǵ mới hay đặt ra lư thuyết tân kỳ nào, mà Thầy chỉ muốn diễn đạt tinh yếu của ḍng thiền Trúc Lâm và làm rơ vai tṛ của Phật giáo trong những biến động một năm trước đó. Tuy nhiên Nhất Hạnh là người đầu tiên dùng danh từ Phật giáo Nhập Thế. Nhờ cuộc vận động ḥa b́nh, thế giới bắt đầu biết tới nhà sư mảnh khảnh và nói nhỏ nhẹ, nhưng có rất nhiều hấp lực đối với trí thức, sinh viên, văn nghệ sĩ và các nhà hoạt động cho ḥa b́nh khắp thế giới.

Tại các nước Tây phương, Phật giáo chỉ được giới thiệu qua các trường đại học và các trung tâm thực tập thiền quán, và được lưu tâm nhiều nhất trên lĩnh vực tâm lư và khoa trị liệu tâm thần. Nhưng đến năm 1996, tức 30 năm sau ngày Nhất Hạnh đến Washington để vận động dư luận Mỹ ủng hộ Giáo Hội Phật Giáo chấm dứt chiến tranh, có đến 60 tác phẩm khác nhau về Phật giáo Nhập Thế được xuất bản. Từ tâm lư trị liệu đến chuyển hóa xă hội, Phật giáo đă mở ra một hướng mới, gây ra nhiều tranh luận ồn ào nhưng gần gũi với ‘cơi người ta’ hơn.  Đến năm 2000, Kenneth Kraft hân hoan tŕnh diện một ‘lộ đồ’ hành tŕ mới, một Mạn Đà La cho thiên niên kỷ mới mà Kraft gọi là lần Chuyển Luân Thứ Tư: con đường Phật giáo Nhập Thế. 

Trong mấy thập niên qua, ngoài Nhất Hạnh được Martin Luther King đề cử ra tranh giải Nobel Ḥa B́nh, các biến động chánh trị ở các nước Phật giáo có thêm ba Phật tử liên hệ đến chánh trị và ḥa b́nh được đề nghị giải Nobel: Sulak Sivaraksa, một trí thức Phật tử chống chế độ quân phiệt Thái và t́nh trạng bại hoại trong hàng ngũ tăng già, cũng được đề nghị tranh giải Nobel Hoà B́nh. Hai nhân vật khác được cấp giải thưởng không ai khác hơn là Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đem cả cuộc đời tranh đấu bất bạo động để vận động Tây Tạng Tự Trị và Aung San Suu Kyi, chống tập đoàn quân phiệt ở Myanmar. 

Quan niệm đi tu v́ ‘thất t́nh’ hay ‘lánh đời” kiểu Nửa Chừng Xuân chỉ c̣n câu chuyện được thi vị hoá trong tiểu thuyết, như Arnold Kotler khẳng định trong tác phẩm Engaged Buddhism, quan niệm cho rằng Phật giáo quay mặt lại với đời sống để ‘chờ kiếp sau’ đă hoàn toàn biến mất trong sách vở nghiên cứu của các học giả Tây phương hiện nay. Giáo đoàn Phật giáo Tây Tạng không c̣n nhắc đến chuyện hóa kiếp ly kỳ của các Đạt Lai, mà hiện nay chỉ nhấn mạnh đến an lạc mà Phật giáo có thể mang lại chi kiếp người, Quyển sách bán chạt nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện nay “Sống An Lạc, Chết B́nh An”.  

Phật giáo đă bắt đầu có những tác động mạnh mẽ trên b́nh diện xă hội tại Tây phương. Làm thế nào Đức Phật có thể chen vai thích cánh với những lư thuyết gia khổng lồ như Durkheim, Adam Smith, Karl Marx? Phật giáo c̣n đóng vai tṛ nào trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay? Phật giáo đóng góp được ǵ về việc thực hiện nhân quyền, công lư xă hội, nạn nghèo khổ và nhân măn vân vân…?

Thay v́ tiếp tục thái độ chuyện đời bỏ ngoài tai, tiếp tục nhờ người khác tu giúp tu giùm, tiếp tục thở ra hít vô xem như mục đích tối hậu của con đường hành tŕ, tiếp tục thái độ “đường ta ta cứ đi” coi đạo ḿnh là chân lư duy nhất như những thành phần fundamentalists của các tôn giáo độc thần, thay v́ tiếp tục tiếp tục ‘kể lể’ siêu h́nh, theo ư tôi chúng ta phải giải thích tinh yếu giáo lư của Đức Phật trong thời đại tin học, tức là chấp nhận tinh thần duy lư và đặt đạo Phật vào bối cảnh xă hội-chính trị-kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa. Giáo lư của Đức Phật c̣n có ư nghĩa hay liên hệ ǵ giữa chiến tranh bạo động liên miên như đang diễn ra ở Trung Đông, giữa chiến tranh diệt chủng ở Bosnia, các vụ vi phạm nhân quyền không phải chỉ xảy ra ở các nước chậm phát triển mà c̣n ngay trên quốc gia tự nhận cầm ngọn đuốc tự do, những tàn phá môi sinh trong kỹ nghệ khai thác tài nguyên không tái tạo cũng như tái tạo và giữa cảnh nghèo khó của một phần năm dân chúng địa cầu hiện này?

Giải thoát không c̣n là giải thoát cá nhân nữa và giáo lư của đức Phật phải được giải thích  và nếu c̣n có ư nghĩa nào, các giải thích này phải liên hệ đến hoàn cảnh toàn cầu. An lạc cá nhân có thể vẫn c̣n là điều kiện tiên quyết trước khi phát động thay đổi xă hội, nhưng không ai có thể an lạc giữa bom đạn mịt mùng, nghèo đói truyền kiềp.

Tuy nhiên bất cứ thay đổi nào cũng làm phát sinh chống đối và nọa tính của tôn giáo đă được định chế hóa hàng ngàn năm, Phật giáo cũng không nằm ngoài thông lệ đó. Đông đảo tăng già Á Châu chống đối lại bất cứ sự thay đổi nào có thể làm đảo lộn tập quán và quyền lợi của họ và đông đảo Phật tử không muốn tin ǵ ngoài việc nhờ tăng già tu dùm, tu giúp, mua bán phước đức cho ḿnh và người thân.

 

 

Tập Đế Nh́n Từ Góc Độ Xă Hội

 

Tất cả tinh yếu của Phật giáo có thể tóm lại bằng h́nh ảnh của con đường cứu khổ. Tứ Diệu Đế là bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật và con đường cứu khổ là Bát Chánh Đạo. Phật giáo thường xem nguyên nhân mọi khổ đau là tâm ư vẩn đục và khiến con người hành động vô minh. Trong khi vẫn xem chuyển hoá nội tâm là phép thực hành quan trọng, Phật tử theo con đường nhập thế đă t́m cách giải thích nguyên nhân khổ đau bằng định chế xă hội. Kenneth Kraft xác định là những định chế xă hội và chánh trị, nếu không phải là nguyên nhân chính yếu gây ra khổ đau, cũng là những yếu tố làm tăng mức khổ đau của mọi ‘chúng sinh’. Những yếu tố mà Phật giáo nguyên thủy chú trọng để chuyển hóa như tham, sân và si phải được đối phó trên b́nh diện xă hội và chính trị.   

Nhất Hạnh từng nhấn mạnh là ai tỏ ra thờ ơ với đau khổ chung quanh, người đó không xứng đáng để tự nhận ḿnh là Phật tử. Và nếu chịu khó học theo hạnh Lắng Nghe của Bồ Tát Quan Thế Âm, chúng ta có thể nghe ‘thế âm’, tiếng than thống khổ trên thế gian hiện nay một cách dễ dàng.

Theo các báo cáo của Ủy Ban Phát Triển Nhân Loại của Liên Hiệp Quốc vào năm 1996, tài sản tồng hợp của 358 tỷ phú thế giới tương đương với lợi tức của 45% tài sản của dân chúng sinh sống ở các nước đang phát triển. Năm năm sau, tức là vào năm 2001, theo con số của Viện Nghiên Cứu Chánh Sách, tài sản của 497 tỷ phú tương đương với lợi tức của 50% dân số thế giới. Hố sâu ngăn cách giữa người nghèo và giàu càng ngày càng sâu hơn. Tuần báo Time số mới nhất cho biết vào năm 2001, số người cùng đinh có lợi tức 1 đô la mỗi ngày ở Nam Á. Phi Châu, Đông Á và các nước Châu Mỹ La Tinh trên dưới 1.1 tỷ người, nghĩa là một phần sáu nhân loại. Hơn nửa dân số nhân loại sống ở mức nghèo khổ vừa vừa, tức là những người có lợi tức 2 đô la mỗi ngày. Những người này thường xuyên bị đói ăn, không được chăm sóc y tế, không có nước sạch để uống, không có tiện nghi vệ sinh, trẻ con không đi học và ở trong các căn nhà ổ chuột. Hàng năm có chừng 8 triệu người bị chết đói. Nghĩa là nếu báo chí tường thuật đầy đủ, họ phải tường thuật là mỗi ngày có 20 ngàn người bị chết đói. Cơn sóng đói ăn xem ra c̣n giết người nhiều hơn là sóng thần. Dĩ nhiên báo chí của những tổ hợp truyền thông lớn như Fox, c̣n phải dành chỗ tường thuật những chuyện pḥng the của các ông hoàng bà chúa, chớ không đâu thừa giất để đăng tin chết đói.  Đây là thống kê chính thức của Ngân Hàng Thế Giới, không phải của những người chống các tổ hợp kinh doanh quốc tế.

Nguyên nhân khơi rộng hố ngăn cách giữa nước nghèo và nước giàu không c̣n ai nghi ngờ ǵ nữa, đó là tiến tŕnh hoàn cầu hóa. Vào năm 1992, dân chúng ở các nước giàu chỉ bằng 1/5 dân số thế giới, nhưng đă tiêu thụ 82.7% tài nguyên của địa cầu, trong khi 1/5 dân nghèo nhất trên thế giới chỉ tiêu thụ 1.4%. Năm 1996 con số tiêu thụ của 1/5 dân giàu nhất thế giới tăng lên 86% trong khi con số tiêu thụ tài nguyên của dân nghèo sụt xuống c̣n 1.3%.  Trong hội nghị về dân số Tổng Thống Bush Cha đă ngạo mạn nói là dân Mỹ không thể thay đổi lối sống để vừa ḷng dân các nước nghèo khác.

Nếu bỏ qua viễn tượng thêu dệt quá tốt đẹp chỉ có trong mơ của bộ máy quảng cáo và các ‘chuyên gia đánh bóng’ chính trị  của các tổ hợp kinh doanh cổ động cho phong trào toàn cầu hóa, mức tiêu thụ của người Phi Châu trung b́nh hiện nay giảm 20% so với 25 năm trước. Trong số 4.4 tỷ người dân sống ở các nước đang phát triển, 3/5 không hưởng được nhu cầu vệ sinh tối thiểu. 1/3 không có nước sạch để uống, 1/4 không có mái ấm che đầu, 1/5 ăn uống thiếu thốn.

Chỉ số nghèo khó do Liên Hiệp Quốc thiết lập (HPI-2) cho thấy không phải chỉ có dân chúng ở các nước đang phát triển mới sống trong t́nh trạng nghèo khổ. Có khoảng từ 7 đến 17% dân chúng ở các nước kỹ nghệ sống dưới mức nghèo khổ. Lợi tức mỗi đầu người ở Thụy Điển chỉ đứng thứ 13 trên thế giới nhưng tỷ lệ dân chúng nghèo khổ chỉ chiếm 7%. Trong khi dân Mỹ có mức lợi tức trung b́nh cao nhất những nước Mỹ cũng có tỷ lệ dân chúng sống dưới mức nghèo khổ cao nhất trong các nước phát triển kỹ nghệ

Chủ trương phát triển kinh tế vô hạn định, bằng mọi cách và bằng mọi giá đưa đến chánh sách khai thác tài nguyên vô trách nhiệm. Rừng ở Amazone, ở Sarawak bị đốn trụi, gây ra những hậu quả không lường trước được. Một tin trên Thanh Niên online cho biết là có một Tỉnh Ủy trên Tây nguyên cho tay chân bộ hạ đốn trụi một khoảng rừng. Phải chi có luật trừng phạt những người đốn cây nặng nề như tội giết người! Một nước được xếp loại quyền lực trung cấp như Úc tiếp tục đốn các loại cây sống hàng trăm năm ở Tasmania để làm gỗ vụn. Các tổ hợp kinh tế tài trợ để đánh bại bất cứ lănh tụ nào hay đảng nào dám chống chánh sách đốn rừng làm gỗ vụn hay làm tăm xỉa răng! Những lụt lội ở đồng bằng Cửu Long và miền Trung có thực sự là thiên tai, hay là một cách thiên nhiên trả thù thái độ tàn ác của nhân loại đối với quê hương xanh của ḿnh. Môi trường sinh thái đă mất quân b́nh và bị ô nhiễm đến mức không c̣n văn hồi đưọc nữa. Tuy nhiên có những ‘nhà khoa học’ được các tổ hợp kinh doanh quốc tế ‘chi tiền’ vẫn tiếp tục đi diễn thuyết trấn an về hiện tượng trái đất bị nóng dần, để biện minh cho thái độ không kư vào thoả ước Kyoto.

Dĩ nhiên việc tranh nhau khai thác tài nguyên sẽ đưa đến chiến tranh, nhất là dầu khí và uranium. Không phải t́nh cờ mà chiến tranh diễn ra liên miên ở Trung Đông, nơi có trữ lượng dầu hỏa nhiều nhất. Những lư do viện dẫn như vơ khí sát hại tập thể, bạo chúa, thành lập những thể chế dân chủ ở các quốc gia này… chỉ là tṛ ảo thuật của các phù thủy huyễn mị dư luận, kể cả các tổ hợp truyền thông lớn, của guồng máy chiến tranh. Họ là những chuyên viên đổi trắng thành thành đen, biến chiến tranh thành ḥa b́nh, biến chiếm đóng thành giải phóng, mà Orwells đă báo động trước trong tác phẩm Animal Farms1984

Tập Đế không c̣n thuần túy là lư do tâm lư mà là một mạng lưới trùng trùng duyên khởi. Tṛ chơi chữ ‘tâm b́nh thế giới b́nh’ chỉ biểu lộ thái độ quay mặt lại với khổ đau. Hay nói theo Nhất Hạnh, những người không chịu đối diện với khổ đau không xứng đáng là Phật tử. Đó là những Phật tử thở ra hít vô, xem chuyện đời như mây nổi, không liên hệ ǵ đến ḿnh, gia đ́nh ḿnh, những Phật tử bảo vệ Phật giáo bằng luôn miệng trích dẫn kinh điển, những Phật tử đi vào cuộc đời bằng cách tự phô bày bản chất thiếu trí tuệ và từ bi, biểu lộ thái độ quá khích, không thua ǵ tín đồ của các tôn giáo độc thần. 

Phải chăng đến lúc Phật tử phải giải thích khế lư trên căn bản khế cơ, tức là bối cảnh duy lư và cơn sóng thần “toàn cầu hóa”, để xem đạo Phật có góp phần xây dựng một nền đạo lư trong thiên niên kỷ mới, như tựa đề  một tác phẩm của Đức Đạt Lai Lạt Ma, để hóa giải hoàn cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu hóa mà mục tiêu là chỉ nhằm khích động ‘tam độc’: Tham khiến con người măi sống trong vô minh mịt mùng của kinh tế thị trường; sân: cổ động thù hận và chiến tranh và si: đánh mất ư nghĩa của đời sống.

 

Quán Như