THÍCH QUẢNG THANH

 

 

 

 

Thế danh:  Dương Thanh Tùng

Pháp danh: Quảng Thanh

Bút hiệu:  Thanh Trí Cao

Sinh năm 1951 tại Thanh Lương, tỉnh B́nh Thuận, Việt Nam

Xuất gia năm 1964 với Ḥa Thượng Thích Minh Chơn, Trú Tŕ Chùa Phổ Hiền, B́nh Thuận.

Cầu Pháp với Đại lăo Ḥa Thượng Thích Hành Trụ, Trú Tŕ Chùa Đông Hưng, Thủ Thiêm, Sài G̣n.

1967 thọ Sa Di Giới.

Tháng 6 năm 1975 thọ Tỳ Kheo Giới tại Đại Giới Đàn Ấn Quang, Chùa Ấn Quang, Sài G̣n.

Định cư tại Hoa Kỳ năm 1986.

Sáng lập Chùa Bảo Quang tại Orange County, Hoa Kỳ.

Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp, GHPGVNTTG.

Tổng Thư Kư Tạp chí Trúc Lâm.

Giải Thưởng Quốc Tế Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật năm 2006 và 2007.

Thơ và những bài viết được đăng trên nhiều báo chí Việt ngữ và Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại cũng như các websites Phật Giáo Việt Nam.

 

Tác phẩm đă xuất bản:

 

-    Trăng Ngủ Trong Mây – Thi phẩm, 1996

-    Trên Ḍng Tử Sinh – Thi phẩm

-    Hái Hoa Tuyết Đông – Thi phẩm

-    Khoác Áo Chân Không – Thi phẩm

-    Hương Vị Chân Tâm – Thi phẩm 2000

-    Dấu Ấn Nghệ Thuật - Tuyển tập những bài viết, thơ, nhạc và tác phẩm nghệ thuật, 2006

-    CD Nhạc:  Ta Là Vũ Trụ

-    CD Nhạc:  Gió Hát Thiền Ca

-    CD Nhạc:  Phật Giáo Sứ Mệnh Ḥa B́nh

 

Tác phẩm sẽ xuất bản:

 

Trường Ca Tâm Pháp – Thi phẩm

-  CD Nhạc:  Ḍng Sông Thấp Thoáng Con Thuyền

 

Những bài pháp luận đă đăng:

-    Hành tŕnh hư không, t́m lại giấc mơ

-    Mỹ thuật Phật Giáo Việt Nam

-    Đời sống có ư nghiă

-    Phật Giáo Việt Nam hướng đến thế kỷ 21

-    Núi Trà Cú và ngôi cổ tự

-    Xin gửi một bông hoa xuân đến người, tùy bút

-    Ư niệm Phật Đản

-    Sổ tay hội họa:  Xem tranh

-    Trả lời một câu hỏi

-    Thư Vu Lan gửi Mẹ

-    Thú vui nghệ thuật sáng tác

-    Người về từ cơi chết

-    Phật Giáo và con người (tham luận)

-    Chuyến công du Úc Châu

-    Ruộng phước điền, tùy bút

-    Phật Giáo và dân tộc

-    Lăng đăng ư xuân

-    Tấm ḷng bao dung

-    Hành trang Tịnh độ

-    Thế rồi cũng xong, tùy bút

-    Tưởng niệm

-    Nhạc trong thơ Tuệ Sỹ

 

Những bài thơ:

-    Hướng về ngôi sơn tự

-    Đón xuân

-    Mẹ là biểu tượng cao siêu

-    Ánh mắt yêu thương

-    Vũ trụ t́nh cha

-    Một v́ sao

-    Phương tiện chỉ bày

-    Một hướng đi

-    Ta tin tưởng

-    Người nắm xuống

-    Gơ cửa nhà người

-    Hoa xuân hàm tiếu

-    Hồn nhiên thế

-    Tiếng xuân réo gọi

-    Mẹ là Phật

-    Dâng hoa cúng Phật

-    Vô biên

-    Hành tŕnh giác ngộ

-    Tưởng niệm thuyền nhân

-    Nhật kư thơ

 

 

a

 

 


 

LỐI QUAY VỀ

 

 

Gió kinh qua mang nhiều chứng tích

Cổ thành nào lưu luyến vầng trăng

Đóa hoa dại khát khao trường mộng

Đỉnh hoang vu xao xuyến khôn ngần

 

Ta chẳng hiểu v́ sao chuyển động

Gió giao mùa âm hưởng ngàn mây

Khung thành ấy trăng soi huyền thoại

Đào trổ hoa rực rỡ hôm nay

 

Anh chiến thắng nổi mừng vô hạn

Vần thơ bay lăng đăng trời hồng

Ta kết nối những bao ngôn ngữ

Để hiểu rằng: Tự thể vốn không

 

Ta tĩnh tọa t́m chân diện mục

Ôi ! Suối nguồn khép kín hư vô

Chỉ ngần ấy ḍng sông huyền diệu

Con thuyền đời nhớ bến Tây Đô

 

Đào tươi thắm hương Xuân bàng bạc

Lối quay về một cơi chân phương

Ta thử thách trào lưu thời thượng

Và nhặt từng hạt nắng pha sương

 

Thành tích ấy không như tiếng gọi

Giao hưởng c̣n nuối tiếc thời gian

Điểm cứu cánh hằn sâu kư ức

Tâm t́m tâm trong cơi điêu tàn

 

Mặt đối mặt phương trời cao rộng

Ta hiểu rằng tiêu biểu chân dung

Chữ hạnh ngộ mơ hồ thế ấy

Anh bước qua trạng thái lạnh lùng

 

Ta khám phá làm người mạo hiểm

Bài tâm ca soi sáng trùng dương

Mặt trời hồng cưu mang sức sống

Anh cứ đi đánh động yêu thương.

 

Cali – Xuân Đinh Hợi -2007

 

 

 

 

 

ĐÀO NỞ RỘ

 

 

Đào nở rộ áo Xuân rực rỡ

Nắng chan ḥa hương sắc thiên nhiên

Khói nghi ngút giao thừa truyền thống

Lời nguyện cầu ai gởi niềm riêng

 

Đào nở rộ áo Xuân rực rỡ

Gió giao mùa chuyên chở t́nh quê

Ḷng lữ khách cưu mang hồn nước

Con thuyền đời khao khát lối về

 

Mỗi nụ cười tương đắc tin yêu

Chỉ hiến dâng chẳng biết ít nhiều

Gịng tuệ giác thiên hương đài các

Truyền thống Xuân ư vị cao siêu

 

Đào nở rộ áo Xuân rực rỡ

Nhạc chim oanh chúc tụng đơn phương

Khách tha thướt ngắm đào quư phái

Âm  điệu này kết nối văn chương

 

Đào nở rộ cánh hoa tư tưởng

Cổ tục xưa vẫn đẹp hồn thơ

Ta trân quư thiêng liêng bản sắc

Bao Xuân rồi lữ khách ước mơ.

 

Cali – Xuân Đinh Hợi -2007

 

 

 

 

TRUNG ĐẠO

 

 

Xuân mang chứng tích hải âu

Bao nhiêu huyền thoại qua cầu tử sinh

Một ḿnh rồi lại một ḿnh

Tiếc nuối hư thực ân t́nh vụt bay

Xôn xao ư thức tràn đầy

Hăy c̣n đây đó bàn tay vết hằn

Câu thơ đắc ư thi nhân

Cuộc đời giáp mặt một lần bạn ơi!

Hiến dâng cả một nụ cười

Để t́m sức sống đầy vơi chan ḥa

Sâu trong kư ức ngần xa

Những bài thơ cũ chỉ là thế ư!

Mùa Xuân đào nở thiên tư

Anh về góp nhặt thặng dư bàng hoàng

Vẫn như một thuở vàng son

Để mà trân quư vo tṛn tin yêu

Đỉnh nào là đỉnh cao siêu

Đỉnh nào là đỉnh có nhiều hoa thơ

Tưởng rằng đẹp nhất bất ngờ

Ta mang hiến tặng thời cơ Xuân này

Thôi đừng gởi mộng chơi vơi

V́ Xuân giao hưởng t́nh người viễn du

Khát khao ngôn ngữ thiên thu

Bài thơ khép kín phạm trù ước mơ

Bơ vơ lạc lơng bơ vơ

Con đường trung đạo đôi bờ bạn ơi!

 

Cali – Xuân Đinh Hợi – 2007

 

 

 

 

oOo

 

 

 

 

HỌC HỎI ĐỂ KHÁM PHÁ

 

 

Thuở nhỏ theo thầy học đạo, cho đến bây giờ tôi vẫn thích làm người khám phá. Đời sống tâm linh cho đến kỹ thuật, nghệ thuật, ngôn ngữ thi ca v.v... Tôi thấy được thực tướng của mọi vấn đề cho dù tầm thường hay cao cả nhất.

Hầu như các bậc thầy có phong thái trượng phu đều muốn học tṛ của ḿnh trở thành nhân tài có đủ bản lănh khám phá nội tại. Khả năng tiêu hóa ngôn ngữ để khám phá thế giới huyền bí vũ trụ tâm linh, người nào có thực tập và chứng thực mới thấy ư vị đáng kể.

Nói đến sở học của bậc trí thức trên b́nh diện nào cũng nhiều rất đáng kể. Điều đó rất may mắn cho đạo và đời. Văn hóa nghệ thuật không khác những món ăn, tùy theo sở thích ḿnh chọn món ăn cho hợp khẩu vị cảm nhận và bằng ḷng. Món ăn này hay một món ăn khác hấp dẫn chính nó đă tạo cho con người sở thích. Những bước chân phiêu du đi t́m những ǵ hợp khả năng hay vượt ngoài khả năng, con đường đi tới cứu cánh ngôn ngữ c̣n lại ǵ? Chuyện ấy không thể đùa mà nắm bắt được vấn đề. Do vậy, lúc nào tôi cũng cảm thấy ḿnh nhỏ bé và cần học hỏi nhiều hơn để khám phá vũ trụ nội tâm.

Tôi đă bỏ nhiều thời gian ứng dụng thiền trong đời sống hành hoạt và xử thế. Tôi đă từng sống với các bậc thầy, đạo  hạnh nghiêm minh khó tính. Tôi đă từng bị các bậc thầy xử dụng ngôn từ khá nặng để giáo dục cái tính thiếu thời của tôi. Vâng! tôi có tự ái như mọi người, tuy nhiên tôi tự nhủ phải thắng được ḿnh và tiếp tục con đường học đạo. Tôi khám phá con đường học đạo không dễ dàng như ḿnh đứng bên lề quan niệm. Tôi trải qua từng chặng đường thăng trầm khiếp đảm để hạnh ngộ các bậc thầy nghệ thuật.

Ngược ḍng thời gian, sau năm 1975, tôi chọn một ngôi chùa trên núi làm nơi nương tựa và học đạo. Sư phụ trụ tŕ ngôi chùa Long Đoàn trên đỉnh núi, Ngài rất nghiêm khắc, lắm lúc chúng tôi lấy làm khó chịu đến độ bất măn. Dù vậy, chúng tôi vẫn tiếp tục tu học và trau dồi đức hạnh một cách quyết chí.

Ngôi chùa trên đỉnh núi đă cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên. Sư phụ Ngài luôn luôn cho chúng tôi những hiệu lệnh nghiêm khắc, ngược lại chúng bạn cho tôi t́nh cảm đạo vị rất thân thương. Rừng núi thiên nhiên cho tôi sự cảm nhận thiêng liêng huyền diệu. Tổng hợp những đặc điểm nêu trên đă đưa tôi đến gần với những giá trị bất ngờ! Thấy và hiểu biết, tôi cảm nhận đời sống quân b́nh hơn, bởi v́ đời sống trong từng mỗi sát na vô thường chi phối tâm thức con người không ít. Biến cố ngoại tại thường giúp tôi thấy được vấn đề và minh họa chân dung qua một tác phẩm đắc ư.

Đời sống tại Hoa Kỳ, môi trường xă hội: Từ truyền thanh, truyền h́nh, báo chí và có muôn h́nh vạn trạng sự sinh hoạt, nhất là lănh vực tôn giáo, tất cả đều là bài học cho tôi. Từ sáng đến chiều trong ngày tôi đă học rất nhiều bài học đáng giá. Lắm lúc có những bài học không có ngôn ngữ – nghĩa là sự đột biến chỉ biết cảm nhận bằng tâm thức thiền vị. Trạng thái đột biến tôi thường ghi nhận bằng một bài thơ có nhiều nhạc tính để hát cho ḿnh và tặng tha nhân. Mỗi giờ tôi giữ lấy một niềm vui để bớt va chạm những thứ phiền năo tầm thường.

Vâng!  những thứ phiền năo tầm thường hay quấy nhiễu làm lệch lạc tính chất tốt đẹp của tâm hồn, tôi rất thận trọng và cảnh giác ḿnh. Tôi thích góp nhặt tinh hoa của thiên nhiên để khám phá nét riêng và làm giàu nghệ thuật sống. Quá khứ ấy đă giúp tôi thành công sự nghiệp hôm nay. Chiêm nghiệm quá khứ, tôi thường liên tưởng những chặng đường đầy thử thách, cái thuở thanh niên thiếu kinh nghiệm.

Buổi giao thời người Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam họ rất dă man. Tôi rất ngỡ ngàng thái độ “văn minh” của họ. Chẳng hạn: họ bắc loa phóng thanh thẳng vào chùa hằng ngày tuyên truyền mị dân, họ cho hát những bài hát sắt máu thôi thúc tinh thần hận thù chém giết. Họ không ngượng miệng mạ lị hàng tu sĩ chúng tôi:

“Ngồi trong mát ăn bát vàng”.

Thực sự chúng tôi không ngần ngại dấn thân từ buổi đầu. Nghĩa là nơi nào có đổ nát bởi bom đạn, chúng tôi đến chia xẻ và giúp đỡ, làm những ǵ có thể làm được. Người Cộng Sản họ huấn luyện dă man nhất là chiêu thức khủng bố tinh thần đối tượng. Cứ nửa khuya họ vô chùa “kiểm tra hộ khẩu”. Họ thường xuyên làm như vậy để cho những người có lập trường sống v́ lư tưởng đạo đức bỏ cuộc. Cũng chính v́ sự khủng bố tinh thần quá đáng, cho nên tôi từ bỏ thành phố lên núi Trà Cú ẩn ḿnh tu học để không thấy sự nhiễu nhương thế sự.

Chúng tôi năm bảy anh em trang lứa quyết chí tu hành theo chân sư phụ. Đào đất, dời đá để trồng cây ăn trái. Chúng tôi trồng rất nhiều cây tiêu và lấy hạt đổi gạo sống qua ngày. Chùa núi có nhiều chuối và mít chúng tôi dùng những thứ này hằng ngày. Chúng tôi chăm sóc mấy thửa rau xanh để làm thức ăn đở bớt tốn cơm. Dĩ nhiên ngoài những thức ăn đạm bạc, như tương, chao, đậu nành và ít gạo, khoai hạn chế. Chúng tôi gánh rau từ đỉnh núi xuống đồng bằng đổi gạo mang về chùa. Mỗi lần đi và về, chúng tôi phải vượt qua hai mươi cây số trên vai nặng nề, con đường dốc núi th́ quá chẫm rất nguy hiểm bước chân! Bài học kiên nhẫn ấy chúng tôi thực tập hằng ngày để quên đi nỗi đau đớn v́ chính quyền đă để mất miền Nam Việt Nam vào tay Cộng Sản.

Sống trên núi Trà Cú, chúng tôi hưởng được không khí rất trong lành thiền vị. Rừng núi thẩm sâu trùng trùng, điệp điệp muông thú sống b́nh yên không bị ai săn đuổi, đó là điểm đặc biệt của núi Trà Cú. Mấy chú khỉ rất nghịch ngợm thường quấy phá những cây ăn trái của chúng tôi trồng. Khi chúng bị rượt đuổi phóng lên cây cổ thụ, găi đít trêu ghẹo chúng tôi. Nói tóm lại chùa Trà Cú có nhiều thú dữ hóa ra hiền lành v́ được Tổ Ngài hóa độ.

Tổ Hữu Đức, Ngài là bậc chân nhân khám phá và khai sáng mạch đạo nơi đỉnh núi này. Những tương truyền rất kỳ diệu nói về Ngài và “Bạch Hổ” sống đương thời rất đạo vị. Nghĩa là Bạch Hổ luôn luôn hộ tŕ bậc chân tu ẩn mật. Hằng ngày Bạch Hổ thường ngồi bên cạnh nghe tổ Hữu Đức tụng kinh. Sự tương ứng giữa tổ Hữu Đức và Bạch Hổ như t́nh thầy tṛ cảm thông và truyền đạt.

Những chú khỉ ngày ngày đi hái trái cây cúng dường bậc chân tu độ nhật. Những chú khỉ cũng lắng nghe lời kinh tiếng kệ và hưởng được năng lực ánh sáng thiền chiếu tỏa chuyển hóa. Những chú khỉ lúc nào cũng tỏ ra chân thành dưới bóng từ bi của bậc thầy giác ngộ.

Khi tổ Ngài an nhiên thu thần thị tịch trong hang đá. Rừng núi lúc bấy giờ trở nên thiếu vắng bậc chân tu khả kính. Ba ngày khi tổ Ngài thị tịch, Bạch Hổ cũng mất theo Ngài, rừng núi để tang! Đàn khỉ cảm thấy bơ vơ không c̣n ai giáo hóa để nương tựa ân đức nhiệm mầu. Người đi rồi đàn khỉ vẫn tiếp tục sống với rừng núi thiên nhiên.

“Tổ tổ truyền thừa” từ bậc thầy này đến bậc thầy khác chuyển tiếp kế thừa mạch đạo xây dựng ngôi chùa trên đỉnh núi Trà Cú. Đến thời Ḥa ThượngThích Ấn Tâm, Ngài là vị trụ tŕ tiếp nối và ǵn giữ ngôi chùa Long Đoàn mà chúng tôi nương tựa tu học. Ngày tháng chúng tôi nương tựa Ngài học đạo và phát triển đời sống tâm linh. Thời gian ở đây chúng tôi cảm nhận những ǵ thiêng liêng không thể mô tả bằng ngôn ngữ. Tuy nhiên, tôi xin minh họa một số nét đặc biệt cũng là bày tỏ ḷng cung kính và tri ân.

Tôi c̣n nhớ, mỗi sáng tinh sương chúng tôi thường nh́n đàn khỉ phóng ḿnh bay nhảy trên những cành cây đại thọ. Tôi thường khám phá ở những con khỉ có đặc tính kỳ lạ. Chúng nô đùa cười rỡn – hí hé. Những lúc như vậy chúng biểu tỏ ngôn ngữ muốn nhắc nhở chúng tôi một cái ǵ đó. Tuổi trẻ chúng tôi c̣n yếu kém năng lực tuệ giác không thể hiểu ngôn ngữ của chúng, nhưng sư phụ Ngài biết được những con khỉ muốn nói ǵ.

Mỗi lần đàn khỉ rung cây và nói huyên thuyên như truyền đạt sự bất thường. Sư phụ chúng tôi bảo:

“Các chú xuống núi để rước khách Phật Tử đi lễ chùa”.

Chúng tôi lấy làm lạ, làm sao sư phụ biết được dưới chân núi có khách đi lễ chùa? Tuy đặt vấn đề như vậy, tuy nhiên chúng tôi không dám cải lời sư phụ. Chúng tôi lên đường, con đường gập ghềnh rất ư mệt nhọc. Từ đỉnh xuống chân núi mất năm cây số, con đường ngoằn ngoèo, hiểm trở đầy thử thách sức người. Khi xuống tận chân núi, chúng tôi thấy thấp thoáng bóng người từng bước khó khăn lên núi. Khi gặp mặt qua câu chuyện chào hỏi, chúng tôi xét thấy cần giúp khách thập phương mang vác những đồ dùng trở lên núi.

Khách thập phương trèo núi cả vấn đề khó nhọc đối với họ. Chúng tôi đưa họ lên rất mệt mỏi vô cùng, nhưng theo truyền thuyết hơi dị đoan họ nói: “khoẻ quá! khỏe quá! khỏe quá!” nói như thể và tưởng sức khỏe được tăng lên để tiếp tục trèo núi. Họ được lên đỉnh núi và uống vài ngụm nước suối trong vắt, thấy sức khỏe sảng khoái nhẹ nhàng và đi lễ Phật. Theo niềm tin b́nh dân, Phật trên núi linh ứng hơn Phật thành phố, bởi lư do ở sống ở núi rất thanh tịnh. Thật vậy; đời sống tu hành ở núi không bị ngoại cảnh chi phối. Tiện nghị vật chất không làm xao xuyến ḷng người quyết tâm ẩn ḿnh nơi rừng núi cô tịch.

Tối tụng kinh lúc 8 giờ, sáng công phu lúc 4 giờ. Tiếng chuông u minh trầm lắng siêu độ vong linh chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn. Chúng tôi cũng cầu an cho bá tánh thập phương. Tâm thanh tịnh dâng những lời cầu nguyện, sự tác dụng không thể nghĩ bàn. Lúc ấy chúng tôi thường cầu nguyện sao cho người Cộng Sản họ thức tỉnh đừng tạo thêm cảnh tang thương cho cả dân tộc Việt Nam. Nếu bảo rằng thua, quân đôi miền Nam đă tan hàng. Những bất hạnh, những người lính và gia đ́nh của họ gánh chịu quá đủ. Quân Cộng Sản họ quá đa nghi cho nên “giết lầm hơn bỏ sót” bi kịch Quốc Cộng quá ư kinh khiếp hăi hùng! Nhân quả ấy chắc chắn quân Cộng Sản họ phải trả giá gấp bội trong một ngày nào đó. Cướp của giết người nó không phải là thành tích chi hết, thế mà người Cộng Sản họ lại đam mê với cái thú tính ấy.

Trở lại thực tế, chúng tôi là người lánh xa trần tục khổ đế. Sống bên thầy và học hỏi những ǵ chưa được thông suốt. Tôi măi tự hỏi tại sao sư phụ tuệ giác của Ngài phi thường đến thế. Lần này đến lần khác, chúng tôi khám phá nơi Ngài khả năng siêu việt. Mặc dầu có nhiều thử thách ngoài sức tưởng tượng, nhưng chúng tôi không quên theo bước chân sư phụ để học hỏi và tiếp tục khám phá nội tại của ḿnh.

Ngày tháng êm đềm lần lượt trôi qua không chờ đợi bất cứ những ai. Sức người có hạn, rừng núi uyên nguyên u tịch ẩn chứa vô vàn thể chất thiêng liêng huyền diệu! Tiếng suối reo róc rách trường mộng như đánh thức ḷng người lữ khách đường xa. Sự cảm nhận của ḷng người sâu lắng làm cuộc so sánh thiên nhiên và thân phận con người có sự đăi ngộ đặc biệt. Lư lẽ nào cũng là lư lẽ, nhưng lư lẽ của kẻ chiến thắng lúc nào cũng vênh vang tự măn, kiêu binh. Làm sao họ có thể hiểu được sự bất ngờ của ngày mai! Ngày mai, ngày vẫn là ngày đêm vẫn là đêm, nhưng bóng tối hận thù làm sao người ta có thể lường được hậu quả của nó. Kẻ chiến thắng hay kẻ chiến bại đều có niềm đau đớn như nhau trong những giây phút gặm nhấm trang đời. Ư thức hệ sát phạt con người chưa đủ, chủ nghĩa Cộng Sản đè nặng lên thân phận kiếp người, than ôi! trái tim người tù lương tâm đớn đau rớm máu.

Sách lược lưu đày là sách lược thâm độc của chủ nghĩa Cộng Sản. Những mất mát của kẻ chiến bại chưa đủ, quân Cộng Sản đày ải hằng ngàn người quân, cán, chính đi tù để cho thời gian tàn phá sức sống minh mẫn của họ. Những huyền thoại Cộng Sản bắt đầu hiển bày chân tướng. Rồi những lần đánh (tư bản, tư sản) giới thương gia người ta vỡ lẽ: Cộng Sản họ là kẻ cướp của và giết người dă man khiếp đảm.

Dân miền Nam tiếp tục đánh động lương tâm thế giới qua những thảm trạng vượt biên và trả giá hai chữ tự do. Quân Cộng Sản họ vừa lường gạt lấy vàng của người vượt biên vừa giết họ bằng cách cho ch́m tàu, ch́m xuồng hay phương thức thủ tiêu chi đó để khỏi lộ tông tích. Những linh hồn đă yên nghỉ hay chưa được yên nghỉ? Nhưng quân Cộng Sản họ không từ bỏ tham vọng – Nghĩa là họ tiếp tục chánh sách bốc lột công sức người để làm giàu cho gia đ́nh.  Từ sự bất công này cho đến sự bất công khác- rất ê chề bạn ạ! Chính v́ sự bất công quá đáng đến thế cho nên sự can đảm của người dân vùng dậy đă đến lúc chín mùi. Thời điểm này, quân  Cộng Sản bắt đầu điêu đứng trên mọi b́nh diện đối thoại với thế giới qua cửa ngơ tự do mậu dịch.

Thời điểm 2006 là thời điểm thuận lợi cho người Việt Quốc Gia dạy cho Cộng Sản Việt Nam bài học nhân quả. Bởi v́ quân Cộng Sản Việt Nam, như ngọn đèn dầu trước gió. Chính những người Việt Quốc Gia bị họ bách hại đủ điều, đem cái chết làm nên sức sống để bây giờ lấy chất xám ấy soi sáng tâm hồn của những người đă từng vênh vang là kẻ chiến thắng. Đối nghịch và thù hằn là điểm nóng hiện nay, thế th́ cơn gió nào mang đến tin yêu?

Vâng! hầu hết người Việt Nam mong sao toàn cơi đất nước không bị đổ máu thêm nữa. Nhưng than ôi! có cuộc cách mạng nào mà không đổ máu ít hay nhiều? Đất mẹ chuyển ḿnh thời cơ đă đến! Tôi tiên đoán như vậy bằng cả tấm ḷng chân thật không tham vọng.

 

Nếu lỡ mai này có ra sao

Bài thơ tôi viết tự thuở nào

Kẻ thắng, người thua ṃn ư thức

Bao năm chờ đợi thắm niềm đau

 

Thiên đàng Cộng Sản đă lỗi thời

Nhai đi- nhai lại chỉ thế thôi

Triết lư dư thừa tính lường gạt

Lư tưởng Cộng Sản đă chết trôi

 

Mảnh đời phiêu bạt kẻ bất lương

Thân phận Cộng Sản đă chán chường

Thương sao cho đặng t́nh thương ấy

Chính chúng tàn phá cả quê hương

 

Chính chúng bày tṛ phá thuần phong

Cha con nghi kỵ – vợ giết chồng

Bao nhiêu tội ác cao chất ngất

Ta đành bỏ nước để lưu vong.

 

Vâng! tôi làm kẻ lưu vong từ dạo ấy cũng như bao người rời quê cha đất tổ. Trên lộ tŕnh có quá nhiều thử thách, tôi kinh qua học hỏi và khám phá. Tôi ư thức được rằng: Âm thầm làm việc, chỉ có sự thành công mới giúp ích cho ḿnh và quê hương. Bởi v́ truyền thống văn hóa là yếu chỉ của mọi thứ thành công và hănh diện - tôi nghĩ như vậy- những dấu ấn mà các bậc tổ phụ đă để lại trên ḍng thời gian, âm hưởng ấy đă nuôi lớn biết bao tâm hồn khách lưu vong. Những “hành khất thế kỷ” ư thức được thân phận con người và sự truyền trao là sứ mệnh thiêng liêng. Bàn tay và khối óc cưu mang tâm sự quê hương người hành khất thế kỷ chưa hề thối chuyển. Suốt chiều dài lịch sử...Chưa có một chế độ nào dă man như quân Cộng Sản Việt Nam. Do vậy, những người tù lương tâm can đảm tiếp tục trả giá, họ đáng kính trọng! Phải chi chế độ Cộng Sản thực sự chuyên chính vô sản như họ thường rêu rao th́ người dân cam ḷng chịu chung số phận. Nhưng không phải thế! Họ là “tư bản đỏ” đầy dẫy sự tham ô và sống trên xương máu của nhân dân bạn ạ!

Vâng! Người làm nghệ thuật như tôi, tiếp tục khám phá và bênh vực những người bất hạnh, tôi nghĩ có người cũng đồng ư với tôi điều ấy. Vâng! Chúng ta không nên cổ súy hận thù bành trướng, chúng ta cổ suư tuệ giác thấy được vấn đề của những vấn đề tệ hại nhất mà chế độ Cộng Sản đang hành xử với người dân. Những tiếng kêu cầu cứu từ Việt Nam vang vọng trên các đài phát thanh Việt ngữ là sự thật. Sự thật đă lột trần chân tướng chủ nghĩa Cộng Sản qua những bức tranh hư họa có quá nhiều. Chư vị Bồ tát hạnh nguyện cứu người bất thối! tôi cũng học đ̣i hạnh ấy, cho dù chỉ dùng văn, thơ và những lời khấn nguyện đánh động.

Lẽ phải là chân lư bạn ạ! tôi không thích làm chính trị, song không thể làm ngơ trước mọi khổ đau tệ hại, người bóc lột người.

Tôi quán thông, người làm nghệ thuật có tiềm năng rất phong phú – quả t́nh không sai. Tuy nhiên sở học đă không có, nên trở thành công cụ! Có người nhận được học vị cao quư và rất lư tưởng, nhưng lạ thay họ thích làm công cụ đánh bóng văn hóa xứ người hay một chế độ nào đó. Chúng ta nên soi sáng điều đó bằng tuệ giác trung thực. Lắm lúc tôi bắt gặp những ḍng tư tưởng rất kỳ lạ! Nghĩa là họ rất hănh diện làm nô lệ văn học thuật của xứ người.Văn học thuật xứ ḿnh th́ khinh rẻ, của xứ người th́ tỏ ra say sưa phụ họa.

Vâng! Đây chỉ là quan niệm riêng tư xin được chia xẻ cùng quư độc giả trong một góc nhỏ của bài này. Ước mong sao những chất xám kia có nhiều nổ lực  cho ḍng lịch sử hơn bốn ngh́n năm của Việt Nam thêm nhiều hương sắc mới lạ.

Vâng! Tôi nên trở lại vấn đề nghệ thuật hay hơn. Vừa rồi tôi đă đi xa vấn đề, nghĩa là  pha lẫn màu sắc chính trị, lạc vào thế giới u ám của chủ nghĩa bất công. Bởi chính v́ thế, cho nên tôi bày tỏ bằng cả tấm ḷng.

Sống tại Hoa Kỳ hơn hai thập niên để học hỏi và làm việc. Tôi bằng ḷng với thực tại nghĩa là cái ǵ đă có tôi hiểu được giá trị và không quên giúp ích cho mọi người. Tôi e rằng tuổi tác càng ngày càng cao, ḿnh sẽ trở  nên lẩm cẩm. Nợ áo cơm rất nặng không thể thờ ơ, cuộc sống luống tuổi qua ngày tháng, phương châm của tôi:

Mỗi ngày nên làm một việc có ư nghĩa, nhưng không mang ư thức nô lệ. Công việc sáng tác tôi vẫn làm, tuy nhiên không bỏ quên tiếng thiết tha mời gọi của người đau yếu, bệnh tật hay có người thân mới qua đời. Theo tôi, tất cả đều là nghệ thuật sống. Trong bất cứ góc độ nào, tôi cũng khám phá để thấy được nỗi niềm khổ đau chan ḥa sự sống và cần được thoát ly.

Thỉnh thoảng tôi lập lại thành ngữ:

“Chín mươi sáu món học thuật xứ Ấn Độ đương thời đức Phật Ngài đều tinh thông”.

Thế th́ chúng ta có được bao nhiêu? Dĩ nhiên không nên tự măn với cái kiến thức hạn hẹp của ḿnh, tôi tự nhủ như vậy. Tôi tiếp tục làm việc và chia xẻ với mọi người bằng cả tấm ḷng.

Tôi cương quyết xây dựng ngôi chùa trên đất Mỹ để trưng bày văn hóa- nghệ thuật làm hănh diện cộng đồng người Việt tỵ nạn.

Tôi rất cảm ơn bài học mà trường đời đă cho tôi nhiều kinh nghiệm. Tôi xin nghiêng ḿnh trước phong thái can đảm của những anh hùng v́ lư tưởng tự do của dân tộc Việt Nam.

 

                          Cali mùa Thu – 2006

Thích Quảng Thanh