TÂM DIỆU

 

 

 

Thế danh Nguyễn Xuân Quang

Pháp danh Tâm Diệu

Bút hiệu Hoàng Liên Tâm.

Sinh năm 1943 tại Hưng Yên.

Di cư vào Nam năm 1954 và qua Hoa Kỳ tháng 4 năm 1975

Tốt nghiệp Cử Nhân Khoa Học Kế Toán và Cử nhân Khoa Học Điện Toán Viện Đại học University of Mississippi, Oxford Hoa Kỳ.

Hiện định cư tại bang California, Hoa Kỳ.

Thọ Tam Quy Ngũ Giới năm 1967 với Hoà Thượng Thích Đôn Hậu tại Chùa Thiên Mụ Huế, thọ pháp với Hoà Thượng Thích Duy Lực năm 1990 tại Hoa Kỳ và thọ Bồ Tát Giới năm 2000 tại Đại Giới Đàn Tịnh Khiết, chùa Tường Vân, Huế.

Hiện là Chủ Biên Website Thư Viện Hoa Sen và là Soạn giả các sách về dinh dưỡng đă được xuất bản chính thức tại Việt Nam và Hoa Kỳ:

- Thực Phẩm Rau Đậu Qua Lăng Kính Khoa Học (1997)

- Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật (1998, 1999, 2000)

- Đậu Nành Nguồn Dinh Dưỡng Tuyệt hảo (1999)

Dinh Dưỡng Ngăn Ngừa Bệnh Tật (2000, 2002)

Ngoài các sách đă xuất bản, Cư sĩ c̣n trước tác và dịch thuật hơn 40 tiểu luận về Phật học và dinh dưỡng đă được đăng ở các tạp chí và các websites Phật giáo trong và ngoài nước.

 

 

a

 

 

GIỚI THIỆU VỀ

WEBSITE THƯ VIỆN HOA SEN

 

 

Website Thư Viện Hoa Sen được thành lập từ tháng 1 năm 1994 nhằm mục đích lưu trữ các thể loại kinh, luật và luận Phật Giáo Bắc Truyền và Phật Gíao Nam Truyền cùng là các tài liệu nghiên cứu Phật học và các tài liệu liên quan đến kinh nghiệm tu tập từ hai truyền thống Phật giáo Nguyên Thuỷ và Phật giáo Đại Thừa dưới dạng vi tính điện tử, để quư Phật tử ở Việt Nam cũng như ở hải ngoại có thể tiếp cận dễ dàng bất cứ lúc nào.  

 

Website Thư Viện Hoa Sen được sự cố vấn, khuyến khích và giúp đỡ của quư vị tôn đức ở Việt Nam cũng như hải ngoại từ năm 1994 và được trực tiếp điều hành bởi một ban biên tập gồm các Cư sĩ tự nguyện, không vụ lợi, hoàn toàn độc lập, không trực thuộc hay đại diện cho một hệ thống tự viện hay một tổ chức Phật giáo nào. Chi phí điều hành do chính các thành viên ban biên tập cùng chia xẻ đóng góp.  Trưởng ban biên tập hiện nay là Cư sĩ  Tâm Diệu và Phụ tá điều hành là Cư Sĩ Tâm Linh.

 

Website Thư Viện Hoa Sen là tổ chức “dịch vụ phục vụ cộng đồng không vụ lợi” (not for profit community service) nhằm phổ biến giáo pháp giải thoát của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến toàn thể chúng sinh khắp nơi trên thế giới.  Mọi nghiên cứu và trích dẫn từ nguồn tư liệu của thư viện là hoàn toàn tự do và miễn phí.

 

Hai địa chỉ để truy cập là: www.thuvienhoasen.org và www.thuvienhoasen.net

 

 

oOo

 

 

 

GIỮA MỘT CƠI THÁNH, PHÀM BÊN NHAU

 

Tâm Diệu

 

 

Khi bước vào các ngôi chùa trên khắp thế giới, dù là chùa Bắc Tông hay Nam Tông, chùa Thiền hay Tịnh Độ, ḷng tôi lúc nào cũng cảm thấy an lạc, hạnh phúc và sinh ḷng kính ngưỡng, v́ lúc nào tôi cũng nh́n thấy trước mắt ḿnh là rất nhiều các vị Thánh Tăng đang đi lại, đang thuyết pháp, đang tụng kinh, đang thiền định… dù đó là một vị sư già, một ni cô trẻ, hay một chú tiểu đang học vần. Họ có thể là các vị Tu Đà Hoàn đang trở lại cơi này trong kiếp thứ 4 hay thứ 5, trong 7 kiếp c̣n sót lại sau khi đắc quả thánh đầu tiên. 

Khi bước đi giữa các phố chợ quê nhà, tôi vẫn luôn luôn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và sinh ḷng kính ngưỡng, dù quanh tôi là bụi bặm thổi tung đường xá, là ồn ào inh tai xe cộ, v́ lúc nào tôi cũng nh́n thấy trước mắt ḿnh là rất nhiều các vị Thánh Cư Sĩ, các vị Bồ Tát hiện thân, dù đó là một bà già mù chữ đang cầm xâu chuỗi niệm Phật, dù đó là một ông già đạp xe xích lô, dù đó là một em bé lớp tiểu học đang nghịch phá, hay các em sinh viên vào chùa chỉ nghĩ tới việc cầu xin Phật cho thi đậu cuối năm. Họ có thể là các vị Tu Đà Ḥan đang trở lại cơi này trong kiếp thứ 4 hay thứ 5, trong 7 kiếp c̣n sót lại sau khi đắc quả thánh đầu tiên. 

Đúng vậy, chúng ta đang sống trong cơi thánh phàm đồng cư. Và thánh quả Tu Đà Ḥan, theo lời Phật dạy, là chỉ cần tịnh tín và tịnh giới, là những vị vẫn c̣n sót chút phiền năo tham sân si nhưng tâm họ không c̣n để bị lôi kéo nữa, thậm chí họ cũng chưa đủ sức thiền định để biết ḿnh đă đắc quả hay chưa… Nhưng các vị Thánh này đang ở quanh ta, và theo Kinh Phật, th́ nhiều vô kể.

 

Sau đây là một vài t́m hiểu về Thánh Quả Tu Đà Hoàn:

Tu Đà Hoàn là thánh quả đầu tiên trong bốn thánh quả của Phật giáo [1], dịch âm từ gốc chữ Sanskrit là Tu Đà Hoàn, Trung Hoa dịch ra ba nghĩa. Nghĩa thứ nhất là Nhập lưu. Nhập là vào, lưu là ḍng, nghĩa là vào được ḍng Thánh. Nghĩa thứ hai là nghịch lưu. Nghịch là ngược lại, Lưu là ḍng, nghĩa là đi ngược lại ḍng nước mà lên nguồn, là đi ngược lại ḍng Lục-trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp của người phàm. Nghĩa thứ ba là Thất lai. Thất là bảy, Lai là trở lại. Tu Đà Hoàn là những vị tu hành đạt được chứng quả nhưng vẫn c̣n phải trở lại trần gian bảy lần nữa rồi sau đó mới chứng quả A La Hán, mới không c̣n sanh tử luân hồi. Người tu chứng quả Tu Đà Hoàn, tuy c̣n sanh tử bảy lần nữa, song tâm không thối lui, quyết chắc sẽ giác ngộ, từ đó tiến vào ḍng Thánh, đến trọn vẹn thành bậc A La Hán.

Lộ tŕnh dẫn đến thánh quả trên được gọi là vượt ḍng tức là lội ngược ḍng nước thế gian mà lên nguồn. Những người xuất gia th́ sẽ đạt đến quả vị cao nhất là quả vị thứ tư, c̣n các Phật tử tại gia tu hành tinh tấn triệt để, th́ chỉ có thể đạt đến quả vị thứ ba mà thôi, tuy cũng có trường hợp đặc biệt có thể đắc quả vị thứ tư như đức vua Tịnh Phạn khi nhập diệt đă đắc thánh quả A La Hán.

Theo kinh Nguyên Thuỷ, Tương Ưng Bộ [2], có bốn điều kiện mà một người dù không là Phật tử, nếu thoả măn bốn điều kiện này sẽ đắc thánh quả Tu Đà Hoàn.  Bốn điều kiện đó là: (Thứ nhất) có ḷng tin không lay chuyển nơi Phật, (Thứ hai) có ḷng tin không lay chuyển nơi Pháp, (Thứ ba) có ḷng tin không lay chuyển nơi Tăng, và (Thứ tư) nghiêm chỉnh hành tŕ giới luật và đoạn trừ được ba thứ phiền năo đầu tiên trong mười thứ trói buộc chúng sinh trôi lăn trong sinh tử luân hồi. Người nào thành tựu bốn điều kiện này sẽ được nhập vào ḍng thánh và sẽ không c̣n bị đọa vào ác đạo tức ba đường ác: Địa ngục, Ngạ quỷ, và Súc sanh. 

Những người theo đạo Phật gồm bốn thành phần: nam cư sĩ, nữ cư sĩ, tăng và ni.  Hai thành phần đầu là giới Phật tử tu tại gia, có gia đ́nh và hai thành phần sau là giới xuất gia, tu tại chùa, sống đời sống độc thân. Tất cả bốn thành phần đều được gọi chung là Phật tử, hay Tứ Chúng, là những đệ tử của đức Phật cùng nhau tu tập, thẳng tiến trên hành tŕnh giải thoát, giác ngộ.

Nói đến hành tŕnh là nói đến người đi, nói đến những đoạn đường đi qua. Người đi có kẻ đến trước, có kẻ đến sau, có những thanh niên sức khỏe dồi dào đi nhanh, có bậc phụ lăo già yếu đi chậm, những đoạn đường đi qua có chỗ bằng phẳng, có chỗ gập ghềnh. Đi nhanh không có nghĩa là sẽ đến trước hay ngược lại đi chậm không có nghĩa là sẽ đến sau. Ai biết là họ đă khởi hành từ lúc nào, từ kiếp nào. Ai biết tâm họ tu như thế nào. Không v́ thành phần người đi khác nhau, không v́ những đoạn đường khác nhau mà ta thối chuyển, mà không cố gắng vượt qua những đoạn đường gập ghềnh. Đức Phật dạy, dù tu tại gia hay xuất gia, việc trước tiên là phải nỗ lực tu tập để thành tựu hai pháp cơ bản, đó là tịnh tín và tịnh giới.  Người tại gia quy y Tam Bảo cần phải có một ḷng tin không lay chuyển, tin một cách đúng đắn, sâu sắc, bền bỉ và kiên cố đối với đức Phật, đối với Pháp và đối với Tăng th́ sẽ thành tựu được tịnh tín. Một Phật tử tại gia khi đă quy y Tam Bảo và thọ tŕ Năm giới, hàng ngày ǵn giữ năm giới và thực hành mười điều thiện áp dụng cho người tu tại gia của Phật chế là thành tựu được pháp tịnh giới. Người xuất gia cũng vậy, cũng phải thành tựu hai pháp cơ bản đó, là tịnh tín và tịnh giới. Thành tựu tịnh tín th́ người xuất gia và người tại gia đều giống nhau, đều phải có ḷng tịnh tín không lay chuyển đối với Phật, Pháp và Tăng. Về tịnh giới, người xuất gia nghiêm chỉnh ǵn giữ giới luật đă thọ nhận do Phật qui định là thành tựu được pháp này. Giới xuất gia cấp Sa-di có 10 giới, Tỳ-kheo có 250 giới, Tỳ-kheo-ni có 348 giới. Cả hai giới tại gia và xuất gia thành tựu được hai pháp cơ bản đầu tiên này là đă đi được hơn ba phần tư chặng đường tới quả vị Tu Đà Hoàn.

Tại sao con đường đi đến giải thoát lại cần phải có ḷng tin không lay chuyển đối với Phật, Pháp và Tăng?

Trong đạo Phật, mặc dầu ḷng tin là gốc đạo, là mẹ các công đức, là nguồn gốc của muôn hạnh lành, người không có ḷng tin coi như tự ḿnh đóng bít cửa ngơ vào đạo của ḿnh, nhưng ḷng tin này phải luôn luôn đi đôi với sự thấy biết và hiểu biết, tức sự xét đoán của lư trí, sự học hỏi và kinh nghiệm của bản thân. Ba ngôi Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng không phải là những thứ ǵ ở trên trời cao mà là những ǵ con người có thể thấy biết, hiểu biết và với tay tới được. Phật là một người đă từng sống trong lịch sử. Cuộc đời và giáo pháp của Ngài c̣n tồn tại trong văn tự kinh sách và trong sự tu tập của rất nhiều người trải dài qua nhiều thời đại, qua nhiều quốc độ, được thể hiện qua nhiều tăng đoàn xuất gia và nhiều đoàn thể cư sĩ tu hành tại gia. Chúng ta có thể tiếp cận, t́m hiểu, thử nghiệm và kiểm chứng bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào không mấy khó khăn. Ví dụ như thấy một đoàn thể tăng nghiêm tŕ giới luật qua biểu lộ của sự b́nh an, thanh tịnh. Một vị thầy đức hạnh biểu lộ qua hành động, nhân cách và giới phẩm hay một vị pháp sư chân chính giảng dạy không v́ ước muốn danh tiếng hay lợi lộc vật chất cá nhân. Sự thấy biết, hiểu biết này dẫn đến niềm tin đích thực, chân chính và không lay chuyển nơi Phật, Pháp và Tăng và do đó tin rằng, ngoài Phật, Pháp và Tăng ra không có một con đường giải thoát chân chính nào khác.  

Thấy và hiểu rơ Phật pháp ở đây không có nghĩa là chỉ tin thế gian là vô thường, là khổ đau phiền năo mà là hiểu rơ nguyên nhân của khổ đau phiền năo chính là do dục vọng của con người gây nên, và phương pháp diệt trừ khổ đau chính là ở sự tu hành chân chính, và nhờ kết quả ấy đi đến giải thoát: đó là con đường giải thoát chân chính. Sự giải thoát này nhiều hay ít, cao hay thấp tùy thuộc vào sự đoạn trừ dục vọng nhiều hay ít, một chốc lát hay măi măi của một người.

Dựa vào niềm tin chắc chắn ấy, bất luận là tu tại gia hay xuất gia đều có thể chế ngự được nguyên nhân gây ra khổ đau là dục vọng, và những phiền năo do dục vọng phát sinh bằng cách không làm các việc ác, làm các việc lành, và tự nỗ lực thanh tịnh hoá tâm ư.  Nói một cách khác, đường lối tu hành của người tại gia hay xuất gia không khác nhau, cả hai cùng đi trên một lộ tŕnh giải thoát khỏi dục vọng, tùy theo điều kiện và cấp độ tu tập mà có những thành tựu khác nhau. 

Nguyên tắc hành tŕ mà Đức Phật hướng dẫn cho các đệ tử khép ḿnh vào đó, trước là để chế ngự và sau đó là đoạn trừ dục vọng, trừ khử các động lực bất thiện của tâm ư là tham, sân và si, nhưng đồng thời cũng để phát triển các thiện nghiệp. Những nguyên tắc hành tŕ đó chính là Giới Luật.

Ba ngôi Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng và Năm giới cùng mười điều thiện là những ǵ mà bất cứ ai cũng có thể với tới, t́m, hiểu, tiếp xúc, thừa nhận và ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày.  Nếu có ḷng tin vững mạnh, không lay chuyển nơi Tam Bảo và thực hành nghiêm chỉnh những nguyên tắc hành tŕ, chắc chắn sẽ mang lại an lạc cho bản thân, hạnh phúc cho gia đ́nh và hoà b́nh cho cộng đồng xă hội.  Ngoài ra, việc thực hành giới luật sẽ phát sinh ra Định và từ Định sẽ phát sinh ra Tuệ, sẽ đưa chúng ta đến gần hơn với sự giải thoát.

Người cư sĩ tu hành tại gia đặt trọn vẹn ḷng tin không lay chuyển nơi Tam Bảo và nghiêm chỉnh hành tŕ năm giới luật và mười điều thiện là đă đến rất gần ngôi vị thánh Tu Đà Hoàn, gần nhập được vào ḍng thánh. Nếu đoạn trừ được ba thứ phiền năo đầu trong mười thứ phiền năo trói buộc [3] chúng sinh trong sinh tử luân hồi là đắc thánh quả Tu Đà Hoàn, được nhập vào ḍng Thánh và sẽ không c̣n bị đoạ vào ba ác đạo. Ba phiền năo đó là: Thân kiến, Hoài nghi và Giới cấm thủ. Thân kiến tức chấp cái thân này là Ta hay của Ta, chấp cái thân này hoặc là thường c̣n hay là đoạn diệt. Hoài nghi  là tánh do dự lừng chừng, không có niềm tin ở chân lư, lẽ phải, không nhận định rơ lư sự nhân quả, và Giới cấm thủ là khư khư giữ chặt lấy một số giới cấm không đưa đến giải thoát của ngoại đạo. Giới luật Phật chế là để giúp con người giải thoát, giúp con người tự cởi trói những trói buộc do chính con người tự cột vào.  Trái lại, có một số giới cấm phi lư không do một đấng giác ngộ chế lập, mà do một số vị thầy, v́ ước muốn danh tiếng hay lợi ích cá nhân, muốn lôi cuốn đệ tử bằng những điều luật vô lư, khó theo, ví dụ như có điều luật bảo rằng ép xác khổ hạnh có tác dụng tiêu trừ dục vọng, có khả năng giải thoát, hay tin rằng tắm nước sông Hằng có khả năng rửa sạch phiền năo khổ đau của con người, thế mà đến nay vẫn c̣n có người cho là đúng mà tiếp tục bám chặt vào không chịu buông bỏ. 

Người có ḷng tin không lay chuyển nơi Tam Bảo và nghiêm chỉnh hành tŕ giới luật, tức là đă có chính kiến, chính tin và tịnh giới. Do đó hai thứ phiền năo Hoài nghi và Giới cấm thủ sẽ tự tiêu trừ. Duy có phiền năo Thân kiến là tương đối khó trừ khử.  Thân kiến là một trong năm thứ kiến [4] thuộc bộ sáu căn bản phiền năo [5]. Tiếng Sanskrit gọi là Tác-ca-da-kiến, gồm ngă kiến và ngă sở kiến. Đối với thân thể là do năm uẩn ḥa hợp tạo nên, không nhận thức rơ như vậy, lại lầm chấp trong đó có một thực thể trường tồn duy nhất làm chủ tể, đó gọi là ngă kiến. Đối với những sự vật sở hữu của thân, chúng ta cũng không nhận thức chúng là giả hữu như huyễn, không có tự tha ǵ cả, thế mà nhận lầm chúng có thật và thuộc về ta, đó gọi là ngă sở kiến. Ai đoạn trừ được Thân kiến này, sau khi đă đặt trọn vẹn ḷng tin không lay chuyển nơi Tam Bảo và nỗ lực hành tŕ giới luật là thành tựu được chặng đường đầu tiên, nhập được vào ḍng thánh tức đắc quả vị thánh Tu Đà Hoàn hay c̣n gọi là Nhập Lưu quả hay Dự Lưu quả. Lộ tŕnh tâm dẫn đến thánh quả này được gọi là “Dục bộc lưu” tức vượt ḍng sông tham sân si ở cơi dục. Tuy nhiên, theo kinh sách, vị thánh Nhập lưu chưa tận diệt được hoàn toàn dục ái, sân và si, nhưng đối với vị đó, những điều này đă suy yếu, lại không thô thiển như trong trường hợp của người phàm, thế nên, chúng không thể dẫn đến tái sanh vào ba đường ác.

Đạo Phật là con đường giải thoát, nhưng giải thoát, theo Phật là tâm giải thoát.  Như vậy th́ mục đích tu hành, có thể nói, chủ yếu là ở cái Tâm có dính mắc hay không dính mắc với cảnh trần.  Nếu tâm không dính mắc, chính là tâm thanh tịnh vậy. Có nghĩa là đối với cảnh bên ngoài, dù đẹp hay xấu, trái hay phải, thuận hay nghịch, tiếng khen hay tiếng chê, mà không khởi niệm thương hay ghét, khen hay chê, ưa thích hay tức giận, ḷng không xao xuyến, không dấy động.

Vậy làm thế nào để được như vậy, để sáu căn không dính mắc với sáu trần?  Làm thế nào mắt thấy sắc không dính với sắc, tai nghe tiếng không dính với tiếng, mũi ngửi mùi không dính với mùi...? 

Có một bầy khỉ, con khỉ chúa lănh đạo bầy khỉ nhỏ, không cho phép khỉ bỏ bầy đi kiếm ăn một ḿnh nguy hiểm. Nhưng trong bầy có một con khỉ tham ăn, tách ra khỏi bầy đi kiếm ăn riêng lẻ. Chẳng may gặp người thợ săn dùng một loại cây nhựa thật dính để làm bẫy, bên cạnh cây nhựa là những miếng mồi ngon nhử khỉ.  V́ ḷng tham nên chú khỉ ta vừa chụp lấy mồi nên hai tay bị dính nhựa, rồi hai chân cũng bị dính luôn, thế là người thợ săn bắt về.

Qua câu chuyện thực tế này chúng ta thấy rằng, khi sáu căn tức sáu bộ phận của con khỉ bị dính bẫy rồi, người ta bắt dễ dàng không ai có thể cứu được.  Tương tự như hồi c̣n nhỏ chúng ta thích ăn kẹo, nhiều khi tham quá tḥ tay vào hũ kẹo nắm thật nhiều, không thể nào rút tay ra được... Muốn rút tay ra được chỉ cần buông bỏ kẹo.  Đức Phật dạy chúng ta hăy lội ngược ḍng trần, đừng để sáu căn nhiễm dính với sáu trần, các Tổ dạy chúng ta buông xả, xả trong tâm lẫn xả ngoài tâm, đừng tiếc, đừng tham như đứa trẻ tham kẹo hay đừng tham như con khỉ tham mùi thơm.

Người đắc quả vị Tu Đà Hoàn là người đă được nhập lưu, nghĩa là vào được ḍng Thánh. Đă nhập vào ḍng thánh, có nghĩa là tâm không c̣n xao động, ḷng không c̣n xao xuyến, không c̣n bị ô nhiễm khi tiếp xúc với sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.  Nói một cách khác, như kinh Kim Cang nói: “Gọi là nhập lưu mà thật ra không có chỗ vào, v́ không vào (tức không nhiễm), sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp nên gọi là Tu-Đà-Hoàn”.

Có rất nhiều trường hợp người cư sĩ, không xuất gia, cũng chứng đắc Thánh Quả. Trên thực tế, người tại gia tu hành cũng không kém ǵ bậc xuất gia về phương diện chánh kiến, tịnh tín, tịnh giới, và an tâm, bởi thế rất nhiều người đă tỏ ra có sức diệu dụng như khi sắp chết th́ ḷng thanh thản, thong dong, không sợ hăi.

Trong lịch sử thời đức Phật, nhiều vị thiện tín giàu ḷng quảng đại và tâm đạo nhiệt thành của Đức Phật, là cư sĩ Anāhapindika, nữ cư sĩ Sujàtà cùng năm trăm lẻ sáu nam cư sĩ ở thành Sàkata đắc Thánh qủa Dự Lưu Tu-Đà-Hoàn; cư sĩ Mahànàma ḍng Thích Ca, cư sĩ Sudatta cùng hơn chín mươi nam cư sĩ ở thành Nàtika đắc Thánh quả Nhất Lai Tư-Đà-Hàm; người thợ ḷ gốm Ghatikàra đắc Thánh quả Bất lai A-Na-Hàm và đức vua Tịnh-Phạn (Suddhodana) nhập diệt với đạo quả Bất sinh A-La-Hán. 

Trong đời hiện tại, theo như lộ tŕnh tu kể trên, chắc có thể, có rất nhiều người tu hành tại gia lẫn xuất gia đă đắc Thánh quả, nhất là thánh quả Tu Đà Hoàn mà chúng ta không biết. Giữa một cơi phàm, thánh bên nhau, tứ chúng đồng cư, tứ chúng đồng hành trên cùng một lộ tŕnh dẫn đến giải thoát, chúng ta khó mà biết được, ai đă khởi hành trước, ai đang đến và ai sẽ đến và ngay cả chính chúng ta cũng không biết chúng ta đă tu từ kiếp nào và cũng không biết chúng ta đă tới hay đang tới. Chỉ biết rằng ai cũng có thể đắc thánh quả Tu Đà Hoàn nếu có ḷng tin không lay chuyển nơi Tam Bảo và nghiêm chỉnh thực hành lời chỉ dạy của đức Phật là “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ư” (không làm các điều ác, làm tất cả việc lành và tự làm cho tâm ḿnh trong sạch).

Tâm Diệu

 

 

Chú Thích:

[1] Ba thánh quả kia là: Nhất lai Tư Đà Hàm, Bất lai A Na Hàm và Bất sinh A La Hán.

[2] Thích Minh Châu, Kinh Tương Ưng Bộ, Tập 5 Ch. 11 Đoạn IV. Sàriputta, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam xuất bản 1993: www.thuvienhoasen.org/tu5-55a.htm

[3] Sáu loại phiền năo căn bản gồm: Tham, Sân, Si (vô minh), Mạn, Nghi và Kiến.  Kiến là kiến giải sai lầm được tách thành năm thứ kiến: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiến thủ và Giới cấm thủ. Tổng hợp lại thành 10 phiền năo. Trong 10 phiền năo th́ tham, sân, si, mạn là tư hoặc. Nghi và kiến là kiến hoặc. 

[4] Thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ

[5] Tham, sân, si, mạn, nghi và kiến: nguồn gốc sinh ra các loại phiền năo khác.