TRẦN ĐỨC PHI BẰNG
Bút hiệu: Nguyên Hảo, Thị Giới, Nhứt Như
Sinh năm 1946 tại Quảng Ngăi
Bổn sư truyền giới: Ḥa Thượng Thích Thiện Minh
Bổn sư truyền Pháp: Ḥa Thượng Thích Tịch Chiếu
Cộng tác: Hải Triều Âm, Dược Sư, Bát Nhă, Giác Ngộ, Văn Hóa Phật Giáo.
Trang Web: phatgiaongaynay.net (searchvn.net)
Sách:
- Tâm Kinh Bát Nhă - nxb Âu Cơ
- Từ Điển Phật Học Anh-Việt - nxb Về Nguồn
(Đă đưa vào trang web http://phatgiaongaynay.net)
- Vô Niệm (Tư Tưởng Vô Niệm Trong Thiền) - nxb Về Nguồn
- Ngữ Lục Bồ Đề Đạt Ma - nxb Thiện Trí Thức
(dịch Tứ Hạnh Quán, Ngộ Tánh Luận, Phá Tướng Luận, Huyết Mạch Luận)
- Những Kỷ Nguyên Đầu Của Đạo Phật - nxb Về Nguồn
(dịch The First Mileage of Buddhism của Daisaku Ikeda)
- Di Sản Phật Giáo - nxb Về Nguồn
(dịch Heritage of Buddhism của D.C. Ahir)
- Hành Tŕnh Trong Cơi Chết - nxb Về Nguồn
(dịch Bardo Teachings của Lama Lodo)
- 18 Vị Thánh Tăng Ấn Độ - nxb Về Nguồn
(dịch Indian Buddhist Pandits của Losang Norbu Tsonawa)
- Để Sống Đời Sống Có Ư Nghĩa - nxb Về Nguồn
(dịch How To Live A Meaningful Life của Dalai Lama)
a
MỘT VÀI NÉT ĐẶC TRƯNG
CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Thị Giới
Phật Giáo là một đạo sống, hay nói như D.T. Suzuki, là một “nghệ thuật sống,” biến cuộc sống “thành một nghệ thuật đầy sáng tạo tính nội tâm chân thật” (1) nên Phật giáo không dựa vào những giáo điều có tính chất toàn cầu, mà phát triển theo nhu cầu và điều kiện của mỗi quốc gia, mỗi địa phương mà nó du nhập vào.
Trong tinh thần đó, năm 1975, Tổng Vụ Cư Sĩ và Văn Hóa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra một thông báo có đoạn:
“Phật Giáo là một tín ngưỡng của nhân loại nhưng không phải là tôn giáo quốc tế. Người Phật tử Việt Nam không có một đối tượng để phục vụ ngoài đất nước Việt Nam, ngoài đồng bào Việt Nam.” (2)
Đối tượng phục vụ cũng là môi trường tu tập. Phật giáo nói chung lấy sự phục vụ làm nền tảng. Đức Phật đă từng nói với đệ tử: "Này các Tỷ-kheo, hăy du hành, v́ hạnh phúc cho quần chúng, v́ an lạc cho quần chúng, v́ ḷng thương tưởng cho đời, v́ lợi ích, v́ hạnh phúc, v́ an lạc, cho chư Thiên và loài Người. Chớ có đi hai người một chỗ. Này các Tỷ-kheo, hăy thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn. Hăy tuyên thuyết Phạm hạnh hoàn toàn viên măn, thanh tịnh". (Tương Ưng I. 128)
Trong hoàn cảnh mà mỗi người dân lúc nào cũng đứng kề cận trước sự an nguy của đất nước cũng là sự an nguy của bản thân, người Phật tử Việt Nam đă gắn liền sự tu tập với đời sống xă hội riêng biệt của ḿnh.
Từ khi giành được nền độc lập tự chủ, trong thời Lư đă có phái Thiền hoàn toàn độc lập của Việt Nam là phái Thảo Đường. Đến thời Trần th́ phái Trúc Lâm đă đi sâu vào xă hội Việt Nam qua bước chân của Sơ Tổ Giác Hoàng Trần Nhân Tông.
Do đó Phật Giáo Việt Nam, cũng có thể nói là Thiền Việt Nam, có những nét đặc trưng mà bài viết nầy muốn nêu lên một số.
1/ Được Ḷng
Như ngài Huệ Năng dùng chữ “Kiến Tánh” (Thấy Tánh) để diễn tả sự giác ngộ qua ngôn ngữ trực tiếp dễ hiểu hợp với bản chất trực giác của người phương Nam, Trần Nhân Tông dùng chữ “Được Ḷng” để nói lên sự giác ngộ cho người Việt Nam. Trong Cư Trần Lạc Đạo Phú, đức Phật Hoàng viết:
Biết vậy!
Miễn được ḷng rồi
Chẳng c̣n phép khác
Ǵn tính sáng tính mới hầu an
Nén niềm vọng niềm dừng chẳng thác
Dứt trừ nhân ngă thời ra tướng báu kim cương
Dừng hết tham sân mới lảu ḷng mầu viên giác
Tịnh độ là ḷng trong sạch chớ c̣n ngờ hỏi đến Tây phương
Di Đà là tính sáng soi mựa phải nhọc t́m về cực lạc…
Được Ḷng có nghĩa là được Tâm, thấy được Phật Tánh, Pháp Thân. Đó là thấy được nền tảng thanh tịnh và trong sáng bản nhiên của vạn pháp, thấy được sự kết nối trùng trùng duyên khởi, luôn luôn biến dịch nhưng luôn ḥa điệu của pháp giới.
Được Ḷng trong tiếng Việt có nghĩa là được cả tâm ḿnh lẫn tâm người. Cái tâm được cả ḿnh và người là cái tâm phổ quát, nguyên sơ. Tâm đó là Tâm Phật. Khi được tâm ḿnh mà không được tâm người th́ có nghĩa là chưa đủ, chưa trọn vẹn, hay chưa đúng. Một dấu hiệu của sự Được Ḷng hay giác ngộ là thấy rằng chúng ta và tất cả mọi người đều b́nh đẳng, đều như nhau trong nền tảng của sự sống; rằng chúng ta và mọi người, mọi loài có sự kết nối không thể tháo gỡ trong bản thể của chúng ta và của mọi sự vật; tất cả chúng ta đều cùng tṛn đủ Tánh Phật. Sự kết nối với con người, với vạn vật đó được Thiền Sư Măn Giác nói lên qua h́nh ảnh một cành mai, được Trần Nhân Tông nói lên qua h́nh ảnh một đóa hồng đang rơi, hay h́nh ảnh hai người cùng đứng lặng ch́m ḿnh trong thiên nhiên. (3) Nh́n thấy sự kết nối của mọi sự mọi vật đó là nh́n thấy bản chất của sự sống, là dứt trừ nhơn-ngă. “Đó là cái thấy không phân ly, một là tất cả và tất cả là một, ngay ở đây và bây giờ. Đó là cái thấy không ta, không người, không chúng sanh, không người thọ, đồng thời cũng là cảnh giới Thường, Lạc, Ngă, Tịnh. Đó là Tâm, Tâm Phật cũng là Tâm của tất cả chúng sanh.” (Thị Giới, Phật Giáo có thể cứu văn quả địa cầu?)
Sự kết nối đó cũng được nh́n thấy qua h́nh ảnh HT Thích Trí Thủ cầm ṿi tưới nước cho từng cành cây chiếc lá; qua sự săn sóc, lắng nghe chim và cá; qua những bài thơ về t́nh nước, t́nh người của Ngài.
Sự kết nối đó cũng được nh́n thấy qua hành hoạt của Cố Ḥa Thượng Thích Thiện Minh và những vị Thầy Việt Nam khác.
Năm 1966, trong lúc Phật tử đứng lên yêu cầu Nguyễn văn Thiệu-Nguyễn cao Kỳ dân chủ hóa đất nước, Thầy (HT Thích Thiện Minh) đă bị ám sát bằng lựu đạn ngay tại cổng chính Trung Tâm Thanh Niên Phật Tử Quảng Đức đường Công Lư Sài G̣n.
Lúc b́nh phục trở về, có người hỏi Thầy có hận thù những kẻ ám hại Thầy không? Câu trả lời của Thầy là điều ai cũng có thể đoán được. Phật dạy lấy đức báo oán, chớ không lấy oán báo oán. Nếu Thầy biết kẻ nào hại Thầy, gặp họ Thầy sẽ lạy họ ba lạy để cám ơn. (Hoàng Nguyên Nhuận, Người Tù Của Ba Chế Độ Đă Chuyển Nghiệp)
Trả lời một vị Tăng trẻ ở Già Lam năm 1976, Thầy nói: “Các chú phải biết, thầy đi ra ngoài lúc nào cũng được. Tuy nhiên, thầy không thể bỏ Giáo Hội, bỏ Đạo Pháp, bỏ quư Thầy, bỏ Dân Tộc và bỏ quê hương trong lúc nầy được. Lúc nầy là lúc ḿnh phải có trách nhiệm. Nếu đổi mạng sống để có tất cả như thầy vừa kể, thày cũng an tâm.” (HT Thích Tín Nghĩa, Tách Trà C̣n Nóng.)
Thật sự, khi quyết định ở lại, quyết định có thể đổi mạng sống để được sự lợi ích an vui cho người khác là Thầy đă có được sự An Tâm. Tâm Thầy đă an trong t́nh thương, trong lẽ phải, trong sự nhận thấy rơ mối tương quan giữa mỗi người và mọi người, giữa mỗi người với đất nước, quê hương. Trong một ư nghĩa nào đó, Quyết Định đồng nghĩa với An Tâm, cũng như Quy Y đồng nghĩa An ổn.
Những lời đó, những hành động đó chỉ được thực hiện, được nói lên từ một tâm thức kết nối, kết nối với con người, kết nối với mạch sống. Kết nối là một tiến tŕnh của vô ngă, không có cái ta riêng rẽ.
Những hành động, những lời nói tương tự không hiếm trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam.
Được Ḷng trong ngôn ngữ Việt Nam c̣n nói lên sự thỏa măn trọn vẹn. Sự thỏa măn trọn vẹn đó là niềm vui dàn trải từ bên trong đến bên ngoài. Đến đây, người viết nghĩ đến các vị Thầy Việt Nam. Các ngài có được niềm vui dàn trải đó không trong hoàn cảnh luôn biến động của đất nước, của Phật Giáo? -Nói như Cố HT Thích Măn Giác: “Băo Qua Cổng Chùa.” (4) Vâng, băo tố chỉ thổi qua cổng chùa. Làm sao băo tố có thể thổi vào trong chùa, vào điện Phật trong Tâm. Chỉ có điều là cổng chùa Việt Nam luôn luôn mở, điện Phật Tâm của các Thầy luôn luôn mở. Niềm vui đó là sự Được Ḷng, là nắm được cái nền tảng, cái cốt tủy của đời sống.
Như vậy Được Ḷng có nghĩa là sống trong Pháp Tánh, trong sơ tâm, thấy rơ không qua suy luận tánh vô ngă rỗng rang của mỗi chúng ta và người khác, đồng thời cũng thấy rơ rằng chúng ta và mọi người, mọi loài đều có sự kết nối trong nhau. Đó là Trí Tuệ sanh khởi Từ Bi. Trí Tuệ và Từ Bi của Phật Giáo không tách rời nhau.
Được Ḷng như vậy là nền tảng của Phật Giáo, cũng là nền tảng của Phật Giáo Việt Nam. Cái đó được trao truyền không dứt, là Tâm Ấn của chư Phật được truyền đến ngày nay. Không có Cái Đó th́ không thể gọi là Phật Giáo, không có cái Được Ḷng th́ không thể gọi là Phật Giáo Việt Nam. Cái Đó siêu vượt không gian và thời gian. Từ ngàn xưa cho đến bây giờ, Cái Đó cũng chỉ là một.
2/ Khéo Giữ Ǵn hay Khéo Quan Sát
Tỳ Ni Đa Lưu Chi là vị Sơ Tổ ḍng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi của Việt Nam. Ngài là học tṛ của Tam Tổ Tăng Xáng, được Thầy khuyên nên về phương Nam giáo hóa. Khi sắp nhập diệt, ngài trao cho đệ tử là Pháp Hiền một bài kệ, trong đó có đoạn như sau:
Vả Tổ ta Xán công
Ấn chứng cho ta tâm đó
Bảo ta mau về Nam giao tiếp
Không nên ở lâu
Rồi mới đến đây
Bèn cùng ngươi gặp
Quả hợp huyền kư
Ngươi khéo giữ ǵn
Giờ ta đi đă đến.
Ngài Vô Ngôn Thông, đệ tử của Bách Trượng Hoài Hải, sang Việt Nam vào khoảng năm 759, Sơ Tổ của ḍng Thiền Vô Ngôn Thông của Việt Nam, th́:
Tây Thiên cơi nầy
Cơi nầy Tây Thiên
Xưa nay nhật nguyệt
Xưa nay sơn xuyên
Chạm tô thành trệ
Phật, Tổ thành oan
Sai nó mảy may
Mất nó trăm ngàn
Ngươi khéo quan sát
Chớ lừa cháu con
Dẫu có hỏi ta
Ta vốn vô ngôn.
Sau khi thấy được Thực Tại, nếm được vị của Pháp Thân, tức Được Ḷng, theo Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi, nên khéo giữ ǵn hay khéo hộ tŕ cái Thấy đó, đừng để cái Thấy đó bị mai một. Với ngài Vô Ngôn Thông th́ cái Thấy và Thực Tại là một, khéo quán sát, khéo luôn luôn ở trong cái Thấy đó tức là tu hành.
Khi chúng ta ư thức ngay, thấy được ngay sự tương giao giữa chúng ta với các pháp, bao gồm các hiện tượng bên ngoài và tưởng niệm bên trong, khi đó chúng ta Được Ḷng. Đó là lúc mà ngài Huệ Năng bảo Huệ Minh đừng nghĩ thiện đừng nghĩa ác. (5)
Trong sự tương giao hàng ngày, trong lúc thiền hành, trong lúc tham thiền, chúng ta khám phá ra cái nền tảng của sự tương giao giữa chúng ta và thế giới, cái nền tảng nằm bên sau và bao trùm mọi hiện tượng, mọi tưởng niệm, khi đó chúng ta Được Ḷng. Trong cuộc sống hàng ngày, có một lúc nào đó chúng ta bỗng thấy rằng những kinh nghiệm, những tiếp nhận của chúng ta thật sự không có nền tảng từ chính chúng, hay nói một cách khác, chỉ là những mối tương quan, rỗng không, vô ngă, thấy được cái mà Ngài Huệ Năng gọi là “xưa nay không một vật,” khi đó chúng ta Được Ḷng. Lúc đó, chúng ta thấy và sống được cái nền tảng của sự sống, trở về với cái sơ tâm, cái tâm nguyên thủy đơn thuần nhất của chúng ta, tức Pháp Thân.
Theo Phật Giáo đó là bước đầu trên con đường tu tập, gọị là Kiến Đạo Vị. Từ đó về sau, chúng ta mới có thể tu tập một cách chân thật, tu từ trong cái thấy nền tảng đó, được gọi là Tu Tập Vị. Nếu Kiến Đạo Vị là thấy được Niết Bàn th́ Tu Tập Vị là làm cho tất cả những cái được gọi là vô thường, hư vọng trong đời sống trở thành Chân thường, trở thành Niết Bàn.
Với Phật giáo, bản chất của vô thường là chân thường. Chỉ v́ chúng ta không nhận biết điều đó nên bị trôi lăn. V́ vậy việc của người Phật tử sau khi nhận ra Niết bàn là tiếp tục ǵn giữ, hộ tŕ hay luôn luôn ở trong Cái Thấy về Niết Bàn đó. Cái thấy đó vừa là cổ xe, vừa là con đường dẫn đến mục đích cuối cùng là Vô Thượng Chánh Giác.
Vô Thượng Chánh Giác cũng chỉ là cỗ xe đó, là Tâm Ấn của chư Phật ba đời, là cái Tánh Phật của tất cả chúng sanh. Chỉ làm sao để lúc nào cũng ở trong đó, phát huy cái Thấy đó càng ngày càng diệu dụng, càng trang nghêm, cho đến một lúc nào đó, nó trở nên tỏ rơ toàn khắp, diệu dụng toàn khắp và trang nghiêm toàn khắp, th́ khi đó được gọi là Vô Thượng Chánh Giác. Cái đó không tùy thuộc vào không gian và thời gian. Do đó giữ ǵn cái đó như ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi dạy hay Khéo quan sát cái đó như ngài Vô Ngôn Thông dạy cũng chỉ có nghĩa là sống với cái đó, ở trong cái đó mọi lúc và mọi nơi. Thật sự, chúng ta không có phút giây nào tách rời cái đó. Vấn đề của chúng ta chỉ là chúng ta không sống được với cái đó, không Thấy rằng chúng ta luôn luôn ở trong cái Thực Tại đó.
Và các vị Thiền sư Việt Nam đă giữ ǵn, sống với cái Thực Tại đó như thế nào?
Với ngài Vô Ngôn Thông th́ mặc nhiên tĩnh lặng:
Dẫu có hỏi ta
Ta vốn vô ngôn.
Vạn Hạnh Thiền Sư th́ từ nơi không trụ mà khởi cái Thấy, hằng hằng ở trong cái Thấy không trụ đó:
“Các vị nên nương tựa vào đâu? Tôi thi không nương tựa vào nơi có thể nương tựa, cũng không nương tựa vào nơi không thể nương tựa.”
Thiền Lăo th́ sống trong cái Đương Thể, cái hiện tiền, mỗi lúc đều ư thức một cách tràn đầy trong Cái Đó:
Đản tri kim nhật nguyệt.
Hà thức cựu Xuân Thu.
Trần Nhân Tông th́:
Ǵn tính sáng tính mới hầu an
Nén niềm vọng niềm dừng chẳng thác
Dứt trừ nhân ngă thời ra tướng báu kim cương
Dừng hết tham sân mới lảu ḷng mầu viên giác
Tịnh độ là ḷng trong sạch chớ c̣n ngờ hỏi đến Tây phương
Di Đà là tính sáng soi mựa phải nhọc t́m về cực lạc
Xét thân tâm rèn tính thức há rằng mong quả báo phô khoe
Cầm giới hạnh địch vô thường nào có sá cầu danh bán chác
Ăn rau ăn trái nghiệp miệng chẳng hiềm thửa đắng cay
Vận giấy vận sồi thân căn có ngại chi đen bạc
Nhược chỉn vui bề đạo đức nửa gian lều quư nửa thiên cung
Dầu năng miễn thửa nhân ngh́ ba phiến ngói yêu hơn lầu gác
Thiền sư Chân Nguyên thế kỷ thứ 17 đối với cái Tâm Ấn Chân Không đó cũng giữ ǵn như vậy. Đó là “bốn mắt nh́n nhau”. (6) Cái “bốn mắt nh́n nhau” đó vừa là cơ duyên nh́n thấy Thực Tại, vừa là cơ duyên để ở trong Thực Tại. “Bốn mắt nh́n nhau” là nh́n thấy Thực Tại một cách trực tiếp, là ở trong cái Thấy về Thực tại, trong cái Tâm Ấn chân không của chư Phật.
“Đó là cái Chân Không vô tướng, là cha mẹ của trời đất muôn vật, làm nền tảng cho thế giới sanh linh, suốt cả xưa nay chẳng sinh chẳng diệt… Ẩn hiển cùng bày, sắc không chẳng hai, trời đất muôn vật chỉ một thể nguyên thần, vô vi vô trụ. Chợt lộ mặt thật xưa nay, ĺa danh ĺa tướng, mở toang then chốt trên đảnh môn hướng thượng, đèn tâm của Phật, Tổ truyền sáng măi không cùng. Lúc hiển mà nói th́ có tám vạn pháp môn, khi mật mà ngộ, th́ chỉ bốn mắt nh́n nhau.”
Với Thiền Sư Hương Hải, cũng vào thế kỷ thứ 17, th́:
“Bậc Bồ tát sơ ngộ, bởi c̣n chưa khỏi vi tế tứ tướng. Dầu Bồ tát ḷng c̣n chút thiểu ngộ, ắt chưa rời nhân tướng. Dầu Bồ tát thấy ư niệm phiền năo mà hàng phục, vậy ắt thật chưa rời chúng sanh tướng. Dầu Bồ tát thấy có thanh tịnh tâm mà khá chứng được ắt chưa rời thọ giả tướng. Khi chúng sanh c̣n mê, chưa khỏi vọng tâm phiền năo triền phược, Phật phải phương tiện lập pháp giải thóat mà độ chúng sanh cho thấy bản tánh. Dầu đă thấy tánh, bấy giờ nhân không ắt pháp cũng không. Bệnh khứ, dược vong, thật là vô pháp khả đắc.”
(Kim Cương Bát Nhă Ba La Mật Đa)
Khi mới sơ ngộ, phần lớn ít ai ngộ hoàn toàn, mà vẫn c̣n bị ràng buộc trong cái mà ngài Lâm Tế gọi là Như Lai Tạng tại triền (Như Lai Tạng c̣n bị ràng buộc). Theo ngài Hương Hải, giai đoạn tu tập - Tu Tập Vị - là từ trong Như Lại Tạng tại triền, dùng trí huệ quán sát để mở ra Như Lai Tạng xuất triền (Như lai tạng không c̣n bị trói buộc – cũng là danh từ của ngài Lâm Tế).
Với Thiền sư Thanh Đàm Minh Chánh thế kỷ thứ 19 th́:
Đắc nó ở tâm
Ứng nó ở tay
Trời đất lâu dài,
Cứ hễ canh năm gà gáy sáng
Xuân về hoa núi nở ngàn nơi.
(Pháp Hoa Đề Cương)
Đó là sự hộ tŕ Pháp Thân bằng việc an trụ trong cái Thấy và ứng dụng Nó trong mọi thể hiện của đời sống, chuyển hóa mọi thể hiện của đời sống trở về với Nó, trở thành một với Nó .
Với Ḥa Thượng Thích Trí Thủ th́:
“Cảnh vật bên ngoài thường ảnh hưởng đến nội tâm chúng ta, và ngược lại, nội tâm chúng ta cũng tác động lên ngoại cảnh không ít. Thế nên:
“Ngoài trang nghiêm sự tướng hăy tu,
Trong mài dũa trăng ḷng hằng tỏ.”
(Theo HT Thích Phước Sơn – Pháp Âm Đồng Vọng)
Hoặc:
Sớm hôm hướng nẻo Phật đà,
Sắc không tâm sự đường xa nỗi gần.
Mong sao giữ vẹn mười phần,
Thanh cao dáng núi trong ngần vẻ sông.
Gấm non gương nước trăng lồng,
Đạo vàng dân tộc chiếu hồng muôn xuân.
(Đề Non Bộ)
Ở đây đâu có khác ǵ sinh hoạt hàng ngày của Thiền sư Thiền Lăo thời Lư. Chỉ khác là v́ hoản cảnh đất nước, xă hội, môi trường đổi khác, nên đối tượng giao hưởng với tâm cũng khác. Nhưng sự giao hưởng vẫn là một. Khi vua Lư Thái Tông hỏi Thiền sư Thiền Lăo: “Hàng ngày Ḥa Thuợng làm việc ǵ?” Sư đáp:
Trúc biếc hoa vàng đâu ngoại cảnh
Trăng trong mây bạc lộ toàn chân.
Đó là giữ ǵn, quán sát cái thực tại trong sáng trong mối liên hệ trong-ngoài, đạo-đời, chân-tục.
Đó là giữ ǵn, là ở trong cái Được Ḷng mà Trần Nhân Tông đă tỏ bày.
Trên đây là một số điển h́nh cho chúng ta thấy sự tiếp nối trong việc giữ ǵn cái Tâm Phật không dứt từ Tỳ Ni Đa Lưu Chi cho đến ngày nay trong Phật giáo Vịệt Nam.
3/ Ḥa Quang Đồng Trần
Hoà quang đồng trần là danh từ được gán cho tính chất Phật giáo thời Lư Trần. Danh từ nầy vốn có nguồn gốc từ Lăo giáo.
Ḥa quang đồng trần trong một ư nghĩa nào đó là sự tu tập toàn diện. Sự tu tập toàn diện là sự tu tập mà trong đó cá thể và toàn thể không tách rời nhau, sự tịnh tu và sự tu tập trong đời sống hàng ngày nhịp nhàng ḥa quyện nhau. Đó là giữ ǵn và phát triển cái Thấy trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, cũng như chờ đón sự giác ngộ trong mọi ḥan cảnh và t́nh huống của cuộc sống. Sự giác ngộ có thể xảy ra trong thiền đường, nó cũng có thể xảy trong mọi giao tiếp trong cuộc sống. Dĩ nhiên phải có một sự chuẩn bị cần thiết bằng sự tịnh tu để có thể có một nền tảng cần thiết cho sự hiển lộ bất ngờ của Thực tại.
Khi Sư Thường Chiếu sắp thị tịch, Thần Nghi hỏi:
- Mọi người đến thời tiết này, tại sao đều theo thế tục mà chết?
Thường Chiếu bảo:
- Ngươi nhớ mấy người không theo thế tục?
Nghi thưa:
- Một ḿnh đạp sóng trở về Tây.
Thường Chiếu hỏi:
- Có những đặc biệt ǵ?
Nghi thưa:
- Chỉ là chỗ chôn chiếc giày mà thôi.
Thường Chiếu bảo:
- Lừa người lấy lợi, đứng đầu là Thần Nghi.
Nghi thưa :
- Không thể nói Tống Vân truyền dối; việc Vua Trang Đế quật mộ th́ sao?
Thường Chiếu bảo:
- Một con chó lớn sủa láo.
Nghi thưa:
- Ḥa Thượng cũng tùy tục chăng?
Thường Chiếu đáp:
- Tùy tục.
Nghi thưa:
- V́ sao thế?
Thường Chiếu đáp:
- V́ không khác với người.
Nghi bỗng nhiên tỉnh ngộ.
Ở đây, chúng ta thấy Ḥa quang đồng trần cũng là “Tùy tục,” đi cùng với thế gian mà hành hoạt. Chỗ nào cũng là nơi chốn của người Phật tử, v́ Phật Tánh vốn không bị giới hạn bởi không gian, thời gian, h́nh tướng, không bị giới hạn trong thị hay phi, tốt hay xấu. Chỗ nào cũng là đạo tràng.
Đạo vốn không nhan sắc,
Vẻ mới ngày ngày phô.
Đại thiên vô số cơi,
Nơi đâu chẳng phải nhà?
(Thường Chiếu)
Tuệ Trung Thượng Sỹ, một vị Cư sĩ Bồ tát, diễn tả hành hoạt của ḿnh cũng là hành hoạt của bất cứ một vị Bồ tát giải thoát nào:
Vào ṿng cát bụi nhịp chân đưa,
Vàng óng đầu mi rực rỡ đùa.
Xóm bắc rong chơi gieo bụng ngựa,
Nhà đông vui bước nhập thai lừa.
Roi vàng đánh đuổi trâu bùn chạy,
Dây sắt lôi về cọp đá thua.
Bỗng được một hôm băng giá hết,
Trăm hoa như cũ rộn xuân xưa.
(Vào Ṿng Cát Bụi - Trúc Thiên dịch.)
Đó là sự tự tại rong chơi cùng trâu đất, cọp đá, ở trong cái Được Ḷng mà tung hoành, cho nên hành động mà vẫn giải thoát:
Tung hoành chẳng lọt cơ không-có
Muôn pháp bộn bề chẳng biết chi.
(Hương Hải)
Đó là con đường lấy sóng làm nước hay thấy nước trong sóng của Phật giáo. Và như trên đă nói, v́ hoàn cảnh đất nước, Phật giáo Việt Nam là một nền Phật giáo động. Động với cái nh́n từ con mắt thế gian. Sự thật, động và tịnh chỉ là hai mặt của một thực tại. Động của Phật Giáo ở đây chỉ có nghĩa là “băo qua cổng chùa.” Bởi v́ nói như một Thiền sư Việt Nam: “Người thấy Tánh th́ nh́n một chiếc lá rơi cũng thấy vui tràn bờ.”
Năm 1978, Cố Ḥa Thượng Thích Thiện Minh ở trong nhà tù số 4 Phan Đăng Lưu gởi ra một bài thơ bốn câu:
Năm mươi lăm tuổi trọn cuộc đời
Ba ch́m bảy nổi mấy khúc nôi
Tu hành, việc thế đều dang dở
Sự nghiệp ba sinh cũng nửa vời.
Đối với Thầy, tu hành, việc thế, sự nghiệp ba sinh không tách rời nhau. Cũng với Thầy, chiếc áo không phải là quan trọng nhất, mà điều quan trọng nhất là t́nh đạo, t́nh đời, hai cái t́nh đó khắn khít không phân ly, như vạn pháp kết nối không rời nhau. Thầy nhắn nhủ: “Các chú cố gắng mà thương Đạo, thương quê hương dưới mọi h́nh thức. Ai c̣n tu hay không c̣n giữ được áo cũng thế cả.” Hoặc “Lúc nào cũng đem tâm nguyện tu hành và lợi tha mà hành hoạt th́ Phật Tổ sẽ gia hộ cho chúng ta, hồn thiêng sông núi cũng chứng tri cho chúng ta…” (Tách Trà C̣n Nóng, HT Thích Tín Nghĩa)
Thầy Thích Nhất Hạnh viết về Thầy trong bài Mây Trắng Thong Dong có hai câu:
Người thản nhiên nh́n vào bạo lực chừ,
như nh́n vào khoảng không.
Đối với bạo lực, hận thù, cũng như an vui, hạnh phúc…, Phật giáo đều coi là không có tự tánh, là rỗng không. Người Phật tử thong dong bước xuyên qua mọi thứ đó để thể hiện Ḷng Từ Bi và Trí Vô Ngă.
Đó là hành trạng “Tùy Tục” hay “Ḥa Quang Đồng Trần” của Phật giáo Việt Nam. Và ở một mức độ nào đó, Ḥa quang đồng trần cũng có nghĩa là “Thỏng Tay Vào Chợ.”
4/ Hạnh Từ Bi Dàn Trải
Không có Từ Bi th́ không phải là Phật giáo. Nhưng cũng như sự chứng ngộ Tánh Không có hai ngă vào: chứng ngộ Tánh Không phổ quát từ Thiền quán, hay thấy được Tánh Không từ mỗi sự việc khi tiếp xúc với cuộc sống hàng ngày. Cả hai đều đưa đến sự giác ngộ hoàn toàn. Một cái th́ bùng vỡ hay xuyên thủng lập tức, một cái th́ tích lũy từ từ. Tùy theo hoàn cảnh, môi trường và căn cơ mà một người Phật tử hay một cộng đồng Phật tử có thể đi theo cách nầy thuận lợi và dễ dàng hơn cách kia. Phật Giáo Việt Nam v́ hoàn cảnh đặc biệt như đă nói, thường đi theo con đường thứ hai, t́m thấy và phát triển Từ Bi và Trí Tuệ trong những giao tiếp của cuộc sống hàng ngày. Đó là Hạnh Từ Bi dàn trải. Bụt của Việt Nam là Bụt gần gũi với từng cá thể như cô Tấm. Cá thể ở đây được hiểu là một sự kiện cụ thể có thật trong xă hội, nghe được, nh́n được, chứng kiến được.
Triều nhà Lư có thể nói là triều đại của Phật giáo, chúng ta hăy xem tấm ḷng của những vị vua trong triều đại nầy:
“Nếu trăm họ no đủ th́ trẫm c̣n lo ǵ thiếu thốn? Vậy xá cho thiên hạ một nửa tiền thuế năm nay để an ủi nỗi khó nhọc lội suối trèo đèo.” (Lư Thái Tông, Chiếu xá thuế, Nguyễn Đức Vân dịch)
“Ta yêu con ta cũng như những bậc cha mẹ trong thiên hạ yêu con cái họ. Trăm họ không biết ǵ nên tự phạm vào h́nh pháp. Ḷng ta rất xót thương! Cho nên từ nay về sau, không cứ tội năng hay nhẹ, đều nhất luật khoan giảm.” (Lư Thánh Tông, Nh́n công chúa Động Thiên bảo ngục lại, Hoàng Lê dịch)
Với người Phật tử Việt Nam, Từ Bi không phải là cái ǵ từ bên ngoài vào. Từ Bi là một tính chất của Tự Tánh, của Ḷng, là nền tảng của sự sống, là nh́n thấy sự b́nh đẳng của tất cả chúng sanh:
Nhân duyên có trước có sau
Ai ai cũng có tánh thâu Bồ đề
Hay ăn hay nói khác chi
Mày ngang mũi dọc xem th́ bằng nhau.
(Thiền sư Chân Nguyên)
Với cái tâm b́nh đẳng đó, Nguyễn Du, người đă đọc kinh Kim Cang ngàn lần như ông tự nói:
Kim Cương đọc đến ngàn lần
Mà trong mờ ảo như gần như xa
Thạch Đài t́m đến hiểu ra
Chân kinh thật nghĩa chẳng qua không lời
đă trải ḷng trong Văn Tế Thập Loại Chúng Sanh:
Thương thay thập loại chúng sanh
Hồn xiêu phách chiếc lênh đênh quê người
…
Phật hữu t́nh từ bi phổ độ
Chớ ngại rằng có có không không.
Nam mô chư Phật, Pháp, Tăng
Độ cho nhất thiết siêu thăng thượng đài.
Trong thời cận đại, ḷng yêu thương b́nh đẳng vô ngă đó đă được thể hiện qua trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức:
Thương chúng sinh trầm luân bể khổ
Người rẽ phăng đêm tối đất dày
Bước ra ngồi nhập định về hướng Tây
Gọi hết lửa vào xương da bỏ ngỏ.
(Vũ Ḥang Chương, Lửa Từ Bi)
Nữ nhi Phật tử cũng không khép kín ḷng Từ Bi của ḿnh. Thấy nỗi thống khổ của chiến tranh, Nhất Chi Mai đă tự thiêu. Trước khi tự thiêu, cô viết cho Thầy Nhất Hạnh một lá thư ngắn: Ngày mai con sẽ tự thiêu để cầu nguyện cho ḥa b́nh; xin Thầy an tâm, ḥa b́nh sẽ đến nay mai.
Về cuộc đấu tranh của người Phật tử Việt Nam chống sự leo thang trong cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn hủy hoại mà kết quả thấy trước là sẽ không đem đến một lợi ích nào cho đất nước, nhà báo Sallie B. King viết:
“Phong trào Phật Giáo c̣n hướng dẫn, tổ chức, và đề ra nhiều cuộc vận động cứu trợ, ḥa giải và tái thiết.
1/ Có thể vai tṛ Phật Giáo được biết đến nhiều nhất là di tản đồng bào thôn quê ra khỏi khu vực chiến tranh. Các tăng, ni trong những chiếc y vàng, cầm cờ Phật giáo, đưa dân chúng miền quê rời khỏi những nơi nguy hiểm. Như là một luật lệ, phe nào cũng không bắn vào đội h́nh di chuyển Phật Giáo, mặc dù nếu không có màu áo vàng, có thể là những mục tiêu nả đạn của họ.
2/ Có một số trường họp, các tu sĩ giúp thiết lập ranh giới ngưng bắn bên ngoài các làng mạc. Họ đến để gặp cả hai phe, dù nguy hiểm, để thuyết phục họ rút khỏi phạm vi ranh giới ở ngoài làng.
3/ Các tác viên xă hội Phật Giáo làm việc để xây dựng lại những làng bị chiến tranh phá hủy. Họ làm từ những việc xây cất lại nhà cửa, hàng gắn lại những đổ vỡ xă hội, những vết thương tinh thần.
4/ Tác viên xă hội Phật Giáo làm việc tích cực trong việc giúp đỡ những trẻ em mồ côi chiến tranh. Họ có nhiều chương tŕnh khác nhau. Họ xây dựng và điều hành những trung tâm mồ côi có tính cách gia đ́nh, đôi khi một phần của những nhân viên phụ trách là những “ông, bà”, những cụ già cũng không c̣n gia đ́nh v́ chiến tranh.
5/ Ngay trong thời chiến tranh, các tác viên xă hội Phật Giáo vẫn tích cực dấng thân vào việc cải tiến xă hội Việt nam, nhất là ở các vùng quê. Họ dạy học, dạy những phương pháp nông nghiệp mới, y tế căn bản, cải thiện vệ sinh, vân vân.”
(Những h́nh thức dấn thân của Phật giáo, Nguyên Hảo dịch.)
Đó là một số trong vô số không thể kể hết những thể hiện trong hành động của tâm Từ Bi nơi người Phật tử Việt Nam trong chiều dài lịch sử của đất nước.
Tinh thần Từ Bi của Phật giáo Việt Nam được thể hiện qua mọi sinh hoạt cụ thể, từ việc tế độ người chết, đến việc cứu giúp những trường hợp đau khổ riêng tư, sự đau khổ của tập thể, của cộng đồng quốc gia, dân tộc. Tinh thần từ bi nầy là một thể hiện của tâm b́nh đẳng, của sự Được Ḷng, nền tảng của mọi sự sống nói chung, của mạch sống dân tộc Việt nói riêng.
Trên đây là những nét đặc trưng cũng là những tính chất đă trở thành những chiếc rễ cái của Phật Giáo Việt Nam, ăn sâu và dàn trải trong nền văn hóa Việt Nam. Phật Giáo Việt Nam, dù trong thời đại nào, môi trường nào, h́nh thức sinh hoạt như thế nào, cũng sẽ không dứt rời khỏi những chiếc rễ chính đó. Và qua bao thăng trầm của lịch sử, lúc thuận lúc nghịch, Phật Giáo Việt Nam lúc nào cũng như lúc nào, lấy cái không biến dịch là cái Ḷng, cái chân thường, để đáp ứng với những cái biến dịch, cái vô thường. Ḷng đó là Trí Tuệ và Từ Bi theo cách của Phật Giáo Việt Nam. Cổng chùa lúc nào cũng mở, nên dù băo có thổi “qua cổng chùa,” ngôi chùa Việt Nam vẫn luôn luôn là nơi nuôi dưỡng và che chở cho linh hồn dân tộc.
Chú thích:
(1) “Một trong Thiền sư vĩ đại nhất đời Đường nói: ‘Với một người làm chủ được chính ḿnh th́ bất cứ ở đâu hắn cũng cư xử thành thật với chính ḿnh.” Và người ấy tôi xin gọi là bậc nghệ sĩ chân chính của đời sống.
… biến cuộc sống đầy vô vị, một cuộc sống toàn những cái thường t́nh buồn tẻ, chán nản, thành một nghệ thuật đầy sáng tạo tính nội tâm chân thật.”
(Thiền và Tâm phân học, Như Hạnh dịch, Kinh Thi xuất bản, trang 46.)
(2) Ngày 9 tháng 4 năm 1975, với sự ủy thác của Hôi Đồng Viện Hóa Đạo, Tổng Vụ Cư Sĩ và Văn Hóa giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đă ra thông báo có đoạn đó. (Theo Cố Ḥa Thượng Thích Măn Giác, Băo Qua Cổng Chùa, Trung Tâm văn Hóa Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ xuất bản, trang 34.)
(3) Thiền sư Măn Giác thuộc thế hệ thứ chín ḍng Thiền Vô Ngôn Thông. Vào tháng Mười Một, mùa Đông năm 1096, ngài ngồi kiết già thị tịch. Ngài c̣n để lại một bài kệ sau đây:
Cáo Tật Thị Chúng
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhăn tiền quá
Lăo tùng đầu thượng lai
Mạc vị Xuân tàn hoa lạc tận
Đ́nh tiền tạc dạ nhất chi mai.
Dịch:
Khi Bịnh Bảo Chúng
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa tươi
Việc đời qua trước mắt
Trên đầu già đến rồi.
Đừng bảo Xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.
Trần Nhân Tông làm vua từ năm 1279 đến năm 1293. Năm 1294, ngài lên núi Yên tử xuất gia, lập ra phái Thiền Trúc Lâm. Ngoài công ơn giữ nước, xây dựng một đất nước cường thịnh thanh b́nh, xiển dương rộng răi giáo lư Từ bi và Trí tuệ của đức Phật trong quảng đại quần chúng, ngài c̣n để lại cho hậu thế nhiều thơ văn. Dưới đây là hai bài thơ của ngài:
Xuân Văn
Niên thiếu hà tằng liễu sắc không
Nhất Xuân tâm tại bách hoa trung
Như kim khám phá Đông hoàng diện
Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng.
Dịch:
Xuân Muộn
Niên thiếu chưa từng rơ sắc không
Xuân sang ḷng gởi vạn đào hồng
Khuôn mặt chúa Xuân nay khám phá
Sàn gỗ đệm thiền ngắm rụng hồng.
Xuân Cảnh
Xuân điểu hoa thâm điểu ngữ tŕ
Họa đường thiềm ảnh mộ vân phi
Khách lai bất vấn nhân gian sự
Cộng ỷ lan can khan thúy vi.
Dịch:
Cảnh Xuân
Chim nhẫn nha kêu, liễu trỗ dày
Thềm hoa chiều rợp bóng mây bay
Khách vào chẳng hỏi chuyện nhân thế
Cùng dựa làn can nh́n núi mây.
(Huệ Chi dịch)
(4) Tên một tác phẩm của Cố HT Thích Măn Giác.
(5) Pháp Bảo Đàn Kinh.
(6) Năm 19 tuổi, Thiền Sư Chân Nguyên lên chùa Hoa Yên vào yết kiến Thiền sư Tuệ Nguyệt (Chân Trú).
Thiền sư Tuệ Nguyệt hỏi:- Ngươi ở đâu đến đây ?
Sư thưa:- Vốn không đi lại.
Tuệ Nguyệt biết Sư là pháp khí sau này, bèn thế phát xuất gia cho pháp danh là Tuệ Đăng. Sau không bao lâu Tuệ Nguyệt tịch. Sư cùng bạn đồng liêu là Như Niệm phát nguyện tu hạnh đầu-đà đi du phương để tham vấn Phật pháp. Thời gian sau, Như Niệm đổi ư trở về trụ tŕ chùa Cô Tiên. Sư đi lên chùa Vĩnh Phúc ở núi Côn Cương tham vấn Thiền sư Minh Lương là đệ tử của Chuyết Chuyết.
Sư hỏi: - “Bao năm dồn chứa ngọc trong đăy, hôm nay tận mặt thấy thế nào” là sao ?
Thiền sư Minh Lương đưa mắt nh́n thẳng vào Sư, Sư nh́n lại, liền cảm ngộ, sụp xuống lạy. Minh Lương bảo:
- Ḍng thiền Lâm Tế trao cho ông, ông nên kế thừa làm thạnh ở đời.
Minh Lương đặt cho Sư pháp hiệu là Chân Nguyên và bài kệ phó pháp:
Ngọc quư ẩn trong đá
Hoa sen mọc từ bùn
Nên biết chỗ sinh tử
Ngộ vốn thật Bồ-đề.
(Mỹ ngọc tàng ngoan thạch
Liên hoa xuất ứ nê
Tu tri sinh tử xứ
Ngộ thị tức Bồ-đề.)
Chính v́ chỗ ngộ này, sau Sư soạn quyển “Trần Triều Thiền Tôn Chỉ Nam Truyền Tâm Quốc Ngữ Hành” có cả thảy bảy lần nói về “Tứ mục tương cố” (bốn mắt nh́n nhau).(HT Thích Thanh Từ.)
oOo
Thiếu Thất
Cành lau trôi giữa giang hà
Ba ngàn thế giới chan ḥa lời Kinh
Đến đây trong gió không thinh
Về nương theo gợn mây tần trắng bay.
Chín năm vách đá dựng
Tâm vút chín tầng không
Đất trời ngưng nhịp thở
Diệu Pháp chuyển vô cùng.
Nụ hoa nở giữa vô thường
Ánh trăng nguyên thủy mười phương soi về
Không c̣n bờ giác bến mê
Hoa là nụ, biển là khe trùng trùng.
Tuyết rơi lạnh Thiếu Thất
Đứng giữa trời không hay
Tâm làm sao an được
Khi c̣n trái tim nầy!
Thôi th́ dừng lại nơi đây
Ngàn năm mỏi gót dựng xây cơ đồ
Hiện sinh một mảnh trăng phô
Cành hoa trắng nở giữa bờ tịch không.
Nguyên Hảo