THÍCH TRÍ CHƠN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thế danh:  Trương Xuân B́nh

Pháp danh:  Tâm Chánh.

Bút hiệu:  Thích Trí Chơn

Sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quư Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh B́nh Thuận.

Xuất gia năm 1950 tại Chùa Linh Mụ, Huế.

Đệ tử của Cố Đại Lăo Ḥa Thượng Thích Đôn Hậu, Đệ tam Tăng Thống GHPGVNTN.

1956 thọ Giới Sa Di tại Chùa Linh Mụ.

1958-1959 Hiệu Trưởng Trường Trung Học Bồ Đề tại Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng

1961-1965 Giáo sư Văn chương và Phật Pháp tại Trường Trung Học Bồ Đề, Huế, giảng sư Tỉnh Giáo Hội Phật Giáo Thừa Thiên.

Biên tập viên Tạp chí Liên Hoa và Từ Quang tại Việt Nam.

1965 thọ Cụ Túc Giới (Tỳ Kheo) tại Đại Giới Đàn Vạn Hạnh, Chùa Từ Hiếu, Huế.

1965-1966 nghiên cứu Phật Giáo tại Thái Lan.

1966-1977 du học tại Ấn Độ gần 12 năm.

1976 tốt nghiệp Tiến Sĩ Triết Học Phật Giáo tại Đại Học Magadha (Bihar).

1977 sang định cư tại Hoa Kỳ.

1992 GHPGVNTNHNHK tấn phong lên hàng giáo phẩm Ḥa Thượng.

Thành Viên Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương GHPGVNTN.

Thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTNHN-HK.

Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ GHPGVNTNHN-HK

Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Hoa Kỳ.

Chủ Bút Tập san Phật Giáo Thống Nhất, Hoa Kỳ.

Chủ trương trang nhà điện toán toàn cầu:  www.chualinhmu.com

Đă cộng tác với các tạp chí, báo Phật Giáo như:  Tập san Phật Học (CA), Phật Giáo Thống Nhất (CA), Phật Giáo Hải Ngoại (CA), Hóa Đạo (Canada), Chánh Giác (Canada), Phật Việt (CA), Nguyệt san Phật Học (KY), Viên Giác (Đức), Khánh Anh (Pháp), Pháp Bảo (Úc), Đất Lành (CA), Hoa Sen (CA), Nguồn Đạo (D.C.), Chùa Hải Đức (FL), Từ Ân (KY), Gia Đ́nh Phật Tử Thiện Tài (NC), Phương Trời Cao Rộng (CA), Hồn Việt (CA), Chánh Pháp (CA)…

 

Tác phẩm đă xuất bản:

-  Cuộc Đời Đức Phật – The Story of Buddha – Johnathan Landaw, Thích Trí Chơn dịch, 1994

Ḷng Thương Yêu Sự Sống – The Love of Life by G. B. Talovick, Thích Trí Chơn dịch, Việt-Anh: -  Tập 1, xb. 2001; -  Tập 2, xb. 2002; -  Tập 3, xb. 2005; -  Bản ấn hành tại Sài G̣n, trọn 1 tập, 2006.

Phật Giáo Vấn Đáp – The Buddhist Catechism by H.S. Olcott, Thích Trí Chơn dịch, 1987.

Phật Giáo, Ḥa B́nh Thế Giới và Chiến Tranh Nguyên Tử -  Ven. Sangharakshita, Thích Trí Chơn dịch, 1990

Một Vài Kiến Thức Về Phật Giáo – Some Knowledge About Buddhism by Dr. C. T. Shen, Thích Trí Chơn dịch, 1991

Phật Giáo Yếu Lược – Busshism In A Nutshell –  Ven. Narada Thera, Thích Trí Chơn dịch, Anh-Việt, 1992

Những Mẫu Chuyện Tiền Thân của Đức Phật – The Stories of Buddha’s Former Births, Anjali Pal, Thích Trí Chơn dịch, Việt-Anh, 1993

Những Đóng Góp To Lớn của Các Học Giả Anh Quốc Cho Nền Phật Giáo Âu Mỹ -  Thích Trí Chơn  dịch, 1996

Con Đường Dẫn Đến Chân Hạnh Phúc – Ven. Anoma Mahinda, Thích Trí Chơn dịch, Anh-Việt, 1991

 

Những bài pháp luận đă đăng:

- Ảnh hưởng Phật Giáo đối với nhân loại, Nyanatiloka Maha Thera, dịch Việt

- Con đường sống theo Phật Giáo, dịch Việt

- Giá trị của Phật Giáo trong thế giới tân tiến hiện đại, Ven. Kodo Matsunami, dịch Việt

- Ḷng từ bi trong sinh hoạt chính trị của thế giới, Compassion in global politics, Dalai Lama, dịch Việt

- Nhân quyền và trách nhiệm phổ biến toàn cầu, Dalai Lama, dịch Việt

- Phật Giáo Tây phương, Ven. Nyanasatta, dịch Việt

- Thông điệp t́nh thương của đức Phật, Dr. Rajendra Prasad, dịch Việt

- Phật Giáo truyền bá từ Đông qua Tây phương, Dalai Lama, dịch Việt

- Diễn văn của ông Chủ Tịch Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới đọc trong dịp Đại Hội Phật Giáo Thế Giới lần thứ 6 tại Nam Vang, Campuchia, năm 1961, dịch Việt

- Albert Einstein và đức Đạt Lai Lạt Ma, Rasoul Sorkhabi, dịch Việt

- Anagarika Dharmapala:  A Dục Vương của Tích Lan, theo tạp chí The Buddhist số tháng 5 năm 1964, Tích Lan, dịch Việt

- Sự cần thiết của nhiều tôn giáo, Dalai Lama, dịch Việt

- A Dục Vương một cư sĩ Phật tử hộ tŕ Chính pháp vĩ đại

- Chiến tranh

- Cuộc khủng hoảng hiện đại, dịch Việt

- Khoa học và tôn giáo, dịch Việt

- Nếp sống của Phật tử Miến Điện

- Những vấn đề khổ đau của nhân loại chỉ có thể giải quyết qua sự cải đổi quan niệm sống của con người, dịch Việt

- Phong trào Phật tử Ấn Độ, dịch Việt

- Sự bành trướng của Phật Giáo

- Thái độ của Phật tử Tây Tạng đối với Thiên Chúa Giáo, dịch Việt

- Tâm hồn vị tha, dịch Việt

- Tại sao tôi trở thành tu sĩ Phật Giáo, dịch Việt

- Con đường dẫn đến chân hạnh phúc, Dalai Lama, dịch Việt

- Bức Thông điệp từ con người của đức Phật.

 

 

 

a

 

 

 

NẾU!

 

Thích Trí Chơn

 

 

Chúng ta ai cũng đều ước mơ được sống trong một thế giới hoàn toàn tốt đẹp. Một thế giới ít có sự đau khổ về vật chất và tinh thần. Một thế giới mà con người bớt lo âu về nỗi sống chết. Một thế giới mà những con vật hiền lành không c̣n sợ những kẻ ác tâm giết hại chúng. Một thế giới mà chính con người không c̣n hành động lang sói với con người nữa.

Nếu phỏng chúng ta nói đó là điều có thể thực hiện, chắc có nhiều kẻ không khỏi la lên bảo: “Làm sao có thể thực hiện được?” Nếu các Phật tử cũng như mọi tín đồ Thiên chúa đều thực hành đúng những giới cấm của đức Phật và những điều răn của Chúa th́ thế giới này có thể thay đổi được không? Mọi vấn đề quan yếu đều do ở nơi chữ Nếu bé nhỏ này.

Điều răn trước nhất của tín đồ Thiên chúa là ǵ? Con không được giết”. Và giới cấm đầu tiên của người Phật tử là chi? “Phật tử không được sát sanh”. Nghĩa là người Phật tử không bao giờ có quyền giết hại bất cứ một sinh vật nào, bởi lẽ trong Kinh Pháp Cú đức Phật đă dạy: “Mọi người đều sợ h́nh phạt (gươm súng) mọi người đều sợ chết. Vậy hăy xét bụng ta ra bụng người, đừng giết và đừng bảo giết. Mọi người đều sợ h́nh phạt, mọi người đều ham sống. Vậy hăy suy bụng ta ra bụng người, chớ giết và chớ bảo giết”.

Chính bởi sự giết hại loài vật, tàn sát cá nhân cùng nhiều kẻ khác của chúng ta đă khiến cho nỗi thống khổ ở thế giới này luôn luôn tồn tại, tăng thêm măi và không ai có thể thoát khỏi được nghiệp báo của ḿnh. Đó là cái luật nhân quả tự nhiên, làm ác phải gặp ác vậy.

Nếu tất cả mọi người đều giữ giới không sát sanh th́ ai dám bảo rằng cục diện thế giới đen tối này không thể thay đổi được? Nhưng thử hỏi có mấy người tin chắc rằng họ có thể giữ đúng được điều răn “Không giết hại” đó? Mặc dù rất ít, nhưng chúng ta cũng có một tia nhỏ hy vọng, một điểm sáng mờ giữa nền trời đen thất vọng, bởi lẽ lần đầu tiên trong lịch sử hiểu biết của nhân loại, con người đă ư thức được rằng chiến tranh bao giờ cũng gây nên chiến tranh và người chiến thắng cũng như kẻ chiến bại thảy đều đau khổ như nhau.

Thật là hoài công khi luôn luôn bảo với mọi người rằng: “Hận thù không thể diệt được thù hận, và hận thù chỉ có thể chấm dứt bằng t́nh thương”.Và thấy cũng chẳng lợi ích ǵ khi khuyên con người nên yêu kẻ thù của nó như thương chính nó, hoặc nói rằng t́nh thương không bao giờ có thể nẩy nở ở những kẻ c̣n xem người này hay người khác như kẻ thù. Mà chỉ cần làm thế nào để con người nhận thức được rằng trong khi nó giết hại kẻ khác, tức nó đă tự giết hại chính nó, tất nhiên con người sẽ không c̣n muốn hành động sát hại lẫn nhau nữa.

Thế giới rộng lớn ngày nay đă thu hẹp lại nhanh chóng đến nỗi không một quốc gia nào, kể cả những cường quốc thịnh vượng, có thể hoàn toàn tránh khỏi được hậu quả sụp đổ về đạo đức cũng như kinh tế của một cuộc chiến tranh, mà h́nh như c̣n xa xôi, nhưng hiện tại nó đang đe dọa nền ḥa b́nh của toàn thể các dân tộc trên thế giới. Bất cứ một cuộc chiến tranh nào cũng là chiến tranh huynh đệ. Và có cuộc chém giết nào lại chẳng phải là cuộc tàn sát đẫm máu. Vậy muốn trở nên một con người có tâm hồn trong sạch th́ chúng ta đừng bao giờ nên dự vào những cuộc sát hại đau thương ấy. Hơn nữa, mọi đời sống của tất cả chúng sanh đều gắn chặt và cùng mật thiết liên quan.

Giáo lư của đức Phật bao hàm những lời dạy thực tiễn. Ngài thừa biết rằng nơi con người vốn có bản tánh ác. Cái “bản tính xấu” này đă hủy diệt những ǵ tốt đẹp ở con người. Nhưng đúc Phật dạy nơi con người cũng có một thiện tánh trái lại (thiện tánh này cũng sẵn có như ác tính trên). Thiện tánh đó là T́nh Thương. Nó có đủ năng lực cứu con người thoát khỏi biển đời ô trược, dẫy đầy những thảm cảnh chiến tranh tàn khốc.

Trong lúc làm kẻ khác đau khổ, con người đă tự gây đau khổ cho chính ḿnh. Đó là điều mê lầm hoặc muốn lầm mê của con người. Vô minh là nguồn gốc của mọi tội ác. V́ kém hiểu biết các định luật vật lư, con người đă mắc phải những bệnh tật. Và bởi không nhận rơ được luật nhân quả bất di bất dịch mà chúng ta đă nhầm tưởng rằng chúng ta có thể thoát khỏi được nghiệp báo của chúng ta. Chính sự mê lầm đó là căn nguyên gây nên sự hỗn loạn khổ đau của xă hội chúng ta, chứ công b́nh hay bất công thảy đểu là những hư từ vô nghĩa.

Chính nhờ ḷng từ bi bao la mà đức Phật đă trở thành “Nguồn Ánh Sáng Của Á Đông”. Chính bởi trí tuệ tuyệt vời mà Ngài đă trở nên đấng dẫn đường độc nhất cho “những người hằng mong thoát khổ”. Và cũng do đầy đủ hai hạnh Đại Trí và Đại Từ ấy mà đức Phật đă xuất hiện như một bậc “Đạo Dẫn Vô Song”, một đức Thầy cao cả có thể đưa dắt, cứu thoát con người khỏi ṿng khổ năo và diệt được kẻ thù tối hại là Vô Minh. Chính bởi vô minh mà con người đă sanh tâm ích kỷ, tham muốn vô cùng để rồi gây nên những hận thù cá nhân cũng như đoàn thể. Ḷng tham sân mù quáng đó có khác ǵ ngọn lửa hỏa diệm sơn bị dồn ép lâu năm dưới sức nóng trong ḷng quả đất để một ngày kia nó bùng phun ra ngoài những lửa và tro tai hại. Cũng vậy, chiến tranh phát khởi là bởi từ lâu đời con người đă nuôi dưỡng ở trong thâm tâm biết bao mầm mống tham lam ác độc.

Với sự hiểu biết chân chánh về cuộc đời ngắn ngủi mong manh, với một nhận thức sáng suốt là mọi sự sống của chúng sanh đều tương quan mật thiết, con người sẽ bắt đầu hiểu được rằng sự đau khổ là do con người gây ra và cũng chính con người đă trưởng dưỡng nó.

Có kẻ nào không thích ḥa b́nh? Nhưng có ai biết được rằng muốn thế giới ḥa b́nh th́ trước tiên chính tâm ḿnh phải ḥa b́nh không?

Duy nhất chỉ một con đường, một con đường đă có từ lâu, vô cùng mầu nhiệm và thiêng liêng. Đó là con đường thanh tịnh, có thể cải đổi được toàn diện nhân tính, hướng dẫn con người trong sạch trong lời nói, ư nghĩ và việc làm.

Nhưng ai sẽ theo?

Ai dám theo con đường đó?

Ai? Ồ! NẾU…!

 

 

     Theo tạp chí Pháp ngữ “La Pensée Bouddhique”

     (Tư Tưởng Phật Giáo)

 

 

 

 

oOo

 

 

 

CHÚNG TA CẦN T̀NH THƯƠNG

 

Trích tập Sách “T́nh Thương và Con Người

(Compassion and the Individual) của Đức Đạt Lai Lạt Ma

 

 

“Tại sao t́nh thương mang lại cho con người nguồn hạnh phúc lớn lao nhất? Lư do đơn giản v́ bản chất của chúng ta là hâm mộ, yêu chuộng t́nh thương và không thích sự ganh ghét, oán thù. Nhân loại cần đến t́nh thương để tồn tại. Con người cần sự giúp đỡ, nương tựa vào nhau để sống c̣n. Cá nhân nam hoặc nữ, dù có khả năng tài giỏi đến đâu, nếu bỏ họ một ḿnh, họ cũng không thể tự sống được. Trong bất cứ hoàn cảnh, t́nh huống nào; giàu sang phú quư hay thiếu thốn nghèo hèn, khi trẻ trung mạnh khỏe hay già nua đau ốm, con người vẫn phải sống nhờ vào sự giúp đỡ của kẻ khác.

Cho nên, tinh thần tương thân tương trợ rất cần thiết cho mọi người trong xă hội. Không những con người mà ngay cả loài vật vẫn phải sống hợp quần. Tất cả những cảnh vật ngoại giới, từ hạt bụi nhỏ bé đến quả đất to lớn chúng ta đang sống; từ sông ng̣i biển cả đến núi rừng đồng ruộng; từ đám mây trên trời đến những cành hoa trong vườn đều có sự tương quan, tương duyên với nhau. Nếu không có sự hỗ tương, liên hệ nhân quả, vạn vật sẽ không thể phát sanh hay tồn tại. V́ con người cần nương vào sự giúp đỡ của kẻ khác để sống c̣n, do đó t́nh thương là chất liệu thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Và chúng ta có trách nhiệm trong hành động tạo nên hạnh phúc hoặc gây đau khổ cho mọi kẻ khác.

Chúng ta nên t́m hiểu bản chất thực sự của chúng ta là ǵ. Chúng ta không phải là sản phẩm của máy móc. Nếu chúng ta là những vật dụng máy móc th́ các đồ dùng máy móc này có thể thỏa măn mọi nhu cầu và dứt trừ được hết nỗi khổ đau của chúng ta. Bởi lẽ chúng ta không phải là những sinh vật được cấu tạo thuần túy bằng vật chất cho nên thực là điều sai lầm nếu chúng ta mong t́m hạnh phúc của ḿnh ở bên ngoài con người, mà trái lại muốn có hạnh phúc chân thật, chúng ta cần thấu hiểu nguồn gốc và bản chất đích thực về con người để chúng ta có thể khám phá ra điều mà chúng ta ước mong có được.

Chúng ta hăy tạm gác qua một bên câu hỏi quá phức tạp khó giải đáp về sự diễn tiến cũng như tạo dựng nên thế giới của chúng ta đang sống; nhưng chúng ta có thể đồng ư với nhau rằng mỗi chúng ta là chính do cha mẹ của chúng ta sinh ra. Như vậy, sở dĩ có chúng ta không phải chỉ hoàn toàn do ḷng ham muốn thỏa măn dục t́nh mà c̣n bởi cha mẹ chúng ta thực sự mong muốn có một đứa con. Nói khác, trước khi sanh con th́ cha mẹ đă ư thức rơ trách nhiệm là phải yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ đứa con của ḿnh nên người, chứ không thể bỏ mặc để cho nó hư hỏng. Cho nên chính do t́nh thương của cha mẹ đă dẫn đến sự ra chào đời của mỗi chúng ta. Hơn nữa ngay từ lúc c̣n ở trong bào thai, chúng ta đă cần đến sự chăm sóc của người mẹ. Và theo các nhà khoa học th́ thai nhi không những chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi thể xác mà c̣n về mặt tinh thần của bà mẹ. Nếu trong lúc mang thai, người mẹ gặp những chuyện phấn khởi vui vẻ hay lo lắng buồn phiền đều gây ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến tinh thần của em bé sắp sinh ra sau này.

Ngay vừa lúc mới lọt ḷng, đứa trẻ cũng rất cần thiết đến t́nh thương của bà mẹ. Em bé nhờ sữa mẹ lúc ban đầu mà lớn lên. Mặc dù ngày nay có sữa bột để nuôi con, sữa mẹ vẫn là nguồn sống căn bản tự nhiên của các hài nhi. Đứa nhỏ ngậm vú mẹ lúc sơ sinh nói lên t́nh thương con thật lai láng “như nước trong nguồn chảy ra”. Nếu người mẹ không thực ḷng thương yêu con ḿnh hay nổi cơn giận dữ khi con khóc phá th́ ḍng sữa mẹ sẽ ảnh hưởng bị tắt nghẽn không chảy ra b́nh thường được. Lại nữa, cơ thể và nhất là bộ óc của em bé trong thời gian từ lúc mới sinh cho đến khi được ba hay bốn tuổi, sự chăm sóc kỹ lưỡng của bà mẹ thực hết sức quan trọng để giúp cho thân thể đứa trẻ được lớn mạnh và phát triển đầy đủ. Nếu thiếu sự chăm sóc, yêu thương và nuôi dưỡng của bà mẹ, thân thể em bé có thể chậm lớn, nhất là bộ óc của nó không thể phát triển b́nh thường được. Lư do bởi đứa trẻ rất khó lớn khôn nếu không có sự chăm sóc của người lớn, cho nên t́nh thương của mẹ là chất liệu nuôi dưỡng quan trọng nhất, sức khỏe và hạnh phúc của các trẻ em hoàn toàn tùy thuộc vào t́nh yêu thương nuôi nấng và dạy dỗ tận t́nh của các bà mẹ.

Trong xă hội Âu Mỹ ngày nay, có nhiều đứa trẻ đă lớn lên trong những gia đ́nh thiếu hạnh phúc. Một khi đứa trẻ thiếu sự chăm sóc, hướng dẫn của người lớn; và cha mẹ không biết yêu thương con cái ḿnh; kết quả là chúng cũng sẽ không bao giờ nghĩ tưởng đến cha mẹ. Từ hành động không biết chăm sóc, thương yêu cha mẹ, những đứa trẻ sau này lớn lên vào đời, chúng cũng sẽ không có ḷng thương yêu đồng loại. Thực là điều đáng buồn. Trẻ em lớn lên được cha mẹ gửi đến trường học, lúc ấy đứa trẻ cần sự giáo dục, hướng dẫn của thầy giáo. Ngoài sự dạy dỗ kiến thức phổ thông, nếu giáo sư biết rèn luyện cho học sinh có những đức tính tốt như tánh ngay thẳng, tự tin và giúp đỡ người khốn cùng v.v... th́ các học sinh này sẽ biết ơn, kính mến và giữ một ấn tượng tốt lâu dài trong tâm hồn của ḿnh về ông thầy giáo đó. Trái lại, nếu vị giáo sư tỏ ra không hết ḷng yêu thương, chăm sóc dạy dỗ các em học sinh th́ sự mến thương t́nh cảm giữa chúng với người thầy giáo cũng chóng phai lạt.

Tương tự như thế, nếu một bệnh nhân trong nhà thương được chăm sóc hết ḷng, tận t́nh chữa trị của vị bác sĩ th́ chính t́nh thương này của ông ta sẽ là liều thuốc hữu hiệu nhất giúp cho người bệnh chóng lành, mặc dù ông không hẳn là một bác sĩ giỏi. Trái lại, cho dù một bác sĩ có tài, nhưng thiếu đạo đức, không thương yêu tận tụy khi chữa trị cho bệnh nhân, khiến người đau bịnh buồn phiền tức giận; do đó họ không thể chóng b́nh phục được. Cho nên t́nh thương, sự hết ḷng cứu chữa bênh nhân của vị thầy thuốc sẽ góp phần lớn trong việc giúp người đau bệnh chóng lành.

Trong cuộc sống giao tế hằng ngày, người ta thích nghe lời nói ḥa nhă êm dịu cho dù câu chuyện của người tŕnh bày không hay, ngược lại, một đề tài dù hấp dẫn bao nhiêu đi nữa mà người phát biểu dùng ngôn từ nặng nề, thiếu lễ độ nhả nhặn th́ chẳng ai muốn nghe. Do đó, mọi việc ở đời, từ nhỏ đến lớn; ḷng thương yêu, kính mến kẻ khác là điều căn bản tạo nên hạnh phúc cho mọi chúng ta. Gần đây, tôi gặp một nhóm khoa học gia Hoa Kỳ, họ cho biết rằng hiện nay có khoảng mười hai phần trăm dân số ở Mỹ đang mắc bệnh tâm thần. Nguyên nhân chính không phải v́ thiếu thốn vật chất mà do bởi cuộc sống giữa con người với nhau thiếu thông cảm và t́nh thương. Cho nên, như tôi đă tŕnh bày ở trên mặc dù quư vị có nhận thức rơ điều đó hay không, th́ vào lúc chúng ta ra chào đời, t́nh thương vẫn là chất liệu cần thiết như máu huyết nuôi dưỡng sự sống của chúng ta. Ngay cả t́nh thương ấy phát xuất từ nơi một con vật, hay kẻ thù của chúng ta th́ trẻ nhỏ và người lớn vẫn đều cần đến nó.”

 

                            Thích Trí Chơn dịch