Vĩnh Hảo với Truyện dài
'Bụi Đường'
Hồ Trường An
(trích TRÊN NẺO ĐƯỜNG NẮNG TỚI)
Đây là một tiểu thuyết tự truyện của nhà văn Vĩnh Hảo, thế có nghĩa là tác giả tiểu thuyết hóa đôi chút cuộc đời của ḿnh. Những ai mê đọc tiểu thuyết có thể t́m thú vị ở những đoạn éo le, trộn với t́nh cảm phức tạp: hồi hộp, sảng khoái, mê đắm, say sưa... Chúng ta sẽ có cảm tưởng như lúc đi xem một tuồng hát lâm ly, gay cấn diễn trên sân khấu hay xem một cuốn phim đầy t́nh tiết hỉ, nộ, ái, ố chiếu trên màn ảnh. Cái tôi của danh xưng thứ nhất có pha trộn vài nhân vật khác chứ không phải thuần túy là nhân vật ở ngôi thứ nhất. Có nhiều tác giả chỉ lấy một phần nào đó của cuộc đời ḿnh rồi hoặc sửa đổi kết cuộc hoặc thêm hay bớt vài đoạn trong đời ḿnh. Như thế, tác phẩm thêm hấp dẫn. Quyển T́nh Yêu Đẹp Huy Hoàng ("Love Is Many Splendored Thing") của nữ sĩ nổi tiếng Han Suyin (Hàn Tố Anh, người Trung Hoa lai Bỉ), chỉ là một phần nhỏ của cuộc đời bà, lại có nhiều chi tiết ngụy tạo rất quyến rũ cho nên cuốn sách hấp dẫn lạ lùng.
Vĩnh Hảo là một nhà văn dùng Phật pháp lót nền cho những cuốn truyện dài hay truyện ngắn. Anh đă từng trải qua lớp Phật học ở miền Trung, cho nên tư tưởng của anh dựa trên giáo lư Phật. Anh là nhà văn kiêm tư tưởng gia. Cách diễn tả Phật pháp trong các tác phẩm đă xuất bản của anh rất sáng sủa, đôi lúc phảng phất áng sương thơ mộng, bóng khói mơ màng. Đem cái trữ t́nh pha trộn vào con đường giáo lư để t́m lối diễn tả một cuộc sống đa dạng giữa đạo và đời không dễ dàng đâu nhé. Phải có được óc tế nhị (esprit de finesse). Phải có sự thâm nhập Phật pháp, biết sống an lạc giữa thời đại nhốn nháo xáo trộn.
Nhân vật chánh trong Bụi Đường là chú Khang tu ở học viện Hải Đức (Nha Trang), rồi chùa Long Tuyền và sau hết là chùa Linh Phong. Tác giả không cho chúng ta biết pháp danh của chú. Thuở đó, miền Nam Việt Nam đă rơi vào tay Cộng Sản Bắc phương. Tôn giáo nào cũng bị họ rúng ép trong ṿng kiểm soát chặt chẽ. Các tu sĩ của các tôn giáo khác cũng bị áp bức, phải hoàn tục. Có những tu sĩ bị lư thuyết xây dựng đất nước mới, xă hội mới của chính quyền Cộng Sản nên họ cởi bỏ y phục dành cho tu sĩ tăng nhân. Điển h́nh nhất là thầy Thiện Phước tu ở chùa Phước Lâm. Thầy cho rằng chánh quyền của Cộng Sản trong buổi sơ khởi làm sao tránh khỏi lệch lạc. Để rồi sau này, chuyện nào cũng vào ṿng trật tự tốt lành. Thế là thầy cũng cởi áo áo cà sa lẫn áo nhật b́nh để khoác áo cán bộ công nhân. Thầy hoàn tục, t́nh nguyện xông ra phục vụ cuộc đời theo chủ trương của Đảng mà không thể biết trong vài năm sau, quân đội Việt Cộng đem máu xương và vũ khí đi thôn tính nước Căm-pu-chia. Một Phật tử thuần thành đâu thể nhúng tay vào máu huống chi là thầy đă có lần thành một tăng nhân, đă biết và quán về Tứ Vô Lượng Tâm là Từ, Bi, Hỷ, Xả.
Nhân dịp chú Khang ốm nặng th́ có thầy Thông Chánh từ Phật học viện Hải Đức (Nha Trang) tới chùa Long Tuyền để thăm chú. Cũng vào dịp đó, có mấy tên công an đến lục soát chùa. Xin cùng đọc đoạn tu sĩ Thông Chánh trả lời viên công an Cộng Sản khi đương sự hỏi thầy có tin Đức Phật ở trong ảnh thờ tại các chùa không? Đây là một pha đối chất giữa một nhà tu Phật Giáo và một kẻ vô tôn giáo, giốc ḷng thờ "Đảng và Bác":
"Ô, ảnh của Bác Hồ đấy à? Chuyện khác nhau chứ. Treo ảnh Bác là để tưởng nhớ công ơn, sự nghiệp chứ không phải là chúng tôi có tin có Bác ngự trong ảnh ấy ."
"Chúng tôi cũng vậy. Thờ Phật là để tưởng niệm công ơn của Phật và để hằng ngày nh́n thấy mà tự nhắc nhở ḿnh noi gương tốt của Phật chứ không phải là mê tín có một đức Phật ngồi trong ảnh. Cũng là một h́nh thức của sự tưởng nhớ thôi, thưa quư vị. "
"Nếu cũng là sự tưởng nhớ thôi th́ sao chúng ta lại không treo ảnh Bác Hồ nhỉ? Bác Hồ yêu nước, đóng góp rất nhiều cho đất nước, nêu gương tốt cho nhân dân mọi tầng lớp, thế th́ tại sao chúng ta không thờ Bác Hồ Việt Nam của chúng ta lại đi thờ ông Phật của một nước khác. Bác Hồ cũng giống ông Phật chứ có khác ǵ đâu mà phải cất công rước ông Phật từ ngoại bang đem về để thờ!"
"Tại quư vị mới đọc được có sách của "Bác" và sách do nhà nước in thôi, chứ chưa đọc sách của nước nào khác nên không thấy được sự sai khác giữa một nhà cách mạng dân tộc và một giáo chủ sáng lập một tôn giáo của nhân loại. Nếu quư vị có cơ hội đọc nhiều sách của các nước, các dân tộc, các tôn giáo, các chủ thuyết, triết học khác... hẳn là quư vị sẽ c̣n muốn tưởng nhớ và tôn thờ nhiều vị khác nữa, chứ không phải chỉ riêng ông Hồ Việt Nam của quư vị đâu. Trên thế giới c̣n biết bao nhiêu người vĩ đại, đáng tôn quí. Những bậc vĩ nhân, hiền triết của nhân loại chứ không phải của riêng nước nào. Nếu ông Hồ Chí Minh của quư vị xứng đáng cho các nước tôn thờ, chắc quư vị cũng hănh diện, cũng mừng chứ đâu muốn ngăn cản người ta tôn thờ, phải không? Như vậy, dù Phật là người Ấn Độ, nhưng quá siêu tuyệt th́ nhân dân các nước làm sao khỏi tôn sùng, ngưỡng mộ. Mà trên thực tế, ông Hồ Chí Minh trong mắt quư vị là một người có công với đất nước, nên quư vị nhớ ơn và cho rằng đất nước này phải nhớ ơn, nhưng có dân nào, nước nào khác biết đến Hồ Chí Minh là ai đâu. Trong khi đó, Phật là người Ấn Độ, nhưng cả thế giới đều biết, và trải qua hai mươi lăm thế kỷ rồi, và sẽ c̣n nhiều thiên niên kỷ nữa, nhiều người trong nhiều nước vẫn c̣n xưng tụng, tôn thờ Phật. Đó là chỗ khác nhau, quư vị phải thấy chứ. Ở những đất nước không có chiến tranh, người ta không có tôn thờ chiến sĩ cách mạng. Nhân dân Việt Nam chúng ta v́ phải bị ch́m ngập trong chiến tranh liên tục cả ngàn năm nên chỉ biết tôn thờ và hănh diện với những chiến công, những chiến sĩ anh dũng, những con số thương vong tử nạn của phe địch... Thực ra, chiến sĩ cách mạng thường chỉ có mỗi một đức tánh anh hùng để được ca tụng thôi. Mà tánh anh hùng chỉ là một hạt cát trong sa mạc đức hạnh của một vị Phật, một con người đă hoàn toàn giác ngộ, không c̣n say đắm bất cứ thứ dục lạc nào của thế gian. Đó là chưa kể đến tính anh hùng cũng có nhiều mức độ, nhiều loại khác nhau, tùy theo trường hợp và quan niệm riêng của mỗi dân tộc, mỗi thời đại, chứ không phải cứ xông ra chiến địa th́ mới là anh hùng. Cũng không phải chiến thắng th́ tất nhiên phải là anh hùng. Chẳng hạn, đức Phật của chúng tôi có nói: "Thắng một vạn quân không bằng tự chiến thắng ḿnh. Tự thắng ḿnh mới là chiến công oanh liệt nhất." Bao nhiêu đó cũng đủ thấy khác nhau xa lắm rồi. Cho nên, nói ông Hồ Chí Minh y hệt như Phật th́ chẳng khác ǵ đem đom đóm so với mặt trời. Đom đóm cũng phát ánh sáng, mặt trời cũng phát ánh sáng, nhưng khác nhau đấy chứ." (các trang 86, 87 và 88)
Đọc xong phần đầu của quyển này, chúng ta chỉ bắt gặp vài đoạn có vài tư tưởng Phật giáo thâm thúy, c̣n các phần khác thi rất nhiều tư tưởng chen lẫn nhân sinh quan không dung chứa nhiều chân trời tâm linh và triết học. Nhưng các chương sau của tác phẩm cũng như cái kết cuộc của tác phẩm được thể hiện sự kết hợp giữa đạo và đời. Chúng ta có thể liên tưởng các tác phẩm của Hermann Hesse. Hầu hết tác phẩm của ông nhà văn này xây dựng trên các tôn giáo như: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, các tôn giáo khác của xứ Ấn Độ... Nhất là cuốn truyện dài Demian. Đây là một tác phẩm tư tưởng, chẳng hiểu dựa trên tôn giáo nào. Demian là một nhân vật thiếu niên thông thái, bạn đồng lớp của cậu học sinh Emile Sinclair. Anh ta khuyên Emile đừng theo gương bố mẹ. Hăy tự nổi loạn với chính ḿnh để tự gặp chính ḿnh. Hăy tự tŕnh bày cho chính ḿnh để thể hiện hai điều đối nghịch nhau là thiên thần và ác quỷ. Hăy tự ḿnh băng qua cái hỗn mang của vũ trụ để hoàn thành cái định mệnh riêng biệt của ḿnh. "Demian" có nghĩa là ác quỷ tương tự như tiếng "Démon" của Pháp. Nhưng ác quỷ này đẹp trai chứ không xấu xa gớm ghiếc ở diện mạo. Đương sự chỉ đi ngược giáo lư của Thiên Chúa giáo, tuy thế vẫn là kẻ thông thái, giúp đỡ người bạn đồng lớp Emile Sinclair. Tông tích của đương sự và mẹ của đương sự mơ hồ khiến cho chúng ta tưởng chừng họ như từ ở một hành tinh xa lạ nào đến trái đất này. Cái tư tưởng hai chiều thuận nghịch của vạn hữu, qua nhận định của Demian phảng phất tinh thần Bát-nhă của Phật pháp. Rằng chân lư không phải chỉ ở trong điều tốt đẹp và thăng hoa mà c̣n ở trong xấu xa sa đọa. Hai cái đối nghịch và tương phản nhau, nhưng có cái này thí ắt phải có cái kia.
Trong các độc giả ở hải ngoại, ai đó một khi mở quyển sách văn chương bất kỳ thể loại nào của Vĩnh Hảo, cũng t́m gặp tinh thần Phật giáo ḥa tan một cách khéo léo trong cuộc sống của nhân vật. Với những độc giả ngưỡng mộ Phật giáo th́ những giáo lư của Phật gia là một ch́a khóa vạn năng (le passe-partout) có thể mở tung những ổ khóa rắc rối nhất. Những ổ khóa đó tượng trưng cho những giáo lư cầu kỳ khó hiểu khác, những tư tưởng triết học rườm rà khác. Cho nên những tác phẩm của Vĩnh Hảo có thể làm nguôi sự khao khát của độc giả một phần nào nếu họ muốn t́m hiểu con đường t́m về chân lư.
Tác phẩm Bụi Đường của Vĩnh Hảo lấp lánh ánh sáng của Phật pháp, rất sâu sắc về nhân sinh quan, tuy thế chẳng những chúng không khô khan mà trái lại c̣n phong phú t́nh cảm. Có một điều đáng chú ư là văn phong của anh thật trong sáng. Anh không dùng giọng điệu làm dáng làm duyên, không dùng từ ngữ mắc mỏ, cao xa, không khoe khoang trí tuệ. Anh không chạy theo chủ nghĩa thời thượng (le snobisme) một cách lố bịch. Thế nhưng, bút pháp của anh rất đẹp, cái vẻ đẹp trong ngời của giọt sương trên lá cỏ dưới nắng b́nh minh, cho dẫu khi anh viết về tư tưởng (triết học và tâm linh) khúc mắc quanh co.
Những ngày được nghỉ công việc đồng áng, chúng tôi đưọc thầy Như Chấn giảng kinh Kim Cang Bát Nhă Ba La Mật, rồi kinh Lăng Già, Lăng Nghiêm... Những kinh ấy, Thượng tọa giám viện đă có giảng cho quư thầy lớn hoặc cho chúng tôi trước đây, nhưng qua thầy Như Chấn, tôi thấy tâm ḿnh sáng rơ hơn, thấy rơ con đường và mục tiêu tối hậu của Thiền học Phật giáo. Có thể tâm tôi vào lúc ấy, đă như một miếng đất lành vốn được phát quang sạch sẽ bởi thầy tôi, bởi Thượng tọa giám viện và qua nhiều năm tháng nỗ lực tu tập nên thầy Như Chấn chỉ cần tưới nước, chăm bón thêm là những hạt mầm tốt đẹp ươm sẵn được vùng dậy, vươn lên, khai mào cho một tiến tŕnh phát triển mạnh mẽ hơn. Và như một người mù được mắt sáng, chẳng biết mỏi mệt trong sự nh́n ngắm cảnh vật, tôi dốc trọn tâm tư vào sự chiêm nghiệm chính bản tâm ḿnh. Tôi sờ mó nó, đùa giỡn với nó như giỡn một quả cam, một trái banh... và đôi lúc, tôi ném nó bay vút đi, tan biến vào hư không, rồi khi tôi theo dơi sự tan biến của nó, tôi cũng tan biến theo, và tôi không c̣n tôi. Và tôi soi thấy tôi trong sự phản hiện của hư không...
Càng lúc tôi càng tỏ rơ tâm ḿnh, đến nỗi tôi nh́n đâu cũng thấy nó. Và khi tôi đọc kinh, nghe kinh, nghe thuyết pháp hay nh́n ngắm một sự việc ǵ đó, th́ những điều này đều như phơi bày, hiển lộ thêm cho cái thấy của tôi về bộ mặt thực của nó. Cái tâm ấy h́nh như đă mượn những lời giải thích kinh luận, và ngay cả những hành vi lập dị của thầy Như Chấn để được khai mở tṛn vẹn như một đóa hoa đầu mùa. Và giai đoạn đó có thể nói là giai đoạn bừng sáng nhất của trí tuệ trong tôi. Tôi ngạc nhiên nhiều lần như nghe được, thấy được, hiểu được những điều ḿnh đă nghe, đă thấy và hiểu trước. Có khi tôi đă hiểu trước được cả những ǵ các vị pháp sư sắp nói ra hoặc đang cố gắng giải thích một cách dễ hiểu và tường tận cho kẻ khác. Tôi đọc lại những sách về thiền học mà trước đây tôi từng đọc qua nhiều lần, và lần đọc lại này, tôi thấy tâm tôi sáng hơn, đọc đến đâu là niềm hân hoan bừng tỏa ra đến đó. Niềm hân hoan ấy như chảy tràn theo nhịp thở của tôi, liên tục từ giây phút này qua phút giây khác và được bồi đắp thêm, phát triển thêm bội phần mỗi khi sáng tỏ thêm một điều ǵ khác từ kinh điển hay những việc nhỏ nhặt tầm thường hằng ngày. Nhưng kinh nghiệm sâu đậm nhất mà tôi nhớ măi trong thời gian này là lúc đang kinh hành với tăng chúng vào một thời công phu chiều. Lúc ấy tôi đang rung cái linh nhỏ. Cái linh là một loại pháp khí của thiền môn, có thể diễn tả cho dễ hiểu, là một loại chuông nhỏ h́nh thù như một cái khánh, nhưng có tay cầm ở phía trên, bên trong của chuông là một quả lắc bằng đồng. Linh cũng như khánh, được rung theo nhịp trường canh mà cường độ của nó tùy theo nhịp mơ lơi hay nhặt. Lúc nào linh và khánh cũng nhanh gấp đôi nhịp mơ, và thường được trổi lên khi có những bài tán nhịp điệu. Ở các chùa Quảng Nam,linh được rung luôn vào lúc kinh hành niệm Phật. Chiều hôm ấy, tôi vừa lắng nghe chăm chú tiếng phát ra của nó từ sự va chạm quả lắc và quả chuông nhỏ này, th́ bỗng sực hiểu ư nghĩa về âm thanh của một bàn tay, một công án nổi tiếng mà tôi nghiên cứu (thuật ngữ gọi là đề) nhiểu ngày trước đó nhưng chẳng kết quả ǵ. (các trang 54, 55, 56)
Muốn thưởng thức hay sáng tác một áng văn, môt bài thơ có Phật tính hay có Thiền phong Thiền vị, ta thử t́m Tinh thần Bát-nhă trong đó xem sao. Chẳng hạn hai câu thơ của vua Lư Thánh Tôn: "Hạo hạo Lăng-già nguyệt / Phân phân Bát-nhă liên." Xin tạm dịch: "Lăng-già trăng sáng khắp nơi / Bông sen Bát-nhă khắp trời ngát hương." Đây không phải là hai câu thơ Thiền v́ nó không có tinh thần của hai hiện tượng đối nghịch nhau, nhưng có cùng một bản thể (Tinh thần Bất Nhị / Tinh thần Bát-nhă). Đây chỉ là hai câu khuyên những ai muốn t́m hiểu Thiền tông nên xem Kinh Lăng-già và Kinh Bát-nhă. Hai thứ kinh này phổ biên khắp nơi như trăng vằng vặc khắp bầu trời (Kinh Lăng-già) và như hương sen thơm ngào ngạt thơm khắp nơi chốn (Kinh Bát-nhă).
Trong Bụi Đường, tư tưởng Phật học thường hé lộ ra không ở hoạt cảnh, chúng chỉ hé lộ trong tư duy cùa nhân vật mà thôi. Đem tôn giáo vào văn chương, chúng ta không nên chép trọn vẹn những ǵ trong một đoạn trong kinh kệ nào đó. Chúng ta phải triển khai những ǵ trong kinh bằng ngôn ngữ văn chương. Thế có nghĩa là dùng những nét tạo h́nh, những miêu tả cảm giác về mùi hương, về ư vị về xúc giác... Thi hào Omar Khayyam của xứ Ba-tư sáng tác thơ thâm thúy về tư tưởng, nhưng những câu thơ của ông hơi ít oi những nét tạo h́nh. Nhà thơ lỗi lạc xứ Hồng Mao là FitzGerald dịch thơ của Khayyam bằng những h́nh ảnh thay thế những ư thơ trừu tượng. Như thế, thơ của Khayyam được dịch qua Anh ngữ nổi bật lên, sáng rực trong tâm tưởng người đọc bằng những đường nét, những h́nh ảnh, những màu sắc... Tất cả như hiển hiện trước mắt của họ.
Tu hành theo nghĩa tối hậu của Phật giáo là chúng ta hăy trở về cái Chân Tâm của ḿnh. Biêt bao sinh linh bởi có nhiều vọng thức bao che Chân Tâm, biến Chân Tâm thành Tâm Thức. Cho nên biết bao chúng sanh phải gian nan đau khổ trong ṿng sinh tử luân hồi. Trở vế Chân Tâm là được chứng ngộ, là được đắc quả tuy chưa được vào Niết Bàn thành Đấng Chính Đẳng Chính Giác (thành Phật) th́ cũng thành chư Hiền Thánh Tăng.
Vào năm 1970, Thiền Sư Thích Đắc Pháp (trưởng pháp tử của Ḥa Thượng Thích Thanh Từ) có dịch hai quyển bửu kinh (quyển luận) của Thiền Sư Thủy Nguyệt gốc người Triều Tiên. Đó là quyển Vạn Pháp Quy Tâm nêu lên cái vĩnh tồn bất biến của Chân Tâm gồm tất cà các pháp không ngằn mé, không thể đếm số được. Cuốn thứ hai là Quy Nguyên Trực Chỉ có nghĩa là trực tiếp trở về nguồn gốc tức là trở về Chân Tâm. Nói theo pháp môn Thiền Tông cuốn này dạy chúng ta hành tŕ đốn ngộ theo pháp môn Thiền định.
Đây là đoạn chú Khang trở về thăm thầy bổn sư của chú. Thầy hỏi thăm về sức khỏe của chú ra sao và chú cho biết chú đă lành bệnh.
Thầy im một lúc rồi nói:
"Không có ǵ vội vă. Cái thường hằng th́ không có mất đâu mà sợ, mà lo t́m gấp."
Tôi theo thầy Thông Chánh bước xuống nhà ăn, vừa bước đi vừa tự hỏi tại sao thầy tôi có thể đoán được những nỗ lực tinh thần của tôi trong việc tu tập? Phải chăng người xuất gia nào cũng trải qua giai đoạn đó trong tuổi thanh niên của ḿnh và phải chăng vị thầy nào trước đây cũng đă từng đổ bệnh, từng sống chết với sự định tâm, nỗ lực, truy t́m chân lư... rồi trở thành một con người mới, như tôi hôm nay? Con người mới sẽ là một con người rất b́nh thường, sống ở chùa như cây cỏ mọc trên rừng, không cần bày biện những lư tưởng cao xa hay những mục tiêu to lớn nào hết. Cứ hít thở không khí lành mạnh, cứ làm những việc chay tịnh ở chùa là tự dưng sẽ đến mục tiêu, sẽ đạt lư tưởng có thể hôm nay, có thể ngày mai ngày mốt, hay một ngày không tên nào đó, không cần phải nỗ lực t́m kiếm, không cần phải hăm hở ngày một ngày hai lo đào bới công án, thoại đầu để thành Phật thành Thánh lập tức." (trang 98)
Sau đây là cuộc căi lư giữa sư Trừng Hùng và chú Khang. Sư vốn bảo thủ, cho rằng không nên sửa đổi luật Sa-di, không cho Sa-di đọc sách của ngoại đạo, không cho Sa-di đọc sách của các tác giả phàm phu thế tục. Theo chú Khang, luật đó phải có vài biệt lệ. Khăng khăng giữ nó măi là bám lấy điều xưa cũ thô cứng, không cần biết trường hợp biệt lệ. Trước một tăng nhân cổ hủ, chú nổi giận không gọi sư Trừng Hải là "thầy," không xưng "con" mà xưng "tôi":
"Giới th́ không sửa được, nhưng luật, nhất là các oai nghi, các nghi thức sinh hoạt, đâu phải lúc nào, chỗ nào cũng giống nhau, cho nên phải tùy theo thời đại, theo hoàn cảnh mà châm chước chứ. Mà cuốn luật Sa-di Oai Nghi trích từ Bách Trượng Thanh Quy, chỉ là cuốn nội qui sinh hoạt thôi. Nội qui ấy được đặt ra cho các thiền viện bên Tàu thời xưa, ḿnh lấy theo đó mà thôi, có phải chính xác của Phật dạy đâu! Các Tổ có thể tự đặt ra luật được th́ chư tăng ngày nay thay đổi được chứ sao không." (trang 288)
................................
"... Đến một ngày nào đó, giáo sản, giáo chế và ngay cả giáo lư cũng phải được cải cách, tu chỉnh cho thích hợp với hoàn cảnh và căn cơ của con người thời đại. Thầy Nhất Hạnh có ngỏ lời kêu gọi như vậy trong Đạo Phật Hiện Đại Hóa, thầy đọc rồi mà." (Tôi phải mượn oai thầy Nhất Hạnh để đánh thức thầy Trừng Hùng, v́ thầy Trừng Hùng luôn ngưỡng mộ và hănh diện đă được xuất gia ở chùa Từ Hiếu, Huế, nơi xuất gia thuở xưa của thầy Nhất Hạnh).
"Thực có điều đó sao? Thầy Nhất Hạnh mà có ư làm chuyện đó sao? Ừ mà nếu có th́ cũng đúng. Thầy Nhất Hạnh học rộng hiểu nhiều, có thể có quyền làm chuyện đó, c̣n mi, mi chỉ là thằng điệu thôi, phải lo trau dồi bốn cuốn luật, học chữ Hán, đọc kinh... đọc suốt đời cũng chưa hết kinh Phật, làm sa-di suốt đời chưa chắc nên thân, bày đặt đ̣i cải cách cái ǵ."
"Tôi không đ̣i cải cách. Tôi nói vậy chẳng qua chỉ muốn nhắc thầy biết rằng tôi không có bổn phận phải đọc kinh luật theo kiểu trả bài cho thầy nữa. Tôi có mặt ở đây, không phải để thầy dạy những bài học vỡ ḷng của thời c̣n chú tiểu đâu." (trang 289)
Kinh nào cũng có vô lượng nghĩa. Kinh Pháp Cú" chưa chắc hẳn chỉ dành cho hạng sơ cơ tu theo phái Tiểu Thừa. Nếu có kẻ đa văn nhuần thấm Kinh Đại Thừa đọc kinh ấy sẽ bắt gặp nhiều tư tưởng sâu sắc hơn, đi sâu vào tinh thần Bát-nhă như đọc các kinh Đại Thừa.
Nhà văn nữ Túy Hồng có một truyện dài đăng từng ngày trên nhật báo mà tôi quên tựa, quên luôn tên nhật báo đă đăng truyện ấy v́ tác giả chưa cho xuất bản thành sách. Trong truyện, cô con gái cho rằng mẹ của ḿnh chỉ có biết đạo Phật sơ sài qua Tứ Vô Lượng Tâm (xin nhắc lại, đó là Từ, Bi, Hỉ Xả). Nhưng nếu ta hiểu qua Tinh thần Bát-nhă th́ chúng ta sẽ thấy Tứ Vô Lượng Tâm có tư tưởng thù thắng, kỳ diệu vô cùng. V́ sao? Trong 4 cái tâm ấy, nếu ta bắt gặp một cái là lần hồi hoặc ngay lập tức, ta bắt gặp cả 3 cái kia: một là tất cả, tất cả là một theo tinh thần Bát-nhă. Mỗi tâm là môt khía cạnh bao gồm 3 tâm kia, liên đới nhau, tương quan và pha trộn vào nhau.
Ngay chuyện lạy các chư tăng và các chư ni đâu phải chỉ có nghĩa tôn trọng tăng ni một cách mù quáng. Đó là sự tự khuyên răn ḿnh. Rằng: Ḿnh lạy kẻ phàm tục khác chẳng những không mất phẩm giá, huống chi ḿnh lạy kẻ thừa tiếp của chư Phật, lạy những kẻ d́u dắt ḿnh trên con đường tu luyện tâm linh. Cái ư nghĩa thâm thúy của cái lạy này là giúp Phật tử xóa bỏ sự kiêu căng ngă mạn, xóa bỏ luôn phần nào cái Ngă của ḿnh được chừng nào hay chừng ấy. Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa có ông Thường Bất Khinh thấy ai cũng lạy và nói rằng: "Tôi không dám khinh ngài v́ ngài mai sau sẽ thành Phật."
Giáo lư nào, phong thái nào, hoàn cảnh nào do chư Phật dạy Phật tử đều có nhiều ư nghĩa thâm diệu. Nhưng mỗi thời mỗi khác. Các hành giả phải thêm bớt, sửa sang sao cho hợp thời đại, hợp với xă hội. Lời căi lư của chú Khang không phải hoàn toàn là do ư nghĩ ương ngạnh. Nó đi đúng theo các cụ chúng ta: Ăn theo thuở, ở theo thời.
*
* *
Trong Bụi Đường, Vĩnh Hảo dựng những phong cảnh trong văn chương có cái đẹp lạ lùng, không ở cái vóc dáng và màu sắc, tức là đường nét tạo h́nh bên ngoài. Chúng có cái vẻ đẹp từ trong nội giới thanh tĩnh của anh thâm nhập vào chúng qua tinh thần "tâm cảnh nhất như."
Đây là cảnh chùa Long Tuyền xơ xác dưới cặp mắt của chú tiểu Khang:
... Phản diện của cái xác xơ tiêu điều ấy chính là ngôi chùa Long Tuyền. Từ xa nh́n lại, tôi mới thấy cái đẹp đơn sơ mà lại tráng lệ của ngôi chùa ấy—không phải là sự tráng lệ của một ṭa kiến trúc đồ sộ, nguy nga, mà là vẻ tráng lệ, huy hoàng của một bức tranh tuyệt sắc mà chỉ có cặp mắt và đôi tay của thiên nhiên mới tạo ra nổi. Vâng, quả là chùa Long Tuyền với mái ngói, tường rêu, bao bọc bởi một số cây cao mọc không trật tự, không ngăn nắp, mới có được dáng vẻ hài ḥa với thiên nhiên một cách đặc biệt như vậy. Bên cạnh tháp Đa Bảo là một cây bàng cổ thụ, tàng lá nửa xanh nửa đỏ, rộng như một cánh dù hay một tai nấm khổng lồ. Quanh bờ ao, ở góc phải tam quan là mấy cây dương cao vút không hề bận tâm chuyện đứng thẳng hay ngay hàng: cây th́ xiêu bên đông, cây th́ vẹo bên tây. Lác đác quanh vườn là những cây ăn trái như cây xoài, mận, ổi, ô-ma, sa-bô-chê và những loại cây cảnh hay tạp lục như da, g̣n, bồ đề, phượng vĩ, bạch đàn, so đũa, sầu đông... Cây nào muốn mọc ở đâu th́ mọc, tự do như cỏ mùa xuân, miễn là đừng mọc ngay trên lối đi hay trong pḥng tăng là được rồi. Vậy mà lại đẹp. Bước xa hơn, nh́n lại, Long Tuyền chỉ c̣n là một hải đảo xanh um, nổi bật lên giữa băi cát trắng phau của xă Cẩm Hà. (các trang 30, 31)
Trong quyển Nẻo Về Của Ư của Thiền sư Nhất Hạnh, chúng ta thường gặp những lối diễn tả khung cảnh như vậy. Cảnh vật và tâm hồn người ngắm tương quan nhau, đối tượng (l'objet) và chủ thể (le sujet) tương ứng nhau, tâm cảnh nhất như.
Nghệ thuật tả cảnh đ̣i hỏi nhà văn óc quan sát cộng với niềm rung động bén nhạy. Phần lớn những văn gia thi sĩ chúng ta ở hài ngoại lười tả cảnh và chỉ tả những cảnh chung chung. Họ nghiêng về cuộc sống dân chúng bên quê nhà và tâm t́nh riêng lẻ của cá nhân họ. Bút giả tự hỏi: không xây dựng một cảnh tượng, một hoạt cảnh nào trong tác phẩm văn chương th́ tác phẩm đó ra sao? Có phải đó là một cuốn sách ghi chép (la chronique) hay là cuốn kể chuyện (le conte) không đây?
Chúng ta hăy cùng đọc một khung cảnh trong "Bụi Đường":
... Cảnh trí chung quanh tôi là sự nối kết bất tận của những màu xanh. Trời xanh, biển xanh, đồng xanh, sông xanh và gần tôi nhất, lá xanh từ các ngọn cây tỏa ra, rũ xuống, vươn lên, từ tứ phía. Nhưng giữa một ṿm trời đất xanh xanh ấy, tôi vẫn thường thích thú dơi theo những cánh c̣ bay từ phía Đồng Nai ngang qua ruộng lúa gần Đồng Ḅ, vượt khỏi những đọt cây cao dọc quốc lộ, ṿng sau lưng ngôi chùa Kim Sơn trên một ngọn núi khác ở phía Nam, thấp thoáng qua băi sương lam trên những rặng dừa, rồi mờ hẳn trong ráng hồng rực rỡ ở phía tây nam. Ngày nào cũng như ngày nào, cứ vào khoảng sáu giờ chiều một chút, có một đàn c̣ trắng, xếp thành h́nh chữ V, bay qua. Năm phút sau, lại có một đàn c̣ khác cũng xếp h́nh chữ V, bay qua. Rồi đâu chừng ba phút sau nữa, có con c̣ bay một ḿnh, đuổi theo đàn c̣ thứ nh́. Có lẽ đó là con c̣ ham chơi, lúc nào cũng về muộn. Cũng có lẽ nó là con c̣ yếu sức nhất, không theo kịp sức đập cánh của đàn. Mà không biết chừng nó là con c̣ thích bay lẻ, thích một ḿnh vỗ cánh thong dong vào những phút muộn màng nhất sau một ngày đi hoang. Tự dưng tôi thấy thích con c̣ lẻ ấy. Và như vậy, mỗi khi chờ ngắm hai đàn c̣ kia bay qua, bao giờ tôi cũng hồi hộp chờ đợi con c̣ bay lẻ phía sau, như thể chính nó mới thực sự thể hiện được kiếp sống và đường bay cô liêu kỳ tuyệt giữa lằn ranh huyền ảo của đất trời thiên thu. (trang 131, 132)
Thuở Sơ Đường, Vương Bột làm bài phú Đằng Vương Các Tự có hai câu thơ trác tuyệt: "Lạc hà dữ cô vụ tề phi / Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc" (xin tạm dịch: "C̣ bay mây ráng lẩn nhau / Sông thu trời rộng một màu xa khơi". Lại c̣n những câu tả cảnh của Vơ Phiến về đàn én bay lượn sắp theo đội h́nh chữ Ất trong nắng hoàng hôn sắp tắt. Như thế, thử hỏi Vĩnh Hảo có cùng cảm nhận, cùng rung động với tâm hồn của Vương Bột ngày xưa, của Vơ Phiến hiện đại không?
C̣n tả người th́ sao? Bút giả xin chiều ư đa số bạn bè quen thân, xin tả cái ngoại h́nh của cô Như Như:
Bây giờ Như Như mới chào tôi, không phải lối chào lễ phép của kẻ dưới đối với người trên bằng cách gật đầu hay của Phật tử đối với tăng sĩ bằng cách chấp tay, mà bằng một nụ cười. Hai má nàng ửng hồng lên bên ḷ than nóng. Tôi có thể nh́n thấy mồ hôi nơi má nàng làm ướt mấy sợi tóc mai. Đôi môi hồng vừa mỉm nụ cười tươi như hoa đă vội khép lại thành môi trái tim nhỏ xíu, xinh xắn nép dưới bờ môi cao và đầy đặn. Đôi mắt lớn và sáng long lanh của nàng lúc ấy mới chịu cúi xuống, nh́n bâng quơ dưới đất chứ không ngước nh́n tôi nữa. Tôi có cảm giác là dường như cho đến giây phút ấy nàng mới biết e thẹn là đă cùng tôi trao đổi một tia nh́n xô lệch cả vũ trụ. Và khi nàng cúi xuống, tôi thấy hàng mi của nàng cong lên với một đường nét diễm tuyệt. Nét cong ấy trong cái nh́n của tôi là sự sung măn, căng đầy của sức sống như đường cong hùng tráng của một băi biển dậy sóng, hay như sự mềm dẻo, uyển chuyền của lá cỏ, của tơ trời, của dáng mây bềnh bồng trên cao xanh, hay như nét mơ màng yểu điệu của vành trăng lưỡi liềm trong trời đêm thượng tuần. (trang 212)
Chúng ta phài có sự liên tưởng mạnh và bén nhạy mới h́nh dung những đường nét tạo h́nh qua sự miêu tả điêu luyện của tác giả ở mấy hàng chữ cuối.
*
* *
Bụi Đường được tŕnh bày của nhân vật tên Khang từ thuở bé thơ đến lúc đi tu làm chú điệu mà người Tàu gọi là "tiểu ḥa thượng" một cách hóm hỉnh. Rồi chú trăn trở theo vận mệnh nổi trôi của đất nước. Rồi chú bị nữ sắc cám dỗ.
Riêng bút giả chợt nhớ ở đâu đó có câu: "Trên đường tu, bóng ma thấp thoáng." Bóng ma ở đây nhằm chỉ những cái trở ngại cho sự tu tập. Sự trở ngại trong nội giới (nội ma) và ở ngoại giới (ngoại ma) đều tác hại như nhau. Đó cũng có vấn đề thuận khảo, nghịch khảo. Nếu bước đường tu gặp nhiều gian nan trắc trở làm chúng ta chùng bước rồi xa ĺa tín, nguyện, hạnh th́ nghịch khảo là đấy. Nhưng có nhiều hành giả gặp toàn những chuyện may mắn, muốn ǵ được nấy. Đó là thuận khảo. Lúc đó, hành giả sinh ra kiêu căng, chưa chứng đắc thánh quả mà đă khua môi múa mỏ rằng ḿnh đă đạt được quả vị cao siêu để rồi sa vào lưới tăng thượng mạn. C̣n thêm một vận sự này nữa: nếu chúng ta gặp cái trở ngại nhan nhản trước mắt có thể làm chúng ta điên đảo tâm thần, chúng ta có thể tránh gặp. Đó gọi là chướng ngại ở t́nh trạng thô. Nhưng có những trở ngại mà chúng ta không nhận thấy rơ ràng, tâm thức ta đang lắng dịu bỗng gợn lên một móng niệm điên đảo thật tế vi để rồi nổi giông tố ba đào cực kỳ nguy hiểm. Đó là chướng ngại ở t́nh trạng tế. Trong Kinh Lăng Nghiêm, một hành giả tu gần sạch nghiệp, tâm gần vào Chân Như, nhưng một mống niệm cực vi nổi lên, đương sự sinh ḷng háo hức, tưởng ḿnh vào quả vị của một đấng thiêng liêng đă từng sáng tạo ra vũ trụ. Thế là đương sự phải đọa vào ngoại đạo, được thành Phạm Thiên nhưng vẫn phải mang lấy nghiệp sinh tử trong ṿng luân hồi quả báo.
Chú Khang phải gặp trở ngại trước sắc đẹp và những cử chỉ thuần thục nữ tính của cô Như Như. Cô là nghịch khảo ở trạng thái thô đối với chú. Chú có thể tránh khỏi lưới t́nh do cô tha thiết dâng hiến chú và tự ḿnh giăng bẫy cho chính ḿnh. Nhưng khi chưa gặp cô ta, chú đă vướng vào cái đẹp cái hay của thi ca, đă yêu âm nhạc ca hát. Chú xem sách văn chương rất thạo, yêu các ca khúc rất sành. Chẳng hạn như chú yêu các ca khúc của Cung Tiến, Phạm Duy, Đoàn Chuẩn & Từ Linh, Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Phạm Thế Mỹ... Cái yêu thích của một kẻ có khiếu thưởng ngoạn cao là đấy. Nhưng thật ra, theo giới luật khe khắt cho đó là cái trở ngại cho kẻ tu tập. C̣n yêu thích cái nào có nghệ thuật cao, cái nào có nghệ thuật kém là có cái tâm phân biệt đối với kẻ tu hạnh giải thoát.
Trong phần dưới của trang 132 bắc qua 133, Vĩnh Hảo có viết về thú chơi đàn Tây-ban-cầm của thầy Tuệ Sỹ:
Chiều hôm đó, giờ Hán văn, tôi đến pḥng thầy Tuệ Sỹ. Từ xa đă nghe tiếng đàn tây-ban-cầm (guitar) từ pḥng thầy vọng ra, lúc trầm ấm, lúc réo rắt. Tôi bước nhẹ vào pḥng thầy, khẽ kéo chiếc ghế, ngồi xuống một bên, chờ đợi. Ngón đàn của thầy vô cùng điêu luyện. Lúc ấy, tôi chưa học đàn, chưa biết đàn, nhưng cũng có chút nhạy bén về âm nhạc, để thưởng thứ tài nghệ độc tấu tây-ban-cầm của thầy (v́ dù sao, từ thuở nhỏ, tôi đă thường nghe các anh chị trong nhà đàn địch ca hát, và chiếc máy hát trong nhà tôi từng phát thanh liên tục nhiều giờ trong ngày qua yêu cầu của khá nhiều sở thích dị biệt trong nhà). Bản nhạc thầy đang đánh là một bản nhạc cổ điển Tây phương tôi chưa từng nghe qua th́ phải. Nhưng bản nhạc quen hay lạ đối với tôi lúc đó không quan trọng lắm; chỉ cái phong cách vừa tŕnh tấu vừa thưởng thức một cách đam mê của thầy ấy mới thực sự làm tôi rung động, thích thú và bị cuốn theo ḍng nhạc lúc nào không hay. Thầy nằm trên đi-văng, gối đầu hơi cao, hai tay ôm đàn, mắt nhắm lim dim, mười ngón tay như những vũ công tinh thuần, nhảy múa nhịp nhàng và uyển chuyển trên những phím đàn với những tiết điệu lúc thăng, lúc trầm, lúc êm dịu, lúc bập bùng xôn xao... Và ở khúc chót của bản nhạc, tôi nghe chừng như từng đợt sóng nước tràn níu vào bờ xanh lung lay những lá cỏ trên băi cát vàng, và một con c̣ trắng vụt bay lên, bay lên... Thầy ấy như đắm ḿnh trong một trạng thái xuất thần, nơi đó chỉ có sự trôi lướt của những thanh âm và sự im lặng, nối đuôi nhau, rồi cuống quít quyện vào nhau, lan tỏa ra, tràn ngập, tràn ngập... Tôi cũng hoàn toàn ch́m lắng vào ḍng âm ba vi diệu đó.
Tiếng đàn ngừng bặt khá lâu rồi mà tôi vẫn c̣n như thất thần ngồi im một chỗ... (các trang 132, 133)
Theo ư của bút giả, nhạc cổ điển Tây phương là nhạc lâng lâng siêu thoát, gần với thánh ca của đạo Gia-tô và đạo Tin lành. Trái lại, âm nhạc vũ trường giật gân gồm có nhạc Jazze, nhạc Calypso, nhạc Mambo, nhạc Rock anh Roll, nhạc Twist... lại có hiệu năng khác. Tùy tâm trạng người tấu nhạc. Nếu họ mê đắm nhạc cổ điển Tây phương một cách tiêu cực để cho thần trí bải hoải th́ đó là họ biến nhạc cổ điển thành chất ma túy. Nếu chơi nhạc cổ điển để quên nhọc nhằn của thể xác, quên sự dao động xao xuyến của tâm hồn th́ đây chính là loại ích khí bổ thần.
Vị thầy bổn sư của chú Khang là sư Hải Tuệ là một nhà tu hiền hậu trụ tŕ ở chùa Hải Đức. Ở tại đây chú Khang thảnh thơi. Bếp nước của chùa có cô Bảy góa chồng, con trai chết trận, nên nương theo ánh đạo vàng, giúp đỡ các chư tăng. Có thầy Huệ An tiền hậu bất nhất. Có chú Đông thô kệch, dễ giận nhưng lại mau quên; trước kia chú là thầy tăng, rồi hoàn tục và rồi trở về chùa làm cư sĩ.
Ở chùa Linh Phong có chú Đức ham học, hay thắc mắc, đôi lúc trào lộng kín đáo. Có chú Thể ưa giỡn đùa một cách hiền lành, hay giỡn nhột vô tội vạ cái hào hoa lôi cuốn của chú Khang trước hai cô thiếu nữ xinh đẹp, một cô gốc người Huế, một cô gốc Trung Hoa. Nổi bật nhất là viện chủ Trừng Hùng. Thầy có óc thủ cựu, đối xử nghiêm khắc đối với các Sa-di. Thầy ưa hăm dọa chú Khang nếu chú ở măi tại viện Hải Đức mà không đến chùa Linh Phong, thầy sẽ bôi tên chú trên tờ hộ khẩu. Thực ra, thầy là người xuất gia không phạm giới luật, không làm chuyện tà dại. Trong giới độc giả chúng ta sẽ có rất nhiều người tự hỏi tại sao bổn sư Hải Tuệ của chú Khang rất thương yêu chú mà lại giao chú cho sư Trừng Hùng. Nhưng mà suy đi nghĩ lại, tại sao họ không suy đoán cái thiện xảo của thầy Hải Tuệ trong việc dạy dỗ chú Khang qua đường lối tu tập. Nếu chú sống măi bên thầy Hải Tuệ, chú quá hạnh phúc, trở nên lười biếng, không tu hành một cách tích cực. Đó là con ma thuận cảnh. Sư gửi chú cho thầy Trừng Hùng để xem khi gặp nghịch cảnh chú có giốc ḷng tu niệm hay không? Trong cuốn Mystiques et Magiciens du Tibet (Khoa Thần Bí Và Khoa Ảo Thuật Xứ Tây Tạng) của bà Alexandra David Neel có thuật chuyện như thế này: Kim Cang Thừa (Mật Tông) bên Ấn Độ có sư Tilopa thu nhận Sa-môn Naropa làm đệ tử. Ông này xuất thân từ gịng dơi Bà-la-môn vốn thường tự hào về giai cấp cao quư của ḿnh. Tilopa thường đánh đập đệ tử ḿnh khỏng chút xót thương, có khi bắt Naropa đi vào khu thiêu xác chết hoặc có khi buộc đệ tử ḿnh uống nước cống rănh. Naropa nhất nhất tuân theo. Đó rồi một tối nọ, hai thầy tṛ ngồi sưởi bên cạnh đống lửa cháy sáng. Th́nh ĺnh, Tilopa lấy chiếc giép đập lên mặt Naropa. Thế là người đệ tử kiên nhẫn kia đột nhiên hoát ngộ đi vào cái Chân Tâm, cái cốt tủy thường hằng của vạn pháp tức là sự-thật-không-đầu-tiên-và-không-cuối-cùng.
*
* *
Ở chương đầu và ở đoạn đầu của chương, cậu Khang trong kỳ nghỉ hè quyến luyến cô Trang. Cô ở Phan Rang ra Nha Trang để ghé thăm gia đ́nh của cậu Minh. Cậu này vốn là bạn hàng xóm của gia đ́nh Khang. Đây là chương thơ mộng của tuổi hoa niên, không có ǵ đặc sắc, không le lói một chút ánh sáng nào cho chúng ta bắt gặp văn tài của Vĩnh Hảo.
Nhưng ở đoạn thứ hai nói về chặng tu tập của chú tiểu Khang, ta bắt gặp tư tưởng đạo và đời của tác giả mở đầu tuy không quyến rũ như trái nhân sâm hiếm quư của Trấn Ngươn Đại Tiên treo lủng lẳng trước cặp mắt thèm thuồng của Tôn Hành Giả, nhưng nó làm cho những nhà văn ảnh hưởng phân tâm học lưu ư.
“Khung cảnh ngôi chùa được bao quanh bởi băi tha ma dĩ nhiên là có phần ích lợi cho vấn đề tu dưỡng. Nhưng mặt khác, h́nh như nó cũng tàn bạo d́m chết trong tôi bao sức sống và ước vọng căng tràn của tuổi trẻ. Sau những phút êm đềm ôn lại chuyện xưa, lần đầu tiên từ ngày xuất gia, tôi cảm thấy ngán ngẩm cái dấu hiệu buồn tẻ, tiêu điều nơi cảnh sống này. Mỗi sớm mai thức dậy, chỉ nh́n thấy chung quanh là mồ mả. Chiều xuống, nắng hồng cũng trải những vệt buồn trên những nấm mồ hoang lạnh. Giữa khung cảnh ấy, thử hỏi một khát vọng vui tươi trẻ đẹp nào có thể đâm chồi nảy lộc được! Dĩ nhiên xuất gia rồi th́ bao khát vọng thế tục phải dẹp bỏ mới có thể nhẹ nhàng bước vào khung trời tự tại giải thoát. Nhưng rơ ràng là h́nh ảnh sự chết—một mặt khác của cuộc đời—cũng có khả năng như sự sống, có thể hủy hoại và làm đắm ch́m tâm hồn người ta. Khác chăng là một bên tĩnh một bên động, một bên khô cằn một bên tươi tắn. Mà đă d́m đắm th́ không c̣n có thể nói đến cơ hội để vươn thoát được.” (các trang 25, 26)
Nhưng có một điều là nghiệp lực tích cực đưa đẩy chú tiểu Khang gặp tu sĩ Phật giáo Tuệ Sỹ, một bực đa văn thông minh phi thường, chẳng những đa văn về kinh Đại Thừa, mà c̣n giỏi về Anh ngữ và Phạn ngữ rất ích lợi cho công việc dịch thuật kim văn ngọc kệ.
Một hôm sư muốn thử nghiệm chú Khang về tŕnh độ Phật học nên bảo chú dịch bài Tựa của A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận trong Đại Tạng Kinh. Thầy bảo rằng lối dịch của chú bóng bẩy quá, chải chuốt quá, giọng điệu trong văn chương đúng hơn là trong bài biên khảo, bài xă luận.
Lối nhận xét của thầy Tuệ Sỹ về Vĩnh Hảo như lời tiên tri về tương lai của anh. Ra hải ngoại, chúng ta không thấy biên khảo gia hoặc phê b́nh gia Vĩnh Hảo. Chúng ta chỉ bắt gặp nhà văn và nhà thơ Vĩnh Hảo. Văn trội hơn thơ.
Chúng ta có thể đi theo tư tưởng của Khang, nhưng có lẽ chúng ta gặp rất nhiều nhân sinh quan của đương sự nhiều hơn là sự bày giải về giáo lư của Phật gia. Những bài văn hoặc bài thơ của đương sự thường có chữ em. Các bạn hăy xem đoạn trích ra đây ở trang 139, 140 và trang 141:
“Hệ quả của sự ham thích làm người nghệ sĩ là tính chất ướt át lăng mạn bắt đầu manh nha trong các diễn đạt văn thơ của tôi. Cho nên khi đọc một vài bài thơ của tôi, thầy Thông Chánh đă tỏ ư lo ngại, hỏi tôi:
"Sao bài nào cũng có chữ em hết vậy? Em là ai? Có phải là chú có một đối tượng thương yêu kiểu trai gái ngoài đời?"
Tôi ngụy biện:
"Không, có ai đâu, em ở đây chỉ là nhân cách hóa, cụ thể hóa chân lư mà thôi. Tôi t́m em có nghĩa là tôi t́m chân lư đó mà."
Dù tôi đă giải thích như vậy, thầy Thông Chánh cũng không yên tâm. Thầy nói:
"Chân lư đó đâu cần phải cụ thể hóa bằng một từ ngữ gợi h́nh gợi ư như vậy? Mà cần ǵ phải cụ thể hóa, chân lư th́ cứ nói là chân lư chứ cần ǵ phải gọi bằng em? Nguy hiểm chứ chẳng lợi ích chi cả. Chú không biết là ngôn từ cũng có đời sống riêng và mỗi chữ, mỗi tiếng nói đều có biểu tượng của chúng sao! Khi chú lặp đi lặp lại từ ngữ em, không phải là một h́nh ảnh nào đó hiện lên trong đầu chú sao? Chân lư của chú sẽ mượn h́nh ảnh một nữ nhân để đến với chú? Rồi chú sẽ làm ǵ với cái chân lư đó?"
Tôi cười không đáp. Có lẽ thầy Thông Chánh không nhớ hoặc không cảm như tôi lúc đó rằng những bài thơ có đầy những chữ như chân lư, lư tưởng, lư trí, thể tính, trí huệ, trí thức, tri thức... th́ chẳng c̣n ǵ là thơ. Nhưng tôi cũng đâu có quên là thầy Thông Chánh từng nhắc nhở tôi rất nhiều về chuyện đề pḥng nữ nhân. Một câu tôi nhớ hoài là: Ninh dĩ xích đồng, uyển chuyển nhăn trung, bất dĩ tán tâm tà thị nữ sắc (có nghĩa là: Thà lấy sắc đồng nung đỏ lăn vào mắt chứ không lấy tâm tà vạy để liếc nh́n sắc đẹp của nữ nhân")… Những lời khuyên nhắc ấy trước kia tôi rất trân trọng v́ biết đó là thiện chí hướng dẫn, bảo vệ của thầy ấy dành cho một người sơ tâm, bản lĩnh yếu kém như tôi. Với kinh nghiệm tu tập nhiều năm, chứng kiến nhiều người vấp ngă, thầy ấy không muốn thằng bé ngoan hiền mới lớn lên như tôi phải sa chân vào những cạm bẫy. Thầy ấy vẫn c̣n muốn d́u tôi đi từng bước thận trọng, chín chắn. Nhưng bây giờ những lời khuyên nhắc của thầy ấy đă mất hết tác dụng. Tôi nghĩ tôi đă thành người lớn và tôi muốn tự ḿnh sắp đặt đời sống của chính ḿnh. Tôi không muốn bất cứ ai kiểm soát hay răn nhắc ǵ tôi nữa—ngay cả thầy bổn sư của tôi cũng vậy, tôi chỉ muốn thấy thầy nh́n tôi từ xa, im lặng; có lẽ thầy đă nh́n rơ hiện tượng "nên người" từ tôi, nên để mặc t́nh tôi tự do sinh hoạt chứ không can dự vào như hồi tôi c̣n bé. Chỉ có t́nh cảm thân thiết giữa tôi và thầy Thông Chánh là c̣n dùng dằng, dây dưa một thời gian ngắn, rồi mổi lúc mỗi trở nên xa cách dù rằng chúng tôi vẫn c̣n sống chung trong một mái viện, ăn chung trong một pḥng ăn, tụng kinh chung nơi một đạo tràng... Tất cả đều bắt nguốn từ sự ương ngạnh của tôi, từ ư chí muốn tự lập của tôi. Dĩ nhiên khi tôi trưởng thành, có ư chí tự lập, th́ đó là niềm vui cho những người đă từng hướng dẫn, d́u dắt tôi. Nhưng nếu sự trưởng thành ấy chỉ là sự tăng trưởng của một cái bản ngă hay là sự lớn mạnh của một cơ thể theo thời gian và tuổi tác th́ điều này lại khác…" (trang 139 – 141)
Tới đây, chắc các bạn độc giả đă thấy được tia đèn bấm le lói trong bầu trời đêm đen của thế giới tư tưởng. Nhưng chúng ta hăy tiếp tục đi sâu vào quyển Bụi Đường. Chúng ta sẽ thấy tác giả đưa ra nhiều cái sở tri (les connaissances) về t́nh đời, về nhân sinh quan, về triết học lồng trong Phật pháp. Những sở học dù có lộn xộn xà ngầu như mớ tóc rối rắm, anh cũng diễn tả khéo léo như cái lược chải tóc cho suông sẻ.
Ở chương hai, tác giả đang ở vào thời kết thúc cuộc nội chiến. Đây là thuở b́nh minh không nắng của miền Nam Việt Nam trong tay Cộng Sản Bắc Phương. Chú tiểu Khang đang tu ở chùa Long Tuyền. Nơi đây xơ xác tiêu điều mà tác giả đoán là chiến tranh hăy trong thời gian không quá xa hăy c̣n lưu dấu. Nhưng những kẻ tin vào t́nh huynh đệ cốt nhục sẽ làm cho phe chiến thắng quên đi thù xưa oán cũ để xây dựng cuộc đời, sẽ làm cho nước nhà được hưng long và thịnh vượng. Họ mong mỏi nhà tù sẽ biến thành trường học, trại lính thành bệnh viện hoặc chùa chiền. Trái lại, chú tiểu Khang và chú tiểu Tửu (bạn đồng môn của chú tiểu Khang, cùng tu ở chùa Long Tuyền với Khang) th́ hiểu rằng người Quốc gia chỉ một thời gian ngắn thôi đă thấy rơ được chủ trương của phe chiến thắng đi ngược với niềm mong mỏi của kẻ hiếu ḥa... Có rất nhiều gia đ́nh có người thân thích hoặc bạn bè thuộc thành phần “Ngụy quân Ngụy quyền,” sớm nhận thấy cái tuyên truyền của đối phương không tạo một thiên đường. Họ nhẫn nhục sống với kẻ thù bằng cách thức ngụy ḥa. Nhưng cũng có kẻ tin tưởng nồng nhiệt vào chế độ Cộng Sản, không ḍm trước ngó sau để về phe thống trị. Đó là thầy Thiện Phước tu ở chùa Phước Lâm, gần chùa Long Tuyền. Thầy sốt sắng với chủ nghĩa mới, chế độ mới, chỉ thấy bề mặt thêu phụng vẽ rồng mà không t́m hiểu bề trái màu sắc tẻ nhạt, đường lối thêu chằng chịt, rối rắm. Vĩnh Hảo viết:
“... Tôi chưa đủ trưởng thành về tuổi tác cũng như về kiến thức để nhận định đúng về chế độ mới, nhưng tôi đă sớm thấy bằng sự nhạy bén xúc cảm của ḿnh rằng cái ǵ được phô trương quá đáng về bề mặt th́ thường ít có giá trị về bản chất, và tổ chức, đoàn thể nào được bành trướng, phát triển nhờ sự hỗ trợ của quyền lực để cưỡng bức kẻ khác theo ḿnh th́ thường không phải là tổ chức hay đoàn thể tốt đẹp, bất kể tổ chức ấy trưng bày những lư tưởng thiêng liêng cao cả nào.
Tăng sĩ Phật giáo không thể hời hợt như những thường dân trong sự nhận định và hợp tác với các thế lực chính trị thế tục. Huống chi, tôi vẫn có niềm tin rằng những người tăng sĩ Phật giáo một khi đă chọn lựa lư tưởng giải thoát giác ngộ làm sự nghiệp tất sẽ không c̣n chọn lựa một thứ lư tưởng thế tục tầm thường nào khác. Cho dù một chính quyền hay một thứ đảng phái nào đó đề ra những phương châm, những chính sách hay ho để cải thiện đời sống xă hội, con người, điều đó cũng không nói được rằng họ đă có lư tưởng quư giá đáng để người tăng sĩ bỏ lư tưởng của ḿnh mà đi theo. Hai thứ lư tưởng đó khác nhau, một bên là lư tưởng thế tục, một bên là lư tưởng tôn giáo (cứ cho Phật giáo là một tôn giáo theo cách phân loại và định nghĩa đơn giản nhất). Nếu cho rằng con người tôn giáo cũng phải có những lối đi không thể thoát ly thế tục—chẳng hạn chuyện tham gia phục vụ xă hội, phục vụ con người—và người tăng sĩ phải bắt tay vào việc xây dựng cuộc đời th́ sự can dự vào cuộc đời ấy cũng đă được đề cập và được khích lệ bởi chính lư tưởng (Đại thừa ) Phật giáo. Và như vậy, sự thay đổi của các chính quyền thế tục cũng không thay đổi hay thêm bớt ǵ cho lư tưởng cứu đời của tăng sĩ Phật giáo. Chỉ có chính quyền ngăn cản hay hỗ trợ cho tăng sĩ Phật giáo thực hiện con đường cứu khổ ban vui, chứ không hề có chính quyền nào "dạy" hay "ảnh hưởng" lư tưởng thế tục của họ vào lư tưởng tăng sĩ Phật giáo cả...(các trang 40, 41)
*
* *
Bụi Đường có những đoạn tả chân. Dưới ách thống trị cúa chánh quyền Cộng Sản, các tôn giáo bị công an làm khó dễ. Các tu sĩ các tôn giáo khác không thể nhờ giáo dân giúp đỡ; họ phải tự lực cánh sinh. Các bậc cao tăng thạc đức cùng các tăng sĩ bên Phật giáo cũng vậy. Cái chính sách hộ khẩu làm cho nhân dân nao núng, không tiện việc giao thông qua lại. Họ chạy cái ăn cái mặc cũng đổ mồi hôi sôi nước mằt, đâu c̣n hơi sức để cúng dường, nói ǵ chuyện chung của cải để đúc chuông, tạc tượng, in kinh.
“Nguồn tài chánh căn bản của viện Hải Đức là từ xưởng vị trai (ghi chú: người Nam kỳ gọi theo tiếng Quảng Đông là "tào-vị-iểu") Lá Bồ Đề do Thượng Tọa Thích Đổng Minh làm giám đốc. Xưởng là tài sản của giáo hội, đặc biệt là được gầy dựng nên để hỗ trợ kinh tế cho các sinh hoạt đ̣i hỏi nhiều tốn kém của viện Hải Đức. Ngoài sản phẩm vị trai được đồng bào khắp Nha Trang và các tỉnh miền Trung ủng hộ, xưởng c̣n sản xuất Hương Giải thoát, Đèn cầy Giác ngộ, Trà Đạo hạnh, Dấm B́nh minh, Thuốc tẩy Phièn năo... Nhưng chủ yếu vẫn là vị trai, tức là x́ dầu (sau năm bảy lăm người ta cứ gọi chung là nước tương hay nước chấm, chẳng có ǵ phân biệt giữa loại x́ dầu nấu bánh (bă) đậu phọng qua cách thức chưng nấu và trung ḥa bằng hóa chất cùng thứ nước tương đậu nành với công thức cổ truyền). (các trang 157, 158)
Xă hội nước ta dưới sự khống chế của Cộng Sản đă có nhiều nhà báo, nhà văn đă khai thác nhiều rồi. Dù trong Bụi Đường, Vĩnh Hảo tiết lộ thêm những thảm cảnh rơi nước mắt, nhưng cái giá trị tác phẩm không chỉ là những thảm cảnh đó. Tác phẩm của anh là tác phẩm tư tưởng. Nó vượt lên cao hơn, tăng thêm giá trị phong phú của tinh thần và tâm cảm.
Chúng ta cùng theo dơi tư tưởng của Vĩnh Hảo đặt trên nền móng Phật giáo qua những đoạn sau đây trong dịp chú Khang về học vịện Hải Đức để thăm thầy bổn sư Hải Tuệ của chú:
Thầy tôi thở dài rồi nói:
"Sa môn ở chùa thời nay phải gánh hết tất cả mọi thứ. Đôi khi chẳng c̣n th́ giờ để tu tập. Phải chi ḿnh chứng Thánh thành Phật rồi mới lo làm các Phật sự th́ bận bịu mấy cũng chẳng sao. Đằng này ḿnh dù sao cũng c̣n là phàm phu, cần có th́ giờ tu tập chứ không phải tối ngày lo tiếp đón, phục vụ khách thập phương... Mà tiếp xúc nhiều với thiện nam tín nữ th́ tâm chắc chắn phải động. Cho nên hễ có trụ là có vướng mắc."
"Ư thầy dạy là không trụ là sẽ không vướng mắc."
"Đó là do thầy nghĩ đến sự liên hệ giữa vô trụ trong kinh Kim Cang với sự trụ tŕ thông dụng của nhà chùa mà thôi. Nếu chỉ dựa theo nghĩa đen th́ hai từ ngữ đó trái ngược nhau, một bên là không trụ, không chấp trước, một bên là bám trụ và giữ ǵn. Nhưng thực ra, trong ư nghĩa rốt ráo của hai từ đó, trụ tŕ chính là vô trụ mà thôi. Con nghĩ sao? Con thường đọc tụng kinh Kim Cương phải không? Con hiểu ǵ về chữ vô trụ đó?"
"Dạ con chưa bao giờ liên kết từ hai ngữ đó để thấy chỗ tương đồng của chúng. Nay nghe thầy dạy con hiểu rằng trụ tŕ là trụ trong nhà Như Lai th́ trụ đó cũng là vô trụ, v́ nhà Như Lai là Tánh Không. Liễu ngộ Tánh Không tức là tâm không chỗ trụ..."
"Không phải là tâm không chỗ trụ, mà là tâm không trụ vào đâu. Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm. Có thầy dịch là nên ở chỗ vô trụ mà sanh tâm. Con thấy sao, dịch như vậy có phải không? Con thử dịch cho thầy xem."
Tôi lúng túng một lúc rồi thưa:
"Lâu nay con cứ đọc và tự hiểu theo nguyên văn bản Hán chứ không dịch ra. V́ bản kinh ấy rơ ràng quá rồi. Nhưng nếu dịch thử thật rơ theo tiếng Việt, con sẽ dịch như vầy: không sanh tâm bám víu hay đắm trước vào bất cứ cái ǵ." (các trang 257, 258)
*
* *
Đối với phàm phu tục tử th́ cô Như Như là cái trở ngại trong bước đường tu tập của chú Khang. Đối với những kẻ theo chủ nghĩa ái t́nh vạn tuế th́ họ cho rằng Như Như sống chân thật với t́nh yêu, và quan niệm rằng nàng đă biến Xứ Phật giả tưởng thành ra cái Thiên đường t́nh ái say mê ngây ngất. Những người Phật tử có đôi chút cuồng tín th́ cho rằng chú gặp nghịch khảo. Như Như là hạng yêu cơ lăng loàn, một ma nữ lẳng lơ làm cho chú Khang khó bề tu tập. Nhưng dẫu sao Như Như cũng gợi cho chúng ta hoàn cảnh và phong thái của danh kỷ sắc nước hương trời thời chánh pháp, cùng một thế hệ với A-nan. Nàng đem ḷng say mê Đại đức A-nan, một thị giả hầu cận của Phật tổ Thich Ca Mâu Ni. Kỹ nữ Ma-đăng-già gặp A-nan cầm b́nh bát đi khất thực. Dáng dấp uy nghi và khuôn mặt khôi ngô của A-nan làm cho nàng si t́nh. Không thể quyến rũ tôn giả bằng nhan sắc tuyệt diễm nên nàng dùng phép thâu hồn đoạt phách của tả đạo bàng môn. Khi A Nan sắp sa ngă trong ṿng tay của nàng th́ Đức Phật kịp thời giải cứu chàng. Ma-đăng-già chạy đi kiếm chàng. T́nh cờ gặp Phật. Nàng được nghe Phật thuyết pháp. Sau đó, nàng thay trang phục gấm vóc vả cởi các món nữ trang châu ngọc bầng mặc áo cà-sa và đeo xâu chuỗi bồ đề. Đâu đó, có một tờ nguyệt san đăng câu chuyện về sự tỉnh ngộ của Ma-đăng-già. Bút giả không biết tên tác giả cùa bài viết, quên luôn tên báo nào đă đăng bài viết nhằm ngày nào, tháng nào và năm nào. Tác giả đă thuật đầu lẫn đuôi câu chuyện như sau: Khi gặp Phật, nàng thú thật nàng si t́nh A-nan qua những chi tiết trên diện mạo ngoại h́nh tuấn tú của chàng. Vận sự đại khái như sau:
- Bạch Phật, con yêu đôi mắt long lanh ánh pha lê của chàng.
- Mắt A-nan khi thân nhiệt tăng sẽ đổ ghèn th́ có nhơ bẩn lắm không?
- Bạch Phật, con yêu sống mũi dọc dừa cực kỳ thanh tú của chàng.
- Khi A-nan gặp lúc ấm đầu sổ mũi, nước mũi dơ hay sạch?
- Bạch Phật con yêu cái miệng tươi như hoa sen hồng của chàng.
- Khi ho, miệng A-nan khạc ra đàm nhớt, con có nghĩ đến điều ấy không?
- Bạch Phật, con yêu màu da mơn mởn và thân h́nh thon thả của chàng.
- Con có nghĩ A-nan khi chết đi; màu da và thân h́nh của người con yêu dấu sẽ śnh thối thế nào không?
Thế là Ma-đăng-già tỉnh ngộ. Nàng giốc ḷng tu và đắc quả A-la-hán trước A-nan. Câu truyện đó có thể là giai thoại, hay huyền thoại, hoặc thần thoại đi nữa cũng cho chúng ta nắm bắt được đôi chút khái niệm về pháp môn Thiền Quán.
Ma-đăng-già vả A-nan sinh sống thời chánh pháp. Ma-đăng-già chỉ nghe lời thuyết pháp trong quăng thời gian rất ngắn mà đă giác ngộ và tu hành tinh tấn và chứng ngộ rất mau. C̣n A-nan nhờ có Phật giải cứu nên không bị sắc đẹp và bùa mê thuốc lú của nàng danh kỹ tuyệt sắc đa t́nh kia xô đẩy vào t́nh huống phạm giới. Tôn giả nổi tiếng đa văn, thông suốt kim văn, ngọc kệ. Nhưng tôn giả chỉ biết học, nghe (văn) mà ít khi hành. Do đó tôn giả đắc quà A-la-hán sau Ma-đăng-già.
Chú Khang và Như Như ở vào thời mạt pháp, Phật nhập Niết-bàn đă lâu xa, nhân tâm càng lúc càng bị vọng thức bao phủ một lớp thô dầy. Chuyện phạm giới và chuyện sa ngă chẳng có ai độ tŕ. Tha lực th́ không có, tự lực vốn mỏng manh. Việc tu hành chưa có ai là chiến sĩ bảo vệ cái giới luật.
Như Như là con gái bà Cầm. Bà này và d́ Nữ là hai người con gái của bà nhũ mẫu chăm sóc hai người chị lớn của chú Khang.
Lần thứ nhất chú Khang đến nhà bố mẹ của Như Như, tụng kinh cho bác của Như Như đang ốm liệt giường. Thế là cả hai (nhất là chú Khang) bắt đầu tuy không có những hành động thân mật, nhưng có cảm nghĩ mơ hồ về luyến ái nẩy nở e ấp như một bông hoa bán khai. Họ thừa biết nhau về hiện trạng luyến ái, rung động như nhau qua tiếng đập con tim. Chủ thể và đối tượng cảm nhận có cái ǵ không ổn mơ hồ trong cảm giác. Lần thứ hai, Chú Khang đến nhà bố mẹ Như Như để tụng kinh cho bác Như Như đang hấp hối trên giường chờ chết. Như Như săn sóc chú, làm chú phải kiểm soát nội tâm: Chú đă bắt đầu yêu nàng rơ rệt và say đắm hơn.
... Cái gối này, sao mà phưởng phất hương thơm ǵ lạ quá! Chắc là hương tóc của Như Như. Ồ nhà ngươi tà tâm thất niệm rồi! Tập trung tư tưởng lại coi nào. Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật. Áo gối có thêu ba cái hoa hồng. Lại thất niệm nữa rồi. Thất niệm một chút cũng được đâu có sao! Ôi nàng tiên dịu dàng với mái tóc đen nhánh tung bay nhịp nhàng theo áo lụa mỏng. Án ma ni bát di hồng. Lúc năy nàng đă trải chăn và đặt cái gối của nàng ở đây. Ḷ xo dưới cái giường sắt này kêu quá. Như Như bao nhiêu tuổi rồi nhỉ? Chắc là mười sáu. Cao lắm là mười bảy? Nàng có nước da thật trắng. Đôi mắt nàng có vẻ buồn. H́nh như không phải buồn mà là mộng mơ. Phải rồi, người ta nói tuổi đó nhiều mộng mơ lắm mà. Nam mô A Di Đà Phật. Xe cộ trên đường đă hết. Có tiếng người nói th́ thầm của ai ở pḥng ngủ bên kia, cách đây một cái vách. Bên kia vách là pḥng ngủ của Như Như. Có lẽ nàng cũng đang nằm thao thức như ḿnh. Này những ư niệm lăng xăng năy giờ đều là vọng tưởng hết ngươi không biết sao? Ngay cả câu niệm Phật cũng là vọng tưởng. Nam mô A Di Đà Phật. Nam mô Như Như tiên nữ giáng trần với nụ cười dễ thương và đôi mắt sầu mộng. Dẹp hết, dẹp hết? Đừng nghĩ bậy nữa. Niệm Phật đi rồi ngủ. Ồ, nếu phải dẹp hết vọng niệm, vọng tưởng th́ dẹp luôn cả câu niệm Phật chứ. Dấy lên bất cứ ư niệm nào đều là vọng niệm cả. Thôi, đừng bày đặt lư luận. Niệm Phật đi. Nam mô A Di Đà Phật. Không cần phải dẹp câu niệm Phật th́ cũng cần phải dẹp những h́nh ảnh, những ư niệm về một tiên nữ, về một cô gái tên Như Như. Ồ một Như Như xinh đẹp... xin nàng hăy đến bên tôi, hăy nói tôi nghe nàng thích những ǵ... Ồ không, xin hăy dang ra xa, để tôi tĩnh tâm niệm Phật. Nam mô A Di Đà Phật. Nam mô A Di Đà Phật. Nam mô A Di Đà Phật. Nam mô A Di Đà Phật... (các trang 222, 223 )
Đây là sự dằn co, tŕ níu giữa chánh niệm và tà niệm trong tâm tư của chú Khang. Chú cần tới tha lực của Phật để tiếp trợ tự lực đang lung lay của chú. Nhưng ở cơi hồng trần uế độ này, trong thời mạt pháp, đối với kẻ tu luyện để đạt tới mức độ giữ thường xuyên chánh niệm thật quá ít oi và khó khăn lắm lắm! Cho nên có câu: "Phật cao mười thước, ma cao vạn trượng." Chúng ta thừa biết rằng chú Khang dù niệm Phật liên tu bất tận, nhưng tâm tư chú hết tà niệm tới tạp niệm, hỗn niệm chiếm đoạt và trấn ngự nội tâm chú. Đọc đoạn này, chúng ta càng thương xót thêm nhửng kẻ tu hành đang phấn đấu với nghịch khảo lẫn thuận khảo. Chúng ta thêm xót xa cho họ quyết tâm dùng tự lực trước cảnh ngộ éo le trên "con đường tu thấp thoáng bóng ma." Nhưng hiếm người có lợi căn, nên thất bại trước ngoại ma lẫn nội ma. Biết rằng với nội lực, ḿnh thua trận trước ái t́nh và ám ảnh. Chú Khang trở về viện Phật học Hải Đức. Chú dặn chú Đức nếu cô ta có hỏi chú đi đâu th́ hăy nói rằng chú đi Hội An. Vậy mà sau đó, Như Như cũng t́m tới học viện, để gặp chú. Nàng vừa bước vào tuổi dậy th́. Nàng thèm yêu và thèm được yêu. Có lẽ đây là t́nh yêu đầu đời của nàng. Nàng đâu muốn hại chú Khang. Nhưng t́nh yêu của nàng lại là cái nghịch khảo, cái trắc trở để thử thách chú.
Nếu chúng ta biết niệm Đức Phật A Di Đà trong pháp môn Tịnh Độ là được đem tha lực thành trợ lực trong việc tu hành của ḿnh. Pháp môn Thiền Tông chỉ nhờ vào tự lực của ḿnh. Bởi thế nên có kẻ tu Thiền khinh rẻ người tu theo pháp môn Tịnh Độ và cho rằng kẻ niệm A Di Đà Phật là thiếu ư chí cầu tiến, không trau giồi cái tự lực của ḿnh. Đương sự quên rằng niệm Phật cho đến lúc tâm bất động cũng khó khăn lắm chứ. Tu Tịnh Độ cũng là ḥa hợp với các pháp môn khác. Khi niệm hồng danh A Di Đà Phật th́ đó là ta đọc thần chú của Mật tông. Niệm Phật đến tâm bất loạn th́ tâm ta trụ vào thể tánh của Đức A Di Đà Phật, cũng lại là trụ vào cái Không và trở thành tâm vô trụ. Như thế, ta đă bước vào Thiền, có phải?
Khi cả hai gặp lại, chú Khang nh́n nhận rằng chú yêu Như Như.
"Nhưng em biết là anh yêu em mà, phải không? Anh nói đi, nói thực em nghe đi, anh có yêu em không?"
Tôi lắp bắp nói nhỏ:
"Có."
"Vậy mà anh không biết được anh phải làm ǵ sao? Em đang khổ sở với sự cấm cản, la trách của gia đ́nh đây, anh không biết sao?"
Tôi buồn bă quay nh́n ra cửa sổ, nói:
"Anh biết, bởi vậy đă có lần anh nói với em: chúng ta chỉ bồng bột thôi... Chúng ta không thể... Và anh đă phấn đấu với chính anh để dẹp bỏ cái điều không thể ấy."
"Nhưng anh đâu dẹp bỏ được. Anh lánh mặt em hơn nửa năm rồi, mà cuối cùng th́ sao? D́ Nữ đă nói cho em nghe hết sự thực về chuyện ấy mấy ngày trước. Và d́ c̣n lấy điều đó để sỉ vả em, cho rằng anh đă quyết tâm quên em mà em không biết xấu hổ cứ đâm đầu vào. Ôi, đáng lẽ nghe được chuyện ấy, em nhục nhă không bước ra khỏi nhà nữa, nhưng không được... V́ em không sao chịu đựng nổi sự thiếu vắng anh. Khang à, dù anh có đánh giá em thế nào đi nữa, em vẫn muốn nói với anh rằng... em muốn gặp anh, muốn nh́n thấy anh mỗi ngày... Em khùng quá hả? Em thật t́nh không biết phải làm sao. Thôi, th́ gặp được anh lúc nào, em vui lúc ấy. "
"Như Như à... nếu ḿnh có thể coi nhau như anh em, có lẽ dễ chịu hơn."
"Đó là cách giải quyết của anh đó à? Cho dù chuyện ấy có thể làm được đi, nhưng gia đ́nh em, và những người khác, cũng không bao giờ chấp nhận được cái t́nh anh em đó của hai đứa ḿnh. Anh chỉ giỏi tài t́m cách né tránh sự việc thôi chứ không trực tiếp giải quyết được nó."
Lời nàng làm tôi giật ḿnh, tự thấy xấu hổ. Nàng đă đúng. Tôi không ngờ nàng c̣n nhỏ mà có nhận xét sắc bén như vậy. Tôi chỉ biết né tránh, chẳng có chút sáng suốt, đởm lược hay bản lĩnh để giải quyết được êm thấm chuyện t́nh cảm của hai chúng tôi. Yêu vẫn yêu, tu vẫn tu. Đằng nào cũng hết ḷng, đằng nào cũng muốn thành tựu. Mà hai lănh vực ấy chỉ có thể song hành với nhau được trong một vài tông phái Phật giáo ở Nhật Bản hay Tây Tạng, chứ không thể nào được chấp nhận trong hai tông phái Phật giáo ở Việt Nam này. Tự dưng trong một phút bốc đồng v́ cái quyền lợi t́nh cảm ích kỷ, nhỏ bé của riêng ḿnh, tôi muốn điên tiết, muốn gào thét to lên với mọi người rằng: Tại sao? Tại sao Phật giáo Việt Nam không giống Phậi giáo Nhật Bản hay Tây Tạng? Tại sao thầy tu không được yêu đương! Tại sao tôi không thể yêu một người rất đáng yêu! Tại sao tôi phải chọn lựa chỉ một cái trong hai cái mà tôi rất mê thích!
Thấy tôi buồn bă, Như Như đổi giọng:
"Khang, anh giận em hở? Em xin lỗi nghe. Em nói chọc anh vậy thôi, chứ em không có ư bắt anh như vầy như kia. Em biết anh là người tu từ nhỏ, anh đâu có giống những người thanh niên khác. Ở chùa đâu có dạy anh chuyện giải quyết vấn đề t́nh cảm và anh đâu có kinh nghiệm ǵ để giải quyết. Em hiểu anh. Thực ra, như có lần em đă nói với anh, em muốn anh lúc nào cũng như vầy, trang nghiêm, hiền lành, thật thà, khờ khờ khạo khạo—nàng cười khúc khích một lúc rồi tiếp—anh là thầy tu đẹp, dễ thương. Em thích nh́n anh như vậy. Em đâu có đ̣i hỏi anh phải hoàn tục hay phải... cưới em. Chỉ tại mọi người cấm cản em, không cho em gặp anh, không cho em tiếp xúc anh, nên em mới nghĩ đến những phương cách xa hơn để có thể có được anh mỗi ngày mà thôỉ."
Nàng bước lại gần, đưa một tay lên, vuốt ngực tôi. Tôi gở tay nàng, nói:
"Không sao. Anh không giận Như Như đâu. Anh chỉ buồn v́ quá nhu nhược..."
"Tức là không đủ mạnh để cắt đứt t́nh cảm với em phải không?"
"Không phải vậy. Nhu nhược là không đủ can đảm chọn lựa. Như Như có biết không... có khi anh thấy anh say mê em như từng say mê con đường giải thoát vậy. Khốn nỗi, hai thứ đam mê ấy lại tách làm hai hướng đối nghịch. "
Như Như ngước nh́n sâu vào mắt tôi. Có lẽ đây là lần đầu tiên nàng thực sự hiểu được sự dằn vặt của tôi. Nàng chỉ có mỗi con đường yêu đương để bước, bị trở ngại th́ có thể t́m con đường khác. Khó khăn của nàng, đau khổ của nàng c̣n có thể lấy thời gian mà rửa sạch được. C̣n tôi, cả hai cách chọn lựa đều có thể kéo theo suốt đời ḿnh nỗi dằn vặt âm ỉ ở tận cùng cái chiều sâu mang mang hun hút của tiềm thức; của vô thức hay bất cứ ngơ ngách u u minh minh nào đó của tâm hồn ...(các trang 315, 316, 317 )
Khi tỉnh cơn mộng, chú Khang đi tắm. Sực nhớ tới Như Như bắt chú hứa cho nàng một cuộc gặp mặt ở tại căn gác, nơi chú cư ngụ, chú xao xuyến.
*
* *
Chương chót là chương nói về hai cái ngă đối đăi nhau trong tâm thức của chú Khang. Dưới mắt của thế nhân, con người sống ở tu viện có xă hội bao quanh là con người thật của chú Khang. Nhưng, trong giấc chiêm bao chú thấy một lăo già cho chú biết là lăo bằng tuổi với chú, có hành trạng và hoàn cảnh trái ngược hành trạng và hoàn cảnh của chú. Đi sâu vào chương chót của Bụi Đường, chúng ta mới biết đây là cái bản ngă thứ hai của chú Khang, tuy không phải là cái Chân Ngă (tức là con người đích thực) của chú. Trong giấc chiêm bao, cái bản ngă thứ hai của chú được phơi bày bằng khuôn mặt già nua, đầy vết sẹo. Hai cái bản ngă xung đối nhau, nhưng về bản thể cả hai có chung cái Chân Ngă tức Chân Tâm. Tinh thần bất nhị là đây. Bởi thế, cuốn Bụi Đường là một tác phẩm văn chương có tư tưởng, tức là có giá trị về bề sâu của văn chương.
Trước hết, chú Khang cho hắn biết là chú chưa từng gặp hắn. Hắn nói rằng chú đă gặp hắn vài lần rồi. Và sau đó chú đă muốn xua đuổi hắn. Hôm nay, hắn muốn đến bên chú để mặc cả một chuyện...
"Tôi không biết anh là ai, sao anh lại biết tôi?"
"Cậu không biết tôi à? Cậu biết đấy chứ. Đă nhiều lần cậu trông thấy tôi rồi mà. Cậu từng xua đuổi tôi rồi mà. Có điều cậu chỉ thấy cái gáy, cái lưng của tôi, c̣n xua đuổi th́ cậu chỉ xua đuổi cái bóng của tôi mà thôi.
"Hừm, nói ǵ khó hiểu quá. Thực ra, anh là ai? Anh muốn ǵ?
"C̣n phải hỏi! Tôi đến đây là để mặc cả với cậu cái chuyện ấy."
"Chuyện ǵ? Tôi không quen chuyện buôn bán hay mặc cả ǵ đâu nghe!"
"Hứ, cậu không quen với cậu không biết, mà thực ra, cả đời cậu là một cuộc mặc cả liên tục với những giá trị hảo-ố, thanh-trọc,vinh-nhục, đắc thất, thiện-ác, chân giả, thực-mộng, phật-ma, thiên đàng-địa ngục, niết bàn-sinh tử."
"Ừ th́ những người xuất gia như tôi ắt phải biết phân định được những giá trị sai biệt của những cái đó chứ."
"Phân định để chọn lựa, chẳng phải là một cuộc mặc cả hay sao? Cho nên tôi mới gặp cậu để thương lượng với cậu cái chuyện ấy. " (các trang 322, 323)
Chuyện ấy tức là sự liên kết t́nh cảm giữa chú Khang và Như Như. T́nh yêu của nàng say đắm mê man, nhưng đây là t́nh yêu không có dằn co khác với t́nh yêu của chú Khang. Chú phân vân giữa đam mê và giác ngộ, giữa đời và đạo. C̣n Như Như th́ yêu mà không có một trở ngại tinh thần nào.
"Hả? Anh... anh biết rồi à?"
"Hố hố, giờ này cậu mới biết hỏi câu đó th́ có muộn lắm không? Trong khi cậu hăy c̣n dè dặt như một anh chàng quân tử trượng phu phong nhă lịch sự từng bước ngại ngùng và ngập ngùng bước đến với nàng th́ tôi chạy vù đến ngay cái đích cuối cùng của khát vọng chiếm hữu."
"Nghĩa là... nghĩa là sao? Anh đă làm ǵ cô ấy?"
"Làm ǵ ư? Cậu không tưởng tượng được sao? Cậu kém nhạy cảm đến vậy sao? Ố, cậu tiếc rẻ, phải không? Ha ha, rơ ràng là vừa nghe vậy là cậu tiếc ngẩn tiếc ngơ. Này nhé, tôi nói cậu nghe, cậu hiểu chiếm hữu là ǵ chứ hả? Ừ, tôi đă chiếm hữu nàng. Tôi đến gần nàng, không một lời tán tụng xưng dương, không cần phải tập trung thiền định, không cần phải đếm hơi thở ra vào, không cần phải nhắm mắt niệm Phật, tôi vuốt tóc nàng, tôi hôn lên đôi môi màu hồng non của nàng, rồi tôi cởi chiếc áo dài trắng của nàng, rồi tôi cởi bỏ hết những ǵ mà nàng đeo mang trên người ra, rồi tôi xiết chặt lấy nàng, chúng tôi ḥa nhập với nhau làm một. Hừ, cậu đừng có cười khẩy với tôi như vậy. Cậu không tin à? Cậu tưởng rằng tôi xấu xí như vầy th́ Như Như sẽ không chấp nhận tôi sao, và cậu tưởng rằng nàng có thể từ chối sự ḥa nhập đồng nhất với tôi sao? Cậu lầm rồi. Như Như không phải chỉ là người yêu của cậu thôi đâu. Cô ta c̣n là người yêu của tôi từ những tiền kiếp xa xôi lắm rồi. Khà khà, tóm lại là cuối cùng, chúng ta đă là ngưới đồng cảnh, chúng ta đă có cùng một đối tượng, thú vị quá phải không? Chỉ có một điều khác thôi là tôi chiếm hữu nàng, c̣n cậu th́ hăy c̣n bận bịu đóng vai tṛ quân tử, bụng th́ muốn mà ngoài mặt th́ làm bộ nghiêm trang, mực thước, phấn đấu dằn co với ba cái lư lẽ và hoài vọng cao xa". (trang 324)
Chàng thanh niên xấu xí kia khi nói chuyện về Như Như làm cho độc giả chúng ta có cảm tưởng dưới cái nh́n thấu suốt của đương sự, nội giới của chú Khang biến thành một h́nh nhân trong suốt như bằng pha lê: Mọi người có thể thấy rơ mọi biến chuyển trong tâm trạng chú.
"... Chẳng phải cậu cũng yêu Như Như và muốn đồng nhất với nàng hay sao? Cậu trả lời đi, ở đây chỉ có cậu và tôi thôi, không cần phải e dè sự bàn tán, dị nghị của thiên hạ, hăy nói một chữ thôi, cậu muốn thể nhập vào Như Như, muốn cùng với Như Như làm một, có không?"
" Có."
"Vậy đây là yêu cầu của tôi, chốc nữa Như Như đến đây, ở lại đêm với cậu, và sẽ ở măi cho đến tối hôm sau, phải vậy không? Trả lời đại đi, rồi tôi mới nói tiếp, tôi biết hết rồi mà giấu giếm làm ǵ. À, phải, cậu đă gật đầu công nhận. Nàng đến một thân một ḿnh như thế lại chịu ngủ đêm ở đây, chứng tỏ rằng nàng sẵn sàng chấp nhận chuyện đồng nhất với cậu làm một rồi. Cậu đừng bào chữa. Thực ra, cậu cũng biết là nàng chỉ lấy cớ được gần cậu để nói chuyện thôi, chứ thực ra, nếu cậu làm điều ǵ xa hơn cái mục đích đó th́ nàng cũng chấp nhận mà thôi."
"Đủ rồi, anh nói tiếp đi, đừng nói ṿng vo làm ǵ."
"Này nhé, nàng đă tự nguyện hiến dâng và cậu cũng muốn tiến đến sự thể nhập toàn vẹn với nàng, vậy th́, tôi nhắc cậu, ngay từ phút nàng đặt chân đến, cậu phải tự động gác bỏ hết mọi thứ, không những chỉ lớp áo quần thô sơ ma bố mà cậu từng hănh diện khoác mặc mà ngay trong cả những thứ gọi là giá trị tinh thần mà lâu nay mà cậu mặc chồng lên trên người, cũng phải lột hết, vứt hết, nào là ư tưởng thanh cao, nào là phạm hạnh thanh tịnh, nào là lư tưởng xuất trần, nào là chí nguyện đạp đất vá trời, nào là tư tưởng dấn thân cứu đời, nào là hoài băo giải thoát... Có vất hết những thứ ấy th́ cậu mới có thể có sự đồng nhất với nàng."
"Tưởng ǵ chứ phương cách để đồng nhất, để thể nhập th́ tôi biết."
"Cậu nói cậu biết à? Không, cậu không biết ǵ cả. Cậu chỉ học được phương cách thể nhập trên lư thuyết thôi. Và cái khát vọng thể nhập v́ được nuôi lớn và tràn ngập trong cậu nên đôi lúc cậu tưởng rằng cậu có thể thể nhập vào bất cứ cái ǵ cậu muốn. Mà thực ra, trên thực tế, cậu chưa hoàn toàn thể nhập vào bất cứ cái ǵ cả. Bởi v́ tâm cậu c̣n đeo mang nhiều thứ lắm. Cậu có quá nhiều lư tưởng, quá nhiều h́nh ảnh, quá nhiều biểu tượng, quá nhiều ngôn từ và ư niệm chọn lọc. Đi đâu cũng mang theo cả lô những thứ ấy. Chúng lổn ngổn, lảng ngảng trong cậu. Vướng bận như thế th́ làm ǵ có sự đồng nhất, làm ǵ có thể thể nhập vào Như Như." (các trang 325, 326)
Như Như tới. Chú Khang. Chú tưởng ḿnh và nàng có thể nhập thể lẫn nhau. Vận sự này làm chúng ta liên tưởng tới trong các tu viện Tây Tạng ở trên vách, trên tường có vẽ những tranh nam nữ giao hợp với nhau. Đâu phải các là các Lạt-ma muốn nhắc nhở các Phật tử t́m cảnh dâm bôn nơi kỷ viện, dâm pḥng mà là để họ t́m mức độ cao trong việc thể nhập đồng nhất. H́nh vẽ nam nữ giao hoan với nhau chỉ rơ cái nhất nguyên trong cảnh giới vượt ra ngoài những khái niệm đối đăi nhau (tức là tinh thần nhị nguyên).
Bây giờ chúng ta theo bước chân Vĩnh Hảo xem t́nh trạng thể nhập đồng nhất của chú Khang và Như Như.
Tôi quay người lại, ôm lấy nàng. Và chúng tôi hôn nhau trong bóng đêm. Rồi chúng tôi d́u nhau đến chiếc đi-văng. Nàng tự nguyện nằm xuống, chờ đợi. Tôi lần ṃ trong bóng tối, t́m con đường thể nhập. Cởi bỏ hết, vứt hết tất cả những ǵ không dính nhập đến Như Như. Chỉ trong khoảnh khắc cúi ḿnh xuống, tôi lập tức tan nhanh vào nàng. Chúng tôi trở thành một khối pha lê trong suốt như được kết từ những hạt sương ảo diệu của đêm tối trần gian. Nhưng chỉ một lúc ngắn ngủi sau đó, tôi lại quay trở về với sự phân hai, với thế giới nhị nguyên muôn thuở của con người để rồi giật ḿnh biết rằng tôi đă xúc phạm nàng."
"Như Như, em có sao không?"
"Không. Khang ơi, em yêu anh. Em tự nguyện mà. Thực ra, em có mất mát ǵ đâu. Muôn đời em vẫn thế. Anh không biết rằng anh với em chỉ là một thôi sao?"
"Ôi, em chỉ biết nói theo hắn. Hắn lừa chúng ta đó. Em và anh chỉ là một trên mặt bản thể thôi, c̣n trên thực tế, sắc thân của em, sắc thân của anh, tâm tưởng của em, tâm tưởng của anh vẫn là hai. Em không thể là anh, anh không thể là em được. Chúng ta là những hạt sương, là những hạt bụi riêng lẻ, vô thường, bay lăng đăng trong ṿm trời hữu hạn. Và anh, ôi, anh thật là xấu hổ, anh đă nghe lời xúi dục của cái tên vô lại gớm ghiếc kia để chiếm đoạt em, anh đă xúc phạm em, hủy hoại em... Như Như, tha thứ cho anh... Anh đă đánh mất nơi em cái ǵ đáng ra phải trân trọng ǵn giữ..." (các trang 329, 330)
Anh chàng có mặt đầy vệt sẹo trong Bụi Đường cùng chú Khang xung đối nhau nhiều về tánh nết, nhưng anh ta vẫn là người chân thành về tư duy, hiểu rơ về sự biến thái của hành trạng chú Khang, những ǵ ẩn ức trong những góc kín đáo của tiềm thức (A-lợi-gia-thức / thức thứ tám) của chú Khang trồi ra. A-lợi-gia-thức là cái kho tàng để chứa tất cả hành trạng của một sanh linh từ kiếp này sang kiếp khác, từ vận sự to lớn như quả địa cầu đến cái nhỏ bé như hạt bụi, mảy lông. Cái say đắm t́nh dục của chú Khang ch́m đắm trơng A-lợi-gia-thức đă thể hiện và phô bày ở chàng mặt sẹo.
Cậu sẽ chẳng bao giớ là người hạnh phúc v́ lúc nào cậu cũng quay lưng chối bỏ hiện tại, v́ làm điều ǵ cậu cũng suy nghĩ kỹ, cân nhắc lợi hại, hoặc chuyện làm xong lại hối hận, ăn năn. Không có cái ǵ được coi là toàn vẹn trong cả cuộc đ̣i cậu. Ôi trời, sao cậu ngốc quá vậy? Cho đến nước này mà cậu vẫn cứ phân định rạch ṛi cái biên giới giữa cậu và Như Như sao? Vậy th́ ăn nói làm sao về con đường dấn thân, thể nhập, cứu độ chúng sanh một cách viên măn? Cậu chỉ biết học nói, học suy nghĩ theo kinh điển, theo sách vở chứ chẳng bao giờ học được con đường hành động. Mà thể nhập là con đường hành động. Cậu không biết vậy sao? Cậu không thể làm được chuyện đó sao? Vậy th́ cậu mất toi hết trơn rồi. Cậu không có khả năng đồng nhất được với nàng th́ để tôi... (trang 331)
Nói xong, chàng mặt sẹo leo lên đi-văng, ôm lấy Như Như và cùng với nàng nhập làm một. Hắn cho chú Khang biết rằng hắn chẳng những thể nhập vào nàng, mà hắn c̣n có thể nhập đồng nhất với chú. Nói xong, hắn dí mặt sẹo vào mặt chú, quàng tay lên cổ chú, rồi hôn chú, chú biến tan vào hắn.
Tới đây chú Khang bừng tỉnh, lọt ra ngoài cơn chiêm bao quái dị. Nhưng kỳ diệu thay, cơn chiêm bao giúp cho chú Khang hiểu rằng: cái bản ngă làm chúng ta xa cách với tha nhân. Nhưng nếu ta bỏ cái tâm phân biệt th́ chúng ta trở về Chân Ngă. Tới chừng đó, nh́n qua cái bản thể, Chân Ngă của các chúng sinh là Không. Tôi là Không, anh cũng là Không, tất cả các tha nhân khác đều là Không. Thể nhập vào Không th́ viên dung vô ngại. Cái tâm phân biệt không c̣n tồn tại nữa.
Chú Khang sửa soạn chỗ tiếp đón Như Như. Ḷng dạ chú bị xâu xé, nửa muốn nàng đến nửa muốn nàng bỏ cuộc. Rồi một giờ qua. Và rồi th́...
C̣n nửa giờ đồng hồ nữa, nàng sẽ đến. Tôi bắt đầu run. Như Như ơi, có phải em sẽ đến với anh đêm nay không? Phải, em sẽ đến. Anh nhớ rồi, em đă sắp đặt mọi thứ, và nhất quyết sẽ đến trong chốc lát nữa thôi. Rồi chúng ta sẽ nói ǵ, chúng ta sẽ làm ǵ suốt một đêm và một ngày kế tiếp? Chúng ta sẽ ôm nhau, sẽ hôn nhau như những cặp t́nh nhân mông muội của trần gian, như trong giấc mộng ban trưa mà anh đă thấy. Sau đó chúng ta sẽ d́u nhau đến chiếc đi-văng này. Và chúng ta sẽ nghe lời cái tên lưu manh kia, quấn lấy nhau, thực hiện khát vọng đồng nhất bằng xúc cảm nhục dục. Không, không thể được. Như Như, chưa bao giờ anh hiểu được anh như lúc này. Anh hiểu được rằng, anh sẽ không có một chút sức lực hay ư chí nào để cưỡng chống lại cơn đói khát dục vọng điên cuồng của anh. Anh sẽ không thể nào kềm chế được anh đâu. Nhất là trong một hoàn cảnh thuận lợi như thế này, sẽ không có sức nào ngăn cản được anh, dù có cả ngàn vị hộ pháp dán đầy trên vách.
Hốt nhiên, trong một khoảnh khắc bừng sáng của trí tuệ, tôi sực hiểu, sực biết rằng, cái gă mặt thẹo nham nhở kia, thực ra, chẳng phải ai xa lạ: hắn chính là tôi; là dục vọng của tôi, là cái bản ngă của tôi mà thôi. Tôi kinh hăi, chộp vội cái đăy, vơ quần áo và tấm cà-sa, cây bút và tập thơ, hấp tấp nhét cả vào. Rồi tôi đóng cửa, khóa lại. Chạy.
Như những người vượt biên, trốn khỏi đất nước dưới sự kềm chế của một thế lực mà ḿnh không đủ sức chống lại, tôi trốn ra khỏi cuộc t́nh mê muội của ḿnh. Tôi không muốn chuốc lấy thất bại. Tôi cũng không cần sự chiến thắng vinh quang nào trong cuộc t́nh ấy. Tôi chỉ muốn tồn tại.
Và tôi chạy thục mạng trên con đường Hoàng Hôn ngoằn ngoèo giữa lưng đồi Trại Thủy. Màn đêm lúc ấy đă buông. Con đường đá lởm chởm làm tôi suưt vấo té mấy làn. Khi đă cách xa căn gác của ḿnh gần nửa dặm chim bay rồi, tôi mới dừng chân đứng lại giữa lưng đồi, thở hồng hộc. (các trang 335, 336)
Sự tỉnh ngộ của chú Khang làm cho truyện dài Bụi Đường của Vĩnh Hảo thêm chiều sâu. Nếu đoạn cuối của truyện dài này có cái đám cưới của chú Khang với Như Như th́ không làm chúng ta bâng khuâng, man mác, không làm cho chúng ta hớp cái không khí thơ mộng trữ t́nh. C̣n đoạn cuối có cuộc chia tay, lâu lâu mới gặp nhau như theo lời yêu cầu nam nhân vật trong Hồn Bướm Mơ Tiên th́ nguy hiểm cho nàng sư nữ nhạy cảm quá!
Xin mời các bạn đọc tiếp. Cái cuộc cuối trong Bụi Đường mơ mơ hồ hồ của Vĩnh Hảo rất khéo. Anh làm cho độc giả khi thở vô thật sâu cảm thấy sảng khoái, nhưng khi thở ra thật dài, họ cảm thấy nỗi buồn man mác xâm chiếm tâm tư.
Từ vị trí này, tôi có thể nh́n thấy ngôi chùa Linh Phong xa xa phía trái ẩn ḿnh dưới những cây me cổ thụ và cùng một khoảng cách ấy ở phía phải là ngôi chánh điện Hải Đức với hai cái tháp vươn lên giữa những hàng cây sứ. Một trong hai cái tháp quét vôi trắng ấy là căn gác nhỏ của tôi sáng lên nhờ nhờ trong bóng đêm. Tôi bỗng bật cười lên một ḿnh. Vô trú. Đi về phương Nam. Rất tiếc cái nhỏ nhốt cái lớn! Chẳng phải thầy tôi từng ngấm ngầm dạy tôi thực hiện con đường thoát ly qua những ẩn ngữ ấy sao? Trên thực tế đời sống cũng như áo nghĩa của con đường giải thoát, nếu đứng dừng lại một chỗ tất sẽ có chỗ vướng mắc. Không cần thường trú, không cần tạm trú. Phải vô trú.
Giă từ ngôi viện Hải Đức thân yêu với thầy bổn sư, người cha uy nghiêm đạo hạnh đă dẫn dắt tôi từng trên đường học đạo và mở cho tôi con đường vô trú đêm nay.
Giă từ ngôi chùa Linh Phong và vị Bồ Tát mật hạnh Trừng Hùng đă từng bảo vệ tôi, nuôi lớn chất liệu nhẫn nhục trong tôi bằng bao thứ thử thách và sự nghịch lư.
Và em nữa, Như Như, vĩnh biệt t́nh em. Nếu em hiểu rằng con đường dấn thân của anh không thể khởi đầu bằng một đêm ch́m đắm, có lẽ em sẽ tha thứ cho anh. Riêng anh, mỗi khi nghĩ đến nỗi đau khổ cùng tột của dân tộc, anh sẽ không bao giờ quên rằng đă nhiều lần anh cam tâm làm khổ em, và bỏ em đứng lại trên đồi Trại Thủy đêm nay mà không một lời giă từ hay giải thích.
Tôi vừa dợm chân bước th́ tự dưng sực nhớ rằng v́ Như Như đă nghịch ngợm bắt tôi phải mắc nợ nên tận giây phút này, tôi hăy c̣n ba chữ chưa kịp nói với nàng. Bây giờ, quyết định bỏ thành phố Nha Trang, tôi sẽ không sao có thể trả được cái nợ ấy. Tôi tần ngần đứng yên một lúc. Cuối cùng, hướng về phía ngôi tháp cổ, căn pḥng nhỏ của tôi mà có lẽ giờ này Như Như đang tiến đến, tôi bụm hai tay lên miệng gọi lớn:
"Như Như ơi...!"
Gọi xong, tôi bắt đầu cất bước. Và khi bước đi, tôi có cảm tưởng là tiếng gọi ấy đă dội mạnh trong ḷng tôi làm rung cả phần ngực trái. Tôi ôm ngực, lầm lũi bước vào đêm đen. Sau lưng tôi, âm hưởng của tiếng gọi ấy va vào vách núi, lan đi qua lá cỏ cây rừng như những đợt sóng trùng trùng nối tiếp nhau, xô lấn nhau, xóa tan màn đêm mịt mùng để rồi vỡ nát và tan vụn dần thành những hạt bụi li ti, lăng đăng rơi vào vô cùng. (các trang 325, 326, 327)
*
* *
Bụi Đường là tác phẩm tâm linh pha trộn hiện thực. Một tác phẩm đẹp. Vụ Cộng Sản bài trừ tín ngưỡng, vụ o ép sư săi Phật giáo phải hoàn tục là những chuyện hiện thực mà tác giả đem vào tác phẩm hết sức linh động. Nhưng những vận sự đó không làm hiển lộ hoàn toàn giá trị của tác phẩm. Chính cái tư duy về Phật giáo đem vào văn chương mới làm rực sáng bút tŕnh của Vĩnh Hảo. Trong văn chương Việt Nam hầu như không có ai viết về nhân vật có hai bản ngă. Trong văn chương nước Anh có nhà văn Robert Louis Stevenson. Thật ra, ông ta vốn là viết sách cho các độc giả ở vào lứa tuổi hoa niên ham chuộng các cuộc phiêu lưu, những chuyện dị thường. Chẳng hạn như cuốn L' Ile Au Trésor (Đảo Kho Tàng). Nhưng không ai có thể ngờ rằng cuốn truyện dài Docteur Jekyll et Mister Hyde, Stevenson viết về một nhân vật có hai cái bản ngă xung đối nhau. Ban ngày, nhân vật kia là một bác sĩ y khoa hiền lành và tốt bụng (Bác sĩ Jekyll); nhưng ban đêm đương sự biến thành một nhân vật hung dữ (ông Hyde). Không ngờ cuốn sách đó nâng Stevenson lên một vị trí cao trong văn chương quốc tế, biến ông ta thành một nhà văn tư tưởng.
Bỏ qua bút pháp tươi đẹp, gạt qua văn phong trong sáng của Vĩnh Hảo, chúng ta được tác giả đưa vào tư tưởng trong văn chương. Đây là trường hợp hiếm quư. Nhà văn, nhà thơ chúng ta rất có nhiều ư tưởng (idée / idea), nhưng không thể gặt hái tư tưởng (thought / pensée) ngoại trừ Vũ Khắc Khoan, Hồ Hữu Tường, Nghiêm Xuân Hồng, Đặng Phùng Quân. Họ là những văn kiêm tư tưởng gia (écrivain-penseur). Họ nếu không dựa vào giáo lư nào, tôn giáo nào th́ cũng theo trường phái Tây phương nào đó. Nói thế, ta không nên phủ nhận cái văn tài của Vơ Phiến. Ông cho tác phẩm không nghiêng về một tôn giáo nào, không đem văn chương ḿnh đặt trên trường phái nào làm nền móng. Nhưng đây là nhà văn của mọi nhà văn. Ông xây dựng cái triết lư riêng của ông (thật ra là những nhân sinh quan của ông) để trở thành nhà văn lớn.
Vĩnh Hảo về tuổi đời và tuổi nghề th́ hăy c̣n niên thiếu, nhưng anh vẫn có nhiều kinh nghiệm trong nếp tư duy. Như vậy, chúng ta nên đặt anh trên vị trí nào trong văn học sử?