BỤI ĐƯỜNG

tức Phương Trời Cao Rộng 2

truyện dài của Vĩnh Hảo

Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996

 

(Bản điện tử đăng nơi đây có hiệu đính, lược bớt)

 

 

oOo

 

 

 

Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ

Bụi đường dài gót mỏi đi quanh

Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ

Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn.

 

Tuệ Sỹ

 

 

 

CHƯƠNG MỘT

 

 

 

Từ tháng mười, ở Hội An thỉnh thoảng có những cơn mưa lớn, lạnh. Những ngày kế tiếp không mưa, sương mù giăng ngập mỗi sáng. Từ hiên nh́n ra vườn chỉ thấy một màu trắng xóa như bông. Lạnh cắt da. Chẳng ai muốn ra vườn sớm. Chỉ khi nắng lên cao mới thấy vài người xăn tay hái rau hay xăm đất cho những luống cải xanh c̣m đẫm sương trên bẹ lá. Chim chóc, côn trùng h́nh như cũng đợi chờ cho đến lúc con người làm việc mới chịu cất tiếng ríu rít, rỉ rả để chào đón một ngày mới. Có tiếng lóc cóc, lục cục của mấy chiếc xe ḅ lăn trên đường nhựa. Có con ḅ vui miệng kêu ọ lên một tiếng làm cho con chó nào đó đang ngon giấc, phải giật ḿnh sủa rân.

Vụ lúa mùa này vừa cấy xong hai hôm trước. Chúng tôi được nghỉ ngơi vài ngày để chuẩn bị công việc khác: trồng rau, đậu, bắp... Cho nên sáng nay tôi mới rảnh rỗi đứng ở hàng hiên, nh́n ngắm nắng mai chan ḥa trên khu nghĩa địa quanh vườn chùa.

Những mộ bia cái lớn cái nhỏ, chen chúc nhau như giành đất. Vài ngôi mộ được xây đồ sộ, có mái che, có hàng rào và cổng khóa tươm tất. Trong khi đó, nhiều ngôi mộ khác chỉ được vùi lấp sơ sài; có bia chăng cũng chỉ là những miếng gỗ nhỏ mà mưa nắng bốn mùa đă biến chúng thành những thanh củi mục, chơ vơ, hoang lạnh. Từ xă hội chết là khu nghĩa địa, người ta vẫn có thể nhận dạng được vẻ phức tạp nhiêu khê của xă hội sống bên ngoài. Vậy mới biết, cái động của ḷng người làm cho cái tĩnh của vạn vật cũng phải lung lay theo...

Tôi khoác thêm bên ngoài chiếc áo nhật b́nh nâu cho đỡ lạnh, đi lang thang trong vườn. Suy nghĩ vẩn vơ. Từ ngày Phật học viện giải tán và tăng sinh, học sinh như tôi trở thành "nông sinh", tôi không có dịp để suy nghĩ mông lung như vầy. Huống chi trong phương pháp tu tập của Thiền tông, sự vận dụng trí óc để chạy theo, đuổi bắt ngoại cảnh, đều bị coi là những tạp niệm, hay vọng niệm, làm trở ngại cho sự định tâm, kiến tánh. Tôi đă ư thức được điều đó ngay từ khi khởi lên những ư nghĩ chẳng dính nhập ǵ đến công phu tu tập. Nhưng rồi ḍng suy tưởng vẫn cứ tuôn chảy ồ ạt, lan man... như cơn nước lũ vội vàng cuốn qua những lũng thấp và đồng bằng: ngơ ngách sâu hay cạn, rộng hay hẹp trên đường đi của nó đều được khai phá, len lỏi và lấp đầy. Ban đầu tôi c̣n dùng các phương pháp nhiếp tâm để gạt phăng những ư nghĩ đó đi, nhưng khi chúng quay trở lại với một vài h́nh ảnh, một vài kỷ niệm đẹp của quá khứ, tôi lại dễ dăi buông thả dây cương... Tâm ư tôi bấy giờ như con ngựa hoang, tung vó mịt mù trên đồng cỏ hoang sơ.

 

̉ 

 

Năm ấy tôi tám tuổi, mới học lớp bốn. Chiều đi học về cất tập vở xong là ra sân, chơi đủ tṛ với mấy anh em nhỏ trong nhà. Chơi đánh đáo, tạt lon, giựt cờ v.v... Nhà tôi lúc ấy có khoảnh sân lát gạch khá rộng, chơi đùa rất thích. Thỉnh thoảng cũng có chơi những tṛ chơi của con gái như ḷ c̣, nhảy dây, đánh thẻ... Con nít mà, chơi thứ ǵ vui là thích rồi, có phân biệt được trai gái chi. Chơi xong vào tắm rửa ăn cơm. Buổi tối rủ nhau qua chùa sư nữ tụng kinh. Xong thời kinh, về ngủ một giấc thật ngon. Trong mơ chỉ thấy toàn mộng đẹp (thấy được xem phim, đi chơi hay được ăn các món ngon...). Cuộc đời con nít của tôi trôi qua êm ả như vậy bỗng nhiên mùa hè năm đó lại dậy sóng.

Sát cạnh nhà tôi là nhà của anh Long, một giáo sư trung học. Chị Thanh vợ anh Long cũng dạy học ở một trường tiểu học nào đó tại Nha Trang. Hai vợ chồng có một đứa con trai tên Minh và một đứa con gái tên Hằng. Hai nhà sát nhau nên chúng tôi cũng thường qua lại để chơi chung với nhau nhiều tṛ chơi. Minh sáu tuổi rồi nên có thể tham dự những tṛ chơi của bọn anh em chúng tôi, c̣n bé Hằng th́ quá nhỏ nên chỉ ngồi ngó. Buổi chiều đó như thường lệ, anh em chúng tôi bày tṛ chơi trong sân, nhưng chẳng thấy Minh qua. Đến khi chơi xong mới thấy nó xuất hiện ở cửa sổ (cái cửa sổ này mở ra phía sân trước nhà tôi), và bên cạnh Minh lại ló ra một khuôn mặt dễ thương của một cô gái nào đó không phải là bé Hằng. Cô gái ấy lớn hơn Minh, trạc tuổi tôi th́ phải. Đôi mắt cô to tṛn, đen láy với hai hàng lông mi cong như... lông mi búp bê. Tôi chỉ kịp nh́n thấy được đôi mắt ấy là bủn rủn cả tay chân, chẳng chơi được tṛ trống ǵ nữa. Mà cô bé này cũng lạ, thấy tôi bủn rủn, luưnh quưnh th́ cũng e lệ nấp vào sau cái màn cửa sổ; một lúc sau mới thấy ló đầu ra lại với một phần tóc đen nhánh phủ một bên trán và con mắt bên trái long lanh như t́m kiếm tôi. Tôi không chịu đựng nổi cái nh́n e ấp đó. Tôi mắc cỡ, lảng vào trong nhà.

Sau giờ cơm tối mà trời hăy c̣n sáng. Tôi lại ra sân, với từng bước dè chừng. Tôi không chơi nhiều, chỉ đứng ở cửa ngơ dưới hàng bông giấy nh́n ngựa xe qua lại... và thỉnh thoảng tôi liếc mắt nh́n về hướng nhà của thằng Minh. Nhà bên ấy, lũ trẻ con ăn cơm xong cũng ra đứng đứng ngồi ngồi trước ngơ. Liếc qua liếc lại, tôi và "nàng" lại thấy nhau, rồi lại thẹn thùng, mắc cỡ. Đứng chơi một chốc th́ có một người anh của tôi bước ra. Anh ấy cao nḥng, được coi như là một trong những anh lớn của tôi, nhưng thực ra anh mới có mười hai tuổi. Anh đứng lặng lẽ chẳng nói ǵ, chỉ ngó bâng quơ ra đường (chắc là chờ đợi cô bạn gái nào đó đi ngang). Vậy mà anh cũng bắt được tia nh́n của "đôi trẻ". Có lẽ khởi nguyên từ đôi mắt tôi: đôi mắt tinh ranh tám tuổi đă biết "đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ." [1 

Anh bước vài bước từ cửa ngơ ra sát mé đường rồi quay lại. Từ vị trí đó, anh tạo thành một h́nh tam giác giữa anh, tôi và cô bé hàng xóm ở nhà Minh. Anh cố ư làm vậy để có thể nh́n thấy "chúng tôi" và cũng để cho chúng tôi nh́n thấy anh rơ hơn. Anh tằng hắng mấy tiếng để gây sự chú ư, rồi anh gọi cô bé kia:

"Ê, ê!" (v́ chẳng biết tên cô bé ấy).

Tôi chẳng hiểu anh muốn ǵ nên vừa ngó anh, vừa liếc sang bên kia. Bỗng thấy anh một tay chỉ vào tôi, một tay chỉ cô bé ấy, vừa cười vừa nói:

"Ê, ê! Thằng Khang nè!"

Cô bé vội vàng chạy trốn vào nhà. Tôi cũng đỏ mặt, nấp ḿnh sau tường rào. Tim tôi đập rất mạnh. Anh chỉ chọc hai đứa tôi vậy thôi (cái tṛ đó người ta gọi là "cắp đôi"), rồi quên đi, không bao giờ để ư đến nữa. Nhưng hai đứa chúng tôi trở thành bạn. Vậy là, "một hôm trận gió t́nh yêu lại." [2]

 

Cô bé ấy tên là Trang, trong nhà thường gọi là Xù (một cái tên không thích hợp ǵ với nước da trắng mịn của cô cả). Tên Xù đọc nghe chẳng hay, nhưng tôi cứ gọi Trang bằng cái tên ấy một cách tự nhiên, như người nhà bên đó thường gọi. Ngày nào chúng tôi cũng qua lại chơi với nhau. Cũng hồn nhiên như ai vậy. Con nít mà. Tuy nhiên, trong những tṛ chơi, tôi và Trang thường tránh né chuyện chạm tay nhau. Lỡ có bị buộc phải năm tay nhau như trong tṛ chơi kéo co (v́ tôi và Trang là đầu tàu của hai phe) th́ cũng ngại ngùng, mất tự nhiên. Thường thường, hễ tôi đứng về phe của Trang th́ phe “chúng tôi” phải thắng; nhưng nếu tôi và Trang đứng về hai phe đối nghịch th́ phe tôi lúc nào cũng chịu phần thua. Bởi v́, tôi không bao giờ có ư chí đấu tranh để thắng Trang, dù chỉ trong một tṛ chơi con nít. Tôi chỉ thích nh́n ngắm Trang cười sung sướng, hả hê trong thắng lợi. Trang ngang tuổi tôi mà đă ra vẻ đàn chị, chững chạc, ít cười nói; cho nên chọc được Trang cười là tôi thích thú rồi, đâu cần phải chiến thắng ǵ nữa.

Cười đùa suốt ngày chưa đủ. Buổi tối, chúng tôi c̣n rủ nhau đi tụng kinh ở chùa sư nữ gần nhà. Chẳng ai bắt buộc hay kêu gọi khuyến khích ǵ cả mà chúng tôi cứ đi tụng kinh siêng năng, chẳng bỏ một tối nào. Đám con nít đi tụng kinh tối lúc đó gồm có năm đứa. Phía nhà tôi bốn, phía bên đó chỉ có ḿnh Trang. Minh và bé Hằng thỉnh thoảng mới đi một lần nhưng rồi cũng về sớm trước khi khóa lễ kết thúc. Trong “tṛ chơi” tụng kinh này, tôi mới thực sự thắng được Trang dù không cố ư, v́ tôi thuộc rất nhiều bài kinh ngắn, mà lại có giọng to, đọc nghe sang sảng. Trang chỉ đọc lí nhí trong họng như con chim con bị lạnh. Hễ thấy tôi ngưng đọc và có ư lắng nghe th́ Trang cũng ngưng, làm bộ vén tóc, sửa thế ngồi. Trang tụng kinh không hay, nhưng về phần nghiêm trang th́ Trang vượt hơn tôi nhiều. Nét mặt Trang rất thành khẩn lúc đứng trước điện Phật. Và càng thành khẩn, Trang càng đẹp, càng dễ thương hơn. Đôi khi, ở những lúc mà chỉ có sư cô chủ lễ xướng đọc một ḿnh bài phục nguyện dài, tôi ngồi phía đối diện chỉ biết ngắm nh́n Trang say sưa. Không những Trang có đôi mắt đen láy thật đẹp mà c̣n có sóng mũi cao, cái miệng nhỏ với đôi môi đỏ chót như thoa son. Ít có cô bé nào có nét mặt trang nghiêm mà đằm thắm như Trang. Vẻ trang nghiêm trầm lặng ấy cuốn hút tôi kinh khủng.

Có lần, tôi và bầy em theo xe jeep của người anh rể đi dạo mát chơi dọc bờ biển sau giờ cơm tối. Khi trở về th́ bên chùa đă tụng kinh (nhà tôi cách chùa hai căn; nhà Trang cách chùa một căn). Rủ bọn em qua chùa nhưng không đứa nào chịu đi, tôi đi một ḿnh. Bước vội ở hàng hiên bên hông chánh điện (trên lầu), tôi nh́n vào cửa sổ thấy Trang đang quỳ lạy. Phía trên bục cao gần bàn thờ Phật có bốn sư cô, nhưng phía dưới th́ chỉ có hai cụ già và một ḿnh Trang. Hai cụ già đứng ở hàng trước, Trang lui ở hàng sau. Tôi đứng lại bên cửa sổ, trong bóng tối, nh́n lén Trang lạy Phật. Mỗi lần lạy xong Trang cứ quay đầu nh́n ra cửa chính như mong đợi ai. Với sự bén nhạy t́nh cảm của con nít, tôi biết là Trang mong đợi tôi. Trang không ngờ tôi đi cửa hông chứ không phải là cửa chính như lệ thường. Rồi bất chợt khi ngồi xuống trở lại để tụng nốt đoạn kinh chót, Trang quay nh́n về hướng cửa sổ và bắt gặp tôi. Trang cười, tôi cũng cười. Rồi Trang đưa tay ngoắc tôi vào tụng kinh, điệu bộ giống như ra lệnh, như thể Trang có thẩm quyền nào đó đối với tôi vậy. Tôi ngoan ngoăn bước vào, đứng bên Trang.

“Sao đi trễ vậy?”

“Ơ… tại đi chơi mới về.”

“Suỵt, nói nhỏ nhỏ á. Ham đi chơi lắm.”

Rồi hai đứa chúng tôi ngồi kế bên nhau, tụng kinh. Đó là lần đầu tiên chúng tôi tụng chung một cuốn kinh. Kinh Pháp Hoa của chùa có đóng b́a dày, đẹp, cất trong tủ khóa; mỗi người đến tụng chỉ được các sư cô đưa cho một cuốn, không đưa dư. Tôi đến trễ không có kinh, phải tụng chung với Trang. Tôi là kẻ đọc ké nên chỉ ngồi im, thụ động để Trang lật kinh khi qua trang. Bàn tay Trang có những ngón búp măng trắng, nhỏ. Tôi tụng kinh không được chú tâm. Chẳng thấy, chẳng biết kinh là ǵ nữa, chỉ để tâm đến bàn tay lật kinh mà thôi (giống như kẻ mê chấp chỉ chăm chăm ngó vào ngón tay chỉ mặt trăng chứ không chịu nh́n chính mặt trăng ấy).

Xong thời kinh, hai đứa chúng tôi cùng về. Tự dưng hai đứa đi rất chậm, không giống như mọi đêm trước. Mà lại chẳng biết nói ǵ với nhau. Đến ngang cổng nhà của Trang, tôi ngập ngừng một lúc rồi nói:

“Thôi Xù vô nhà đi, mai qua chơi nha.”

“Ờ…”

“Về nha, Xù,” tôi lại nói trước khi quay đi.

“Khoan đă. Người ta biểu đừng kêu như vậy nữa mà cứ kêu hoài. Người ta tên Trang chớ bộ.”

“Ờ… không kêu vậy nữa, xin lỗi Xù. Ủa, xin lỗi Trang…”

Trang làm mặt giận, đẩy cánh cổng gỗ, bước vào trong. Nhưng rồi cũng cười với tôi trước khi vào nhà. Tôi về tắm rửa, lên giường ngủ mà con mắt cứ thao láo. Tôi nhớ cảm giác ấm cúng khi ngồi bên Trang. Tôi nhớ điệu bộ vừa giận lẫy vừa trách yêu của Trang.

Hôm sau tôi dậy sớm, cứ ra sân trông ngóng Trang qua chơi. Bắt đầu từ ngày đó, chúng tôi không c̣n chơi đùa hồn nhiên như trước kia nữa. Trang bấy giờ chỉ ngồi nh́n, ít khi tham dự tṛ chơi. Tôi và Trang trở thành những “người lớn” trong bầy trẻ ham vui. Và thích nhất vẫn là mỗi tối qua chùa tụng kinh. Đi sớm trước khóa lễ, chúng tôi đứng ở lan can trên lầu hóng gió mát từ phía sông thổi vào. Thực ra từ chỗ chúng tôi đứng, cũng chỉ thấy được con sông chỗ khuất chỗ hiện phía sau những căn nhà mái tôn lụp xụp. Trong bóng đêm, cứ chỗ nào thấy ánh đèn lấp lóa lung linh th́ biết chỗ đó là nước sông. Người lớn chỉ gọi nó là cái đầm (đầm Xương Huân), nhưng bọn nhỏ chúng tôi cứ gọi sông cho tiện. Chẳng có đề tài ǵ để nói với nhau, thỉnh thoảng chúng tôi lại đem chuyện sông ra mà nói vu vơ. Nào là con sông này dơ quá. Nào là sông ǵ mà chẳng thấy ghe thuyền đâu cả. Nào là hôm nay ngôi sao Hôm mọc sớm quá không thấy bóng nó in dưới nước… Hết chuyện nói th́ làm thinh nh́n trời, nh́n đất. Vén tóc mai. Sửa lại kẹp tóc. Bẻ ngón tay. Gỡ lớp sơn rỉ sét trên lan can. Yên lặng, nhưng vẫn cứ thấy thích thú trong ḷng.

Những ngày mùa hè êm đẹp ấy rồi cũng trôi qua. Khi học sinh các trường lục tục sửa soạn cặp táp và bút mực để vào niên khóa mới, tôi có nhiều đề tài để nói với Trang hơn.

“Sắp sửa đi học lại rồi. Mua tập vở chưa?”

“Chưa,” Trang đáp nhỏ.

“Học trường nào vậy?”

Trang làm thinh một lúc rồi nói, chẳng nh́n tôi:

“Đâu có học ở Nha Trang đâu.”

“Vậy hả?”

Tôi ngạc nhiên nói vậy mà thực chẳng hiểu nổi không học ở Nha Trang có nghĩa là sao, và v́ Trang không giải thích ǵ thêm, tôi cũng chẳng dám mở miệng hỏi.

Vài hôm sau, các anh chị lớn của tôi có tổ chức một chuyến đi tắm ở đảo Bích Đầm, ngoài khơi biển Nha Trang. Bầy trẻ chúng tôi được ba mẹ cho phép đi theo. Chúng tôi sợ bị bỏ lại nên nhắc mẹ đánh thức dậy từ sáng sớm  để ngồi chờ các anh chị dẫn đi. Con tàu sắt nhỏ do mấy anh lính hải quân lái, chạy đâu chừng non một giờ đồng hồ trên biển là tới. Đến đảo, tôi mải mê hụp lặn, bơi lội, chẳng biết mệt mỏi, nhàm chán. Xế chiều, trên đường về nhà, tôi mới nhớ đến cô bạn nhỏ hàng xóm. Tôi ước ao có thể chia sẻ được những vui thú của ḿnh với Trang. Căn nhà của Trang, không khí sinh hoạt bên nhà Trang sao lúc nào cũng thấy tẻ lạnh, buồn hiu. Nếu không ở sát bên nhà tôi, bầy trẻ bên ấy chắc c̣n chịu cảnh tiêu điều ảm đạm hơn. Tôi nghĩ, giá như chuyến ra đảo này có Trang đi cùng. Nhưng ao ước đó chắc chắn là chẳng bao giờ có thể xảy ra. Số người đi có giới hạn. Các anh chị lớn của tôi c̣n không dám rủ bạn bè theo huống chi bầy trẻ chúng tôi.

Về nhà tắm lại nước lạnh, thay áo quần xong là tôi chạy qua nhà Trang ngay. Nhưng tôi chỉ vào được trong cái sân nhỏ. Cửa sắt đă đóng kín mít, có ổ khóa thật lớn bên ngoài: cả nhà đi vắng. Tôi buồn bă quay về. Chốc chốc lại chạy qua, nh́n cái ổ khóa xem có c̣n đó không. Chiều tối, bên trong nhà Trang vẫn chưa lên đèn. Cái ổ khóa màu trắng bạc ánh lên trong bóng đêm, nh́n là biết ngay nó c̣n sờ sờ ra đó. Tôi đến chùa tụng kinh một ḿnh. Ngồi tụng cho có lệ vậy thôi chứ trong ḷng thấy buồn vắng vô hạn. Tụng kinh xong, tôi về ngang nhà Trang vẫn thấy trong nhà tối thui. Vậy là hồi sáng sớm, khi bên nhà tôi lo đi tắm đảo th́ bên này, gia đ́nh Trang cũng lên đường đi xa ở đâu rồi.

Suốt buổi sáng kế tiếp, tôi thẫn thờ ngồi trước sân nhà, chờ đợi cánh cửa sổ phía nhà Trang mở ra - cánh cửa sổ mà khi nào muốn tṛ chuyện hoặc rủ tôi qua chơi là Trang mở toang nó ra, giả vờ ngồi xem truyện tranh hay ngó bâng quơ đâu đó trên trời. Mấy đứa bạn trai học chung lớp tôi đến rủ đi tắm biển, tôi không buồn đi. Cứ ngồi đó, chờ đợi.

Đến chiều, trước giờ cơm, tôi mới thấy cánh cửa sổ ấy mở ra, nhưng bức màn màu xanh da trời bên trong hăy c̣n thả xuống, chẳng thấy ai  ngồi nơi ấy. Tôi nghe rộn ră trong ḷng, hớn hở chạy qua nhà Trang. Tôi gặp ngay Minh đứng chơi ở cửa sắt. Thấy tôi là Minh nói ngay:

“Đi rồi. Không có ở đây nữa đâu.”

Cái thằng Minh này mới có sáu tuổi mà lém lỉnh quá. Nó làm như trong nhà nó, tôi chỉ quen có một ḿnh Trang thôi vậy. Nhưng lúc ấy, tôi cũng đâu có chấp nhứt ǵ (mà c̣n thấy hănh diện nữa là khác, v́ điều đó không phải là một sự công nhận bất thành văn rằng tôi và Trang là đôi bạn thiết, là bạn của nhau hay sao!). Tôi hỏi lại:

“Đi đâu?”

“Đi Phan Rang chớ đi đâu.”

Ngập ngừng một lúc, tôi hỏi tiếp:

“Phan Rang là ở đâu?”

“Phan Rang xa lắm. Hồi hôm qua Minh với bé Hằng theo ba má đi Phan Rang với con Xù để đưa nó về lại với ba má nó ở đó. Xa lắm. Đi xe đ̣ mà thấy lâu lắc à!”

“Chừng nào mới trở lại đây?”

“Không biết nữa. Nếu ba má nó cho nó đi th́ nó đi. Nghe má Minh nói khi nào nghỉ hè th́ cho nó đi Nha Trang chơi.”

“Vậy hả?”

Thất thểu quay về nhà, tôi đứng dưới giàn bông giấy trước ngơ một lúc, rồi vụt chạy vào trong, chui xuống một góc tối của bàn thờ. Khóc.

Chúng tôi chưa đủ lớn để biết trước những ǵ sắp xảy ra. Có lẽ Trang đă không biết rơ ngày nào sẽ trở về Phan Rang, hoặc có biết ngày đó nhưng không biết rằng khi hai người bạn thân chia tay nhau, họ cần nói với nhau những lời từ biệt. Cũng có thể v́ nhớ nhà quá nên khi biết là sắp sửa về quê, Trang đă vô t́nh quên luôn người bạn trai cạnh nhà.

Tôi chỉ khóc có một lần thôi. Những ngày kế tiếp tôi không khóc nữa, có thể đi học b́nh thường, vui chơi với chúng bạn, nhưng mỗi lúc đi ngang nhà Trang là tôi thấy một nỗi buồn rùng dậy, bóp nhẹ từng hồi trái tim bé xíu của ḿnh.

Nhà tôi là kiểu nhà xưa lợp ngói âm dương, gồm có ba gian. Gian giữa phía trước có bàn thờ Phật. Sau bàn thờ Phật là bàn thờ ông bà tổ tiên. Hai bên là hai pḥng ngủ của bà ngoại và ba mẹ tôi. Trên bàn thờ ông bà và hai pḥng ngủ ấy có gác bằng gỗ lim rất chắc. Ba gian gác không dùng để ở mà để cất chứa những vật dụng ít dùng đến của gia đ́nh, có thể coi căn gác gỗ đó như là cái kho chứa vậy thôi. Riêng một nửa phần gác chính giữa, ở phía trước, lại đặt chỗ thờ đức Phật Thích Ca bằng tranh rất lớn. Tôi thường ngước nh́n lên đức Phật ở trên cao ấy, cầu nguyện, ao ước… và trong một lúc quay quắt nhớ cô bạn nhỏ, tôi đă viết tràn một xấp giấy học tṛ ḍng chữ: “Ước ǵ Trang của con trở về.” Viết xong, tôi cuộn tṛn xấp giấy lại, ràng giây thun cho gọn rồi ném cuộn giấy lên trên gác – tôi không dám ném lên trên bàn Phật, v́ nơi đó mẹ tôi thường thay nước cúng mỗi sáng có thể phát giác được lời nguyện âm thầm của tôi. Lời nguyện đó tôi chỉ dám thố lộ với đức Phật mà thôi. Ngài ngự ở trên cao, hẳn ngài biết tôi gởi lời ước của tôi lên đó – tuy không đúng ngay bàn thờ của ngài th́ cũng gần gần đó chứ có ở đâu xa! Ném cuộn giấy lên gác rồi, tôi mới thấy nhẹ nhơm trong ḷng. Và tôi bắt đầu hy vọng Trang sẽ quay trở lại một ngày nào đó. (Lúc đó tôi không biết rằng chuyện tôi viết lên giấy như vậy cũng chẳng khác ǵ h́nh thức dâng sớ trong triều đ́nh, hay trong các khóa lễ cầu nguyện trong chùa; chỉ khác là hành động ném “sớ” lên gác trông không được nghiêm trang cung kính mà thôi).

Vài tháng sau, khi tôi quên béng luôn về cuộn giấy gởi gắm ước nguyện th́ mẹ tôi sai hai anh lớn lên gác lục soạn và quét dọn. Chính anh Hậu, người đă “cắp đôi” tôi và Trang, người vô t́nh làm “mai mối” đă phát giác ra cuộn giấy đó. Anh vừa phủi bụi trên cuộn giấy vừa nói:

“Cuộn giấy ǵ vậy ta? Chắc di chúc ǵ của ông ngoại hay ông cố để lại kho tàng cho nhà ḿnh đây.”

Rồi anh tháo ra đọc, đọc xong đưa anh Chu là anh lớn nhất trong nhà:

“Đứa nào viết tầm bậy tầm bạ ǵ đó. Chữ này là chữ mấy đứa nhỏ mà. Anh đọc thử coi nè. Ước ǵ Trang của con trở về. Nghĩa là sao? Viết cả trăm câu giống như bị chép phạt vậy.”

Anh Chu đọc xong, cười ngất, hỏi:

“Chữ đứa nào vậy?”

“Chắc chữ thằng Khang chứ ǵ. Thấy nó hay qua chơi với con nhỏ ǵ bên nhà anh Long đó. Chắc con nhỏ đó tên Trang.”

Tôi đứng ở dưới nghe được th́ hết hồn tính lảng đi chỗ khác, nhưng đă bị anh Hậu gọi lại:

“Khang, xấp giấy này của mày phải không?”

Từ trên gác, anh ném cuộn giấy xuống chỗ tôi. Tôi lượm lên là biết đích xác đây là tác phẩm của ḿnh chứ không c̣n chối chạy đi đâu được nữa. Nhưng tôi ráng nói quanh khi mở ra đọc được chính ḍng chữ và giọng văn rất thiết tha của ḿnh:

“Đâu biết của ai.”

“Xạo đi mày, thằng ranh. Chữ mày chứ không ai khác. C̣n Trang là con nhỏ bên kia ḱa, phải không?”

Tôi cứng họng, xấu hổ, nhưng cũng không chịu thua:

“Nhớ rồi. Chữ của em đó. Nhưng mà Trang là chị Trang ở Mỹ sắp về thăm nhà chứ đâu phải con nhỏ nào đâu.”

“Vậy chứ con nhỏ bên nhà anh Long tên ǵ, nói mau, nói mau, không được suy nghĩ!”

Tôi đáp liền:

“Tên Xù!”

“Hả? Mày nói ǵ, nói lại coi? Tên ǵ?”

“Tên Xù!”

Hai anh tôi ôm bụng cười nghiêng ngả:

“Tên Xù! Ha ha, ha ha…”

Cười đă rồi, anh Chu kêu tôi lại, nghiêm giọng nói:

“Lo học đi nghe. Không có xù x́ ǵ nữa hết. Mới bi lớn mà đă biết trồng cây si, bị người ta “xù” , rồi ước mơ hả? Lăng mạn! Ranh! Chưa tới tuổi đâu mày!”

Tôi chẳng hiểu anh nói ǵ. Thích th́ làm bạn với nhau chứ có đi trồng cây si cây siếc ǵ đâu! Dù sao, cũng đă thoát nạn. Tôi đem xấp giấy ra ngoài sân đốt. Ngay lúc đó tôi mới thấy buồn trong ḷng v́ bị xúc phạm. Phải, anh tôi cười cái tên ở nhà không được hay của Trang chính là đă xúc phạm tôi rồi. Người lớn thường hay chú trọng cái tên lắm. Thực ra tên Xù có ǵ là xấu đâu. Phải nh́n, phải ngắm, phải nói chuyện, phải cùng đi chùa, cùng ngồi tụng kinh bên cô gái ấy mới thấy được cái đẹp, cái dễ thương của cô ta. Cái tên th́ nghĩa lư ǵ! Nhưng mà anh Hậu này cũng kỳ khôi! Chính anh đă cắp đôi tôi với Trang, vậy mà anh cũng chẳng thông cảm cho thằng em này chút nào. Trái tim của thằng con trai này đâu phải cái tim heo tim ḅ bán ngoài chợ thịt đâu! Nó có cái rung động rất nhiệt thành của nó chứ. Đâu phải lấy nó ra giỡn chơi, rồi bỏ bê không ngó ngàng giúp đỡ, rồi c̣n bắt bẻ, la rầy! Tôi c̣n tự trách ḿnh, cảm thấy ḿnh đă làm một việc lỗi rất hèn nhát đối với Trang. Tôi nhớ nhiều lần Trang đă yêu cầu tôi đừng gọi Trang bằng tên Xù nữa. Tôi đă hứa, đă từ bỏ (dù rằng tôi thấy cái tên đó rất dễ thương!), nhưng bây giờ, v́ sợ bị đánh đ̣n hay rầy la mà tôi đă khai ra cái tên ấy để các anh cười ghẹo bạn ḿnh. Tôi hối hận vô cùng. Nhưng quả t́nh là tôi không đủ can đảm để quay trở vào, căi chính; và có căi chính chăng th́ cũng trễ rồi. Các anh ấy sẽ chẳng bao giờ chịu chấp nhận tên Trang khi đă biết được tên Xù.

 

Vậy rồi mùa hè lại tới. Tôi thấp thỏm chờ đợi Trang “trở về”. Bất kể lời cảnh cáo của anh Chu. Anh cảnh cáo vậy thôi chứ chuyện con nít hàng xóm kết bạn với nhau th́ có ǵ trầm trọng để quan tâm. Rồi nhiều ngày qua, nhiều ngày qua. Vẫn không thấy bóng “người xưa” trở lại. Cho đến tận tháng Bảy, giữa mùa hè, sau khi đi tắm biển về, tôi mới thấy dáng Trang với mái tóc đen nhánh xơa ngang vai, thấp thoáng sau cánh cửa sổ quen thuộc ấy. Tôi không ngăn được vui mừng, xúc động, chạy nhanh đến gần, gọi với giọng vừa hân hoan vừa bồi hồi:

“Trang!”

Cô bé quay lại, hơi ngỡ ngàng một chút, rồi cười ngay:

“Trang đâu mà Trang! Mơ hả? Mới hồi sáng nói rồi mà c̣n Trang, Trang cái ǵ!”

Tôi ngớ ngẩn hỏi lại:

“Hồi sáng nào? Nói cái ǵ đâu?”

Cô bé trợn mắt nguưt dài một cái rồi nói:

“Hồi sáng này chớ hồi sáng nào. Người ta nói rồi mà không nhớ hả? Người ta tên Thúy chớ đâu phải tên Trang đâu!”

Nói rồi cô bé quay qua giỡn với bé Hằng, bỏ tôi đứng như trời trồng ở đó. Ban đầu tôi nghĩ chắc Trang muốn đùa với tôi, hay đă quên mất tôi rồi chăng. Nhưng chỉ một giây ngắn ngủi là tôi sực nhớ lại lời cô bé vừa rồi mới nói. Rơ ràng cô ta không phải là Trang “của tôi”. Trang của tôi đâu có nói nhiều, đâu có nguưt người ta với đôi mắt sắc lẻm như vậy, đâu có “ít hiền” như vậy! Và tôi cũng đâu có nói chuyện với cô ấy hồi sáng bao giờ. Chắc chắn là có ǵ lầm lẫn, cả tôi lẫn cô ấy.

Cô bé này có lẽ là em kế của Trang. Dù có khuôn mặt rất giống nhưng cô ấy ốm, thấp người hơn, mà tính t́nh cũng khác với Trang nữa. Cô có vẻ liến thoắng, nhanh nhẹn, vui vẻ chứ không trầm lặng, buồn buồn và hiền dịu như Trang. Vậy là tôi đă lầm. Tôi chỉ c̣n hy vọng là có Trang cùng đi với cô bé này và có lẽ Trang đang ở đâu đó trong nhà. Tôi đứng nán lại một chút để xem Trang có xuất hiện không. Một lúc th́ Minh bước đến gần cửa sổ. Toi mừng quá ngoắc Minh, hỏi liền:

“Trang đâu rồi?”

“Con Xù đó hả? Nó đâu có đi.”

“Vậy chứ ai mà giống… quá vậy?”

“Ô, con Thúy đó mà. Nó là em con Xù đó. Kỳ này tới phiên nó.”

“Vậy hả?”

Té ra là vậy. Đúng là em của Trang chứ không phải là Trang. Tôi tiu nghỉu quay vào nhà. (Không biết Trang có tất cả mấy chị em và khi nào mới đến phiên Trang được ra Nha Trang nghỉ hè. Thôi th́ cứ chờ đợi vậy.)

Vào nhà, gặp Hữu, đứa em trai kế của tôi đang ngồi viết vẽ ǵ đó. Tôi bỗng sực nhớ lại là thằng em này có khuôn mặt hao hao giống ḿnh, chắc là hồi sáng nó đă nói chuyện với Thúy, bây giờ Thúy tưởng lầm ḿnh là nó. Tôi buồn bă ngồi xuống gần Hữu, nói:

“Bên nhà thằng Minh có con Thúy giống hệt Trang, tao tưởng Trang nên kêu. Té ra không phải.”

Hữu cười lăn trên giường. Cái thằng! Chuyện có ǵ đâu mà cũng cười dữ vậy đó. Tôi gượng gạo cười theo. Hữu nói:

“Hồi sáng em thấy nó, cũng tưởng là chị Xù. Vậy mà không phải. Nó tên là Thúy. Nó thích em lắm đó!”

Thằng ranh! Tôi bỏ đi chỗ khác cho Hữu cười một ḿnh. Đă tới phiên của Hữu và Thúy. Tính ra th́ bấy giờ tôi và Trang được chín tuổi, Hữu mới bảy tuổi (có lẽ Thúy cũng cỡ đó). Như vậy, năm ngoái khi tôi và Trang quen nhau th́ hai đứa cũng tám tuổi rồi chứ đâu có “quá nhỏ” như Hữu và Thúy! Thiệt “hậu sinh khả úy!

Ấy vậy mà sang năm, rồi năm kế, rồi năm kế tiếp nữa, cũng chẳng thấy Trang trở lại bao giờ. Tôi không ngờ là chúng tôi chưa nói lời từ biệt cuối cùng nào với nhau mà đă xa nhau măi măi như vậy. Thúy cũng không trở lại sau mùa hè đó. Nhưng tôi thầy Hữu không có vẻ ǵ buồn bă quay quắt như tôi cả, có lẽ v́ Hữu và Thúy không thân nhau như tôi và Trang. Vậy cũng mừng. Tôi không muốn em tôi phải vấp nhằm cái “kinh nghiệm khổ đau” mà tôi đă trải qua.

 

Ô

 

Bốn năm sau mùa hè quen Trang, tôi đă vào chùa làm chú tiểu. Kể từ đó, hầu như tôi đă không c̣n nghĩ ǵ đến cái quá khứ “lăng mạn” ấy nữa. Và từ ngày vào chùa đến giờ, cũng đă được năm năm. Vị chi là chín mùa hè trôi qua từ khi tôi quen Trang. Ngôi sao hôm hăy c̣n mọc lên mỗi chiều tối nhưng con sông xưa nay đă thành b́nh địa và thay vào đó là khu chợ Đầm và những dăy chung cư cao ngất. Những hoa phượng năm ấy đă hóa thân thành cát bụi và đêm về, không có những ánh đèn lấp lóa, lung linh dưới ḍng nước đen kịt nữa. Vậy mà hôm nay, tự dưng tôi lại thả hồn quay về với những kỷ niệm xa xưa ấy. Tôi lắc đầu, ngồi xuống bên hiên của dăy pḥng học bỏ hoang và tự chế tâm ḿnh bằng cách nh́n chăm chú vào một viên sỏi màu nâu lú lên giữa băi cát trắng trước mặt.

 

Khi tôi đứng dậy th́ mặt trời đă lên khá cao. Lại có một đám tang với đoàn người lặng lẽ kéo vào khu nghĩa trang. Nghe nói chính quyền mới cấm tụ họp đông đảo và cấm luôn những h́nh thức có vẻ mê tín theo cách nh́n của họ. Cho nên đám tang đă ít người mà lại không kèn không trống, không sư săi hay cha xứ nào đi theo, tang quyến ủ rũ, khách đưa tang th́ có vẻ như đang dè chừng nguy hiểm bao quanh; trông cảnh ấy c̣n thê lương thảm hại hơn cái thực tế là có một người thân vừa nằm xuống vĩnh viễn.

Khung cảnh ngôi chùa được bao quanh bởi một băi tha ma quả nhiên là có phần ích lợi cho vấn đề tu dưỡng. Nhưng mặt khác, h́nh như nó cũng tàn bạo d́m chết trong tôi bao sức sống và ước vọng căng tràn của tuổi trẻ. Sau những phút êm đềm ôn lại chuyện xưa, lần đầu tiên từ ngày xuất gia, tôi cảm thấy ngán ngẩm cái dấu hiệu buồn tẻ, tiêu điều nơi cảnh sống này. Mỗi sớm mai thức dậy chỉ nh́n thấy chung quanh là mồ mả. Chiều xuống, nắng hồng cũng trải những vệt buồn trên những nấm mồ hoang lạnh. Giữa khung cảnh ấy, thử hỏi một khát vọng tươi vui đẹp đẽ nào có thể đâm chồi nẩy lộc được! Dĩ nhiên xuất gia rồi th́ bao khát vọng thế tục cũng phải dẹp bỏ mới có thể nhẹ nhàng bước vào khung trời tự tại giải thoát. Nhưng rơ ràng là h́nh ảnh sự chết - một mặt khác của cuộc đời – cũng có khả năng như sự sống: có thể hủy hoại và làm đắm ch́m tâm hồn người ta. Khác chăng là một bên tĩnh, một bên động; một bên khô cằn, một bên tươi tắn. Mà dă d́m đắm th́ không c̣n có thể nói đến cơ hội để vươn thoát được.

Lưng tôi rịn ướt mồ hôi khi nẩy sinh những ư nghĩ ấy. Tôi không biết tôi nghĩ như vậy có đúng chăng. Và tôi bỗng nghi ngờ về khả năng tu tập của ḿnh. Nếu ở một hoàn cảnh sống khác, tâm tôi sẽ như thế nào? Tôi có thể bước ngang cuộc đời với một tâm thái tự tại vô ngại chăng. Một điều rất rơ là khi nh́n đám tang kia, ḷng tôi bỗng chùng xuống, chán chường, mệt mỏi. Cái ǵ đă khiến tôi như vậy? Phải chăng là ḷng bi mẫn? Hay chỉ v́ cái thói quen nh́n cuộc đời như là miếng giẻ rách vô giá trị? Nếu quả là vĩnh viễn thoát ly hẳn thế tục, tôi sẽ không c̣n thở dài, buồn bă khi chứng kiến những thăng trầm, sinh tử đang diễn ra bất tận trước mắt nữa. Tôi chưa làm được điều đó. Thỉnh thoảng, ḷng tôi vẫn thấy xôn xao, lay động. Và h́nh như trong tôi có một thôi thúc nào đó rất mơ hồ, mà lại dễ chịu. Cái thôi thúc ấy tôi không hiểu nổi nhưng có thể cảm nghe được sự mănh liệt của nó vẫn c̣n âm ỉ ở một góc nào đó trong tâm ḿnh. Những dấu hiệu ấy chẳng bao giờ thích hợp với Thiền đạo. Như vậy, tôi c̣n cần phải cố gắng, cần phải nỗ lực tu tập nhiều hơn nữa để đạt được trạng thái hoàn toàn tịch lặng không c̣n bóng dáng của những đau khổ, buồn thương…

 

Một làn gió nhẹ từ vườn rau thổi tới, mát rượi. Tôi hân hoan quay trở về pḥng và sực nhớ rằng hôm nay tôi có hứa sẽ đi cùng chú Tửu qua chùa Phước Lâm thăm thầy Thiện Phước và vài người bạn bên đó, đồng thời để tôi mượn bộ kinh Pháp Hoa bằng chữ Hán. Tôi đang có hứng thú để chép lại bộ kinh Pháp Hoa này, một phần để hiểu sâu hơn về bộ kinh mà tôi đă có tụng đọc từ thời bé thơ đầy kỷ niệm ấy, phần khác để ôn và học thêm chữ Hán mà từ khi Phật học viện giải tán, tôi không có dịp nh́n tới.


 

 

[1] Từ bài Học Sinh, thơ Huy Cận (1919 – 2005)

[2] Cùng tác giả Huy Cận trong bài thơ Học Sinh.

 

 

 

 

 oOo

 

Mời đọc tiếp Chương 2

 

Trở lại trang Mục Lục

 

 

 


 

Back