PHƯƠNG TRỜI CAO RỘNG

truyện dài của Vĩnh Hảo

Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1993, tái bản năm 1995

 

oOo

 

(Cảm ơn Thánh Quỳnh đă giúp đánh máy lại chương này) 

 

 

 

CHƯƠNG TÁM

 

 

 

Phật học viện Hải Đức là trường đào tạo học tăng trong lứa tuổi và tŕnh độ của thầy Châu, thầy An, thầy Thông Chánh… chứ không phải cho bọn tiểu loai choai như chúng tôi. V́ vậy, tiểu ở viện chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Sung lại bỏ về, bây giờ chỉ c̣n Sang, Thỏa, Thiệt, Xuân, Dũng, Kính, Thông, Sáng và tôi. Chín người. Trong số chín người đó, chỉ có bốn là xin theo học lớp Sơ đẳng Phật học tại Phật học viện Linh Sơn. Việc tham gia lớp học Sơ đẳng này không bị bắt buộc. Các chú Sang, Xuân, Thỏa th́ thuộc lứa tiểu lớn; c̣n Thiệt và Thông (tuy cũng lớn nhưng tŕnh độ thấp ngang chúng tôi) th́ không muốn đi. Cho nên, mỗi chiều vào giờ phóng tham, chỉ có bốn đứa chúng tôi (Dũng, Kính, Sáng và tôi) cùng cuốc bộ từ viện Hải Đức đến viện Linh Sơn ở Cầu Dứa. Hai viện cách nhau chừng bốn cây số. Đi bộ khoảng hơn nửa giờ th́ tới nơi. Ngồi nghỉ mệt đâu chừng nửa giờ nữa th́ đến giờ học.

Ngày đầu, thầy quản chúng đưa chúng tôi vào lớp, những ngày kế, chúng tôi tự động đi học. Nhưng Phật học viện Linh Sơn có gần một trăm chú tiểu với nhiều lứa tuổi khác nhau, từ năm sáu tuổi cho đến mười sáu mười bảy tuổi, nên tŕnh độ học của các chú rất chênh lệch, khó có thể có được một tŕnh độ học thống nhất và hoàn hảo. Ban giám học Phật học viện đă chia các chú tiểu ở đây thành hai, ba lớp. Có môn học chung, có môn học riêng. Thầy quản chúng của viện Hải Đức đảm trách môn Lịch sử Phật giáo tại đây vào một tối trong tuần. Ngày thầy ấy dạy, bọn tiểu ở Hải Đức chúng tôi theo thầy đi, rồi theo thầy về; c̣n những ngày không có thầy, chúng tôi đến học rồi xin ở lại cho đến trời mờ sáng mới về lại Hải Đức. Nguyên do phải xin ở lại chẳng ǵ khác hơn là sợ ma. Phật học viện Linh Sơn nằm ở vùng quê, chung quanh là ruộng. Từ quốc lộ vào đến viện Linh Sơn cũng mất gần một cây số trên một con đường ngoằn ngoèo không có điện đường mà chỉ có những bụi tre hay những bụi rậm um tùm. Lúc đi th́ mặt trời sắp lặn, trời hăy c̣n sáng, chúng tôi đâu có sợ ǵ nhưng lúc về th́ đă tám, chín giờ tối, con nít như chúng tôi thực t́nh là chẳng dám đi. Rừng nào cọp nấy thôi! Ở viện Hải Đức cũng có những khoảng núi rừng rậm rạp, rắn rít, khỉ, sóc v.v… nhưng chúng tôi đă quen, không thấy sợ. Các chú tiểu ở Linh Sơn th́ quen thuộc với cảnh đêm của vùng Cầu Dứa. Cũng may là mỗi tuần chúng tôi cũng chỉ học có ba đêm với các môn Hán văn, Luật Sa-di và Lịch sử Phật giáo. Một đêm theo thầy quản chúng về, hai đêm kia mới ở lại. Tuy vậy, cũng có lúc mặt trời lặn sớm hay v́ chúng tôi đi hơi trễ nên mới ngang khúc đường ruộng gần viện Linh Sơn th́ mặt trời đă lặn hẳn, đường đi mờ mờ mịt mịt, chúng tôi phải nín thở niệm Phật, niệm thần chú mà bước.

Có lần, Sáng đi chậm quá cứ lọt măi phía sau, chúng tôi đi một chặp lại phải đứng chờ; Kính và Dũng bực quá liền bàn nhỏ với tôi là hè nhau chạy để Sáng sợ mà chạy theo cho mau. Lúc đầu tôi không đồng ư, nhưng thấy chuyện này cũng là tṛ vui chứ chẳng hại ǵ nên khi Kính và Dũng vừa la lên “Ma” rồi vụt chạy trước, tôi cũng chạy theo. Ba đứa vừa chạy vừa cười, vừa ngoái đầu nh́n lại coi Sáng thế nào. Nhưng ông Phật con có tên là Sáng này cũng ĺ lắm. Thấy bọn tôi bỏ chạy trước, ông hơi nhớm chân một chút, tính chạy theo rồi lại đổi ư, cố gắng giữ b́nh tĩnh, niệm “Án ma ni bát di hồng” mà thủng thỉnh bước. Kính và Dũng thấy chuyện dọa ma không kết quả (v́ chữ “ma” hăy c̣n trừu tượng, khái quát quá th́ phải!) nên đứng lại từ xa, gợi lên những h́nh ảnh rơ rệt hơn:

“Có ai ngồi trong bụi tre ngó ra ḱa!”

Ông Phật con chưa nao núng, vẫn bươc từ từ, nhưng niệm chú dồn dập hơn:

“Án ma ni bát di hồng, án ma ni bát di hồng…”

Dũng bèn chêm vào thêm một câu:

“Có con ma ngồi dưới ruộng le lưỡi lên ḱa!”

Ông Phật con vẫn chưa chịu chạy, nhưng chân bước nhanh hơn một chút, miệng niệm thầy chú lia lịa:

“Án ma ni bát di hồng, Án ma ni bát di hồng, Án ma ni bát di hồng…”

Kính lại thêm vào h́nh ảnh khác:

“Có bà già ẵm con khóc sau lưng ḱa!”

Ông Phật con dợm ḿnh một chút, niệm thật to câu thần chú để trấn át sợ hăi, “ÁN MA NI BÁT DI HỒNG!”, nhưng rồi h́nh ảnh một mụ già ẵm con chạy theo phía sau, đưa bàn nhăn nheo ra khều ngoắc, có vẻ ghê khiếp quá khiến ông Phật con không sao b́nh tâm nổi, bèn… chạy. Thần chú cũng rơi rớt theo bước chân th́nh thịch. Kính và Dũng thấy Sáng chạy th́ khoái trá lắm, vừa vười nắc nẻ vừa chạy mau hơn vào cổng viện Linh Sơn. Tôi cũng phải bật cười theo, không sao kềm nổi.

Đó là trời chỉ hơi mờ tối thôi mà c̣n vậy. Sau giờ học là chín giờ đêm rồi, làm sao chúng tôi dám về. Đành phải ngủ lại đêm với gần một trăm chú tiểu khác.

Chùa Linh Sơn vốn là ngôi chùa do thầy Như Ư làm trụ tŕ. Sau, thầy vận động một số thầy khác cùng thành lập một Phật học viện Sơ đẳng để nuôi dạy các chú tiểu. Từ đó, chùa Linh Sơn trở thành Phật học viện Sơ Đẳng Linh Sơn; và thầy trụ tŕ nhận chức giám sự cho Phật học viện. Ngoài chánh điện và Tổ đường đường rộng lớn, viện Linh Sơn c̣n có dăy hậu tổ, trai đường dành cho cách thầy và các chú sa-di lớn tuổi, có ba pḥng khách tăng nằm phía sau; bên trái chánh điện là một tịnh thất có gác của thầy giám sự; bên phải chánh điện, cách một khoảng sân là pḥng học và một dăy nhà nhỏ gồm hai pḥng ngủ; đi sâu vào trong là nhà bếp và pḥng ăn nhỏ cho các chú tiểu. Phía sau dăy hậu tổ là một dăy pḥng dài chia làm nhiều gian, mỗi gian có bốn giường ngủ nhỏ ở bốn góc; các gian được ngăn cách bởi một vách tường, nhưng các vách đều được chia làm hai để chừa một cửa cái không có cánh nằm ở giữa. Như vậy, từ đầu dăy có thể nh́n tới cuối dăy, không ǵ ngăn ngại. Vị quản chúng có thể đi tuần tra dễ dàng qua lối đi ở giữa dăy pḥng này.

Các chú tiểu ở Linh Sơn quá đông, có nhiều chú hao hao giống nhau làm tôi lẫn lộn hoài. Có vài chú mới bốn, năm tuổi. Chú lớn nhất là mười lăm, mười sáu tuổi. Sau giờ học, tôi ngồi ở thềm chánh điện nh́n sinh hoạt của viện Linh Sơn, thấy chú này chạy ra chú kia chạy vô, kêu réo, chọc ghẹo, cười giỡn, nạt nộ, la khóc, thưa kiện nhau… thật là lăng xăng, rộn ràng đến nhức đầu. Thầy giám sự ở đây ắt phải có t́nh thương bao la và tính nhẫn nại kinh khiếp lắm mới có thể chịu đựng nổi cả trăm đứa bé quần thảo thầy suốt ngày đêm. Thầy cũng phải tài giỏi lắm mới đưa viện Linh Sơn với trăm chú tiểu đủ lứa, đủ thành phần con cháu xă hội vào nề nếp thiền môn. Nh́n qua, thấy các chú ra vào tấp nập, xem có vẻ như không trật tự, nhưng kỳ thực, những sinh hoạt của các chú đều nằm trong khuôn khổ cả rồi. Sinh hoạt ở Phật học viện nào cũng vậy, giống như một trại lính. Kỷ luật, nội quy rất gắt gao. Tên lính ba gai nhất cũng phải vào khuôn mà tên lính hiền nhất, có khi cũng nổi máu ba gai, phá kỷ luật như ai vậy. Nhưng phạm nội quy, phá kỷ luật, đôi lúc lại là cái dễ thương nhất của con người trong một trường hợp và thời gian nào đó trong đời.

Đêm đầu tiên ở lại, đang ngồi quan sát các chú, bỗng nghe kẻng báo ba tiếng. Có một chú lớn hơn tôi vài tuổi–chắc là chịu trách nhiệm “tiếp khách”  với chức tri khách hay chúng trưởng, pḥng trưởng ǵ đó của một dăy pḥng–đến mời chúng tôi vào pḥng tăng để ngồi thiền niệm Phật trước khi ngủ. Chúng tôi theo chú ấy vào dăy pḥng lớn nhất của chúng tiểu tại đây. Nơi đó, chúng tôi được sắp xếp  nhường cho chỗ ngủ–v́ chúng tôi ngủ  lại đêm phải chiếm mất chỗ ngủ của vài chú tiểu nơi đây. Dù sao chúng tôi cũng là “khách tiểu” nên được nhường cho hai cái giường. Như vậy, Kính và Dũng chung một giường, tôi và Sáng chung một giường (Dũng và Kính không thích Sáng, c̣n tôi và Sáng dù sao cũng có ngủ chung trong pḥng thầy tôi ở viện Hải Đức rồi). Chẳng có mùng ǵ cả. Ban đầu thấy các chú nhường chỗ cho chúng tôi phải lau nền xi-măng mà nằm, chúng tôi cũng ái ngại. Nhưng sau đó mới biết rằng không phải chỉ hai chú nhường chỗ mới nằm đất mà nhiều chú khác cũng bỏ giường xuống đất mỗi đêm v́ các chú  thích nằm vậy cho mát; hoặc có chú biết phận ḿnh ngủ mê hay té xuống đất nên đă dọn sẵn nền đất mà nằm để khỏi mất công té đi đâu nữa. Cho nên chuyện mùng màng cũng chẳng phải ở viện thiếu thốn ǵ. Chỉ tại các chú muốn vậy mà thôi. Có nhiều lư do để khỏi giăng mùng lắm: thứ nhất, lười biếng; thứ hai, mỗi chú chỉ được cái giường nhỏ, nằm xoay qua xoay lại là đứt giây mùng mà khi giăng lại th́ đinh mất, giây thiếu (có chú khác ăn cắp đinh và gỡ giây của ḿnh rồi!); thứ ba, pḥng đông người lại kín gió, ngủ trong mùng nực nội không chịu nổi; thứ tư, nếu ngủ có đái dầm th́ chỉ cần lau cái nền đất thôi, khỏi phải lau giường hay giặt mùng.

Tôi hỏi hai chú nằm dưới đất gần chỗ ḿnh nằm:

“Mấy chú nhường mùng cho tụi tui nên không có mùng hả?”

Một chú trả lời:

“Đâu có, trong kho c̣n dư mùng để dành cho khách nữa mà. Treo mùng chi cho mệt!”

“Nhưng muỗi cắn chết đó!”

Chú khác nói:

“Xí, ở đây có bao nhiêu muỗi đâu. Trăm người ngủ ngoài mùng, muỗi chia nhau mỗi con một người th́ cũng đâu có sao!”

Chú kia lại thêm vào:

“Với lại tụi này giăng mùng cũng như không thôi, ngủ mê rồi tay chân cũng tḥ ra khỏi mùng cho muỗi đốt. Vậy giăng làm ǵ cho phiền chớ!”

Tính kỹ tới mức đó th́ tôi cũng chịu thua, c̣n ư kiến ǵ để mà bàn góp nữa.

Nhưng chuyện mà tôi chẳng bao giờ quên được nơi mái viện Linh Sơn là tṛ chơi nghịch ngợm của các chú tiểu tại đây mà tôi chứng kiến trong một đêm ngủ lại.

Tṛ chơi này không biết có xảy ra thường xuyên không. Chỉ biết là vào một trong những đêm tôi ngủ lại, tṛ chơi đă diễn ra sau giờ tham thiền niệm Phật, tức là đă đến giờ chỉ tịnh (ngủ). Có lẽ tṛ chơi này chỉ được bày ra trong dăy pḥng lớn cách xa pḥng thầy giám sự và các vị trong ban lănh đạo Phật học viện. Bọn “khách tiểu” chúng tôi lúc đầu chẳng hiểu ǵ, nhưng tṛ chơi cứ tái đi tái lại, nên khờ mấy cũng thành quen thôi.

Đêm ấy, sau giờ niệm Phật, chúng tôi nằm xuống, nói chuyện nho nhỏ đôi lời rồi ngủ. Bỗng thấy đèn thật sáng lên khắp dăy pḥng. Đèn của các gian buồng bắt chung một công tắc nên chỉ cần bật một cái là có thể thắp sáng hết cả dăy. Tôi tưởng là vị quản chúng hay chúng trưởng vào pḥng tuần tra ǵ đó. Nhưng một chú tiểu nằm dưới đất, kế giường nằm của tôi, vụt chồm lên nói nhỏ với tôi:

“Chuẩn bị nghe, khi nào đèn tắt th́ xích sát vào vách chứ không thôi tụi nó uưnh đó.”

Tôi chưa kịp mở miệng hỏi lại cho rơ th́ đèn tắt cụp một cái, tối thui, chẳng thấy ǵ nữa. Cũng lúc đó, có tiếng thụi nhau nghe b́nh bịch, thùm thụp… thỉnh thoảng lại có tiếng la lên “ui chao,” “ái da!” Rồi nhiều tiếng chân chạy rần rật qua lại trong pḥng. Tôi đẩy Sáng xích vào góc tường rồi ngồi che ở ngoài để bảo vệ chú ấy. (Sáng là ông Phật con lúc nào cũng lim dim niệm Phật bắt ấn mà, cho nên không bảo vệ ổng th́ ổng bị đ̣n oan tội nghiệp!). Đâu chừng hai, ba phút th́ đèn bật sáng trở lại. Tôi chỉ kịp thấy mấy chú nằm gần nhất rút người lại, giả đ̣ nằm ngủ. Vị trí ai nấy giữ. Có vài chú lui về chỗ nằm của ḿnh không kịp, đứng xớ rớ giữa đường hoặc giả đ̣ chậm răi đi ngang qua các gian buồng, miệng cười tủm tỉm. Rồi bỗng thấy mấy chú đâu từ cuối dăy cùng đi ngang, nh́n rơ từng mặt người ở mỗi gian. Tôi đoán là những chú này bày đầu và kiểm soát tṛ chơi. Các chú ấy đang đi một ṿng để nh́n xem ai nằm chỗ nào, người ḿnh muốn đánh đang nằm ở đâu. Các chú đi dần đến chỗ cái công tắc điện. Ở đó có hai chú khác đứng sẵn, chắc là để bảo vệ và kiểm soát cái công tắc khi muốn bắt đầu hay kết thúc tṛ chơi. Các chú đứng lại nói chuyện to nhỏ với nhau ǵ đó. Tôi hỏi Hưng–chú tiểu khi năy báo tôi biết về tṛ chơi–để biết t́nh h́nh thế nào:

“Xong chưa vậy?”

“Chưa đâu. Mới thử thôi. Chút nữa c̣n ác liệt hơn nữa, kéo dài hơn nữa.”

Nghe vậy, tôi ngó qua Kính và Dũng, dặn nhỏ:

“Nếu đèn tắt, hai chú ngồi sát vô góc kia nghe, c̣n không th́ qua đây, bốn đứa ngồi chung một góc này, chẳng ai đụng đến đâu. Đi lộn xộn ở ngoài mới bị đ̣n.”

Nhưng Kính và Dũng cứ cười cười, nói nhỏ với nhau ǵ đó, trông chú nào cũng có vẻ thích thú và sẵn sàng để tham gia tṛ chơi. Bỗng nghe cụp một cái. Đèn lại tắt, trong pḥng tối như mực, vài tiếng la ó lên như sợ hăi, chắc là tiếng của các chú nhỏ nhất (bốn, năm tuổi). Các chú ấy th́ chẳng ai đánh đập đâu, nhưng biết có chuyện đánh nhau xảy ra trong pḥng, các chú la lên để khỏi bị đánh nhầm mà thôi. Tiếng chân người chạy. Tiếng đấm nhau nghe th́nh thịch. Và những tiếng “ai da,” “ui chao” lại vang lên. Tôi và Sáng cứ ngồi yên một góc. Các chú nằm đất h́nh như đă chạy đi đâu rồi, chẳng nghe thấy tiếng. Dũng và Kính cũng rút vào góc thủ thế hay sao mà tôi chẳng thấy động tĩnh ǵ phía bên giường của hai chú. Tôi cố nhướng mắt soi thủng bóng tối để ít nhất cũng nh́n thấy những ǵ xảy ra gần chỗ ḿnh nhất mà vô hiệu. Tối quá. Tôi đưa tay sờ thử trong góc xem Sáng có c̣n ngồi đó không hay đă bị tha đi rồi. C̣n. Ông Phật con hăy c̣n ngồi trong góc, chắc là đang lim dim niệm Phật cho tai qua nạn khỏi! Bỗng có người quơ tay đấm vào ngực tôi. “Bịch, bịch.” Tôi lấy hai cánh tay ôm che lấy mặt và phần trước ngực. “Bịch, bịch,” lại đấm nữa, thấu trên lưng tôi. Tôi hơi ngửa người ra sau, vung tay loạn xạ, đấm về phía trước. “Hự!” H́nh như trúng ai đó. Kẻ trước mặt chắc là bỏ chạy rồi, nhưng một người khác, rồi một người khác nữa xông vào, một kẻ chụp lấy chân tôi mà kéo, một kẻ đấm th́nh thịch trên đầu, trên vai, trên lưng tôi. Cha! Đến nước này th́ chắc là không cần phải nhịn nữa rồi. Tôi ráng chịu đ̣n, quờ quạng một lúc mới bấu được hai tay vào thành giường, tung mạnh hai chân về phía trước. Rầm! Nghe như tiếng có người té ngửa th́ phải. Nhưng một người khác hăy c̣n xông vào đấm tôi. Lạ thiệt! Tôi đứng dậy, vừa gạt vừa đỡ lung tung, hướng về phía có hai cánh tay hăng hái vung về phía ḿnh, một tay che ngang mặt, một tay đấm thẳng. Đấm theo kiểu các vơ sĩ quyền anh. Đấm thẳng, chẳng quơ quào làm ǵ yếu lắm. Hự, hự. Đối thủ chịu không nổi, rút lui ngay. Tôi vội lui về phía góc giường, lại đưa tay sờ vào trong, kiểm tra ông Phật con c̣n ngồi đó không. Không! Chết rồi, ông Phật bị khiêng đi rồi! Tôi hốt hoảng kêu lên:

“Sáng! Sáng! Chú đâu rồi?”

Vừa lúc đó th́ đèn lại bật lên, chói cả mắt. Tôi đảo mắt nh́n quanh thật nhanh trên giường ḿnh và giường kế bên của Dũng và Kính. Chẳng thấy ai cả. Nhưng ông Phật con tên là Sáng kia th́ đang đứng ở lối đi chính, tức là phía đầu giường tôi, hai mắt ông nhắm nghiền, hai tay quơ hung hổ về phía trước như hai cặp chong chóng. Đèn bật lên rồi, chiến tranh đă kết thúc rồi, mà ông hăy c̣n nhắm mắt, quơ tay, miệng cười rất vui như thể chẳng c̣n ǵ trên đời vui bằng. Tôi kêu lớn:

“Sáng!”

Sáng giật ḿnh mở mắt ra, thấy thiên hạ chung quanh ai cũng đă “ngưng chiến” hết rồi th́ mắc cỡ, chạy về lại chỗ nằm. Miệng hăy c̣n cười khoái trá. Một phút sau, Dũng và Kính mới khom người chạy về đến chỗ nằm, leo nhanh lên giường giả đ̣ nằm ngủ. Chắc là hai cậu đi chinh chiến ở phương xa mới về tới. Và chắc là có thầy nào nghe ồn, xuống kiểm tra. Cả pḥng im phăng phắc. Có tiếng thầy la ở đầu dăy pḥng. Tôi nằm xuống mà trong ḷng hăy c̣n bàng hoàng. Té ra trận chiến trong cơi u u minh minh này lại lôi kéo được cả ông Phật con tham gia. Chẳng qua đó là một tṛ chơi thôi mà. Tṛ chơi th́ phải vui, phải tích cực tham dự, ai đấm ḿnh chẳng biết; tṛ chơi nó vô tư như vậy đó, đâu phải v́ thù hận ganh ghét ǵ nhau đâu, chơi xong th́ ngủ, có ǵ mà bận tâm chứ! Có tôi mới là kẻ lạc hậu chỉ biết thu vào một góc để tự vệ mà thôi. Tôi nằm im ngẫm lại chuyện đă qua, bật cười một ḿnh.

 

a 

 

Thấy chúng tôi đi học xa mỗi ngày cực nhọc, thầy tôi đề nghị ban giám học Phật học viện Hải Đức tổ chức thêm một lớp sơ đẳng Phật học có chương tŕnh tương đương với chương tŕnh của Phật học viện Linh Sơn. Như vậy, dù chúng tôi không đến Phật học viện Linh Sơn để học mỗi ngày, vẫn có hồ sơ học bạ do Phật học viện Linh Sơn cấp nếu hoàn tất chương tŕnh của lớp. Lớp chỉ có bốn môn chính là Lịch sử Phật giáo, Giáo lư Phổ thông, Phật học Sơ đẳng Giáo khoa thư (bằng chữ Hán) và Bạch thoại (tiếng Phổ thông Trung Hoa). Thành phần học tăng của lớp này không nhiều, chỉ loanh quanh các chú tiểu ở viện Hải Đức và các chùa lân cận, tất cả khoảng mười lăm, mười sáu người. Lúc ấy ở viện có thêm bốn chú mới vào, hơi lớn tuổi, là Tâm, Hải, Lâm, Minh. Ở chùa Phước Điền lên học có hai chú là Đạo và Cửu. Chùa Tỉnh hội qua học có chú Thân và chú Tùng.

Pḥng học của viện không có giờ trống cho lớp chúng tôi sử dụng v́ vậy thầy quản chúng đă huy động bọn tiểu chúng tôi dẹp cái nhà tôn (vốn là nhà kho, chứa những vật linh tinh để trang hoàng cho các đại lễ) ở gần tháp chuông cũ mà làm pḥng học. Nhờ có nhiều cửa sổ, và cũng nhờ nằm ở chỗ thoáng trên núi, pḥng học được mát mẻ chứ không nóng bức như những nhà lợp tôn thường.

Tôi hăng say tham dự lớp học, càng học càng thấy hứng thú. Lại có sự hướng dẫn tận t́nh của thầy Thông Chánh, tôi học vượt hơn và đi trước chương tŕnh của lớp học. V́ vậy mà tháng nào tôi cũng đứng đầu lớp. Thầy tôi biết được th́ hài ḷng lắm.

Nhưng có người không thích, hay có thể nói là người ấy ganh tỵ đối với việc tu học của tôi. Ông ấy tên là Túy, làm việc trong văn pḥng giám học của trường Vơ Tánh, thường có mặt mỗi tuần một ngày để phụ giúp thầy tôi làm sổ sách cho viện Hải Đức; nghe thầy nói về tôi cũng như khen tôi có chí xuất gia, dám trốn nhà để đ̣i đi tu, ông nói:

“À, th́ ra chú ấy là con của ông bà Đàn sao?” vừa nói ông vừa cười mỉa mai.

Ở đời ông không dám tranh giành hay ganh tị ǵ với địa vị của ba tôi, nhưng đối với việc đạo, ông muốn ông và gia đ́nh phải vượt trội hơn những phật-tử khác th́ phải. Ông không có đứa con nào xin đi tu cả, mà có bắt buộc chúng đi tu chúng cũng không chịu. Ba mẹ tôi vừa có địa vị ngoài xă hội, trong đạo lại được nhiều Tăng Ni quư mến, đă vậy c̣n có một đứa con đi tu được thầy khen ngợi, ông không kềm được chút tị hiềm nhỏ mọn của một người đàn ông công chức cấp thấp vốn có cái miệng nhỏ và đôi môi thật mỏng, khi nói th́ vệu vạo như cố gắng phân trần về cuộc đời khổ lụy của ḿnh. Ông nói:

“Chú ấy đi tu đâu có ǵ hay đâu thầy. Con biết chú ấy rành lắm. Hồ sơ, học bạ của chú con nắm hết mà thầy. Ôi chao, chú nầy hoang nghịch lắm thầy ơi. Cứ trốn học rồi đội sổ hoài, học đâu có nổi. Con nghĩ chú ấy chán học quá nên đ̣i đi tu chứ có phải là có chí hướng xuất gia ǵ đâu!”

Thầy tôi cười nói:

“Đừng có lo. Đâu phải không thích học th́ vào chùa để rồi khỏi học. Ở chùa c̣n học nhiều hơn gấp bội mà học suốt cả đời nữa kia. Chương tŕnh học của các chú, các thầy trẻ, lúc nào cũng gấp đôi những người ngoài xă hội. Ai nghĩ rằng vào chùa để khỏi đi học là lầm to đó bác. Sau này khi hoàn tất khóa Sơ đẳng Phật học rồi, chú ấy sẽ vào Phật học viện Trung đẳng, ở đó chú sẽ vừa đi học văn hóa ở ngoài như bao học sinh khác mà cũng vừa học chương tŕnh Phật học trong viện nữa. Sáng th́ học trường đời, chiều th́ học trường đạo. Có khỏi học được đâu! Nhưng tôi nghe các thầy báo cáo là chú ấy học giỏi lắm mà, tháng nào cũng đứng đầu lớp. Mới đi tu  mà vậy là sáng lắm.”

“Nhưng… ai đi tu con c̣n thấy quư chứ chú ấy đi tu con thấy nghi nghi cái ǵ đó. H́nh như là học dở quá, chán quá mới đ̣i đi tu cho thoát nợ vậy thôi.”

Thầy bật cười nói:

“Những người có duyên với đạo th́ thường khi không có duyên với đời. Cũng trường học, cũng giáo sư, cũng bạn bè, nhưng khung cảnh học đường ở đời có thể không làm cho chú ấy thích. Nếu thực sự chú ấy là một đứa bé không có tâm hiếu học th́ vào đây chú ấy sẽ không muốn học, có học cũng học dở chứ không giỏi được. Đàng này, thực tế cho thấy trái ngược. Bác đừng có lo mà, chú ấy không những có khả năng tu tập hạnh kiểm rất tốt mà c̣n siêng năng thích thú việc học hành nữa là khác.”

Thầy tôi đă nói vậy mà ông Túy vẫn chưa vừa ḷng, cứ đinh ninh một giọng là tôi chỉ muốn trốn học nên vào chùa. Thấy vậy, thầy Tín, một thầy học tăng của viện cũng ngồi trực tại pḥng khách, đâm bực, bèn mạn phép lên tiếng:

“Cái ṿng lẩn quẩn của thế gian không phải ai cũng thích đi vào đâu bác ạ. Cho dù nó là đứa lười biếng, lêu lỏng ngoài đời, nhưng khi nó quyết tâm chọn con đường xuất gia rồi th́ có thể coi như nó đă có chí hướng, có cách chọn lựa khác thường của nó. Cách chọn lựa đó là cách chọn lựa khôn ngoan, hợp với đạo mà không phải rằng ai cũng có thể có được đâu. Nếu bác học đạo lâu năm, bác sẽ thấy rằng thực ra cả thế gian này cũng cần phải bỏ quách cho xong chứ nói chi chuyện bỏ học, bỏ trường!”

Bấy giờ ông Túy mới cười bẽn lẽn mà im luôn. Thầy Tín đă kể lại cho tôi nghe cuộc nói chuyện tại pḥng khách hôm đó. Thầy ấy khuyên tôi đừng để ư chi chuyện ganh tị nhỏ nhen của người đời, cứ hết ḷng tu học là được rồi. Thực ra tôi cũng chẳng có th́ giờ và tâm trí để quan tâm chuyện đó. Tôi có nhiều bài vở để học lúc ấy. Nhất là những bài mà thầy Thông Chánh kèm dạy thêm cho tôi ngoài chương tŕnh lớp học.

Tháng sau, thầy tôi cho cả lớp học biết trước rằng theo chương tŕnh giáo dục của Giáo hội trung ương đề ra, sẽ có nhiều Phật học viện Trung đẳng của các tỉnh đồng loạt khai giảng vào tháng chín năm nay, tức là c̣n khoảng bảy tháng nữa. Điều kiện nhập học là tŕnh độ trung học đệ nhất cấp, học xong hai thời kinh công phu, giáo lư phổ thông cơ bản và ít nhất là hai cuốn luật tiểu. Các chú tiểu tốt nghiệp Phật học viện Sơ đẳng th́ được chuyển thẳng lên Phật học viện Trung đẳng, không cần phải qua kỳ thi khảo hạch. Nghe vậy, lớp học chúng tôi mừng khấp khởi, chú nào chú nấy hăng say lo học để được thầy tôi lập danh sách chuyển trường. Có thể nói rằng lớp tôi là một lớp học “cấp tốc.” Chương tŕnh Sơ đẳng Phật học nếu học kỹ th́ phải hết bốn năm, c̣n rút ngắn th́ cũng phải hai năm; đằng này, lớp chúng tôi chỉ rút gọn trong ṿng nửa năm là lấy chứng chỉ tốt nghiệp Sơ đẳng của Phật học viện Linh Sơn để được chuyển đi.

Chương tŕnh học như vậy đă bao hết th́ giờ của tôi trong ngày khiến tôi và thầy Thông Chánh chỉ rảnh có giờ phóng tham để thầy dạy tôi học thêm chữ Hán và các giáo lư phổ thông ngoài chương tŕnh của lớp. Chuyện đưa tôi đi chơi cuối tuần hay đi phố mua sách đă phải giảm xuống, lâu lắm mới có một dịp.

Loay hoay bận rộn với chuyện học hành, tôi gần như quên mất ngày tháng trôi qua rất nhanh. Đến khi mẹ tôi mang đến cho tôi một gói quà nhỏ, một tấm thiệp và một bài thơ, tôi mới giật ḿnh biết rằng tôi đă xuất gia được một năm.

Mẹ tôi đem quà cho tôi mà không có thời giờ nói được ǵ với tôi cả. H́nh như mẹ lên viện từ sáng sớm nhưng không gặp tôi được; mẹ thăm quư thầy, rồi xuống bếp phụ giúp các d́ vải, ở lại chơi suốt ngày để chờ có dịp gặp tôi. Ban ngày tôi bận học bài, coi nhà, rồi xế chiều tôi lại có giờ học trong lớp. Khi tôi tan lớp th́ mẹ sắp phải sửa rời viện để về, chỉ nói một câu ngắn gọn:

“Con xuất gia được một năm rồi đó. Mẹ mua quà cho con để kỷ niệm.”

Tôi cầm gói quà nhỏ của mẹ, chẳng biết nói ǵ. Tôi chỉ cười rồi ngồi yên đó. Mẹ tôi cũng ngồi yên một lúc rồi cáo từ mà về. Tôi không dám đưa mẹ tôi đi ra xa khỏi khu vực pḥng khách v́ có thầy tôi ngồi ờ đó. Chờ mẹ đi khuất sau dăy Tổ đường, tôi mới đem cất tạm gói quà vào va-li rồi đi quanh đường khác, xuống dăy nhà bếp, nh́n qua con đường Hoàng hôn: dáng mẹ tôi với  chiếc áo dài lam ẩn hiện giữa những hàng cây rợp bóng.

Từ ngày tôi xuất gia, mẹ tôi đă cất hết những chiếc áo dài với hàng lụa tốt và màu sắc rực rỡ. Bà c̣n ăn chay, tụng niệm nhiều, sống đơn giản hơn, để âm thầm chia sẻ với những khổ nhọc của đứa con trai nhỏ ở chùa. Ba tôi trong một lúc xúc cảm ngồi bên tôi, đă cho tôi biết như vậy.

Mẹ tôi bước từng bước chậm trên con đường ngập nắng hoàng hôn. Xưa nay bà vốn vậy, đi đứng lúc nào cũng chậm răi, thong thả, như một kẻ suốt đời nhàn du qua cuộc dâu bể của trần gian. Tôi nh́n theo dáng mẹ mà thấy bâng khuâng trong ḷng. Tại sao tôi lại không nói được với mẹ lời nào nhỉ? Phải chăng tôi đă trở thành một chú tiểu và không c̣n là đứa con của mẹ nữa sao? Lâu lâu mẹ mới lên viện một lần, vậy mà lần gặp gỡ chiều nay, chỉ là để nh́n tôi, trao cho tôi món quà nhỏ ấy thôi. Tôi thấy tội nghiệp cho mẹ quá. Dù rằng mẹ c̣n có mười ba đứa con khác để biểu lộ thương yêu, nhưng thiếu sự biểu lộ thương yêu một cách b́nh thường đối với tôi, chắc mẹ cũng buồn, cũng khó chịu trong ḷng.

Chờ mẹ khuất hẳn ở cuối con đường đồi, tôi mới xoay qua lo việc dọn cháo chiều cho thầy. Sau đó th́ đến giờ ăn cơm của bọn tiểu chúng tôi. Không có thời gian rảnh nào để tôi mở gói quà của mẹ. Sau giờ ăn là giờ phóng tham, tôi phải đến pḥng thầy Thông Chánh để lo trả bài và nghe giảng bài mới. Xong giờ học này, tôi lại có lớp tối gần hai tiếng đồng hồ. Tan lớp, tôi trở về pḥng mới nhớ sực lại gói quà chưa mở ra của mẹ. Không có pḥng riêng, tôi mang gói quà ra cột cờ trước chánh điện, nơi có hai ngọn đèn vàng rất sáng từ hai bên lối đi rọi đến. Tôi run run mở gói quà được gói rất đẹp và cẩn thận do chính tay mẹ. Dưới lớp giấy bao là một cái b́ thư nhỏ, bên trong là một tấm thiệp nhỏ không h́nh ảnh, mà là một bài thơ, phía dưới ghi rơ ngày xuất gia của tôi cũng như ngày kỷ niệm của năm nay. Món c̣n lại là cái hộp giấy mà tôi đoán là bánh hay kẹo ǵ đó. Tôi mở ra xem. Tôi đoán không sai. Bánh dẻo. Một hộp bánh dẻo, loại bánh mà người ta thường bày bán vào dịp Tết Trung Thu. Chắc mẹ tôi cũng đắn đo suy nghĩ trước khi chọn quà cho tôi. Mua quà cho thầy tu rất khó, ngoài chuyện mua trà, sách vở, tranh, bút… chẳng biết mua ǵ khác hơn. Thầy tu là kẻ từ bỏ thế gian mà, vậy th́ có món quà nào của thế gian làm cho họ vui đâu! Huống chi ở Phật học viện này mỗi người đều có tiêu chuẩn cơm ăn, áo mặc, pḥng ở, v.v… hàng tháng, hàng năm rất đầy đủ, biết biếu tặng cái ǵ cho vừa ḷng họ! Cũng may tôi là ông thầy tu rất nhỏ nên việc mua quà của mẹ không đến nỗi quá khó. Mẹ mua cho tôi hộp bánh dẻo. Thực tế vậy thôi! Con nít mà, tu rất quư, nhưng ăn cũng quan trọng lắm! Hộp bánh dẻo Bảo Hiên Rồng Vàng rất thơm. Ngửi cũng đă thấy thèm rồi nói chi cắn từng miếng nhỏ mà nhai, dẻo ơi là dẻo!

Nhưng tôi không ăn vội, tôi đọc tấm thiệp có chép bài thơ của mẹ cái đă. Mẹ tôi là thi sĩ mà. Bà làm thơ từ năm mười bốn tuổi, đă cùng d́ Mộng Tuyết, d́ Thụy An kết nghĩa chị em thành ba nữ sĩ của ba miền (nữ sĩ Thụy An miền Bắc, nữ sĩ Mộng Tuyết miền Nam, mẹ tôi, Trinh Tiên, miền Trung). Thơ bà đă in thành tập, phát hành rộng răi, nhất là tập thơ đạo có tên Hương Đạo Hạnh đă được giới tu sĩ và cư sĩ đón nhận nồng nhiệt. Bà làm thơ tặng các chùa, các thầy, các sư cô, tặng những d́ vải, tặng chú Đông làm công quả, tặng con mèo ăn chay, tặng những cánh phong lan của viện. Nơi nào có người tu, nơi đó có mặt mẹ, nơi nào có mặt mẹ, nơi đó có thơ. Vậy th́ làm sao bà có thể thiếu được một bài thơ cho đứa con trai nhỏ nhân ngày kỷ niệm một năm xuất gia của nó chứ! Bài thơ có tựa đề “Chiều Thu Thăm Con Ở Chùa”:

 

            “Đồi mùa thu trải lá

            Non tây hút mặt trời

            Sương lành thâu nắng ngă

            Chuông chùa ngân chơi vơi…

 

            Dưới thấp bước lên cao

            Me để thành phố lại

            Bỏ sắc đời hư hao

            Quên chuyện đời khôn dại…

 

            Bằng hai bàn tay không

            Me ôm đầy tâm niệm

            Khuyên con luyện chí đồng

            Me quỳ dâng mật nguyện…

 

            Trở về cao xuống thấp

            Sương mớm lá thu vàng

            Trên đồi như nai nhỏ

            Áo nhật b́nh màu lam.”

 

Dù tôi có mặc đồ tây hay khoác áo nhật b́nh màu lam, trong mắt mẹ, tôi vẫn là một con nai nhỏ, đứng trên đồi dơi mắt nh́n theo dáng mẹ khuất dần ở xa.

Ngày hôm sau, trong bốn cái bánh dẻo, tôi đem biếu thầy Thông Chánh một cái, chia cho các chú tiểu hai cái, và ích kỷ giữ lại một cái cho riêng ḿnh để ít nhất cũng ăn một cách trân trọng mà đáp lại tấm ḷng của mẹ. Mẹ tôi thường thi vị hóa cả những cái rất tầm thường hàng ngày. Tôi nghĩ chắc bà cũng muốn tôi ăn cái bánh dẻo để tự nhắc ḿnh trau luyện ư chí cho bền dẻo mà tu học. Chỉ trong ngày ấy th́ bánh hết. Nhưng bài thơ và sự khích lệ ư vị của mẹ th́ c̣n măi. 

 

 

oOo

 

Mời đọc tiếp Chương 9

 

Trở lại trang Mục Lục

 

 

 


 

Back