Do tính cách đọc thơ hoàn toàn chủ quan như đă nói ở trên, xin bạn đừng xem đây như một thiên khảo cứu hay một bộ sưu tập về thi ca Việt-nam. Tôi đọc bằng cảm xúc, không đọc bằng kiến thức. Nếu những lời bàn nào đó của tôi đối với một bài thơ mà không đúng ư tác giả th́ chẳng có nghĩa rằng tôi hiểu sai đâu, mà chỉ v́ tôi đọc thơ tác giả đó bằng cái hồn, cái giọng, cái cảm xúc của tôi đấy thôi. Xin đừng càm ràm, phiền trách. (Vả chăng, này các thi nhân, các bạn có thể nào chỉ tôi làm thơ cách sao mà không bị người khác hiểu sai ư không?) (trích LỜI THƯA của Vĩnh Hảo viết cho các trang "Đọc thơ")
Đặng Thị Quế Phượng
Giọng thơ cô thật tự nhiên. Không cố ư dùng những chữ cầu kỳ như một số nhà thơ khác. Ư tưởng thâm trầm, chững chạc. Cô có vẻ như một người sẵn sàng thả ḿnh vào nỗi đam mê nhưng không phải là dễ dàng đánh mất bản lĩnh tự chế của ḿnh. Trong t́nh yêu, cô lăng mạn một cách hiền lành. Trong cách tiếp cận với đời, cái nh́n của cô xoáy vào tận bề trong của đối tượng: nh́n được những cái thật sâu nơi những cái thật cạn và thật cận kề. Ư thơ nhờ vậy mà tràn trề, khơi động cho sự chảy trôi tuyệt vời của một ḍng thơ đẹp sáng, lung linh. Ḍng thơ ấy, chảy qua tiếng đệm của lục huyền cầm. Đọc bài nào của cô, tôi cũng có cảm giác như cô vừa đệm đàn, vừa làm thơ; hoặc là cô đang làm thơ trong tiếng nhạc đệm nhẹ nhàng vẳng lại từ đâu đó, nơi công viên, trong căn pḥng nhỏ, hay nơi quán cà phê vỉa hè...
Thư về Ban-mê-thuột
Tôi muốn hỏi một người đang ở núi
Có bao giờ nghe gió nhắn ǵ không?
Tôi muốn biết đất trong vườn hoang dại
Vừa nở thêm được mấy nụ hồng?
Tôi muốn biết những hoa thục qú, hoa cánh bướm
Có tươi vàng rực rỡ ở trong sương?
Và rất nhiều hoa cỏ dại ở bên đường
Vẫn âm thầm đua nở khắp đồi nương?
Tôi muốn hỏi những dăy đồi thinh lặng
Mộng mơ ǵ sau những lớp mù giăng?
Tôi muốn biết những hoa cà phê màu trắng
Có thoát hồn trong vằng vặc những đêm trăng?
Những người xưa cũ đi đâu đó?
Có bao giờ thoáng nhớ đến ai không?
Những hôm băo rớt mưa to, nhỏ
Mưa có làm xanh những má hồng?
Tôi vẫn nhớ chỗ người yêu tôi ngủ
Trên đồi cao cỏ mọc rất thong dong
Tôi muốn hỏi những con đường đất đỏ
Ngơ lên trời chẳng biết có gần không?
Xuân Ban-mê-thuột
Những dây đàn lục huyền
Không dưng mà rộn ră
Dịu dàng rồi bâng khuâng
Trong hương xuân êm ả
Gỗ lạnh trên thân đàn
Không dưng thôi buồn bă
Âm thanh nghe thật lạ
Êm đềm lẫn thiết tha
Những cành khô ủ rũ
Chợt tươi mạch nhựa tràn
Trên những lá cao su
Óng ả sắc nâu vàng
Và rất ư dịu dàng
Chừng như là ru ngủ
Cả đất trời mang mang
Hoa cà phê nở tràn
Cả hồn xuân rung động
Trong cánh bay nhịp nhàng
Của loài ong lăng mạn
Rắc hương lừng không gian.
Về Ban-mê-thuột
Mai kia buồn cũng phù vân
Ta về trên núi, bâng khuâng phím đàn
Đông tàn xuân hết hạ sang
Lá khô cũng chở thu vàng mà đi
Ḿnh ta ôm hết xuân th́
Chôn trong những lối từ bi của rừng.
Tâm t́nh cô như quyện la đà theo cảnh, theo vật chung quanh. Cái ǵ cũng thân thiết, gần gũi. Hoa cà phê. Đất đỏ. Lá rừng. Mưa gió. Núi đồi. Cỏ xanh... Cho nên lời lẽ của cô cũng b́nh dị hồn nhiên, rất ư là "cao nguyên", rất ư là ban-mê-thuột. Cái chất hồn nhiên mà "phơ phất" (chữ trong thơ Quế Phượng) ấy bám măi theo cô, đến tận những phương trời xa với những phố thị không c̣n đất đỏ hay hoa trắng cà phê. Mùa xuân Sài-g̣n, mùa xuân Liège, khác với xuân Ban-mê-thuột nhiều lắm, nhưng cái chất phất phơ phơ phất tửng tửng tàng tàng của cô th́ vẫn thế. Nh́n thật sâu. Yêu thật lăng mạn, nhưng cũng lơ phơ lất phất thế nào ấy. Đây,
Xuân Liège
Anh yêu!
Anh đang ở đâu?
Góc nào trên địa cầu?
Bờ nào của đại dương?
Đại dương nào trong các đại dương?
Sáng nay, để mở đầu cho một ngày, có bàn tay nào ngoài hiên, đă pha cho anh một tách cà phê?
Một tách cà phê mở đầu ngày của anh
C̣n khi nào trong đời anh
Anh tự hỏi một điều chi về em
Ngày của con bé hoang đàng ở đây, bây giờ là thứ bảy
Giữa phố xá đông người
Sau khi đi xem một cuộc triển lăm tranh
của một họa sĩ chưa thành danh
Em đang ngồi một ḿnh trong quán cà phê
Cô hàng cà phê vừa đặt một dĩa nhạc Chopin
Tiếng đàn làm em nhớ anh
Và nắng yêu kiều, yểu điệu ngoài kia
Cũng làm em nhớ anh
nhớ những ngày xuân Sài g̣n
nhớ chỗ ngồi dưới bóng me xanh
và nhớ những ly nước chanh
Trong không khí dường như có mật ngọt của loài ong
Ngọt một cách dịu dàng
và long lanh, đầy mong manh
một cái mong manh làm em nín thở
Ai mới vừa châm thuốc hút...
thoáng đâu đó một mùi hương tưởng tượng
hương ǵ? anh biết không?
Trong không khí và trong nắng hôm nay
có hương hoa cà phê của ngày xưa
(Ôi! Rừng hoa cà phê! Những rừng hoa cà phê yêu dấu của em,
chắc bây giờ vẫn âm thầm nở hoa, dù vắng em!)
Giờ này, nơi đó, c̣n ai nhớ tới em?
C̣n ai hái hoa cà phê gởi cho em qua đường bưu điện
Ban mê thuột - Sài g̣n
như một nhỏ bạn hiền ngày xưa
Hết rồi anh ạ! Cô nhỏ đă đi lấy chồng
đă trôi tuốt mất, khỏi ḍng đời em
Nào ai c̣n ngông ngông sống trở lại đời học tṛ
Để rồi sáng nay, trong quán cà phê sinh viên, em lại ngồi đó
Thơ thẩn, thong dong
Thong dong như thể được sinh ra để mà thong dong
như một người chưa từng biết chi là oan nghiệt
như một người chưa từng sống qua những tương phùng và ly biệt
như một người ngoài cuộc
ngoài tất cả mọi số mệnh
ngoài tất cả những thân phận.
Anh có h́nh dung thấy ǵ không?
Liège phố nhỏ, người đông
Những chuyến tàu, những gịng sông
tất cả đều trôi đi, như t́nh ta trôi đi
những chuyến xe lăn đi
những nhịp bước đi đi đi
đi về muôn nẻo
Như sáng nay, trước ngôi quán này, bao nhiêu người nữa sẽ qua đi
Như những bóng chim bay
Như những chiếc lá mùa xuân năm nay
trong cái nay của nó đă chứa sẵn một cái ǵ xưa,
và sẽ xưa.
Xưa như những chuyện kể của em
chẳng ai buồn nghe, ngoài ly cà phê
Tuy nhiên! Em vẫn biết,
em chưa phải là một con bé lẩn thẩn nhất trần gian
Không tin, anh thử hỏi cái ghế, cái bàn, cái ly, cái tách ở đây mà xem
Anh ạ! Em biết, nếu có anh ở đây bây giờ, anh sẽ hỏi ngay v́ nếu không là anh, th́ là ai
trong số bao nhiêu người đă vào và ra
Bao nhiêu số mệnh đă ra và vào cái quán này
Có ai từng tự hỏi
về số mệnh của bàn ghế và ly tách
số mệnh của những chứng nhân
chứng nhân của các số mệnh
Anh nh́n xem, qua lớp kính này
Bao nhiêu mùa thu đă trôi đi
Bao nhiêu mưa nắng đă thay nhau đổi màu trên hè phố
và những giọt đàn kia,
bao nhiêu lần đă đệm cho các bông tuyết mùa đông
những điệu múa dịu dàng
(dịu dàng đến phũ phàng)
Để rồi sáng nay, cũng trong tiếng đệm nhẹ nhàng đó
mùa xuân bâng khuâng về, nhịp bước mong manh, phù du
phù du như bao nhiêu nỗi đời dâu bể
phù du như bao nhiêu câu chuyện kể
của bao nhiêu người trước và sau em
Thỉnh thoảng, một buổi sáng với nắng long lanh một vẻ chi tan vỡ
hay đôi khi một chiều mưa với phai nḥa bôi xóa
cũng cùng cô hàng cà phê,
cũng chiếc quầy gỗ nâu
b́nh hoa hồng trắng
và những dĩa nhạc Chopin, Bath...
Ly cà phê thầm lặng uống trên môi của bao nhiêu người
Bao nhiêu vui khổ
tương phùng, ly biệt
hy vọng, chán chường, sinh diệt
Sáng nay lại uống từ môi em
một nỗi buồn thong dong
Mùa xuân Liège
Ngoài kia như có mà... như không
Rơ vẫn là một cô bé lẩn tha lẩn thẩn, dù ở bên này hay bên kia bờ đại dương, nơi phố thị hay nơi núi đồi cao nguyên. Cái lẩn thẩn đi quanh những cái thật gần mà chẳng ai thấy. Ly tách. Cửa kiếng. Quầy hàng. B́nh hoa trắng. Và đặc biệt, tiếng nhạc. Vâng, tiếng nhạc đối với cô thật cần thiết, và luôn luôn tha thiết. Tiếng nhạc ấy đệm nhẹ nhàng vào thơ cô, tạo nên bản sắc riêng của một tâm hồn nhạy cảm, rất đàn bà mà cũng rất thủng thỉnh thong dong... Có ai đă từng có "nỗi buồn thong dong" như Quế Phượng chưa? Có, ai cũng có. Nhưng diễn tả được nó, nỗi buồn thong dong ấy, th́ dường như tôi chỉ mới nghe lần đầu. Buồn nào mà lại thong dong nhỉ? Buồn mà thong dong, hay thong dong mà buồn. Có lẽ cả hai cách. Nỗi buồn ấy, nhẹ và không vướng bận. Rất cần thiết cho ḿnh, vào một lúc nào đó, một ḿnh, bên hè phố, bên tách cà phê, có tiếng nhạc đệm, bâng quơ nh́n những số phận, trôi qua, trôi qua, như xưa, như nay...
Một tâm hồn sâu sắc, tinh tế đến thế, cho nên, không lạ ǵ ở một đôi lúc, thơ cô vói đến một cái ǵ thật mông lung, kỳ vĩ. Một cái ǵ rất gần và rất xa. Hời hợt th́ không cảm nổi. Cái ấy, đạo sĩ nh́n từ phía này, thi nhân nh́n từ phía kia. Thậm thâm vi diệu.
Tịch Mịch
Có một cái ǵ
đang đợi chờ ta
trong vẻ thinh lặng
của buổi chiều tà
Có một cái ǵ
trong bóng sương sa
vô cùng hiu hắt
như thể hồn ma
Có một cái ǵ
bao la chất ngất
dường như không phải
là trời hay đất
Có phải hay chăng
thiên thu phơ phất.
Thơ cô là tiếng nhạc cất lên từ nỗi phơ phất thong dong của một nghệ sĩ. Dường như chẳng có nơi đi, chẳng có nơi đến. Chỉ có sự trôi qua. Trôi măi.