THƯ SỐ 12 của NGƯỜI CHỦ TRƯƠNG

Tạp chí Phương Trời Cao Rộng

(tháng 5 năm 2007)

 

 

VƯỢT QUA, VƯỢT QUA, LẠI VƯỢT QUA...

 

 

Thời tiết đang chuyển dần sang mùa hạ.

Ban đêm, pḥng ngủ có thể mở rộng cửa sổ để đón gió từ hướng biển lùa vào, và cũng để nghe tiếng lá khua lào xào, vui tai, ru giấc ngủ an lành. Khi mặt trời chưa mọc, có thể nghe tiếng chim ríu rít, rôm rả cả cḥm cây bạch đàn và những bụi bông giấy đủ màu ở hướng vườn sau.

Chẳng ǵ thú vị bằng được réo dậy mỗi b́nh minh bằng tiếng chim reo; cũng không ǵ khiến ḷng lâng lâng thanh thoát cho bằng được tiếng chuông chùa đánh thức mỗi khuya. Tiếng chuông của một ngôi chùa trên núi, hoặc nơi thôn xóm làng mạc. Thức dậy, ngồi im, không cần phải tụng niệm chi; cũng không cần một nghi thức rườm rà nào. Chỉ ngồi im như thế thôi. Lắng nghe từng tiếng chuông thong thả rơi vào đêm thinh lặng. Tựa hồ những đợt sóng phả nhẹ vào bờ. Lan tỏa. Lan tỏa. Âm hưởng của sóng trước chưa dứt hẳn đă nghe sự dâng trào của sóng sau. Tiếng chuông, tiếng sóng. Tiếng trước, tiếng sau. Có khi như là nối nhau, có khi như trườn lên nhau. Nhưng bao giờ giữa hai âm thanh cũng có một khoảng cách nào đó, ngắn hoặc dài. Và bao giờ giữa những âm thanh cũng có một khác biệt nào đó, mạnh hoặc nhẹ. Nghe như là các âm thanh trước và sau đều giống nhau, mà kỳ thực không bao giờ giống.

Nhiều năm rồi, ở nơi này, không c̣n nghe được tiếng chuông chùa buổi khuya. Đôi khi bỗng nhớ, bỗng buồn man mác. Nhưng nghĩ cho cùng, lẽ nào hạnh phúc của đời người lại tùy thuộc nơi một cái ǵ đó như là h́nh sắc, âm thanh? Thiếu vắng nó th́ không thể vui được hay sao! Thế th́ cứ vui ở những ǵ đang có. Nói đơn giản là vậy, có vẻ như là một cách an ủi. Kỳ thực không phải là có thể lấy cái này thay thế cái kia để có hạnh phúc. Hạnh phúc chẳng phải là sự hoán chuyển và thay thế bởi đối tượng hoặc cảm giác. Không phải là ở chỗ ngưng đọng, dừng lại nơi một cái ǵ, dù là đối tượng cụ thể như là không gian, âm thanh, h́nh sắc, hay trừu tượng như là thời gian, ư tưởng, cảm giác, ư chí, hay thức giác… Chẳng có cái ǵ thực sự là hiện tiền, hiện tại để mà an trú hay tỉnh giác hoặc nương tựa, bám víu. Hoặc là tất cả đều vụt qua, hoặc là tất cả đều đồng hiện. Không có cái này chuyển động cố gắng dừng lại an trú nơi một cái kia tịch lặng; cũng không có một cái tịch lặng an trú trên một cái chuyển động. Không làm ǵ có một cái đương hiện, dù là không gian hay thời gian. Cái mà nhà thiền gọi là “hiện tiền”, hay “thực tại” chính là nhất như, là bất nhị. Cái đó không thể an trú, bằng ư thức hay bằng cảm giác, hay bằng sự cố gắng gọi là chí tâm, nhất tâm. Chỉ có thể vượt qua, vượt qua, lại vượt qua…

Cơn sóng đă vỗ lên bờ, nhanh chóng trải một làn nước trên băi cát hăy c̣n lưu lại nước của đợt sóng trước. Rồi nó thu rút lại về hướng biển, trong khi cơn sóng kế tiếp lại chồm lên, lướt qua… Quan sát kỹ, chẳng thấy đâu là nước của sóng trước hay sóng sau. Nước vẫn là nước, làm ǵ có sóng. Làm ǵ có quá khứ, hiện tại và tương lai!

 

Đă nhiều khi thức dậy nửa khuya, ở nơi này, trong đêm tịch lặng mà nghe được tiếng chuông chùa vang vọng. Tiếng chuông chùa, ở đâu thế nhỉ? Chuông Hải Đức hay chuông Linh Phong? Chuông Diên Thọ hay chuông Linh Sơn? Chuông Long Tuyền hay chuông Linh Ứng? Chuông Già Lam hay chuông Long Quang? Tiếng chuông chùa nào cũng cơ hồ giống nhau mà thực ra mỗi nơi mỗi thời đều khác. Tiếng chuông có lúc rền vang như sấm dậy; có khi tỏa nhẹ như hải triều buổi b́nh minh. Do kích thước chuông nơi lớn nơi nhỏ. Do người thỉnh chuông, tay đưa lúc nặng lúc nhẹ. Do quang cảnh lúc động lúc tĩnh. Do tâm thức và cảm giác của người lắng nghe lúc vầy lúc kia. Nhưng mà, tiếng chuông nào đây? Từ vô thức, tiềm thức? Ừ, th́ chỉ là vọng hưởng từ quá khứ, từ sự níu kéo hoài niệm, từ cảm thức nuối tiếc mơ ṃng mộng tưởng. Tiếng chuông xuất phát từ đâu cũng chẳng quan hệ ǵ. Âm thanh hay tiếng dội cũng đều là những đợt sóng của mộng huyễn vô thường. Cái quan trọng là có thể ngồi một chỗ mà vượt qua, rồi vượt qua, rồi lại vượt qua...

Nghe người ta nói, đă từ lâu chuông chùa Hải Đức không c̣n gióng lên mỗi sớm tối. Nơi ấy ngày xưa là chỗ tụ hội của hàng trăm tăng sĩ, vang tiếng một thời là trường đào tạo những tăng tài rường cột của Phật giáo. Bây giờ chỉ c̣n là một ngọn đồi trơ trụi từ cảnh trí đến sinh hoạt. Ngôi chùa cũ, trên trăm năm, với hai gác chuông trống đẹp một cách khiêm nhường lặng lẽ. Bây giờ toàn bộ kiến trúc xưa đă bị san bằng để chuẩn bị cho một ngôi chánh điện khang trang hiện đại. Ngày nào đó, lăo ông râu tóc bạc phơ từ phương xa về thăm ắt là người xưa mất dấu mà cảnh cũ cũng không c̣n.  Giống như một từ-thức về trần. Vui chăng, buồn chăng?

Không phải cái ǵ mới mẻ, tân kỳ th́ đều đẹp cả đâu, bạn ạ! Cố nhiên là sóng sau phải dồn sóng trước, trườn lên và vượt qua để khẳng định sự hiện hữu của chính nó. Nhưng vượt qua không phải tàn phá, hủy diệt.

Tôi có một bậc thầy, nhiều bậc thầy. Nói là một cũng đúng, nói là nhiều cũng không sai. Một thầy là nhiều thầy, nhiều thầy cũng là do một thầy đó mà ra. Thầy tôi, từ hơn hai ngàn năm trăm năm trước, trong một bài giảng thuyết cho những người trong bộ tộc Kalama, ở thị trấn Kesaputta, đă dạy rằng:

“Này quư vị Kalama, đừng tin v́ nghe truyền khẩu, đừng tin v́ đó là truyền thống, đừng tin v́ nghe đồn đại, đừng tin v́ được ghi trong kinh điển, đừng tin v́ lư luận, đừng tin v́ suy diễn, đừng tin v́ đă tư duy trên mọi lư lẽ, đừng tin v́ dựa theo ư kiến đă được cân nhắc, đừng tin v́ vị ấy có vẻ có uy quyền, đừng tin v́ nghĩ rằng vị ấy là thầy của ḿnh...”

Lời tuyên bố này trở thành một bài kinh bất hủ mà chưa một giáo chủ hay lănh đạo (tổ chức, giáo phái, tôn giáo, quốc gia) nào dám nói, cũng chưa bậc toàn năng tuyệt đối nào có thể nói ra được. Trong tiến tŕnh tu tập, nó khai mở con đường của thánh trí, của bát-nhă, của sự vượt qua; trên phương diện xă hội, nó đặt nền tảng cho ư thức tự do, dân chủ và quyền hạn tối ưu của con người trước mọi hướng đi của phong tục, tập quán, văn hóa, tri thức, tư duy, niềm tin và kinh nghiệm…

Có được một bậc thầy như thế trong đời, thật là vô cùng hạnh phúc, huống chi lại có nhiều bậc thầy. Vâng, tôi có thật nhiều bậc thầy, những bâc bồ-tát. Có khi họ dạy tôi bằng lời, có khi chỉ im lặng, có khi bằng hành động, có khi bằng sự dấn thân hy sinh, thời gian hoặc mạng sống. Tôi mang nợ của họ rất nhiều. Tôi biết tôi không bao giờ trả hết được cái ân mà họ đă truyền dạy cho tôi. Nhưng tôi vẫn hạnh phúc với sự việc không thể nào đền đáp ấy. Tôi biết khả năng và trí lực của tôi hẳn phải c̣n vô lượng kiếp, hoặc hàng trăm kiếp nữa may ra  bắt kịp họ, nhưng tôi vẫn hạnh phúc là sự việc bắt kịp sẽ không bao giờ thực hiện nổi. Bởi v́, thật là diễm phúc khi có những vị thầy siêu tuyệt mà lúc nào ḿnh cũng chỉ là đứa học tṛ tồi tệ, không bao giờ sánh kịp! Trong thực tế trường lớp cũng thế, tôi hănh diện được là người học tṛ dở của thầy tôi. Bởi v́, học tṛ dở, biết ít, thực hành ít mà c̣n có nhiều hạnh phúc như vậy huống ǵ những người học nhiều, biết nhiều, thực hành nhiều hơn! Có nhiều người được hạnh phúc hơn ḿnh th́ c̣n ǵ vui sướng cho bằng!

Năm xưa, lần đầu tiên đọc sách thiền gặp câu “Phùng Phật sát Phật, phùng Tổ sát Tổ,” tôi đă không cần tham vấn, tra cứu làm ǵ cho mệt. Tôi chỉ hiểu theo ư của tôi thôi: tất nhiên không phải là giết Phật, giết Tổ; cũng không phải là phải vượt hơn, giỏi hơn Phật và Tổ. Mà chính là vượt qua, vượt qua, lại vượt qua…

Không dính mắc vào bất cứ cái ǵ. Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm. Thực hành chỉ một điểm này thôi, tôi biết có thể phải kinh qua hàng nhiều kiếp. Nhưng ngay bây giờ, tôi đă hạnh phúc rồi, không đợi đến khi thành Phật, thành Tổ. Tôi không cần phải nỗ lực vượt hơn thầy, giỏi hơn thầy. Tôi chỉ cần làm sao đừng vướng kẹt, dính mắc vào thầy của tôi, dù là ở thân giáo hay khẩu giáo.

Và như thế, khi nói về Phật đản, ngày sinh của đức Phật, tôi cũng vui với mọi người trong mùa đại lễ, nhưng tôi ngầm hiểu rằng đức Phật không phải chỉ sinh ra một lần, mà thường sinh ra trong từng giây phút, từng sát-na. Hóa thân của ngài xuất hiện khắp nơi khắp chốn. Nh́n đâu cũng thấy ngài. Nh́n đâu cũng thấy những bậc thầy của tôi. C̣n nói theo lư bất sinh th́ quả nhiên là ngài chưa từng sinh ra. Ngài có mặt khắp nơi trong mọi thời gian th́ không thể nói là có sự sinh ra và mất đi.

 

Giống như những tiếng chuông lan trong ḷng đêm rộng. Từng tiếng, từng tiếng, nối nhau, vượt lên nhau. Tiếng này không hủy diệt tiếng trước, cũng không ngăn ngại ǵ tiếng sau.

Giông như những đợt sóng vỗ vào bờ rồi rút về lại với đại dương mênh mông. Sóng trước, sóng sau, cũng chỉ là sự luân chuyển của nước.

Và trên cao, giữa bầu trời mùa hạ trong xanh như phản ảnh màu biếc của đại dương, vẫn có những áng mây trắng tụ lại, chồm lên nhau, ḥa vào nhau, hoặc tản ra thành những sợi thật mỏng.

Cách thế sinh-diệt của tiếng chuông, sóng và mây vẫn thường dạy tôi bài học về sự vượt qua, vượt qua, lại vượt qua… như thế. Tôi ghi lại để cúng dường ngày Phật đản sinh năm nay.

 

Midway city, Mùa Phật Đản, 15 tháng 5, 2007.

Vĩnh Hảo

 

 

Trở lại