THƯ SỐ 16 của NGƯỜI CHỦ TRƯƠNG

Tạp chí Phương Trời Cao Rộng

 (tháng 9 năm 2007)

 

VỀ NƠI BIỂN LỚN

 

Xông trầm cẩn bút, kính dâng chư tôn đức

 Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại tham dự “Ngày Về Nguồn”

tổ chức tại Chùa Pháp Vân, Mississauga, Canada

vào các ngày 21-23/9/2007 

 

 

CHỚP MẮT SINH TỬ 

Con đường dù đă được tráng nhựa thật tốt vẫn cứ là con đường của sa mạc với nhiều đoạn nhấp nhô, ngoằn ngoèo nương theo độ dốc của trùng trùng đồi núi. Gần một giờ đồng hồ, chiếc xe chạy tốc độ một trăm hai mươi kí-lô-mét mới vượt hết vùng sa mạc hừng hực bỏng cháy. Lác đác đâu đó dưới chân những ngọn đồi trọc có niên đại hàng mấy chục triệu năm, hoặc trên những băi cát vàng mênh mông, là dấu vết để lại của những ḍng nham thạch đen tuyền.

Nơi này, triệu triệu năm trước là biển; chỗ kia, triệu triệu năm trước là sông. Những ngọn núi lửa đă tắt ngấm từ mấy chục triệu năm trước. Nước biển đă từng dâng lên ở những khoảng này. Sóng biển đă từng vỗ lên ở những bờ đá kia. Có lẽ đă từng có ghe thuyền qua lại nơi đây. Có lẽ đă từng có những làng mạc hay bộ lạc nào đó định cư chỗ này. Cũng có thể không hề có bóng dáng con người sinh hoạt trên một vùng chỉ thấy đá tảng và cát vàng trải rộng mênh mông.

Các nhà địa chất, nhân chủng, sinh vật, xă hội học… thời nay, hẳn đă từng nghiên cứu và đưa ra những ước đoán, giám định hoặc kết luận nào đó về đời sống của con người, muông thú, và thực vật nơi vùng này từ hàng triệu năm trước. Nhưng tài liệu sách vở của họ không liên hệ ǵ với người lái xe băng qua sa mạc vào một buổi trưa đứng bóng. Chỉ có chiếc xe phăng phăng phóng tới, và con đường trước mặt như cuốn nhanh vào ở mũi xe. Chung quanh, trùng trùng những ngọn núi cổ sậm màu gạch và ở trên, vẫn là trời cao xanh ngát dợn một vài đám mây trắng nhỏ bềnh bồng.

Tài liệu, chứng liệu lịch sử, cũng không ǵ thực bằng những lùm cây bụi cỏ bên đường và trong những hốc đá, cũng không ǵ thực như viên sỏi nhỏ hay những hạt cát vàng trên tay. Ở nơi trời đất mênh mông với chứng tích của đồi núi cổ đại, mới cảm nghiệm nỗi ḷng của Trần Tử Ngang ngày xưa. Thường khi, cái mênh mông của không gian gợi cho ḿnh cái mang mang của thời gian, hoặc ngược lại, nghiệm về cái vô cùng của quá khứ tương lai mà cảm cái vẻ vô hạn của mười phương đất trời.

“Tiền bất kiến cổ nhân

Hậu bất tri lai giả

Niệm thiên địa chi du du

Độc thương nhiên nhi lệ hạ.”

                        (Trần Tử Ngang)

Ngoảnh trước người xưa không thấy

Ngoái sau người mới chưa sinh

Nghiệm lẽ mang mang trời đất

Bất chợt lệ sa một ḿnh.

(Vĩnh Hảo tạm dịch)

Trong cái vô tận của không gian và thời gian, thấy đời ḿnh nhỏ nhoi như hạt bụi. Ba mươi năm, năm mươi năm, một trăm năm, có nghĩa ǵ đâu. Hàng hàng lớp lớp những núi đá bên đường đă có mặt từ nhiều triệu năm trước. Sau lưng, trước mặt, là cái mịt mùng sâu thẳm của bóng thời gian. Cuộc sống trăm năm, xem lại th́ chỉ là một chớp mắt trong ḍng biến dịch hun hút không cùng của lũy kiếp luân hồi sinh-diệt, diệt-sinh. Một chớp mắt có là bao mà kết thu cả ngh́n trùng khổ lụy, hạnh phúc, hận thù, yêu đương, đấu tranh, an phận, nỗ lực, mỏi mệt, tự ái, tự trọng, tự vệ, tự đại, tự vấn, tự do (nói năng, khóc, cười, im lặng, sáng tạo và suy tư)… Mới hôm nào c̣n ngồi trên băi biển nh́n ngắm những con tàu xa khơi, ước mơ một chuyến hải tŕnh đi khắp những đại dương bát ngát và các lục địa xa xôi. Nh́n cánh chim bay, ngắm áng mây trời, mơ ước từng ngày theo gió cuốn đi. Tuổi thơ vụng dại chỉ biết làm bạn với biển xanh và cái ǵ cao rộng. Biển chưa đủ sâu. Trời chưa đủ rộng. Ḷng thành ấu thơ dâng hết cho thiền môn thanh vắng. Ê a kinh kệ sớm hôm. Xào xạc mỗi ngày quét lá. Tương chao thấm nơi xương tủy. Áo vải bảo vệ thân, tâm. Tiếng chuông ngân lời tỉnh thức. Đèn tuệ khơi sáng đêm ngày…

Rồi cũng chưa đầy chớp mắt của cuộc tồn sinh mộng ảo, thương sinh linh thống khổ điêu tàn, có khi phải đốt thân cho chánh pháp cửu trụ, có khi phải dấn ḿnh vào chỗ ngục tù lao lung, có khi phải ẩn nhẫn để bảo vệ đạo vàng trong thời buổi nhiễu nhương. Động-tĩnh, tiến-lui, im lặng như núi tảng, gầm thét như hải triều, đều chỉ v́ đại nguyện hoằng truyền đạo lớn. Lau bát nhang đầy bụi, quét một sân ngập lá, kinh kệ sớm chiều, đi đứng nằm ngồi có lúc nào rời khỏi cội nguồn chân tâm! Trong cái chớp mắt của sinh tử, làm tất cả phật-sự mà không động khởi một niệm vấn vương thủ đắc. Những thăng-trầm, vinh-nhục, c̣n-mất, được-thua, chẳng qua chỉ là bọt nổi trên mặt đại dương tịch lặng bao la. Cuối đời ngoảnh lại, vẫn chỉ là hai bàn tay không của người hương đăng, quét lá. Một chớp mắt hay một chuỗi dài mộng mị trăm năm, đă làm được ǵ, chưa làm được ǵ? Cái làm được có mang lại lợi lạc cho ḿnh cho người, cho sự hưng thịnh của chánh pháp không, hay chỉ là những vọng động nhất thời làm tổn hại tín tâm của đồ chúng, d́m đạo lớn vào chỗ lụn tàn suy vi?

 

 

NGÀY VỀ NGUỒN 

Thao thức ǵ mà đêm đêm chong đèn không ngủ? Đau thương ǵ mà lệ nóng chực rơi? Đạo pháp suy vi đâu phải chỉ v́ tà ma ngoại đạo quấy phá! Sư tử trùng đục khoét c̣n bi lụy trầm thống gấp trăm. Hai ngh́n năm chưa phải là dài đối với vô lượng kiếp huân tu. Ba mươi năm hoạn nạn lại càng ngắn ngủi hơn. Nhưng một chớp mắt mê mờ có thể chôn vùi cả ngh́n năm của lịch sử hoằng truyền chánh pháp. C̣n ǵ, mất ǵ? Nửa khuya thức dậy, xông trầm đốt hương, khoác ca-sa mà nhớ lời nguyền ban sơ, tụng câu kinh không khỏi tâm tư bàng hoàng chấn động.

“Hủy h́nh thủ chí tiết

Cát ái từ sở thân

Xuất gia hoằng Phật đạo

Thệ độ nhất thiết nhân”

Từ bỏ dáng đẹp nêu nguyện lớn

Xa ĺa cha mẹ, xa người thân

Xuất gia giốc ḷng truyền Phật đạo

Đời đời kiếp kiếp độ quần sinh.

(Vĩnh Hảo tạm dịch)

Lịch sử không phải lúc nào cũng một đường thẳng tắp. Mà thường khi là khúc đường xuống lên của vinh quang và khổ nhục. Có khi là sự uốn lượn của con đường ngoằn ngoèo vượt qua những chập chùng oan khiên. Máu rơi. Lệ đổ. Thầy-tṛ, huynh-đệ chung một màu áo, cùng một đức điều-ngự bổn sư, v́ nguyện rộng mà xuất thế ly gia hoằng truyền chánh đạo, không lẽ v́ những đảo điên nhất thời của thế cuộc mà tổn hại nhau, chia ĺa nhau? Hơn ba mươi năm, như những gịng sông chia nhánh, chảy qua những đồng bằng hay len lỏi qua hốc đá cheo leo. Lớn-nhỏ, đục-trong, cũng là tùy nhân duyên mà tuôn chảy. Không có chân lư tuyệt đối của gịng sông. Cũng không có ǵ gọi là chính danh, hay chính nghĩa độc tôn của các phương tiện. Chỉ có chánh pháp tối thượng khai mở con đường viễn ly xuất thế, đoạn trừ phiền năo, chứng ngộ giải thoát. Xa ĺa thật nghĩa của chánh pháp mà bày vẽ phương tiện th́ chỉ là chắp vá vô hồn lạc điệu của ngoại đạo tà ma.

Hơn ba mươi năm qua, những gịng sông càng lúc càng khô cạn, đẩy đưa những con thuyền lớn-nhỏ đi vào tuyệt lộ hoặc chơ vơ mắc cạn trên sa mạc hoang vu khô khốc. Vét đáy, khơi nguồn, là nỗ lực để mở hướng cho sông, và cho thuyền về nơi biển lớn. Ở nơi chỗ tận cùng của chia ĺa, suy vi, tất phải mở mắt vươn ḿnh đứng dậy. Lịch sử đóng lại hay mở ra, chẳng qua chỉ là sự mấp máy chuyển động của trùng trùng nhân duyên tương sinh tương diệt; mà trên tất cả những biến động, chấp tranh, tồn-vong, thăng-trầm ấy, là sự bất khả hoại diệt của Phật tâm, của chánh pháp, và của bản thể thanh tịnh ḥa hợp của Tăng đoàn.

Sông có thể khô cạn nhưng biển lớn hăy c̣n đó. Hướng đi của Phật giáo tùy thuộc nơi sự cất bước một cách trí tuệ, dũng mănh và từ bi của Tăng đoàn. Tăng là đại hải thanh tịnh, là chỗ nương của thất chúng, là ngơ về của muôn sông. Không có gịng sông đúng hay sai. Không quan trọng gịng sông lớn hay nhỏ. Cũng không miễn cưỡng trăm sông phải thống hợp thông thương. Chỉ cần làm sao, mỗi gịng sông phải cưu mang bản thể thanh tịnh và ḥa hợp của biển lớn.

Ngày Về Nguồn là dấu hiệu khởi đầu cho sự trở về của trăm sông vào biển lớn. Một khi biển lớn mở ra,  chắc chắn tà ma ngoại đạo và những ác đảng đều sẽ ra sức cản ngăn, chống phá, xuyên tạc. Nhưng với niềm tin bất hoại đối với Tam bảo, người con Phật khắp nơi đều hân hoan khấp khởi, kỳ vọng nơi sự kiên tŕ, dũng mănh, sáng suốt và đạo t́nh gắn bó của những trưởng tử Như Lai để có thể mở ra lộ tŕnh cao đẹp của Phật giáo Việt Nam tại hải ngoại.

Vượt trên tất cả những danh xưng và tổ chức, vượt trên tất cả những đối nghịch mâu thuẫn nhất thời của trăm sông trong ḍng huyễn dị cuộc đời, xin hăy v́ sự hưng long của Phật Pháp, v́ ḷng mong đợi của hàng phật-tử khắp năm châu, hăy cất những bước đi của voi chúa, dẫm trên gai góc và bùn nhơ thế gian để mở hướng cho tương lai sáng ngời của Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ mới.

Được vậy th́, một chớp mắt phù du cũng có thể mở toang cánh cửa vô tận cho người sau noi dấu, và cho sự lợi lạc của khắp muôn loài chúng sinh.

 

Arizona, ngày 10 tháng 9, 2007.

Vĩnh Hảo

 

 

Trở lại