T
HƯ SỐ 2 của NGƯỜI CHỦ TRƯƠNGTạp chí Phương Trời Cao Rộng
(tháng 7 năm 2006)
CHUYỆN THÁNG BẢY
Ghi chép vài chuyện của tháng 6 và đầu tháng 7:
- Tháng của World Cup 2006. Cả tỉ người trên thế giới tận t́nh theo dơi, hồi hộp, vui, buồn, hi vọng, thất vọng, giận, căi, bàn luận sôi nổi... Tṛ chơi ǵ mà sốt dẻo gây nhiều đam mê hứng thú đến thế? Từ những quan chức chính quyền đến bàng dân thiên hạ (tính từ trên xuống dưới), từ phật-tử đến Tăng Ni (tính từ dưới đi lên), chẳng ai mà không biết, không nghe, không thấy, không bàn, không nhắc... đến World Cup. Phật-tử say mê bóng đá th́ nhắc đến đă đành, nhưng Tăng Ni không đam mê cũng không khỏi vướng vào chút ṭ ṃ nh́n thử lên màn ảnh xem thứ ǵ mà thiên hạ chăm chú đến vậy! Thế th́, 1 tỉ người xem bóng đá, ảnh hưởng đến 6 tỉ người c̣n lại. Đó chỉ nói về chuyện xem, nghe, bàn, chưa nói đến tác động hỗ tương trong các địa hạt kinh tế, văn học, du lịch, lịch sử, tôn giáo... Đừng nói rằng World Cup không liên hệ đến Phật giáo. Chúng ta hăy nghiệm thử bài học duyên sinh, duyên khởi, sẽ thấy sự có mặt của World Cup trong đời sống thường nhật, đặc biệt là trong tháng 6 và tuần lễ đầu tháng 7 vừa qua. Bạn đọc nếu có nhă hứng xem một phim nối kết hai lănh vực có vẻ xa rời nhau, tu sĩ Phật giáo và bóng đá, xin t́m phim The Cup, tŕnh chiếu từ năm 2000, của đạo diễn Khyentse Norbu. Phim lấy hoạt cảnh một tu viện Tây Tạng với các chú tiểu vào mùa bóng đá World Cup 1998. Bạn hăy xem, rồi sẽ thấy cái thi vị thâm thúy giữa đời sống những nhà tu và môn thể thao làm nức ḷng thế giới.
- Khóa an cư kiết hạ Phật lịch 2550 được tổ chức tại Chùa Phật Tổ, Long Beach, California. Đây là truyền thống bắt buộc phải có của đời sống tăng sĩ Phật giáo. Theo qui chế sinh hoạt Tăng già Việt Nam, mùa an cư kiết hạ được tổ chức 3 tháng, từ rằm tháng Tư đến rằm tháng Bảy âm lịch. Tại hải ngoại, truyền thống này bị giới hạn. Có nhiều nơi dù tập trung đông đảo tăng sĩ, vẫn không tổ chức được trọn vẹn thời gian qui định. Có nơi tổ chức được nhưng điều lệ cấm túc an cư cũng khá nới lỏng. Hoàn cảnh hải ngoại như thế, không thể tránh và không thể trách được. Chỉ vui mừng khi nh́n thấy các khóa an cư kiết hạ được tổ chức, ghi dấu sự hồi phục sinh khí của Tăng đoàn. Khóa an cư kiết hạ tại Chùa Phật Tổ do vị Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tăng Sự GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ phối hợp với chư Tăng Ni miền Nam California mà thành tựu. Qui tụ được trên 100 Tăng Ni. Thời khóa tu học sít sao, nghiêm túc, kéo dài 10 ngày (từ 19 đến 29 tháng 6 năm 2006).
Về tạp chí Phương Trời Cao Rộng:
- Số Ra Mắt chưa ra mắt đă được nhiều thân hữu gửi lời chúc tụng, ca ngợi, khuyến khích. Ra mắt đúng ngày 15/6, gửi đi khắp nơi, gửi tặng và gửi theo phiếu ủng hộ. Tạp chí có thêm nhiều bằng hữu mới qua sự ủng hộ đặt báo dài hạn. Hai vị Tăng và một cư sĩ đă bảo trợ đặc biệt bằng cách ủng hộ nguyên năm, một vị Tăng bảo trợ ba năm. Một số ít tôn đức và độc giả khác đă ủng hộ bằng một năm và hai năm đặt báo. Đa phần c̣n lại đều ủng hộ tinh thần cho tạp chí được sống lâu và phổ biến khắp nơi. Tin vào sức mạnh tâm linh, hẳn sẽ tin rằng không có lư do nào mà tạp chí phải đ́nh bản. Chắc chắn là phải vững tâm mà bước tới dù gặp bao gian khó từ tinh thần hay từ vật chất. Ghi lại nơi đây để trả lời ngộ nhận của một số độc giả, cho rằng tạp chí được tài trợ hoặc bảo trợ của quá nhiều Tăng Ni, nhà văn, nhà thơ, cư sĩ và độc giả (được t́m thấy trong danh sách bảo trợ và ủng hộ). Thực ra, danh sách đó phải gọi là danh sách của những 'mạnh thường quân tinh thần' mà thôi; và tạp chí này cũng không phải là tạp chí của giáo hội hay bất cứ hội đoàn nào. Đây là tạp chí của cá nhân người chủ trương. Sau lưng không có ai, nhưng trên vai th́ có hộ pháp, trên đầu th́ có Tam Bảo. Vậy thôi. Nhưng trước hết, niềm vui to lớn của người chủ trương tạp chí là đă được sự ủng hộ của nhiều văn thi hữu, từng nổi danh hay chưa nổi danh. Đây là thành phần cốt lơi, là hồn của tạp chí. Xin thâm tạ những tấm ḷng vô tư, cao cả.
- Độc giả sẽ thấy giá biểu đặt báo dài hạn có thay đổi. Vị nào ở các châu Úc, Âu, Á, đă gửi phiếu ủng hộ từ số 1 (Số Ra Mắt), xin đừng băn khoăn. Tạp chí chấp nhận gửi đủ số báo đến quí vị theo giá biểu cũ. Riêng những vị từ các châu ấy bắt đầu đặt báo khi số 2 đă phát hành, xin lưu ư sự thay đổi của giá biểu. Căn cứ trên cước phí được bưu điện đóng stamp, mỗi số báo gửi đi các châu ấy khoảng 9 mỹ kim (cho first class - air mail, đi trong ṿng từ 3 - 7 ngày) và Canada th́ khoảng 3 - 4 mỹ kim. Nếu cố gắng tiết kiệm mà gửi đi bằng đường tàu thủy th́ phải mất 2 tháng báo mới đến tay bạn đọc; do vậy, chỉ có thể chấp nhận gửi bằng đường bay, dù cước phí quá nặng. Độc giả tại tiểu bang California, cước phí khoảng 2 mỹ kim; các tiểu bang xa, từ 2.5 đến 3 mỹ kim. Theo giá biểu bưu điện như thế, tiền đặt báo của các châu được ghi nơi phiếu ủng hộ của Số Ra Mắt chưa đủ để trả tiền tem. Đó là lư do mà buộc ḷng tạp chí phải thay đổi giá biểu từ số 2. Xin quư thân hữu và độc giả thông cảm, lượng thứ.
- Nội dung Số Ra Mắt tập trung một số văn thi sĩ lừng danh một thời của Phật giáo để mở đầu cho một tiến tŕnh với ước mong bạn đọc sẽ cùng hănh diện như chính người chủ trương: Phật giáo chúng ta có khá nhiều văn tài nổi bật trên văn đàn nước nhà. Những văn tài này đă mặc nhiên đem Phật giáo đi vào văn học và đi vào cơi nhân gian hệ lụy.- Ở số 2 này, tạp chí tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc văn thơ của những tăng sĩ, học giả, nhà văn, nhà thơ quen thuộc như Trí Đức, Tuệ Sỹ, Thích Phước An, Thích Thái Ḥa, Thích nữ Trí Hải, Viên Linh, Hồ Trường An, Phạm Quốc Bảo, Hoàng Xuân Sơn, Quảng Thành, Hạnh Cơ, Quảng Thông, Diệu Trân, Huỳnh Trung Chánh, Sương Mai, Từ Thế Mộng, Hạt Cát, Lê Phương Châu, Thanh Yên, Diêu Linh... Ngoài ra c̣n có những cây bút mới đối với bạn đọc Phật giáo, nhưng khá quen thuộc với báo chí hải ngoại như Thủy Lâm Synh, Lưu Trọng Tưởng, Vy Vy... Đó chỉ là một phần nhỏ của tinh hoa Phật giáo. Tinh túy tư tưởng Phật cùng với những tinh hoa văn học hùng hậu từ trước đến nay và mai sau, là cả một kho tàng không sao khai thác hết được. Điều trước mắt là phải tạo cơ hội để những tinh hoa này được phát tiết. Mà đất cho những tài hoa rộ nở chính là báo.
- Số 3 kế tiếp, tháng 8 dương lịch, nhằm vào tháng 7 âm lịch, tạp chí xin chọn Vu Lan làm chủ đề. Xin mời chư tôn đức và văn thi hữu góp mặt để làm sáng lên ư nghĩa hiếu đạo và từ bi cao đẹp của Phật giáo trong mùa Vu Lan 2550 này.
Một lần nữa, xin ghi nhận những tấm chân t́nh đă đến với tạp chí Phương Trời Cao Rộng. Quí vị luôn có mặt bên tôi, quanh tôi, trên bước độc hành đi qua đường dài của sinh tử, và qua những thăng trầm vinh nhục của nghiệp-báo (nghiệp làm báo), nghiệp văn.
California, ngày 01 tháng 7 năm 2006
Vĩnh Hảo