T S 5 của NGƯỜI CHỦ TRƯƠNG

Tạp chí Phương Trời Cao Rộng

(tháng 10 năm 2006)

 


NGÀN NĂM BIA MIỆNG

 


Chuyện những nhà lănh đạo:

- Một cuộc biểu t́nh kéo dài nhiều ngày tại một nước Đông Âu đ̣i Thủ tướng nước này từ chức sau khi đài phát thanh tiết lộ câu nói của chính vị thủ tướng này trong một cuộc họp nội bộ của đảng cầm quyền. Câu nói chỉ là thú nhận sự báo cáo láo thành tựu của chính phủ trong vận động bầu cử trước kia. Phản ứng của quần chúng trước một câu dối có thể làm lung lay và đổi thay cơ cấu quyền lực.

- Một cuộc đảo chánh êm thắm không đổ máu của quân đội tại một quốc gia Phật giáo ở châu Á, lật đổ một thủ tướng bị xem là có can dự vào hệ thống tham nhũng và gây bất ổn chính trị tại nước này. Cuộc đảo chánh thành công, đa số quần chúng vui mừng. Điều tuyệt vời là quân đội đảo chánh mà lại không tốn một viên đạn, không rơi một giọt máu.

- Một lăo tăng gần 90 tuổi, suốt đời hy sinh, đấu tranh gian khổ cho sự trường tồn của một tổ chức Phật giáo cũng như cho phúc lợi dân tộc, phải nhập viện v́ bệnh hoạn sức yếu. Bệnh th́ vào bệnh viện, chuyện đơn giản của nhân sinh. Nhưng ở đây, lại là một biến cố. Bởi v́ suốt nhiều năm qua, lăo tăng này bị tù đày, quản thúc tại gia, đi đâu cũng bị nhà nước t́m cách ngăn cản. Nay lên đường đi xa để nhập viện, cả thế giới quan tâm theo dơi. Chính quyền cũng theo dơi: vừa tạo điều kiện chữa trị vừa cảnh cáo nhắc nhở về sự việc không nên tiếp tục bàn bạc với đồng đạo về con đường đấu tranh mà lăo tăng này từng theo đuổi.

- Một lăo tăng khác xấp xỉ bát tuần, bị tù đày và quản thúc tại gia gần 30 năm qua, cũng do sự kiên tŕ đấu tranh bất bạo động cho quyền sinh hoạt của tổ chức Phật giáo dân lập và quyền tự do cho sinh dân, đă được một tổ chức nhân quyền phương tây trao giải. Giải thưởng, vật chất hay tinh thần, đối với một nhà sư “lấy xả lợi làm vinh hoa”, xem cuộc đời như mây nổi, th́ chẳng có ư nghĩa ǵ to lớn. Nhưng dù sao th́ ông cũng đă thay mặt một dân tộc trường kỳ khốn khổ để đón nhận sự ngưỡng mộ và quan tâm của thế giới, của những người phương xa ngoài đất nước. Ngưỡng mộ sự đấu tranh ôn ḥa dài lâu không mệt mỏi. Ngưỡng mộ lư tưởng phụng sự cho một nền ḥa b́nh, dân chủ và thịnh vượng cho đất nước nói riêng, nhân loại nói chung.

H́nh ảnh hai vị thủ tướng và hai vị lăo tăng nói trên đă nói lên được ǵ cho con người hôm nay, trong thế giới đầy biến động bất an này?

Sự dối trá và tham nhũng chỉ là kết quả của tâm thức vị kỷ, tham lam, được hỗ trợ bởi một hệ thống quyền lực luôn có khuynh hướng tạo những đặc quyền đặc lợi cho cá nhân và vây cánh. Hai vị thủ tướng quyền uy có thể bị lật đổ bất cứ lúc nào. Chẳng có chế độ chính trị nào bền vững muôn đời. Ba phần tư thế kỷ cũng chưa phải là dài cho sự sụp đổ của liên bang Sô-viết; nửa thế kỷ chỉ là thoáng chốc cho các nước cộng sản Đông Âu. Đất nước ta th́ bao lâu cho một chế độ độc tài độc tôn, tham vọng, thối nát? Năm mươi năm, bảy mươi lăm năm, hay một trăm năm đi nữa cũng chưa phải là dài lâu. Chỉ có “thiện tâm” mới sống măi theo thời gian. Súng đạn và quyền lực không thể bảo đảm cho sự trường tồn của cái ác. Không nên chờ đợi đến khi sụp đổ tan tành mới sực tỉnh về tính cách phù hư huyễn mộng của những ǵ ḿnh tóm thâu, nắm bắt.

Hai vị lăo tăng không một tấc sắt trong tay, tuổi già sức yếu, bệnh hoạn hành hạ sau nhiều năm tháng tù đày, có vẻ như không c̣n sức lực để cầm được cây bút, nâng được tờ giấy. Thế lực ác t́m cách hủy diệt mà không xong, đành rung đùi chờ đợi lá vàng rơi theo năm tháng. Vậy mà, nhị vị lăo tăng cứ thế mà cầm giữ giềng mối của lẽ chân, lẽ thiện. Ngọn đèn trước gió cứ thế mà tỏa ngời ánh sáng của trí tuệ và lương tri. Áo vải thô sơ, rau dưa đạm bạc tháng ngày, vậy mà ác ma phải khiếp sợ. Không có sức mạnh nào có thể bảo vệ được ḿnh bằng sức mạnh của chân lư. Chân lư ở đây là lẽ thiện, không phải “chân lư trên đầu họng súng” như một lănh tụ chính trị cộng sản từng tự tin tuyên bố năm xưa.


Bia đá, bia miệng:

Học cái gương thiện-ác ở trên, cũng không thể quên tục ngữ nôm na của tổ tiên:

“Trăm năm bia đá th́ ṃn
Ngh́n năm bia miệng hăy c̣n trơ trơ”

Có sự nối kết nào chăng, giữa câu chuyện hai thủ tướng, hai lăo tăng với bia đá và bia miệng?
Bia đá, dinh thự, thành quách, lầu đài, điện các, đền thờ, giáo đường, chùa chiền… là biểu tượng của tâm thức cá nhân, hay tâm thức của một cộng đồng. Bằng các công tŕnh kiến trúc nguy nga, hoành tráng; bằng các vật liệu bền chắc của gỗ, đá, sắt thép, xi măng… con người xây dựng vun đắp niềm tự hào và tin tưởng của ḿnh trong ước vọng gửi lại chốn nhân gian chứng tích của một thời vẻ vang, thành tựu. Nhưng tuổi thọ của các chứng tích này vẫn thường đi theo tuổi thọ của con người, hay của chế độ chính trị. Một tư dinh thủ tướng có thể bị tịch biên. Một tượng đài lănh tụ có thể bị kéo sập. Một đền đài có thể bị tiêu hủy bởi chất nổ. Một tượng Phật có thể bị đập phá. Cái ǵ có sắc tướng, có thể nh́n, nghe, ngửi, sờ được… đều có thể bị tiêu hủy, hao ṃn theo thời gian, theo tuổi thọ con người, theo tuổi thọ chế độ. Người ta biết vậy, nhưng khuynh hướng xây dựng “bia đá” lúc nào cũng vượt trội hơn “bia miệng.” Bia đá ai cũng thấy được, sờ được, dù có khi không hiểu. C̣n bia miệng th́ ngược lại, nó có để truyền đạt thông tin, cảm thức và hiểu biết; qua cảm thức và hiểu biết của con người, nó tồn tại. Và tuổi thọ của nó không đếm bằng thế kỷ mà bằng thiên kỷ. Thế nên, trăm năm bia đá, ngàn năm bia miệng. Bia miệng là ǵ?

Bia miệng chính là văn học.

Văn học truyền khẩu hay văn học chữ viết dù vẫn nương cậy nơi tuổi thọ con người và vật liệu giấy mực để hiện hữu, nhưng tác dụng lan truyền của nó bao trùm cả bề rộng của không gian và bề dài của thời gian, một cách nhanh chóng, và một cách trường kỳ. Sâu bên trong, chất liệu cốt lơi để tạo nên bia miệng không phải là lời nói, ngôn ngữ hay giấy mực, mà chính là cảm thức và trí tuệ của con người vạn đại.

Sự việc là như thế. Chẳng có ǵ quá uẩn khúc, gay go. Ai cũng có thể hiểu được, thấy được tầm quan trọng của văn hóa, văn học. Thế mà, trong khi những dinh thự, đền đài, tự viện, giáo đường… được sự hậu thuẫn không giới hạn của quần chúng để hiển bày những biểu tướng tráng lệ trong cơi nhân gian vô thường, th́ những người làm văn hóa, văn học, vẫn tiếp tục bước những bước đi âm thầm, lặng lẽ, và thường khi, thật cô đơn…


Một việc riêng tư tháng 9:

Máy chụp h́nh thời nay thật gọn nhẹ. Là digital camera, không cần phim. Một chuyến du hành đi qua bảy quốc gia châu Âu, ghi lại bao cảnh đẹp, người đẹp. Người đẹp dường như đẹp hơn khi đặt ḿnh vào những phông cảnh mỹ miều, màu sắc, thiên nhiên hoặc hoa lệ. Tâm t́nh người đẹp rạng ngời ảnh hiện nơi những thắng tích và lầu đài cổ xưa. Hoa nở trên những rừng hoa. Người vui nơi những rừng người. Từ nam thành Luân-đôn có cô bạn nhỏ lái xe nhiều giờ đến thăm, đi ăn tối, tặng quà, chụp h́nh lưu niệm ở China town. Đến Thụy Sỹ lại có bạn hiền năm xưa, ban đêm lái xe đến khách sạn, hàn huyên bên vỉa hè sương lạnh của Lake Lucerne. Du thuyền đưa người qua những con sông nổi tiếng. Thames của Anh, Rhine xuyên qua Đức-Áo, Ruess của Thụy Sỹ, Seine của Pháp. Ở Ḥa Lan đi thuyền nhỏ ṿng quanh Amsterdam; ở Ư ngồi ghe chèo tay đi luồn trong phố biển Venice…

Mỗi nơi chốn, mỗi cuộc gặp gỡ, đều được ghi lại bằng vài tấm h́nh kỷ niệm. Buổi tối ở Paris xem lại máy h́nh để chuẩn bị cho ngày kế tiếp, lỡ tay, bấm nút, vài giây ngắn ngủi, gần 500 tấm h́nh bị xóa sạch. Tiếc ngẩn tiếc ngơ chẳng nói nên lời. Kỹ thuật hiện đại quả là nhiều tiện ích. Nhưng cũng từ tiện ích, có thể xóa hết những kỷ niệm trong nháy mắt. Đến nước này th́ chỉ c̣n biết mượn câu nói của một văn hào phương tây: “Tất cả đều qua đi, chỉ có kỷ niệm là c̣n măi” để tự an ủi. Máy h́nh hiện đại không lưu giữ được ǵ, nhưng ở tâm khảm này, hầu như những kỷ niệm và h́nh ảnh đẹp vẫn c̣n nguyên vẹn.

Trở lại với bia đá và bia miệng. Máy h́nh cũng là một thứ bia đá. C̣n tâm t́nh, cảm thức và trí tuệ của một người chính là bia miệng. Bia miệng không ghi lại một cách máy móc những ảnh tượng rồi tráng rửa thành h́nh như là máy chụp h́nh, như là bia đá. Nó thu vào tâm khảm một vài đường nét tượng trưng, có khi chỉ là thoáng âm thanh mơ hồ, và khi cần thiết, phóng hiện thành những thế giới mênh mông diệu vợi. Chức năng của văn học là thế. Nó vừa là phương tiện để ghi chép, diễn đạt chân lư, vừa là cửa ngơ mở vào nơi chốn thẳm sâu toàn vẹn của chính chân lư ấy.

Phương Trời Cao Rộng mở hộp thư ở “thành phố giữa đàng” hay “thành phố trung đạo” (Midway City); nó đi giữa ḷng trời đất và những tâm t́nh muôn hướng. C̣n-mất, được-thua, vinh-nhục, chẳng qua cũng chỉ là bèo mây bọt nổi. Chỉ có kỷ niệm là c̣n măi.


Midway City, đầu tháng 10 năm 2006
Vĩnh Hảo

 

 

 

Trở lại