TẠP GHI

Trang chínhThơ  |  Văn  | Sách VH  |  Đọc thơ  Nhạc chọn lọc  |  Trang Phật giáo

 

horizontal rule

 

 

 

LỜI VÀO TẬP 

KỶ YẾU NGÀY VỀ NGUỒN – HIỆP KỴ LỊCH ĐẠI TỔ SƯ LẦN THỨ III – 2009 TẠI TU VIỆN AN LẠC, THÀNH PHỐ VENTURA, CALIFORNIA

 (chấp bút thay Trưởng Ban Tổ Chức) 

 

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Kính bạch chư tôn thiền đức,

Kính thưa chư thiện tri thức và Phật tử gần xa,

 

Sau khi đức Thế Tôn tịch diệt, hăy c̣n nhiều vị trưởng lăo tỳ kheo, đại đệ tử, đa phần là Thánh Tăng, ǵn giữ kỷ cương, giềng mối cho một Tăng đoàn vững mạnh, ḥa hợp. Quả đúng như đức Phật tiên liệu và huấn thị: chính giới luật đă ở lại để làm vị Thầy hướng đạo cho mọi hành hoạt của Tăng-già.

Vị thầy như một nhân cách, không thể lúc nào cũng bên cạnh để giáo dục học tṛ ngày đêm, nhưng vị thầy giới luật th́ hiện diện bất cứ nơi nào người học tṛ cư trú, sinh hoạt và tu tập. Tôn kính đức Phật th́ phải tôn trọng giới luật. Tôn trọng giới luật chính là tự nguyện đặt ḿnh vào ḍng sinh mệnh của Phật Pháp, sống và chết cho gịng sinh mệnh ấy. “Giới luật c̣n, Phật Pháp c̣n” là v́ vậy.

Trải qua hơn 25 thế kỷ, nhiều thế hệ Tăng Ni của nhiều quốc độ, đă liên tục nối tiếp nhau thắp sáng ngọn đèn Chánh Pháp. Sự thắp sáng này luôn được khởi đầu bằng cách thắp sáng chính ḿnh theo tuần tự: Giới, Định, Tuệ. Đây là cốt tủy của nền giáo lư tự giác. Sinh mệnh của Chánh Pháp nằm ở nơi mỗi cá nhân. Nhiều cá nhân tự giác tạo nên một Tăng đoàn thanh tịnh, ḥa hợp.

Để ngọn đèn Chánh Pháp không bị hủy mất trước bao biến thiên, nghịch cảnh, của nhân tâm và thời thế, của thiên tai và nhân tai, Tăng sĩ Phật giáo có khi đă phải chịu đựng những khổ nhọc về tinh thần và ngay cả những nhục h́nh, hoặc cái chết. Thọ mạng của Phật Pháp nhờ vậy vẫn c̣n được duy tŕ đến ngày hôm nay.

Nói như thế là lần theo con đường trở về cội nguồn của Phật Pháp, cũng là nói lên điều cảm nhận và tri ân của hiện tiền Tăng Ni đối với chư Lịch đại Tổ sư, thiền đức và Thánh tử đạo trong quá khứ đă thực hành, truyền bá, giữ ǵn ḍng chảy bất tuyệt và thiêng liêng của nguồn cội ấy.

Ư niệm này được Tăng Ni Việt Nam hành đạo tại hải ngoại trân trọng chủ xướng và triển khai thành một sinh hoạt truyền thống của Tăng-đoàn qua Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư.

So với Tăng đoàn ngoại quốc, và ngay cả Tăng đoàn trong nước, Tăng đoàn Việt Nam tại hải ngoại là một Tăng-đoàn có hoàn cảnh sinh hoạt đặc thù: định cư rải rác trên nhiều quốc gia, nhiều tiểu bang và quận hạt. Chính v́ sự phân tán, cách trở bởi không gian và thời gian, khó có thể thực hiện đúng mức việc chung là hưng long Chánh Pháp. Chính từ bối cảnh này mà khởi sinh động lực tụ hội, t́m về với nhau. Mỗi năm một vài ngày không phải là đủ, nhưng ít nhất có thể là nhân duyên để trưởng dưỡng đạo t́nh pháp lữ, nhờ đó dẫn đến sự đồng tâm hiệp lực trong việc hoằng dương Phật đạo. Đây là ư niệm thứ hai, không thể không nói đến.

 

Ngày Về Nguồn do Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại tổ chức đến nay, 2009, là lần thứ III. Tuy chỉ mới 3 năm nhưng Tăng đoàn đă phải trải qua biết bao là nghịch cảnh, phong ba của dư luận, đàm tiếu và ngộ nhận. Nhưng xét cho cùng, các nghịch cảnh này đều chỉ là những công kích bằng lời nói, chữ nghĩa, trên một vài báo chí hoặc diễn đàn liên mạng, do một ít cá nhân không hiểu hoặc cố t́nh xuyên tạc sự ḥa hợp của Tăng-già, chưa đến nỗi là những cuộc tàn sát, hủy diệt phương hại đến tính mạng như một số trường hợp mà Tăng sĩ Phật giáo đă kinh qua trong quá khứ bởi các thế lực ngoại giáo và thế quyền. Tiền nhân của chúng ta đă sẵn sàng đón nhận cái chết để bảo vệ Phật Pháp, không lẽ ngày nay kẻ hậu bối không đủ dũng cảm để giẫm lên dư luận mà biểu hiện con đường cao đẹp của Tăng-già hay sao!? Thế nên, Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư vẫn tiếp tục được duy tŕ, tổ chức và càng lúc càng được Tăng Ni khắp nơi tích cực tham gia, hoặc tán thán, ủng hộ.

 

Ngày Về Nguồn lần thứ III tổ chức tại Tu viện An Lạc, Ventura, California, do bản thân chúng tôi được Tăng sai đứng ra tổ chức vào các ngày 18, 19 và 20 tháng 9, năm 2009. Đây là tăng-sự cao quư và khá nặng nề đối với tôi, nhưng cũng thật là niềm vinh hạnh một đời để đón nhận trọng trách này. Cảm động trước sự ḥa hợp của Tăng đoàn cũng như niềm tin cậy mà Tăng đoàn giao phó, chúng tôi cố gắng thực hiện tập Kỷ Yếu Ngày Về Nguồn để lưu giữ những tài liệu và h́nh ảnh sinh hoạt quan trọng của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại, đặc biệt qua hai lần tổ chức Ngày Về Nguồn I & II của hai năm trước.

Nội dung tập Kỷ Yếu được chia làm ba phần:

 

-   Phần I: Tài liệu tham khảo. Đáng lẽ được xếp phía sau nhưng thiết nghĩ đa phần các bài viết ở đây đều tập trung vào chủ đề giới luật và các nguyên tắc sinh hoạt Tăng đoàn, rất cần thiết để làm tiêu hướng cho toàn tập. Vả lại, các tác giả ở đây đa phần là chư tôn thiền đức đă viên tịch hoặc đang là hàng trưởng lăo trong Tăng đoàn tại Việt Nam, nên chúng tôi đưa ra đầu tập để tỏ ḷng tôn quư. Một vài tác giả trong phần I vẫn c̣n hiện tiền, và không phải trong hàng trưởng lăo, nhưng đang hành đạo trong nước nên không thể xếp vào phần II, dành cho Tăng Ni Việt Nam tại hải ngoại.

 

-   Phần II: Tin tức sinh hoạt và sáng tác, dịch thuật của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại. Phần này sưu tập những tài liệu liên quan đến sinh hoạt Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại và Ngày Về Nguồn - Hiệp kỵ Lịch Đại Tổ Sư, cùng với một số bài viết của chư tôn thiền đức hành đạo ngoài nước trong thời gian qua. Ở đây chỉ tập chú vào một số tác giả hoặc trực tiếp tham gia Ngày Về Nguồn, hoặc có bài viết liên quan chủ đề của giới luật, Tăng sự và hoằng pháp—những tài liệu cần thiết để xây dựng Tăng đoàn Việt Nam hải ngoại.

 

-   Phần III: Phụ lục. Gồm các tin tức, tường thuật của báo chí, cũng như sáng tác của các cư sĩ, thiện tri thức tán thán nỗ lực cao đẹp của Tăng Ni trong ư hướng củng cố, xây dựng một Tăng đoàn ḥa hợp thanh tịnh qua Ngày Về Nguồn - Hiệp kỵ Lịch Đại Tổ Sư.

 

Tất nhiên trong giới hạn của một tập Kỷ Yếu với chủ đề nhất định, chúng tôi sẽ không thu thập đầy đủ số lượng sáng tác và dịch thuật phong phú của chư tôn đức Tăng Ni Việt Nam hành đạo tại hải ngoại suốt hơn ba thập niên qua. Việc sưu tập ấy sẽ dành cho dịp khác và cho những vị có chuyên môn và nhiều thời gian hơn. Nơi đây, đúng như tên gọi “Kỷ Yếu Ngày Về Nguồn,” chỉ với ước vọng đơn giản là ghi lại những kỷ niệm đẹp đẽ và sâu sắc của những sứ giả Như Lai “mang chuông đi đánh xứ người” qua những lần tụ hội hiếm hoi trên bước đường hoằng pháp. Ước vọng của Kỷ Yếu th́ đơn giản, nhưng hành trạng và sở nguyện của kẻ xuất trần th́ vượt khỏi những chân trời bao la. Chính sự siêu việt ấy kéo chúng ta gần lại với nhau, đồng tâm đồng niệm, tất cả đều v́ sự trường tồn của Phật Pháp.

 

Nam mô hiện tiền thập phương thường trú Tam Bảo

Thành kính đảnh lễ,

 

Trưởng Ban Tổ Chức

Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư lần thứ III, 2009

 

 

horizontal rule

  Back Up Next