THẦY VÀ CON KIẾN NHỎ
Năm 1973 tại Phật học viện Trung Đẳng – Hải Đức Nha
Trang, t́nh cờ đi ngang thiền thất của Ôn Giám viện, con “gặp” Thầy
đứng nói chuyện với vài vị tăng sinh ở đó. Con chắp tay xá chào
Thầy, rồi đi xuống liêu của điệu. Lúc đó con đă nghe tiếng tăm của
Thầy, biết đơn giản Thầy là vị tăng xuất chúng, lỗi lạc, đang dạy
Đại học Vạn Hạnh và sẽ về đây dạy khi Phật học viện Trung Đẳng được
nâng cấp lên thành Viện Cao Đẳng Phật Học Hải Đức vào năm sau
(1974). Đây có thể nói là cái duyên ban đầu con được diện kiến Thầy.
Ḷng cảm phục một vị giáo sư tuổi trẻ, tầm ngang lứa với quư vị học
tăng của viện. Cảm phục thôi. Con kiến dưới chân núi, chỉ thấy những
ǵ chung quanh, phía trước, chứ không có nhu cầu nh́n lên đỉnh núi
cao. Kính nhi viễn chi.
Đầu năm 1976, từ Phật học viện Quảng Nam (đă đóng
cửa cùng với tất cả các trường Phật học toàn quốc), con về lại Chùa
Hải Đức Nha Trang là nơi con được thế phát xuất gia nhiều năm trước
đó. Thời gian này th́ con được gặp Thầy thường xuyên hơn. Viện Hải
Đức trước năm 1975 có gần 200 tăng sinh nội và ngoại điển; đến năm
1976 chỉ c̣n khoảng từ 20 đến 25 thầy và các chú sa-di, điệu. Ở nơi
trai đường nhỏ (dành cho các chú điệu và phật-tử) gần nhà bếp, Thầy
và quư thầy học tăng ít ỏi c̣n lại của Viện Cao Đẳng dùng bữa chiều
tại đây. Thầy và thầy bổn sư của con ngồi đầu bàn, con làm thị giả.
Một trưa nọ, con đi lang thang trên dăy nhà cũ
(trước là tăng xá dành cho học tăng chuyên khoa, nơi đặt thư viện
của Viện Hải Đức), thấy Thầy ngồi nơi băng đá gần gốc cây sứ. Tay
Thầy cầm một nhánh cây khô, đùa nghịch với một con kiến càng. Con
kiến chạy từ đầu này đến đầu nọ là Thầy đổi tay; hết đường, con kiến
quay đầu chạy ngược về hướng đầu kia th́ Thầy lại đổi tay. Thầy say
sưa ngắm nh́n cách con kiến quay đầu, quơ quơ hai râu và hai chân
trước, rồi lại xăng xái chạy... Dường như làm điều này Thầy không có
ác ư với con kiến, mà Thầy đương ở trong một pháp quán, trầm tư
trong một tra vấn, một câu hỏi triết học. Con bước chậm, đi ngang
qua chỗ Thầy mà Thầy có vẻ như không để ư. Con thấy thú vị với h́nh
ảnh một vị tăng sĩ trang nghiêm, một giáo sư đạo mạo trong giảng
đường đại học, lại hồn nhiên thích thú theo dơi bước đi của con kiến
nhỏ.
Đâu chừng tháng sau, con được thầy Bảo Quang (học
tăng Cao đẳng), dẫn lên pḥng Thầy (lúc đó là một pḥng nhỏ được
ngăn ra từ thư viện), xin Thầy dạy kèm cho con Anh văn, Hán văn hay
bất cứ môn ǵ Thầy thấy cần dạy cho một chú tiểu Trung đẳng bị mất
căn bản, mất trường lớp từ năm 1975. Trước đó con đă run sợ, không
dám được xin học với Thầy, v́ vẫn luôn nghĩ đến Thầy là ngọn núi
cao, khó tiếp cận, nhưng thầy Bảo Quang cứ khích lệ, “Chú mà được
Thầy nhận dạy th́ thật là phước đức, hy hữu! Chú không thấy hiện
nay, tăng ni toàn quốc không được học ở bất cứ trường lớp nào hay
sao!” Con nghĩ, núi cao kia làm ǵ mà cúi xuống nh́n con kiến; chắc
khó được Thầy tiếp nhận. Vậy mà, Thầy đă vui vẻ nhận dạy kèm cho
con, chỉ riêng ḿnh con: mỗi chiều 2 giờ tự động mở cửa thư viện,
bước vào pḥng Thầy, học.
Ngày đầu trắc nghiệm tŕnh độ chữ Hán của con,
Thầy đưa con cuốn Trung Luận chữ Hán, bảo
dịch lời Tựa của Tăng Duệ. Hôm sau con nộp bài, Thầy ngồi đọc, để
con ngồi yên đó chờ đợi; đọc xong, không phê phán ǵ, Thầy bảo hôm
sau trở lại. Hôm sau con vào, Thầy lấy cuốn Đường Thi Tam Bách
Thủ hay cuốn thi văn chữ Hán nào đó con không nhớ, dạy con bài
Đằng Vương Các Tự của Vương Bột. Đó là môn Hán. C̣n Anh văn th́ ngày
khác. Cứ một ngày học Hán th́ một ngày học Anh.
Thầy dạy được một tuần th́ Thầy Bảo Quang thưa với
Thầy là nên tập trung thời gian học Hán văn hay kinh luận với Thầy,
c̣n môn Anh văn th́ ai dạy cũng được, không dám phí thời gian của
Thầy. Thầy cũng tùy thuận. Vậy là con qua học Anh văn nơi Thầy Phước
An vào giờ khác trong ngày, sẽ được học với Thầy nhiều giờ hơn cho
môn Hán văn hay kinh luận mà con mong đợi là sẽ có một lúc nào đó
Thầy truyền dạy.
Một chiều, con đến học. Đă quá 2 giờ rồi mà Thầy vẫn
c̣n ngồi miên man, chơi guitar một bản nhạc cổ điển Tây phương. Con
nhà quê không biết là bản ǵ. Con ngồi im lặng, lắng nghe, say mê
ngón đàn và phong cách tŕnh diễn của Thầy. Có vẻ như Thầy đang nhập
vào cung bậc thiền định nào đó của cảnh giới âm nhạc.
Tuần sau, con bỏ học. Con đă cáo bệnh hay viện một
lư do nào đó để xin nghỉ học khi thưa với thầy Bảo Quang. C̣n với
Thầy, con đă vô phép viết một thư ngắn nhét vào cửa pḥng của Thầy
rồi rón rén đi ra. Con không nhớ con viết ǵ. Chỉ nhớ là thư viết
rất ngắn, xin nghỉ học. Học tṛ mười tám tuổi, ngông cuồng ham chơi,
chưa thấy được đường lên non cao. Con để dành tiền mua một cây đàn
guitar, một cuốn nhạc lư Tây Ban Cầm, tự học. Con cũng bắt đầu tập
tành làm thơ từ lúc ấy. Vậy ra, con chưa được học Phật Pháp với bậc
pháp sư thượng thặng; chỉ mới học lơm bơm chữ Hán qua thơ Đường. Và
con kiến vẫn chạy loanh quanh dưới chân núi, chưa học, chưa thấy
được ǵ trên đỉnh núi cao.
Vài tháng sau, Thầy bỏ viện Hải Đức vào Sài-g̣n, rồi
nghe tin Thầy qua Thái Lan. Thực ra chỉ là tin đồn để công an không
cố truy t́m Thầy. Vào thời gian đó, đi-lại, tạm trú, thường trú trên
toàn quốc đều phải có giấy phép, giấy chứng nhận hay sổ hộ khẩu của
chính quyền địa phương. Thầy rời khỏi Nha Trang mà không xin phép,
không báo cáo ai là đă có tội; rồi vào Sài-g̣n không có giấy phép
đi-lại hay tạm trú là thêm một cái tội nữa. V́ vậy bỏ xứ ra đi không
giấy tờ chứng nhận là một hành động liều lĩnh. Thầy rời bỏ Nha Trang
là một cái tin động trời.
Sau đó không lâu, cuối năm 1977, chú tiểu thanh niên
19 tuổi cũng rời bỏ đồi Trại Thủy và viện Hải Đức, đi lang thang vào
Sài-g̣n. Rồi được tin Thầy bị bắt giam ở Chí Ḥa (1978), đến năm
1980 mới được trả tự do. Thầy được tự do th́ tṛ cũng tạm dừng bước
phiêu lưu, theo lời giới thiệu của Ôn Trí Quang mà nhập chúng Tu
viện Quảng Hương Già-lam. T́nh cờ cùng tháng 10 năm đó, 1980, Thầy
vâng mệnh Ôn Già-lam, mở khóa Phật học cao cấp, đào tạo đặc biệt cho
học tăng đại diện các tỉnh tụ về. Đây có thể nói là khóa học đầu
tiên của giáo hội dân lập, được tổ chức vào giai đoạn ấy. Buổi tối
họp chúng ở trai đường Quảng Hương Già-lam để ghi danh học tăng nhập
học, con được tham dự. Lúc đó thấy Thầy chủ tọa buổi họp là con đă
muốn tránh né... v́ sợ Thầy nhớ lại cái tội năm xưa, chú điệu này
dám bỏ học. Nhưng khi thầy Nguyên Giác đọc đến tên con, con đứng dậy
chắp tay chờ đợi; Thầy nh́n con một thoáng, ngần ngừ. Thầy Nguyên
Giác hỏi thúc, có ghi danh người này nhập học không. Thầy nở một nụ
cười nhẹ, từ bi gật đầu. Vậy là lần thứ hai, con được học trực tiếp
với Thầy, nhưng lần này là trong một lớp học đàng hoàng mà đa phần
là quư thầy tỳ-kheo, nhiều vị từng học đại học Vạn Hạnh và Cao đẳng
Phật học trước năm 1975.
Qua khóa học này, con kiến được mở mắt thêm; mà mắt
càng mở to, càng thấy núi cao ngất. Núi càng cao, con kiến lại càng
khiếp sợ, trở bệnh cuồng ngông, muốn chạy xông ra ngoài biên cương
của rừng núi, muốn làm cái chi đó ngoài việc ngồi học kinh luận dưới
sự giảng dạy tường tận thấu đáo của Thầy...
Hai năm sau, có lệnh của ban giám học là học tăng
nào có ư vượt biên vượt biển th́ sẽ bị mời ra khỏi chùa Già-lam để
dành chỗ cho những vị hiếu học đang cần tham dự và được nội trú. Lúc
đó, Ôn Già-lam đang gửi gắm con cho một gia đ́nh phật-tử thân tín.
Gia đ́nh này tổ chức vượt biển, và sẽ gọi con ra đi bất cứ lúc nào.
Có lẽ Ôn Già-lam đă nói chuyện đó với Thầy. Thầy kêu con ra trước hồ
cá điện Quán Âm, nói về mục đích của khóa học và cũng nêu cái điều
lệ nghiêm khắc là sẽ không cho học tăng nào dự học mà cứ nhấp nhổm
tính chuyện vượt biên. Thầy nói, “tôi biết chú có học hay không học
cũng không bị đuổi, v́ chú đă thuộc chúng nội trú do chính Ôn
Già-lam bảo lănh.” Rồi Thầy mở đường cho con: “Thực ra, chú không
cần học chữ Phạn, Pàli, kinh luận... ǵ nữa, bỏ hết đi; hăy đọc sách
cho nhiều, đi nhiều và viết văn.” Nghe lời khuyên của Thầy, con vừa
buồn tủi, vừa phấn khích. Buồn tủi là dường như trong mắt Thầy, con
không phải là học tṛ có căn cơ thích hợp cho việc nghiên tầm kinh
điển, phát huy tuệ học; phấn khích là ít ra Thầy cũng nh́n ra được
khả năng nào đó của con về mặt văn chương. Thảo nào khi dạy kèm con
ở viện Hải Đức, Thầy đă không dạy kinh luận cho con mà lại dạy Đường
thi.
Tuần lễ sau đó, con cáo bệnh, thưa với thầy quản
chúng là tạm thời nghỉ học để chữa bệnh – mà thực tế là con có bệnh
chi đâu. Con không đến lớp nữa; chỉ vào nghe Thầy giảng Trung Luận
buổi tối – đây là môn dạy thêm ngoài chương tŕnh. Cho đến một ngày
đầu năm 1983, con lặng lẽ từ giă Ôn, từ giă Thầy và lớp học Già-lam.
Con kiến thay v́ trèo lên núi cao, đă vào rừng sâu mơ việc đội đá vá
trời.
Rồi một ngày trên rừng sâu, tháng 4 năm 1984, nghe
tin Thầy bị bắt giam lần thứ hai. Rồi Ôn Già-lam mất. Những tin buồn
dồn dập làm con khóc sưng cả mắt. Có khi loáng thoáng nghe tin họ sẽ
kết án tử h́nh Thầy và Thầy Lê Mạnh Thát, con đă nghĩ tới việc tự
thiêu để phản đối. Con kiến nhỏ dường như lúc nào máu cũng nóng,
cũng ngông. Học th́ lười mà chuyện ở đâu ngoài đường, chuyện nước
non, thấy bất b́nh là húc đầu vào...
Một năm sau ngày Thầy bị bắt, con cũng vào tù v́ cái
tội “bẻ nạng chống trời.” Con bị tù sau nhưng lại ra tù sớm hơn Thầy
nhiều năm. Có khi con thật tiếc là Thầy đă bị mất đi một khoảng thời
gian khá dài trong lao ngục, không giảng dạy, sáng tác, phiên dịch
ǵ được. Nhưng cũng có khi con tự an ủi, với nội lực và kiến giải
thâm sâu của Thầy, không có thời gian nào trong đời là uổng phí,
nhất là trong hoàn cảnh không có chi để làm ngoại trừ việc tập trung
thiền định.
Ra khỏi tù, Thầy liền xăng tay lo việc giáo hội; rồi
liên tục đêm ngày giảng dạy, phiên dịch, chú giải... Thoắt cái đă
phần tư thế kỷ kể từ ngày Thầy được tự do khỏi ngục thất. Trách
nhiệm càng sâu nặng, việc càng dồn dập. Thân bệnh yếu mà Thầy phải
gánh vác bao việc lớn, bao việc dài lâu cho Phật Pháp, cho đất nước,
cho các thế hệ đi sau. Những người học tṛ như con, cứ nghiệm về
hành trạng, hoài băo và dự hướng của Thầy trong giai đoạn cuối đời
là xót đau trong ḷng, không ngăn được nước mắt.
Con tiếc đă không phải là học tṛ ngoan giỏi của
Thầy đời này để có thể phụ trợ Thầy thật hữu hiệu trong những công
tŕnh hoằng pháp, giáo dục dài lâu; con cũng tiếc là không đủ phước
duyên để thân cận, hầu hạ chăm sóc Thầy khi Thầy bệnh nặng già yếu.
Con như con kiến nhỏ ham chơi lêu lổng, đă đôi lần có cơ hội được
gần Thầy để thọ giáo từ biển trí bao la, từ non tuệ hùng vĩ, mà lại
vô minh, quay lưng bỏ đi, ngao du trên những con đường gập ghềnh sỏi
đá... tiêu phí tháng năm trong những giấc mộng đời phù du huyễn ảo.
Giờ này Thầy đă ở khoảng cuối của cuộc thế trăm năm,
sống-chết được đếm trong từng hơi thở, mà con vẫn ở xa, tận chân núi
ngước nh́n lên đỉnh cô phong: vẫn thấy kiến giải và đạo hạnh của
Thầy cao vời vợi. Nhiều đời nhiều kiếp sau con vẫn không thể nào vói
tới. Con không tự ti là ḿnh quá thấp kém, nhưng con thật hạnh phúc,
thật hănh diện là trong đời này, con từng được làm người học tṛ nhỏ
của một bậc Thầy trí tuệ thậm thâm hiếm có của thiên kỷ qua. Dù con
không được học nhiều, nhưng con biết là Thầy đă biết. Con kiến mọn
đă thấy con đường.
Từ phương xa vọng về nơi an trú của Thầy, xin phủ
phục đảnh lễ bậc ân sư khả kính đă khai mở mắt tuệ và vạch lối đi
cho hành tŕnh vạn dặm muôn đời sau của con.
California, ngày 7 tháng 10 năm 2023
Tâm Quang – Vĩnh Hảo