CHÙA NHỎ VEN RỪNG

 

Vĩnh Hảo

 

 

 

Những ngày cuối năm thật giá rét. Lá vàng như những cánh bướm chưa kịp đập cánh, đă phải tung bay rào rào theo những cơn gió bụi. Mưa lất phất đến rồi đi, để lại trên mặt đường những làn nước mỏng. Cây bạch đàn cao lớn phía sau nhà rung chuyển mạnh, tất cả nhánh lá cùng xuôi về một hướng, phần phật reo lên tựa hồ một cánh buồm trong gió. Hương bạch đàn phảng phất trong tiết lạnh mùa đông. Chợt nhớ những ngôi chùa ven rừng.

Những ngôi chùa ấy, ẩn dưới những tàng cây tràm, bạch đàn và khuynh diệp. Đây là những loại cây dễ trồng, phát triển rất nhanh nơi vùng đất đỏ và đất pha cát ở vùng đông nam bộ nên hầu như các chùa đều có. Từ một cây con trồng xuống, trong ṿng ba năm, đă có thể cung cấp cành khô làm củi. Lá tươi có thể dùng để nấu nồi xông, c̣n lá khô cũng được gom để nhúm bếp thay củi. Cả một vùng mênh mông hầu như nh́n đâu cũng thấy chúng, cho nên mùi bạch đàn luôn quyện trong không gian. Ngửi mùi bạch đàn hôm nay mà nhớ chùa xưa ở ven rừng là vậy.

Từ những năm đầu thập niên 1980, nhiều tăng ni từ các tỉnh thành, lập chí ẩn tu, hoặc dấn thân hành đạo tại những nơi hoang dă, núi rừng, hoặc vùng kinh tế mới, vùng kinh tế tự túc; từ đó, những ngôi tịnh thất và chùa nhỏ được dựng lên. Đặc biệt Long Thành và Tân Thành là hai huyện tiếp giáp nhau, thuộc tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, tập trung nhiều tăng ni và chùa chiền nhất, đến nỗi vùng đất này được xem như là đất lành, là “linh địa” của Phật giáo. Trong ṿng 30 năm, hàng trăm ngôi chùa, thiền viện, Phật học viện và tịnh thất mới được thành lập. Các thiền viện lớn và có tiếng như Thường Chiếu, Tịch Chiếu, Viên Chiếu, Linh Chiếu, Chơn Chiếu, Hiện Quang, Liễu Đức, Hương Hải, Bảo Hải, Tuệ Thông. An Lạc… cũng tọa lạc trong vùng “linh địa” này. Riêng trong khu vực Đại Tùng Lâm, ngoài ngôi đại tự Vạn Phật Quang c̣n có 5 ngôi tự viện lớn khác (thiền viện Huệ Chiếu, chùa Huê Lâm I và II, thiền viện Phổ Chiếu, thiền viện Viên Thông) và trên 40 tịnh thất lớn nhỏ; trường Trung đẳng, Cao đẳng Phật học Đại Tùng Lâm và Ni viện Thiện Ḥa cũng được mở dạy ở đây, đào tạo rất nhiều tăng ni sinh trong những năm qua.

Nhưng cảm giác nhớ chùa ở đây không phải là nhớ những ngôi chùa nguy nga tráng lệ, hoặc những ngôi chùa được ghi vào sách kỷ lục Phật giáo (với chánh điện lớn nhất nước, tượng Phật cao nhất nước, hoặc quả chuông lớn nhất nước, v.v…) mà chỉ đơn giản là nhớ những cảnh chùa tĩnh mịch nằm sâu ở ven rừng, cách xa quốc lộ, có gió ŕ rào quanh năm, có mùi bạch đàn ngai ngái d́u dịu lan theo gió rừng, có khói lam từ bếp chùa vươn lên như muốn ḥa sắc với nền tím của buổi hoàng hôn, và đâu đó trong vườn chùa có những chiếc vơng mắc giữa những thân tràm rợp bóng. Nơi đó, có những tăng ni lặng lẽ học đạo, hành đạo và tiếp dẫn đàn hậu học; có những điệu tăng và những tiểu ni đêm ngày công phu bái sám, học kinh, chấp tác, nhanh chóng trưởng thành như cây rừng. Và nơi đó, có một ngôi chùa thật nhỏ, với diện tích rất eo hẹp, mang tên Bửu Lâm.

Hơn hai mươi năm trước, một sư cô từ miền trung vào nam, chọn vùng đất hoang sơ u tịch trong khu vực Đại Tùng Lâm, cất một thảo am nhỏ để ẩn tu. Ngày ngày đạm bạc tương rau, tự túc sống và tu tập trong hạnh thiểu dục tri túc nơi b́a rừng thanh vắng. Nhưng chỉ trong ṿng vài năm, đạo hạnh của sư cô cũng dần lan tỏa như hương rừng theo gió, gieo duyên lành đến một số phật-tử gần xa, để rồi theo nhu cầu tu học của đồ chúng, sư cô đă tiếp nhận sự cầu pháp của một số người trẻ xuất gia, tạo thành một Ni chúng ngày một đông hơn, từ đó thảo am sơ sài được chuyển ḿnh thành chùa Bửu Lâm.

Chánh điện chùa Bửu Lâm được xây bằng gạch ngói, nhưng với tài chánh eo hẹp và do v́ đất của thảo am ngay từ khởi thủy vốn rất khiêm tốn, nên không thể xây lớn. Diện tích chung cho cả ngôi chánh điện chỉ có 42 mét vuông (6m x 7m), trừ phần hành lang bao quanh, điện Phật chỉ c̣n 15 mét vuông (3m x 5m), nhỏ như một cái am. Chính v́ quá hẹp như vậy, bên trong chỉ thờ duy nhất tôn tượng đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni; mỗi khi có đại lễ hoặc bố-tát, sám hối, Ni chúng không thể tập trung tất cả vào điện Phật mà một số phải lễ bái ngoài hành lang; và dĩ nhiên phật-tử phải đứng ngoài trời.

Chánh điện nhỏ hẹp ấy trải qua gần 20 năm, cũng đă hư hoại nhiều. Khi mưa xuống, mái bị dột, phải dùng thau chậu mà hứng nước. Những lúc gió lớn, mưa tạt từ bên ngoài vào cả chánh điện, không chỗ nào mà không ướt.

 

 

V́ đất chùa và chánh điện đều nhỏ hẹp, nơi cư trú và các sinh hoạt lễ tụng, thọ trai, học hành, giảng thuyết… của Ni chúng và phật-tử đến chùa đều bị giới hạn. Vào những dịp lễ lớn, phật-tử không có chỗ để ngồi nghỉ chân và thọ trai, chùa phải trưng dụng hai cḥi tranh trong vườn chùa để cung ứng, v́ trai đường chỉ vừa đủ dung chứa Ni chúng.

Chùa nhỏ, đất hẹp như vậy mà Ni chúng ở đây đă có những lúc tập trung đến 50 vị, tạo thành một đạo tràng trang nghiêm, nề nếp. Đó cũng nhờ phẩm đức và chí nguyện hoằng pháp kiên tŕ suốt hơn 20 năm qua của sư cô trụ tŕ, nay đă là Ni sư, với đạo hiệu Thích Nữ Như Ư.

Trong số 50 đệ tử xuất gia tu học tại chùa Bửu Lâm, hiện có 9 sư cô theo học tại Vạn Hạnh (Học Viện Phật Giáo TP. HCM), 1 sư cô du học Ấn Độ, 1 sư cô đang học tại Học Viện Phật Giáo Huế, 8 sư cô được phân bố hoằng pháp tại các địa phương khác, và khoảng 30 sư cô (bao gồm tỳ-kheo ni, thức-xoa ma-na và các sa-di ni) đang thường trú tại chùa.

Để nuôi dưỡng hàng mấy chục đệ tử xuất gia trẻ tuổi trong bao năm qua, Ni sư trụ tŕ đă hy sinh hầu như trọn thời gian của ḿnh để sắp xếp, hướng dẫn, điều hành mọi sinh hoạt của chùa, và đặc biệt là một chương tŕnh tự túc kinh tế lâu dài, không những để chăm nom cơm ăn áo mặc (dù đạm bạc thô sơ của người xuất gia) cho Ni chúng, mà c̣n phải lo cho việc học hành của đệ tử ở các trường gần-xa, từ tiểu học đến đại học. Đây quả là một kỳ tích mà không ai tưởng được là một ngôi chùa nhỏ đất hẹp, cách xa thị thành, lại có thể thực hiện nổi.

Kinh tế tự túc của chùa dựa vào hai việc chính: làm bánh (bánh ít, bánh lọc, bánh chưng, bánh tét, v.v…) và đan len. Hàng ngày có giờ chấp tác nhất định, thầy-tṛ quây quần gói bánh, nấu bánh, nơi trai đường hoặc ở cḥi tranh; có khi trong không khí ấm cúng nơi pḥng khách hoặc ni xá, thầy-tṛ bên nhau, cùng đan len, kể nghe những câu chuyện thiền ư vị.

Nhưng chánh điện cũ của chùa, mái đă hư dột, tường vách rạn nứt, và cũng không đủ sức dung chứa cho lượng Ni chúng lẫn phật-tử sinh hoạt lễ bái hàng ngày. V́ vậy, từ ư nghĩa hoằng pháp cho đến thực tế cơ sở vật chất, chánh điện Chùa Bửu Lâm thực sự là cần phải mở rộng, phát triển. Nhu cầu hiện nay là xây ngôi bảo điện mới hai tầng, tầng trên làm chánh điện thờ Phật, tầng dưới làm trai đường, cũng là hội trường để thuyết giảng. Ni sư trụ tŕ không mong cầu xây cất một ngôi bảo điện lớn đẹp nguy nga mà chỉ mong sao mỗi khi hành lễ, không một sư cô hay tiểu ni nào phải bị đứng ở ngoài hành lang, nhất là những khi mưa to gió rét; và khi phật-tử tề tựu đông đảo ở chùa trong các dịp đại lễ, ít nhất cũng có nơi chốn cho họ được ngồi nghỉ chân, dùng cơm chay dưới mái chùa ấm cúng. Đây là ước nguyện từ lâu của Ni chúng và bổn đạo chùa Bửu Lâm, nay đă đến lúc cần phải thực hiện, dù sẽ gặp muôn vàn khó khăn.

Ngôi chánh điện và hội trường tương lai, theo Ni sư cho biết, sẽ có diện tích (tính luôn hành lang) là 187 mét vuông (với cạnh 11m x 17m). Tất nhiên với phương thức tự túc kinh tế của chùa như lâu nay, việc xây cất ngôi chánh điện mới này là cả một công tŕnh lớn, vượt ngoài khả năng tài chánh của chùa. Nhưng theo nhu cầu thực tế mà nói, đây không phải là ước nguyện ǵ xa xỉ, quá đáng. Chùa Bửu Lâm, trong thời gian qua, đă có những đóng góp thật lặng lẽ nhưng xứng đáng trong việc hoằng pháp và giáo dục, đối với phật-tử địa phương, và đặc biệt là đối với Ni chúng hữu duyên nơi đây.

Một đạo tràng trang nghiêm đủ sức dung chứa Ni chúng và phật-tử trong những khóa lễ và sinh hoạt tu học hàng ngày. Đây là ước nguyện chân thành và chính đáng mà ai cũng có thể chia sẻ, cảm nhận được. Kính mong sự gia tâm hộ tŕ và yểm trợ tài chánh của bạn đạo khắp nơi.

 

Câu chuyện của chùa Bửu Lâm là như thế: chùa nhỏ, đất hẹp mà chứa cả một khung trời đại nguyện. Đại nguyện của một hành giả từ ư chí ẩn tu chuyển thành dấn thân tiếp chúng độ người; từ một cḥi tranh để sống thanh bần an vui với cảnh u nhàn tịch tĩnh, phải v́ phương tiện độ sinh mà ứng hiện thành ngôi đạo tràng mở rộng cánh tam quan.

Có thể xem đây là câu chuyện của mùa đông tôi kể quư vị nghe nhân dịp xuân về.

Mùa đông, khi những cơn gió lạnh buốt thốc qua những hàng cây khô, những cây tràm và bạch đàn lá vẫn xanh, vẫn kiên tŕ đứng đó, tỏa hương theo gió. Có những ni cô trẻ rời xa gia đ́nh, học hạnh xuất trần, ngồi gói từng chiếc bánh, gói theo cả tấm ḷng và niềm hy vọng một mùa xuân an lạc cho nhân sinh. Có vị ni sư đă từng một thời ẩn tích mai danh, nay ngồi xuống cùng các đệ tử, lặng lẽ đan những phẩm vật bằng len, gửi vào đời hơi ấm của ḷng từ bi và ước nguyện an cư lạc nghiệp của muôn nhà.

California cuối năm 2011.

Vĩnh Hảo

 

---oOo---

 

Chùa Bửu Lâm đă được cấp giấy phép xây dựng số 54/GPXD ngày 06 tháng 7 năm 2011; và đă chính thức cử hành lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng vào ngày 12 tháng 02 âm lịch năm Nhâm Th́n (nhằm ngày Chủ nhật 04 tháng 3 năm 2012).

 

 

 

oOo

 

 

 MỜI ĐỌC THÊM:

 

H̀NH ẢNH LỄ KHÁNH TẠ PHẠM VŨ & TRUYỀN TỰ

 

THIỆP MỜI LỄ KHÁNH TẠ PHẠM VŨ CHÙA BỬU LÂM

 

H̀NH ẢNH CHÁNH ĐIỆN CHÙA BỬU LÂM ĐĂ HOÀN TẤT

 

H̀NH ẢNH CHÙA BỬU LÂM MỚI XÂY DỰNG

 

Thư ngỏ về việc xây cất chánh điện Chùa Bửu Lâm, Bà Rịa - Vũng Tàu

 

PHƯƠNG DANH CHƯ TÔN ĐỨC TĂNG NI VÀ PHẬT TỬ CÚNG DƯỜNG XÂY DỰNG CHÙA BỬU LÂM, BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

H̀NH ẢNH LỄ ĐẶT ĐÁ XÂY CHÁNH ĐIỆN CHÙA BỬU LÂM

 

CHÙA BỬU LÂM (thơ Sơn Cư - HT. Thích Tịnh Từ)

 

 

 

Một vài h́nh ảnh của chùa Bửu Lâm, Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu:

 

Ni sư trụ tŕ Thích Nữ Như Ư

 

 Trai đường chùa Bửu Lâm được dựng bằng lều, nền lót gạch hoa xin được từ các xưởng đúc gạch ngói

 

 Một buổi lễ cúng dường trai tăng tại chùa nhân Mùa Vu Lan

 

 Cḥi tranh để chư ni ngồi học hàng ngày, khách thập phương nghỉ chân uống nước trong những ngày lễ lớn

 

Căn thiền thất dành cho hành giả phát nguyện nhập thất, nay đă bị tốc cả mái tranh và vách, chưa kịp sửa chữa

 

 Thầy-tṛ “đồng sự” gói bánh, tự túc kinh tế, nuôi chúng tu học

 

 

Đan len gây quỹ cho chùa cũng là một thực tập thiền định

 

H́nh lưu niệm Ni chúng chùa Bửu Lâm

 

 Ni sư Thích Nữ Như Ư (ngồi giữa) cùng Ni chúng chùa Bửu Lâm