CHUÔNG CHÙA và
CÔNG ĐỨC CÚNG DƯỜNG ĐÚC CHUÔNG
Vĩnh Hảo
LỢI ÍCH CỦA CHUÔNG CHÙA:
(Trích lại từ bài "Ngôi Chùa Nhỏ Nơi Xóm Nhỏ" của Vĩnh Hảo)
"Tiếng chuông chùa thật là gần gũi, không thể thiếu trong đời sống dân lành của mọi thời đại, mọi xứ sở, nhất là nơi quê hương hai ngàn năm gắn bó với đạo Phật. Chùa không chuông như xác không hồn, như thơ thiếu nhạc, như đàn thiếu giây, như người câm tiếng. Ở đô thị tiếng chuông có thể bị lấn át bởi bao tiếng động cơ của nhà máy, xe cộ; c̣n ở một xóm nhỏ vùng quê, sẽ được lắng nghe, đón nhận trọn vẹn hơn. Nơi đây, tiếng chuông chùa lân mẫn, vỗ về bao thân phận khốn cùng, khổ nhọc; đánh thức bao tâm hồn ch́m đắm trong cuộc mộng nhân sinh. Tiếng chuông ngân buổi chiều, từ nhặt đến thưa, nhắc nhở một ngày qua đi, cuộc đời khép dần theo bóng hoàng hôn tàn úa. Tiếng chuông ngân buổi sớm với đồng vọng của tiếng gà gáy canh khuya, từ thưa đến nhặt, thúc giục hành giả tinh cần tu học, đánh thức dân làng chỗi dậy đón chào một ngày mới tinh khôi… Chuông chùa sớm hôm là tiếng nói của hồn dân tộc. Khi những người trong thôn xóm không có cơ hội đến chùa tụng kinh bái sám, tiếng chuông chính là sứ giả của Phật, cùng một lúc gửi đến muôn người, muôn nhà, nơi hẻm nhỏ, ở trường học, nơi chợ búa, đồng ruộng, hay nơi nương rẫy, rừng xa. Tiếng chuông chùa từng được đức Phật dùng để khai thị ngài A-nan trong kinh Thủ Lăng Nghiêm. Năng lực của âm thanh cũng được đức Quán-thế-âm triển khai qua pháp môn Quán-âm để thành tựu diệu dụng viên thông. Qua đó, với sự thành tâm chú nguyện, tiếng chuông không phải chỉ gửi đến ngàn người trong thôn xóm nhỏ, mà có thể siêu việt khắp pháp giới, cho đến những cơi tối tăm của địa ngục cũng nghe được (nguyện thử chung thinh siêu pháp giới, Thiết-vi u ám tất giai văn); và đối với hành giả quán niệm âm thanh theo pháp tu của đức Quán-thế-âm, tiếng chuông cũng có thể là phương tiện để xoay ngược về tánh nghe của ḿnh.
Một cách t́nh cảm, thơ mộng và dễ cảm nhận hơn, chúng ta có thể đọc qua hai đoạn thơ trong bài "Nhớ Chùa" của thi sĩ Huyền Không, để thấy rằng tiếng chuông không thể thiếu khi nói đến chùa, nhớ về chùa:
Mỗi tối dân quê đón gió lành
Khắp chùa dào dạt ánh trăng thanh
Tiếng chuông thức tỉnh lan xa măi
An ủi dân hiền mọi mái tranh
…
Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông."
--oOo--
CÔNG ĐỨC CÚNG DƯỜNG ĐÚC CHUÔNG:
(Trích lại từ bài "Nghe Tiếng Chuông Ngân" của Vĩnh Hảo)
"Pháp khí này, về mặt diệu dụng, có công năng phá trừ phiền năo, khởi sanh bồ-đề tâm; về mặt h́nh thức là một biểu tượng văn hóa Phật giáo có chu kỳ tồn tại ở đời dài lâu hơn những động sản hay bất động sản khác của chùa. Một ngôi chùa vài trăm năm đă cần trùng tu; nhưng một đại hồng chung tốt th́ chỉ đúc một lần, có thể có tuổi thọ ngàn năm.
Thử tưởng tượng chuông chùa sẽ có mặt ở đời đến một ngàn năm sau, hoặc khiêm nhường hơn, chỉ năm trăm năm sau thôi, sẽ như thế nào. Trong năm trăm năm ấy, sẽ có nhiều vị Tăng hoặc Ni thay nhau trụ tŕ ngôi chùa. Tăng chúng, hay Ni chúng, cũng theo thời gian mà thay đổi, hết lớp người này đến rồi đi, rồi lớp người khác. Phật tử đến chùa cũng thay nhau nhiều thế hệ. Ngôi chùa sẽ trùng tu bao nhiêu lần. Pḥng ốc, vật dụng trong chùa, hư rồi tạo dựng hay sắm lại biết bao nhiêu lần. Cây cối, vườn tược, cũng đổi thay theo mùa, theo mỗi trăm năm. Nhưng đại hồng chung vẫn sừng sững c̣n đó, vững vàng như một quả núi. Mỗi ngày chuông gióng lên hai bận, cứu độ hoặc cảm hóa bao nhiêu chúng sanh cơi người, cơi trời, cơi âm, cơi dương, trong sáu nẻo luân hồi. Mỗi tiếng chuông gióng lên nếu có tác động đến một chúng sinh nào khiến phát bồ-đề tâm, hoặc phát ḷng niệm Phật, hoặc khởi tâm thiện, hoặc chỉ ngưng việc ác, hoặc chỉ giảm phiền năo, khổ đau, th́ theo lư thuyết "thọ hậu báo" (*), các thí chủ cúng dường đúc chuông đều được thừa hưởng công đức. Mỗi ngày trên hai trăm tiếng chuông, mỗi năm bảy mươi ba ngàn tiếng, và trong năm trăm năm, chuông đó gióng lên ba mươi sáu triệu năm trăm ngàn tiếng, sẽ tác động đến bao nhiêu chúng sanh, và bao nhiêu chúng sanh đó sẽ làm lợi ích hoặc cảm hóa được bao nhiêu chúng sanh khác? Công đức cúng dường đúc chuông do vậy mà thành vô lượng.
Dẫu biết khi phát tâm ủng hộ đúc chuông, bạn không hề nghĩ đến phước báo hay công đức ǵ. Bạn đă phát tâm một cách vô tư, vô cầu. Biết chùa cần chuông th́ cúng chuông, vậy thôi. Nhưng ở đời, có những cái muốn cầu cũng không có, và ngược lại có những điều không cầu vẫn được. Khi hạt giống lành gieo xuống, không mong cầu kết quả tốt, kết quả tốt vẫn cứ đến..."
____________
(*) Thọ hậu báo là cái quả có được do tác động dây chuyền và lan rộng từ cái nhân đă gieo ban đầu. Ví dụ, cúng dường đúc đại hồng chung là gieo nhân hiện tại, kết quả là chuông được đúc; thí chủ cúng dường chuông được phước ngay khi quả chuông được h́nh thành; rồi từ cái quả là chuông đă đúc, mỗi ngày chùa gióng chuông lên, tiếng chuông tác động, ảnh hưởng đến bao nhiêu người nghe, th́ thí chủ cúng chuông lại được hưởng thêm phần công đức của sự tác động ấy. Cúng dường xây chùa, đúc tượng, in kinh... cũng thế, thí chủ được phước đức trùng trùng từ cái nhân cúng dường ban đầu, rồi sau đó, tiếp tục hưởng phước từ tác động của ngôi chùa, tôn tượng, và kinh sách khi có người đến chùa tu học, lễ bái, tụng đọc. Công đức có được từ tác động của cái quả ban đầu gọi là "thọ hậu báo."