Tây Nguyên những
ngày cuối tháng 2 (tây lịch) nắng nóng như đổ
lửa. Sau đợt rét đậm giữa tháng, thời tiết
trở nên hanh khô hơn. Đăk Nông cũng không ngoại
lệ bởi đây thuộc một trong năm tỉnh Tây Nguyên.
Nơi đây đồi núi chập chùng và dân cư đa số là
người “đồng bào” – danh từ thân thương chỉ
chung cho dân tộc ít người – mới di cư từ khu
vực phía Bắc Việt Nam vào làm kinh tế mới.
Hẳn vì vậy mà đời sống còn rất nhiều khó khăn; và nơi đây lại thiếu thốn những nhu cầu
cơ bản nhất: điện, đường, trường, trạm.
Vào thời điểm này,
cuối tháng Giêng (âm lịch), mùa khô bước vào
giai đoạn khắc nghiệt nhất. Dễ dàng nhận ra
bởi đường vào các Bon cách xa thị xă, cây bên
đường xơ xác vì thiếu nước, bụi bay mù trời
mỗi khi xe đi ngang qua con đường đất đỏ; con đường mà trước đó, vào tháng 6-7, không chiếc
xe nào có thể đi qua, các Bon dường như bị cô
lập, vì mưa dầm dề tạo nên những vũng sình
đặc quánh đất bazan. Địa hình đồi núi quá
dốc, cộng thêm việc khai thác các khu rừng
nguyên sinh mà không giữ lại hệ sinh thái, sau
đó lại không trồng cây cải tạo đất, giữ lớp
đất mặt; nhiều năm tháng trôi qua, lớp đất
mặt trôi hết để trơ ra lớp đất lẫn đá bauxite
khiến cho cây cối nơi đây khó phát triển.
Thiếu điện, thiếu nước, mùa khô kéo dài, mùa
mưa lại dầm dề, lượng mưa không rải đều trong
năm, phương tiện canh tác lại thô sơ, tổng hòa
những khó khăn ấy tạc nên con người Tây Nguyên
rắn rỏi, mạnh mẽ hơn, cần mẫn hơn nhưng đói
nghèo vẫn hoàn nghèo đói.
Cây cỏ xác xơ khô héo
Đường đất mịt mù bụi đỏ
Với những khó khăn,
gian khổ như vậy, ước nguyện “GIẾNG NƯỚC CHO
EM” đặt tại điểm trường Mầm non Hoa Mai –
Làng Mán, Bon Me Ra, xă Đăk R’Tin, huyện Tuy
Đức, tỉnh Đăk Nông; sau gần hai tháng
vận động tài chánh đă được sự thương tưởng
của Quý Tăng Ni, Phật tử Hải ngoại và Việt
Nam, giếng nước đă được khoan hoàn thành ngày
29/02/2020 với độ sâu 146m trong khoảng thời
gian thi công 20 ngày.
Vì nơi đây chưa có
điện và nước sinh hoạt, cho nên những ngày thi
công thật vất vả cho nhà thầu khoan giếng. Họ
phải chở nước cách đó hơn 10km để tiến hành
khoan, và chỉ khoan khoảng hơn 30m đầu tiên thì
họ đă đụng đá xanh, từ đó mỗi ngày máy
khoan chỉ khoan được tầm 10-15m. Khi khoan được
130m thì bắt đầu có nước nhưng hơi yếu, vì
vậy, đă phải khoan thêm cho đến 146m thì gặp
nguồn nước mạnh và đă thử bơm xả không cạn
trong nhiều giờ đồng hồ liền. Trong quá trình
khoan, vì e sợ xảy ra những sự cố ngoài mong
muốn và cũng muốn công trình diễn ra một
cách thuận lợi nhất, nên
quư Tăng Ni chịu
trách nhiệm chính trong thi công đă hướng tâm
cầu nguyện, gia trì cho công trình. Do vậy,
nhân nơi đây, xin trân trọng tấm lòng và công
sức của Đại đức Thích Nguyên Lộc, trụ trì
một ngôi tịnh thất nhỏ tại Đăk Nông (cách nơi
đặt giếng khoan hơn 50km), đă không quản ngại
đường xa, thường xuyên túc trực và liên lạc
với các bên thầu khoan giếng, thợ điện, đội
thi công móng chân bồn nước,… để công trình
được hoàn thành suôn sẻ, tốt đẹp.
Đá xanh từ giếng khoan lấy lên
Giếng nước được
đặt tại điểm trường Mầm non Hoa Mai để sử dụng chung cho khoảng 70 bé mẫu giáo và 137 hộ
dân với 1357 nhân khẩu thuộc làng Mán. Máy
phát điện đặt tại nhà trưởng làng, cách
trường khoảng 50m (theo đường chim bay), do
trường chưa có người trực quản lư; vòi nước
để dân tới lấy được đặt tại hai điểm là
trường Mầm non và nhà trưởng làng. Lý do
phải đặt thêm ống dẫn và vòi nước tại nhà trưởng làng là vì trường ngay đoạn gần cuối
một con dốc, trong khi nhà trưởng làng ở đầu
dốc và ngay ngă ba, việc đặt thêm vòi nước
tại nhà trưởng làng sẽ tiện cho việc lấy
nước của vài chục hộ dân ngược hướng vuông
góc với đường xuống trường học. Được biết,
trưởng làng rất có tâm với người đồng bào
nơi đây, luôn lo lắng, quan tâm, giúp đỡ những
gia đình khó khăn, cho nên, việc đặt thêm ống
dẫn vòi nước tại nhà trưởng làng là hợp lý.
Việc sử dụng máy phát điện sẽ tốn thêm chi
phí nhưng nếu không dùng nước giếng khoan sẽ
không có nước sạch để uống và nấu ăn. Cho nên,
trong ngày bàn giao giếng nước, người viết đă chủ động hỗ trợ 2 triệu đồng để mua xăng cho
máy phát điện ban đầu; về sau, Ban giám hiệu
trường và các hộ dân sẽ tự lập ra
quỹ riêng
mua xăng chạy máy phát điện để bơm nước.
Sàn giếng nước tạm thời dùng nền xi-măng có sẵn của
trường, không tráng thêm v́ bên Xă có đề nghị để Xă
lo việc làm sàn giếng
rộng đẹp hơn nay mai.
Dựng 2 giàn đặt bồn nước, một giàn cho bồn 3
m3 (mét
khối) mới đặt mua và một giàn sẽ đặt bồn cũ 1.5 m3
của trường có sẵn
Trong quá trình thi
công giếng, đă không ngừng phát sinh các khoản
chi phí, tuy nhiên, do số tiền đóng góp đă nhiều hơn kinh phí dự trù ban đầu nên công
trình không gặp khó khăn về tài chánh. Đó cũng là nhờ tín nhiệm mà Chư Tôn Đức và Phật tử khắp nơi đă đặt nơi nhà văn Vĩnh Hảo.
Vì vậy, nhân nơi đây, cũng xin chân thành cảm
ơn sự hết lòng vận động tài chánh của nhà văn Vĩnh Hảo; bằng tâm từ bi và uy tín của
mình, chỉ trong ṿng một tháng đă vận động được
đầy đủ kinh phí để tiến hành công trình; bằng sự
thương quư và lo lắng cho Ngọc
Lãm, đă nhắc
nhở và hướng dẫn từng bước trong thiện sự
đầu xuân này.
Thời điểm này
cũng đang trong mùa dịch nCov, nên các bé được
tạm nghỉ học. Ngày bàn giao giếng nước, một
vài bé đến để nhận quà cho gia đình mình,
bởi người viết đă chuẩn bị 50
phần quà gồm
gạo, mì, các gia vị cần thiết (mỗi
phần quà
trị giá 300 ngàn đồng). Nhìn các bé lấm lem
bụi đất đỏ mà không khỏi xót xa. Dẫu từ nay các em đă được đến trường gần nhă, đă có nước sạch để ăn uống, nhưng thiếu thốn cơ hàn
như vậy, con đường “học để đổi đời” rồi sẽ
đi về đâu!?
Thuê xe chở thực
phẩm từ thành phố về làng Mán
Có người từng ví
von rằng: Thời tiết xứ tây Nguyên bao gồm cả
bốn mùa trong một ngày: Từ giữa đêm về sáng
là mùa đông, rồi từ mặt trời lên đến khoảng
10h trưa tiết trời ấm áp là mùa xuân, hè lại
kéo dài từ tầm 11h trưa đến khoảng 4h chiều,
và mùa thu bắt đầu từ 5h chiều đến tầm giữa
đêm; cho nên, nếu chẳng phải người địa phương
nơi đây, hẳn sẽ cảm thấy khó chịu và sốc
nhiệt vì biên độ nhiệt thay đổi liên tục như
vậy. Nếu ai đó muốn có trải nghiệm một ngày
với bốn mùa thì hãy đến Tây Nguyên những
ngày tháng này.
Công trình giếng
nước đă hoàn thành, nước nơi Bon đă được khơi
nguồn; dòng nước mát trong lành được khơi lên
nơi đây là do tâm lực và tài vật của Chư Tôn
đức Tăng Ni và Phật tử khắp nơi, chung lòng
hướng về đồng bào ruột thịt quê nhà. Vậy,
kính nguyện nhờ công đức này, Chư Tôn Đức Tăng
Ni pháp thể thường an, dòng nước pháp trường
mạch để bảo hộ chúng đệ tử xuất gia và tại
gia, tưới tẩm hạt giống “Phật tính” thấm
nhuần nước đại bi, lấy đó làm cơ sở vững
chắc cho con đường trở về với nguồn cội tâm
linh. Lại nguyện nhờ công đức góp phần xây
dựng, khơi nguồn nước này, quư Phật tử được
sức khỏe, gia đạo an hòa và tùy nguyện sở thành.
Pháp giới trùng
trùng, vũ trụ duyên sinh, nhành dương giọt
nước cam lồ, đồng thể đại bi, đại nguyện viên
thành.
Nam mô thanh tịnh
bình thùy dương liễu, Quán Âm Như Lai, cam lồ
sái tâm nguyện.
08/3/2020
Ngọc Lãm
MỜI XEM H̀NH
ẢNH ĐẦY ĐỦ (BẤM VÀO ĐÂY)
VÀI H̀NH ẢNH NƠI GIẾNG NƯỚC TRƯỜNG
MẦM NON HOA MAI,
NGÀY 3/3/2020:
MỘT VÀI H̀NH ẢNH CÁC BÉ MẦM NON
Ấp
kinh 9, xă b́nh giang, huyỆn ḥn đẤt, TỈnh Kiên Giang
Số tiền dư từ chương
tŕnh “Giếng Nước Cho Em” được dùng để mua sắm 200
phần quà tặng cho 200 gia đ́nh các bé mầm non và một
số quà đặc biệt dành cho các gia đ́nh nghèo khó ở xă
B́nh Giang.
Theo dự trù, sẽ có
Thầy Nguyên Lộc cùng một thầy bạn cùng đi Kiên Giang
vào ngày 14 tháng 3 năm 2020. H́nh ảnh tặng quà sẽ
có sau chuyến đi.
Sau đây là vài h́nh
ảnh nghèo cùng của dân cũng như của các bé mầm non:
MỜI XEM H̀NH ẢNH
ĐẦY ĐỦ (BẤM VÀO ĐÂY)