ĐẾN-ĐI TỰ TẠI
(điếu văn tưởng niệm Ḥa thượng Thích Trí Chơn của Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Hoa Kỳ - do Vĩnh Hảo chấp bút)
(1933 - 2011)
Kính lễ Giác linh Ḥa thượng,
Chúng tôi từng nghe, ở những thời kỳ Phật Pháp điêu tàn, hàng bồ-tát thay nhau xuất hiện để duy tŕ đạo vàng của Như Lai. Có khi như vầng dương chói sáng, có khi như sao rừng lặng lẽ trong đêm: độ những chúng sanh đáng độ, làm những việc đáng làm, mà ḷng vẫn tịch tịnh như hư không. Ấy là bởi nơi thế gian huyễn mộng, chẳng việc ǵ mà không mộng huyễn phù hư. Đă nhiều lần, Ḥa thượng dẫn kinh Viên Giác, “Khởi phát trí tuệ như huyễn để giải trừ các pháp như huyễn, làm các hạnh như huyễn để cứu độ chúng sanh như huyễn.”
Con đường như thế, hành trạng như thế, Ḥa thượng đă kinh qua một cách cao đẹp, tuyệt vời. Dù với hạnh xả ly vô chấp, Ḥa thượng không muốn nhớ, chúng tôi cũng không thể nào quên.
Cát ái ly gia từ thiếu thời, một ḷng học đạo hành tŕ để tỏ ngộ lư tánh nguồn chân. Tâm hồn chân chất, giới hạnh nghiêm minh, nhờ vậy mà được bổn sư ban truyền đạo hiệu Tâm Chánh, Trí Chơn.
Bao nhiêu năm theo thầy học đạo, chỉ biết trau giồi giới đức, lấy kinh điển làm thầy dẫn đường, xem sách vở như bạn đồng chúng đồng liêu. Nào Hán học, Tây học, chăm chỉ miệt mài quên ngày quên tháng. Đồng chơn nhập đạo, giới hạnh đủ đầy như thế, mà thọ Sa-di thập giới ở tuổi 23, tiếp nhận Tỳ-kheo đại giới ở tuổi 32! Nào phải không có cơ hội tấn đàn trong Phật trường tuyển sinh, mà chỉ v́ tâm hiếu học và bản chất khắc kỷ khiêm cung.
Sa-di ấy, 24 tuổi đă làm hiệu trưởng trung học, 27 tuổi đă làm giáo sư Phật Pháp và Văn chương. Xông xáo, dấn thân: tham gia hoằng pháp giáo dục, đóng góp văn học báo chí. Tập san Liên Hoa miền Trung và tạp chí Từ Quang miền Nam, báo nào cũng tích cực làm biên tập viên; Trung học Bồ Đề, Tỉnh hội Thừa Thiên các đạo tràng, nơi nào cần là có mặt làm giáo sư, giảng sư.
Làm bao nhiêu là việc, góp bao nhiêu là sức, vậy mà đến 32 tuổi mới thừa lệnh bổn sư đăng đàn thọ Cụ-túc giới. Từ đó, giốc ḷng đi vào con đường chuyên khảo: nghiên cứu Phật giáo nơi đất Thái, rời nước du học ở Ấn Độ. Ṛng ră bao năm kinh sử, văn bằng các thứ trên tay: Cử nhân, Tiến sĩ, Thạc sĩ. Pali cổ ngữ thông thạo, Anh văn sinh ngữ tinh chuyên; lại chuyên cứu Văn học sử Pali và Khảo cổ Phật giáo, những mong đem sở học để đối chiếu và triển khai nền văn học Phật giáo nơi quê nhà.
Nào ngờ đất nước đổi thay, quê hương mờ mịt đường về. Từ đó, làm thân khách lữ ly hương, nơi xứ lạ xiển dương giáo lư Phật-đà, thừa tiếp sứ mệnh hoằng hóa của lịch đại Tổ sư.
Nhờ kinh nghiệm giảng dạy và chuyên khảo nền văn hóa Phật giáo của nhiều nước, Ḥa thượng đă nh́n xa thấy rộng, tại xứ Cờ Hoa, một ḷng dấn thân trên đường dài văn hóa giáo dục: đảm nhận giảng sư Giáo Hội Liên Hữu, chủ bút nguyệt báo Long Hoa; xuất bản hàng chục tác phẩm, dịch thuật hàng trăm bài viết, biên tập cho báo chí khắp nơi.
Lại nghĩ với nhân duyên hành đạo nơi xứ người, nếu không xây dựng cơ sở th́ lấy đâu làm nơi phát triển đạo vàng, và làm chỗ dựa tinh thần cho đồ chúng nơi nơi; do vậy mà suốt bao năm tận tụy kiến lập đạo tràng, khích lệ thành lập các hội học Phật: khai sơn Vạn Hạnh thiền tự và Chùa Linh Mụ Hải Ngoại, lănh đạo tinh thần và làm chứng minh đạo sư cho mấy chục hội Phật giáo, tự viện và Niệm Phật đường trên nhiều tiểu bang.
Lặng lẽ một bóng, thân hành đến từng đạo tràng nơi những dặm xa. Từng tuyến xe đêm, từng chuyến bay dài, âm thầm sáng tác dịch thuật. Từng trang giấy, từng ḍng mực, trải đầy tâm nguyện lợi sanh.
Trên ba mươi năm hành đạo tại hải ngoại, từ những chức vụ được thỉnh cử, cho đến những trọng trách mà Tăng đoàn và Giáo hội giao phó, chẳng việc khó khăn nào mà không đảm nhận, nhưng chức danh địa vị th́ một mực chối từ lảng xa. Có chăng những chức vụ mà Ḥa thượng nhận lănh, th́ tất cả đều v́ sự hưng long của Chánh Pháp.
Vô chấp như thế, khiêm cung như thế, đường đời nẻo đạo mấy ai làm nổi!
Nh́n lại một đời hoằng hóa của Ḥa thượng, chúng tôi nghiêng ḿnh cảm kích công hạnh của một hành giả vô trú, khứ lai tự tại giữa những hưng-suy của vận nước và thế đạo nhân tâm. V́ thế gian thống khổ mà thực hiện mọi hạnh lành; v́ Phật Pháp trường tồn mà vượt khỏi những chấp tranh tầm thường của huyễn lợi hư danh mà ai kia mê vọng ch́m đắm.
B́nh thản trước thị-phi, im lặng khi bị phỉ báng: Ḥa thượng đă nêu gương sáng của ḷng khiêm nhẫn.
Lẳng lặng chịu đựng đối với kẻ hủy nhục tăng-đoàn; tha thứ bao dung đối với người vọng tâm xúc xiểm: đây là thánh hạnh của bậc xuất thế trượng phu.
Sống đời b́nh dị một bát ba y, mà gánh cả sức nặng hưng long Chánh Pháp; làm thân du tăng không trụ xứ, mà kiến lập đạo tràng mọi nơi.
Thấm thoát bóng thời gian, rơi nghiêng chiều xế tàn. Thân huyễn nhà mộng có chi bền chắc! Cuối đời thu ḿnh bên án sách chồng kinh, cặm cụi trước tác dịch thuật, trải sức tàn cho nền Phật giáo tương lai.
Ôi bao la, cao khiết, con đường người đi: sáng ngời hạnh nguyện của kẻ xuất trần thượng sĩ.
Giờ này đại chúng vân tập trước kim quan Ḥa thượng, đạo t́nh chan chứa bao năm, tưởng chừng như sông như biển thu về trong ngấn lệ tiếc thương. Hương trầm quyện tỏa làm cay mắt, hay nỗi đau chực tràn cho lần cuối tiễn đưa? Dẫu biết thế gian huyễn mộng, dẫu biết người xuất gia không bi lụy nơi duyên hợp duyên tan, nhưng t́nh pháp lữ đồng môn thâm thiết, đă cùng cát ái ly gia, đă cùng cất cao đại nguyện của những kẻ xuất trần, nay đến hồi chia biệt, làm sao ngăn được niềm kính tiếc, thương tâm! Lắng ḷng, nén nỗi quặn đau, kính vọng giác linh Ḥa thượng, xin một lần bằng tâm cảm của những bạn đạo thân t́nh, khấp điếu bằng những vần thơ tiễn biệt này:
Bảy mươi chín năm nơi cơi trần
Dốc ḷng học đạo, trừ tham sân
Tâm Chánh thực thi muôn hạnh chánh
Trí Chơn khai thị một đường chơn
Tài hoa nghiên-bút thơm văn giới
Đạo hạnh nhẫn-từ tỏa thiền môn
Sống-chết, đến-đi hằng tự tại
Bước sen tịch lặng điểm chơn thường.
Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông Tứ thập tam thế, Linh Mụ Hải Ngoại đường thượng, Việt Nam Phật Giáo Thống Nhất Giáo Hội Hoa Kỳ, Hội Đồng Điều Hành Chủ Tịch, húy thượng Tâm hạ Chánh, hiệu Trí Chơn Đại Lăo Ḥa Thượng Liên Ṭa Chứng Giám.
Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK phụng điếu
Trở về trang Điếu Văn & Lời Nguyện