LƯNG TRỜI MÂY TRẮNG BAY

(TƯỞNG NIỆM H̉A THƯỢNG THÍCH THIỆN TR̀)

Điếu văn của GHPGVNTNHN-HK, Vĩnh Hảo chấp bút
 


 


Kính lễ Giác linh Cố Ḥa thượng,


Lẽ sinh-diệt c̣n-mất, hàng trưởng tử Như Lai ai lại chẳng thẩm thấu. Chính v́ thế-gian vô thường sinh diệt mà khởi phát hạnh nguyện xuất trần; một đời, nhiều đời hành bồ-tát đạo để cứu khổ chúng sanh. Vậy mà, khi người thị-hiện huyễn-tướng sinh-diệt để rời bỏ trần gian này, ḷng chúng tôi lại đau như cắt.


Thâm t́nh huynh-đệ, thầy-tṛ, thường ngày không bày tỏ, không nói năng, mỗi người mỗi nơi tận tụy hành đạo, đến khi mất nhau, cảm giác như rơi rụng cả tay chân, buồn không nói được.


Giờ này gặp nhau, đốt hương ḷng, khêu đèn tuệ, nói với nhau bằng ngôn ngữ của nhà Thiền, hiểu với nhau bằng tâm-ấn Tào-khê, tưởng chừng tâm-tâm rọi chiếu vào nhau mà không cần khai ngôn phát ngữ. Nhưng nh́n ở giới hạn một đời qua nhân duyên pháp-lữ tương phùng ngắn ngủi, chúng ta chỉ một lần đến, một lần đi; vậy, nếu người đă mượn lẽ mộng-ảo phù-hư để thị hiện sự đến-đi c̣n-mất, th́ chúng tôi cũng xin mượn ngôn ngữ huyễn-hóa phi-chân để biểu lộ thâm t́nh bạn đạo trong giờ phút tiễn-biệt phân-ly.


Ôi, làm sao quên được, một đời người, một hành tŕnh, năm mươi hai năm học đạo hành đạo không biết mỏi mệt, hạnh nguyện hộ đạo cứu đời gánh nặng hai vai, bước chân đến đâu đạo tràng nở hoa đến đó.
Người đă dịch kinh Kim Quang Minh, giáo lư Viên-đốn để lại cho đời không ai không nhớ. Công đức này, chẳng phải đă được cảm ứng với thân vàng Thế Tôn rọi chiếu để khai mở ngôi chùa Kim Quang!* Từ Kim Quang Phan Thiết đến Kim Quang Hoa Kỳ, từ Vạn Hạnh, Từ Hiếu đến Quan Âm, Phổ Quang... ánh kim quang như soi sáng con đường người đi.


Đâu chỉ riêng Kinh Kim Quang Minh, người c̣n để tâm phiên dịch những Kinh Đại Thừa khác để dẫn đạo quần chúng, góp phần hoằng dương chánh-pháp. Nào Kinh Di Đà, Dược Sư, Di Lặc, cho đến Bát Nhă Tâm Kinh, Bát Đại Nhân Giác và Phật Thuyết Phân Biệt Kinh...
Một đời giáo dục, không chỉ dạy học, dịch kinh, mà c̣n đem thân giáo tiếp cận với mọi người, cảm hóa bao nhiêu môn đồ với thân tướng trang nghiêm, ngời sáng; nụ cười hiền ḥa, bao dung. Đó chẳng phải là biểu hiệu của Trí tuệ và Từ bi đă từng được un đúc và phổ nhuận hay sao?


Được như vậy cũng nhờ đồng chơn xuất gia: tuổi trẻ đă sớm dấn thân vào cửa Thiền, cơm rau dưa đạm bạc mỗi ngày, câu kinh tiếng kệ, nuôi lớn chí nguyện xuất trần của bậc đại trượng phu. Từ nền tảng này mà bước lên hàng cao tăng giới đức về sau.


Với chí nguyện kiên cường, lại thêm mẫn tuệ, siêng năng, người đă ghi lại những dấu tích cao đẹp trong công cuộc hoằng pháp lợi sinh qua những chức vụ và trách nhiệm mà Giáo Hội trong nước, ngoài nước giao phó:


- Đạo học thâm viễn: người đă từng được Giáo Hội tín nhiệm giao cho những trọng trách liên quan đến việc giáo dục và đào tạo Tăng tài. Nào là Giám-thị Phật học viện Hải Đức Nha-trang, nào là Giám-học Phật học viện Nguyên Hương Phan-thiết... nơi đâu cũng chu toàn trách vụ.


- Giới luật nghiêm minh: người đă từng là Phó Hội Chủ Tổng Hội Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, và là Thành viên Hội Đồng Đại Diện, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Luật, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tăng Sự của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ... chức vụ nào cũng tích cực đảm nhận và hết ḷng xây dựng.

Từ việc lớn đến việc nhỏ, đối với tăng ni cũng như đối với hàng cư sĩ, không phật-sự nào người chối từ. Cho đến việc nâng đỡ và giáo dục cho tổ chức thanh thiếu niên Gia Đ́nh Phật Tử, người cũng dành cả t́nh thương bao la như của một từ phụ.

Công đức to lớn như thế, Giáo hội trong-ngoài ghi công, mà Tăng Ni và phật-tử hậu học c̣n chưa có dịp đền đáp, th́ người đă hiện thân lăo bệnh, buông xả mọi phật-sự để tĩnh tu trong hoàn cảnh khó khăn, nghịch chướng.


Đi, đứng, nằm, ngồi, bốn oai nghi thong dong tự tại trở thành sự khổ nhọc vô vàn trong thân bệnh vô thường. Vậy mà vẫn an nhẫn hành đạo giữ đạo trong niềm an lạc vững chăi; kiên tŕ niệm Phật, Thiền quán để nêu gương sáng cho đồ chúng khắp nơi.


Ôi thương làm sao, một thân khổ bệnh mà nụ cười lúc nào cũng nở trên môi! Bài học nhẫn nhục, chẳng phải người đă kinh qua đến chỗ kỳ cùng!
Suy niệm cuộc đời của người, với hành trạng tu tập và hoằng đạo như thế, bao công đức không ghi hết được, bao tiếc thương cũng không thay được niềm tri ân.


Người c̣n nhớ chăng, bài thơ Tĩnh Tọa một thời người nhă hứng ngâm nga, đă trở thành thi kệ thiền-gia tuyệt bút cho muôn sau:
"Biển cả rền sóng vỗ
Non cao vách đá xây
Thiền sư ngồi tĩnh tọa
Lưng trời mây trắng bay."
(thơ Thích Thiện Tŕ)

Bài thơ ngắn, tâm mênh mang, nếu không phải là bậc xuất trần thượng sĩ th́ không sao có được khẩu khí cao vời đến thế.


Mà đă phiêu hốt vô ngại như vậy th́ chúng tôi c̣n ǵ để bi lụy thở than! Thôi th́, một nén hương ḷng, ba hồi chuông trống, cúi đầu tiễn đưa, xin nương nơi vần thơ cũ của người, ghi lại mấy câu giă biệt:

Biển rộng sáng ngời tâm sứ giả
Non cao vượt thoát chí trượng phu
Tĩnh tọa trong ḍng đời khổ bệnh
Mây trắng bay giữa cơi hư phù.

Huyễn hóa vẽ vời cơn đại mộng
Một tâm bày hết thế gian âm
Ngồi yên, nghe rền cơn sóng vỗ
Sóng - nước: chẳng qua chỉ một thôi.

Có đến, có đi, là việc huyễn
Chẳng ai tĩnh tọa trong ḍng đời
Cũng không mây trắng trên trời biếc
Tịch lặng không bờ: tâm vô tâm.

Kính thưa Giác Linh cố Ḥa thượng,
Nói theo lư-tánh tuyệt đối th́ như thế. Nhưng dù sao th́ giữa trần gian mộng mị, nơi lưng trời vẫn có vầng mây trắng bay; và, xin tiễn biệt vầng mây trắng ấy, bay qua ṿm trời vô tận. Tiễn biệt một bậc chúng trung tôn trở về nơi tịch diệt, vô sanh...
 

 

____________________________

 

* Năm 1973, tượng Phật bằng vàng ṛng trồi lên nơi một trại lính ở Phan Thiết, dân địa phương thỉnh tượng về tôn trí và xây dựng một ngôi chùa, thỉnh Ḥa Thượng Thích Thiện Tŕ làm trụ tŕ khai sơn và ngài đă đặt tên chùa là Kim Quang.

 

 


 

horizontal rule

 

Trở về trang Điếu Văn & Lời Nguyện