Ngưỡng bạch Giác linh Ḥa thượng,
Dẫu biết ba cơi bốn đại đều không, từ phương xa nghe tin Người thị
tịch, chúng con không khỏi bàng hoàng cảm nghe đất trời bặt tiếng,
rừng thu phong sờ sững lá vàng im. Gió tạnh, mây ngừng, khơi niềm
tiếc nuối. Cảm niệm ân Người mà chưa từng báo đáp; lời chưa tỏ nay
trở thành bài truy niệm; hạn kỳ bái kiến vấn an, chừ là lễ truy tiến.
Nặng ḷng tiếc thương, chỉ biết cúi đầu phủ phục bên kim quan thiên
cổ; đem lời hữu hạn kính tiễn Người về nơi "Không Bến Hạn."
Thế sự phù hư huyễn ảo, Người
làm thân lữ khách ghé qua hẳn không màng lưu chi dấu tích, nhưng đàn
hậu học chúng con làm sao quên được ân sâu đức lớn.
Thế nên, nếu người đă:
Theo vết huyễn ghi những lời
huyễn
Trong cơi mộng ứng xử chiêm
bao
Th́ chúng con xin,
Đốt nén hương tâm tạc dạ truy
niệm:
Người chọn sinh vào chốn cố đô
Xuất thân gia tộc thâm tín Tam
Bảo
Lại phước duyên có nhiều thân
quyến
Từng là những bậc thạc đức cao
tăng
Quảng Trị, Thừa Thiên, linh
địa Phật gia thiền phổ
Con nhà tông thiếu thời đă
tung cánh
Học làm Phật cho thỏa chí siêu
phương
Trí Thủ tiền bối đưa chân,
Quảng Huệ bổn sư d́u dắt
Thiên Minh tự: đồng chơn nhập
đạo
Thuyền Tôn giới đàn: đắc pháp
Sa-di
Báo Quốc giới đàn: tiếp thọ
Cụ-túc
Đạo hiệu Huyền Không, từ đây
dấn bước
Cũng là bút hiệu của một thi
tài thời danh sáng chói
Cần tu đạo hạnh, hai mươi tuổi
đảm nhận trụ tŕ Thiên Minh
Giảng sư hoằng pháp, hội
trưởng Phật học Cao Nguyên
Du học năm năm, đỗ bằng tiến
sĩ Nhật Bản
Về nước giảng dạy, Văn khoa
Sài-g̣n với Huế
Nơi Đại học Vạn Hạnh lại đảm
trách Khoa trưởng Phật học và Triết học Đông phương
Về sau c̣n đảm nhận Phó Viện
trưởng Điều Hành
Tận lực tận tâm, góp phần đáng
kể cho văn hóa giáo dục
Cũng không quên chung sức chăm
lo xây dựng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất: Quyền Tổng Vụ
trưởng Thanh Niên, rồi lại Tổng Vụ trưởng Văn Hóa
Tiếp thu tinh hoa xứ người
cùng nội lực tâm linh truyền thống
Người thao thức một đời cho
văn hóa giáo dục Phật giáo và nước nhà
Vận sức đem tài đi vào văn hóa
nhân gian
Viết sách, làm thơ, danh bút
một thời lừng lẫy
Mái chùa xưa
Hồn dân tộc
Khẳng định nguồn cội muôn đời
của tổ tông trước thế cuộc đảo điên và băo lốc tây phương tàn phá.
Tùy duyên hóa độ, Người phải
đành ḷng ly hương "vắng bóng chùa"
Nơi xứ người chống thiền
trượng để xiển dương tổ nghiệp tông môn
Kế thừa Viện chủ Chùa Việt
Nam, tiếp chúng độ tăng phần tư thế kỷ
Lập Tổng Hội Phật Giáo Việt
Nam tại Hoa Kỳ, Người là đại thọ tùng lâm, qui tụ hàng trăm Tăng Ni
và tự viện gần xa
Một ḷng v́ đạo v́ đời, trải
bao nhọc nhằn cay đắng
Vẫn an ḥa, luôn nở nụ cười
bao dung
Huyền Không, Huyền Không
Hồn thơ ấp ủ bao t́nh đạo
Tiếng ḷng tỏa ấm "Hương trần
gian"
Từ bi gieo rắc muôn lời đẹp
Hỷ xả xua tan ngàn ư ma
Đă kết "Không gian thành chiếc
áo"
Th́ có đâu "Kẻ lữ hành cô độc"
trên dặm dài viễn ly
MĂN
địa hằng sa lạc hoa tụ
GIÁC
chúng ṭng lâm phương thảo quy (*)
Sinh tử bày vẽ cơn đại mộng
Có-không, c̣n-mất có thật đâu!
"Mây trắng thong dong" về cố
quận
Ngh́n năm vẫn tỏa bóng thanh
lương.
Nam mô Từ Lâm Tế chánh tông,
tứ thập tứ thế, húy thượng Nguyên hạ Cao, tự Măn Giác, hiệu Huyền
Không giác linh Đại lăo Ḥa thượng thùy từ chứng giám.
Hội Đồng Điều Hành
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Thống Nhất Hải Ngoại tại Canada
________________
(*) "Lạc hoa" và "Phương thảo"
là hai từ trong câu "Sư tử hống thời phương thảo lục / Tượng
vương hồi cố lạc hoa hồng"
của Thiền sư Phật Quốc (trong tác
phẩm Bách Thành Yên Thủy). Có chỗ ghi là "Sư tử tần thân"
thay v́ "Sư tử hống thời." Xét ra th́ "tần thân" đối xứng với "hồi
cố" hơn. Tần thân là vươn ḿnh, cựa ḿnh;
hồi cố là
quay đầu, quay cổ, ngoái cổ lại. Lạc hoa là hoa rụng,
phương thảo là cỏ thơm.
Khi sư tử rống (hoặc sư tử cựa
ḿnh) th́ cỏ thơm trở nên xanh tươi hơn, c̣n voi chúa quay đầu th́
những hoa đă rụng (lạc hoa) trở nên đỏ thắm (hồng). Hai tĩnh từ "lục"
(màu xanh lá cây) và "hồng" (màu đỏ) trong câu này là động từ: lục
là xanh tươi lên, hồng là đỏ thắm lên. Có người dịch
"Sư tử rống qua
làn cỏ biếc, Tượng vương quay lại cánh hoa hồng,"
đọc nghe th́ hay nhưng không lột được
cái ư thâm sâu là cỏ thơm và hoa rụng bỗng dưng xanh tươi, đỏ thắm
lên khi sư tử và voi chúa cựa ḿnh, ngoái cổ.
"Lạc hoa tụ" và "Phương thảo
quy" trong điếu văn này, có ư nói nhân tang lễ của một bậc cao tăng
mà những chia rẽ, bất đồng có thể tụ lại trong ḥa hợp; và cũng là
dịp cho Tăng Ni từ khắp nơi qui hướng.