Lam Khê là một nhà văn đă thành danh trong nước
với nhiều tác phẩm được xuất bản trong những năm qua. Ở hải
ngoại, độc giả của các trang mạng và báo giấy Phật giáo cũng
từng đọc sáng tác của Lam Khê.
Riêng tôi, lần đầu đọc Lam Khê qua bài tùy bút
“Vu Lan với những người con xa xứ” đăng trên trang nhà Quảng
Đức cách nay có lẽ đă gần một thập niên; tiếp đó là các bài
“Nén hương trầm,” “Băng ngàn”… Lúc ấy sáng tác của Lam Khê
chỉ lác đác mấy bài. Nhưng ngay ở bài đầu tiên t́nh cờ đọc được,
tôi đă hết sức vui mừng có thêm một bạn văn dù chưa từng gặp.
Tôi biết một tài năng văn chương như thế, hẳn nhiên đă là bạn
của tất cả những người đọc, và trước hết, là bạn của tôi, một
người rất nhạy cảm về văn chương và các chủ đề Phật giáo.
Người bạn ấy, thuở ban đầu, tôi ngỡ là một nam
văn nhân, một nam cư sĩ. Măi đến năm 2008, qua giới thiệu của
một người bạn văn khác, tôi mới biết Lam Khê là một nữ tác giả,
không những thế, là một nữ tu, một ni cô. Thật là điều bất ngờ
thú vị!
Bất ngờ ấy cho thấy rằng dù thế giới truyện của
Lam Khê thường lấy bối cảnh thiền môn, nh́n cuộc đời qua nhăn
quan của những người trong cửa chùa, nhưng ngọn bút của Lam Khê
vẫn tài t́nh vuột khỏi bàn tay lần chuỗi bồ-đề của một nhà tu:
mô tả nhân gian và diễn đạt t́nh người một cách sống động, như
thực, không để lộ một dấu vết nào của một tăng sĩ xa lánh cuộc
đời.
Nhân vật của Lam Khê rất gần gũi với đời sống nhà
chùa, và cảnh chùa của Lam Khê cũng rất gần với đời sống nhân
gian. Dường như không có biên giới rơ rệt giữa hai nếp sống Đạo
và Đời. Người đời th́ rất đạo tâm, nhà đạo th́ rất tiếp cận cuộc
đời. Đây là chỗ thành công của một văn nhân Phật giáo đem đạo
vào đời, dù có chủ ư “văn dĩ tải đạo” hay không.
Giọng văn của Lam Khê điềm tĩnh, hồn hậu. Có khi
như lưu thủy, nhẹ nhàng, bay bổng; có khi như cây rừng, trầm mặc,
lắng đọng. Cốt truyện của Lam Khê không có những ly kỳ gay cấn,
không có những t́nh tiết éo le khó lường; bởi v́ những thống khổ
cùng tận của trần gian, nếu có đi vào tác phẩm của Lam Khê, cũng
đều tan loăng vào trong tầm nh́n trí tuệ của một hành giả có nội
lực tu tập. Nhân sinh vô thường, t́nh người đổi thay, thế sự phù
du mộng ảo… tất cả những biến thiên ấy được diễn tả bằng những
ngôn từ rất đỗi từ bi, hiền ḥa, vô tư, b́nh thản, không định
kiến, để rồi thay v́ mưa băo ầm ́ hay phong ba thịnh nộ, người
đọc chỉ thấy những gịng sông êm, lặng lẽ đi qua cổng chùa.
Văn cách và ngôn phong như thế, dễ trở nên tẻ
nhạt, đơn điệu đối với những độc giả có thị hiếu t́m kiếm cảm
giác mạnh, hoặc mong đợi những đột biến, những cú sốc; nhưng lại
chính là một trong những đặc điểm của văn học Phật giáo – nền
văn học quán chiếu về Khổ, Không, Vô ngă, mà ng̣i bút Lam Khê là
tiêu biểu.
Lam Khê đă thành công như thế, tưởng không cần ai
giới thiệu dông dài. Chỉ xin ghi lại nơi đây cảm nhận của ḿnh,
như một lời cảm ơn trân trọng đối với những ǵ tác giả đă cống
hiến cho văn học, cho Phật giáo, và cho những người thích đọc,
thích viết như tôi.
California, ngày 01 tháng 8 năm 2012
Vĩnh Hảo