LỜI GIỚI THIỆU
thi tập Cơi Linh của Diêu Linh
Vươn lên như một kỳ hoa giữa khu rừng rậm rịt bách hoa dị thảo và gai góc đan chen, thơ Diêu Linh tŕnh hiện một thế giới vừa ẩn mật thâm u, vừa hồn nhiên tươi trẻ. Kỳ hoa ấy góp mặt bằng một phong thái khép nép nhẹ nhàng, không lấn áp đồng loại, dị loại, nhưng cũng không bị khuất lấp đi bởi sắc hương của những loài hoa khác. Nó có nét riêng. Không cầu kỳ làm dáng. Không bắt chước theo đuôi. Không ra sức t́m cầu điều mới mẻ tân kỳ; cũng không co rút tự vệ, bảo thủ. Nó chỉ nở, bằng nhân duyên chín muồi của thời kỳ khai nhụy, và bằng sự phát tiết tự nhiên, không cần cố gắng. Nó tự tạo một thế giới riêng biệt của nó nhưng vẫn hài ḥa với hoa cỏ và không gian chung quanh. Thế giới kỳ đặc ấy, gọi là Cơi Linh.
Thi tập Cơi Linh gồm hai phần: Cơi T́nh và Cơi Tịnh. Đặt tên cho thi tập với hai cơi t́nh và tịnh như thế, nhà thơ vừa cho thấy cách chơi chữ nghịch ngợm bông đùa của ḿnh, lại vừa nghiêm túc phơi mở một kiếp người, một nhân cách, một đời sống tâm linh phong phú, một cái nh́n sâu thẳm vào cuộc tồn sinh qua hai ngả đời và đạo. Hai ngả ấy, qua diễn bày của thi nhân, có khi phân định rạch ṛi, dứt khoát, nhưng đôi khi cũng không thấy đâu là biên cương bờ mé.
... ta là mục lữ, phân vân...
ngược xuôi mấy nẻo cũng ngần ấy thôi
mai kia người nhập cuộc rồi
c̣n ta xoay chuyển luân hồi, được chăng?...(Nhập cuộc)
Đó là một đoạn trong Cơi Tịnh, và đây, hăy đọc thử một khúc của Cơi T́nh:
... nợ nhau trả mấy cho vừa
người về nẻo ấy tỉnh chưa, luân hồi ?
xin nâng một búp sen ngời
ngày mai nở rộ bên trời siêu phương
hôm nay tỉnh mộng vô thường
ta-người khai lối mở đường chân như.(Linh khúc 13)
Cơi Linh, như thế, không những là cơi riêng của nhà thơ nữ mang tên Diêu Linh, mà cũng là cơi của nhân gian với t́nh yêu cha mẹ, quê hương, giống ṇi, đôi lứa (Cơi T́nh), là cơi của thánh hạnh, huyền nhiệm, giải thoát (Cơi Tịnh).
Thơ Diêu Linh đầy nhạc tính. Thường khi là tiết điệu trầm bổng của những ca vịnh, những tấu khúc nhẹ nhàng du dương:
... Đêm huyền vi thắp vầng trăng cổ độ
Gọi tên người, da diết quá, thơ ta
Lá chưa nhiều trên góc trời tháng Ba
Nhưng ḷng ta vàng lên niềm mong đợi
Xin thu rơi lấp khoảng t́nh vời vợi
Và người sang gom lá dệt mùa mơ...(Nhă Ca tháng 3)
Có khi trong niềm hiu quạnh, cô liêu, của cơi t́nh hay cơi tịnh, ḍng nhạc trở nên lắng đọng, thổn thức, chơi vơi...
... nghe trong sâu thẳm tận cùng
lời tri âm gọi c̣n rung tim hồngta về thả sợi sắc không
ch́m vào ru khúc mênh mông nỗi t́nh
chỉ là tiếng hát vô thinh
mà sao vọng đến tâm linh ngh́n trùng...(Tâm Khúc Ru)
Có khi mộc mạc, chân chất, ḍng thơ vỗ lên âm hưởng và nhịp điệu của ca dao trữ t́nh:
... Tương tư lên tận giời cao
Xin giời thắp hộ trăng sao, kiếm người
Có lần hát dạo bên trời
Gọi t́nh t́nh chẳng ù ơi ru ḿnh
Về hờn về dỗi, đinh ninh...
Rằng người đă có hoa xinh mất rồi...(Truyện cổ 1001)
Giàu nhạc tính và âm điệu như thế, không lạ ǵ nhiều nhạc sĩ đă phổ nhạc vào thơ Diêu Linh thành những ca khúc đẹp lạ. Giới yêu thơ nhạc có thể thưởng thức những ca khúc này từ các nhạc sĩ: Hà Lan Phương, Hoàng Tú Nguyên, La Thứ, Lmst, Lư Quang Chính, Miên Du Dalat, Minh Thao, Nguyễn Hải, Nguyễn Minh Châu, Tống Hữu Hạnh, Trần Hải Bằng, UGTVũ... Trong số những bài thơ của Diêu Linh được phổ nhạc, có những bài gây hứng cảm cho hai nhạc sĩ, cùng một lời thơ phổ thành hai ca khúc khác nhau (Hoa và Rác, Nghe anh nói Huế, Dạo phố mùa xuân...).
Thơ Diêu Linh không có sáo ngữ. Ngôn từ b́nh dị, đơn giản, chảy trôi trên một thi phong thung dung, d́u dặt, mang mang:
... có phải hồn thơ này c̣n âm vọng
tiếng hài thanh khua bàng bạc đời nhau
suối tóc huyền chảy tận vào thẳm sâu
cuốn ngày tháng ngẩn ngơ trong miền nhớ...(Thu niệm - Cơi T́nh)
Lời t́nh nhẹ nhàng mà tha thiết; ngập tràn, rộ nở những h́nh sắc, âm thanh:
... Ríu rít chim chuyền động tổ
Tóc mềm em thả buông lơi
Ḷng anh reo vui lá cỏ
Nắng mai lúng liếng nụ cười
Bên nhau mùa xuân rất thật
Môi anh chưa nói lời thương
Mà t́nh đă dâng khóe mắt
Hồn em, hoa nở ngát hương...(Dạo phố mùa xuân – Cơi T́nh)
Đi vào cơi t́nh th́ vào đến chỗ kỳ cùng lăng mạn; vói đến cơi tịnh th́ chạm đến mức thượng thừa thâm sâu:
... T́nh tơ, trót đă vấn vương
Chờ nhau, dẫu biết vô thường nợ duyên
T́m trong cơi nhớ vô biên
Thấy mơ màng lắm trinh nguyên nét cười
Thoáng duyên c̣n thắm, t́nh ơi !
Tạ ơn t́nh đă vào đời ru ta
Ru bằng ánh mắt ngọc ngà
Cho hồn ta vỗ âm ba bồi hồi
Ru bằng thinh lặng bờ môi
Cho tim ta gióng lên hồi chuông yêu
Ta về xơa tóc trong chiều
Gửi vào hương gió chút tiều tụy mong...
(Thoáng duyên - Cơi T́nh)
... Nghe từ đáy thẳm tham sân
Vọng lời tự tánh tịnh chân gọi về.
(Tịnh 5 - Cơi Tịnh)
Vô minh rớt lại Ta Bà
Soi trong tự tánh thấy ta lại về
Thoát ra từ vực u mê
Vô thường được mất có hề chi đâu.
(Lục bát không đề IV, Cơi Tịnh)
Từ Cơi Linh mênh mông sâu thẳm, ngôn ngữ bật trào thành những ảnh tượng ảo hóa trong tṛ chơi huyễn thuật. T́nh yêu, con người và những hệ lụy trần gian được nhào lộn trong vũ khúc bất tuyệt của huyễn-chân, thật-giả, động-tĩnh, t́nh-tịnh... Một chữ “linh” biến thành ngàn linh từ; một cơi linh, gồm thâu muôn thế giới. Qua 13 “linh khúc” của Diêu Linh (không có đủ trong thi tập này) cũng như trong Cơi Linh nói chung, người đọc sẽ nh́n ra vẻ biến ảo thần kỳ của chữ “linh” ấy. Từ tâm linh lung linh huyền ảo của nàng thơ Diêu Linh, trổ nhánh cho linh hồn, mọc ra những linh cảm, nẩy mầm những linh tự, viết thành những linh khúc, linh thoại cao xa, để cho loài linh điểu tung cánh cao rộng vượt khỏi những linh số, linh thời của trần thế điêu linh, của phận người linh đinh, đáp trên đỉnh Mê-Linh uy linh, nh́n sâu vào cơi hư-huyền-u linh...
Đi vào Cơi Linh là đi vào cuộc hư lộng của ngôn ngữ và t́nh yêu, của huyễn mộng và chân thường. Một cơi thơ lạ thường, một con người tài hoa như thế, sự rậm lời của tôi e rằng cũng không sao lột được hết ư. Chi bằng ngưng bút nơi đây, mượn lời thơ Diêu Linh trong bài Quán Linh, mở lối vào cho thi tập Cơi Linh này:
... Quán tôi mở cửa, xin mời
Khách từ tâm ghé thả rơi thơ đầy
Tôi x̣e hứng hết trên tay
Kết thành cổ tích, chẳng vay vốn lời
C̣n chờ chi nữa, xin mời
Ghé vào quán góp một lời cho linh.
California, tháng 6 năm 2006
Vĩnh Hảo
TRỞ LẠI TRANG GIỚI THIỆU SÁCH BÁO